1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập Yoga ở đâu?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi 13inch, 17/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2

    Bài viết của malboro , Gửi lúc 22:14, 02/03/04


    Tôi đaf nghe nói tới Yoga tư? lâu nhưng không rof cụ thê? quá tri?nh học thế na?o, có tác dụng gi?..... Bạn na?o biết chi? giu?m với
    Ca?m ơn nhiê?u
    A? ơ? Ha? nội học Yoga ơ? đâu nhi??
  2. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Bài của bmw538i , Gửi lúc 01:31, 03/07/03
    Có bạn nào biết những lợi ích của việc tập Yoga thì làm ơn cho mình biết. Mình thấy ở các trường đại học Mĩ họ đã đưa Yoga vào như là một môn học chính khoá.
    Nhân tiện cho mình hỏi luôn địa chỉ những nơi học Yoga ở Hà Nội.
    Thanks
  3. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Bài của lanhdienthusinh , Gửi lúc 17:21, 24/02/03
    Muốn có sức khoẻ nên tập khí công hoặc Yoga. :)))
    Anh ham tập thể thao mà, có phải bụ bẫm mũm mĩm như ai đâu.. .hi hi
    béo khoe béo đẹp mà, cứ bôi bác người ta.........
    Về đi em!
  4. yogahn

    yogahn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Sinh tâm học Yoga - sự kết hợp của sinh học và tâm lý học
    Một trong những khó khăn lớn nhất của khoa học hiện đại là tìm ra mối liên hệ giữa cơ thể và tâm trí. Do những tranh cãi bắt nguồn từ thế kỷ thứ mười bảy do Des Cart, nhà khoa học và triết học Pháp đặt ra, khoa học về cơ thể (sinh học) đã được tách rời khỏi khoa học về tâm trí (tâm lý học) như chúng ta thấy ngày nay. Hai nhánh khoa học này phát triển song song chứ không hội tụ với nhau. Một số lập luận rằng chúng phát triển tách biệt. Sự phát triển tách biệt của chúng một phần do yêu cầu của khoa học hiện đại về khả năng định lượng. "Cái gì không định lượng được thì không phải là khoa học" là khẩu hiệu chung của khoa học hiện nay. Thậm chí tâm lý học phương Tây cũng không chống nổi áp lực này và bắt đầu lượng hoá các hoạt động tâm trí bằng các phép thử IQ và nhiều thước đo tâm lý khác. Sự xuất hiện của sinh học phân tử đã cho phép các nhà tâm lý học tiếp cận gần hơn với các nhà sinh học và bắt đầu việc nghiên cứu chung cơ sở hoá học của tất cả các cảm xúc, tư duy và ứng xử của con người.
    Và khoa học cũng đã thừa nhận rằng tâm trí, suy nghĩ và tình cảm của con người có mối quan hệ mật thiết không thể phủ nhận với cơ thể và hành vi và ngược lại. Đây là chủ đề nghiên cứu của môn sinh tâm học, một môn khoa học mới nhưng cũng rất cổ xưa, một phần của rèn luyện yoga. Chúng ta sẽ xem môn khoa học này nói về cái gì và tại sao việc rèn luyện các tư thế yoga (asana) thường xuyên lại giúp chúng ta trở nên cân bằng và hạnh phúc hơn.
    Những yếu tố cơ bản của sinh tâm học
    Có lẽ đặc tính quan trọng nhất của sinh vật, cái phân biệt nó với chất vô cơ, là khả năng tương tác và thích ứng của nó với môi trường xung quanh. Sau hàng triệu năm tương tác và thích ứng, thế giới hữu cơ đã sản sinh ra đứa con quí giá nhất của mình - con người, mà ở đó khả năng này lại càng được nâng cao. Ai cũng có thể công nhận rằng con người sẽ thích ứng được với những mối đe doạ không lường trước của tương lai, một điều kiện cho sự tồn tại và thành công về mặt sinh học. Do vậy, con người đã có được một tâm trí và cơ thể phức tạp nhất với một hệ thống sinh học phức tạp. Hệ thống sinh học và tâm trí như vậy rất cần thiết cho sự tiến hoá của loài người.
    Khả năng thích ứng dường như vô giới hạn có được bởi vì con người có được khả năng tương tác giữa cơ thể và tâm trí. Những thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến cơ thể được phản ánh trong tâm trí và những điều ảnh hưởng đến tâm trí đó biểu hiện ra trên cơ thể. Để thực hiện tương tác đó cần có một phương tiện phức tạp nhờ đó tâm trí có thể chuyển đổi các ý tưởng, cảm xúc và tưởng tượng đến cho cơ thể; ngược lại, cơ thể có thể truyền những đau đớn và thích thú của nó đến tâm trí.
    Phương tiện thông qua đó cơ thể và tâm trí tương tác là các tế bào thần kinh và hóc môn. Chính nhờ các yếu tố này mà con người đáp ứng nhu cầu của phân tử, cái trừu tượng được biểu hiện và cái vô hình được hình thành. Hơn nữa, khả năng thích ứng lại nằm ở những tế bào thần kinh và tuyến - nơi tiết ra các hóc môn. Sinh tâm học phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố này.
    Chúng ta có các khuynh hướng tâm trí khác nhau. Các khuynh hướng đó phải được chuyển đổi thành các biểu hiện vật chất cụ thể. Các điểm mà ở đó diễn ra các quá trình chuyển đổi tâm trí đó được gọi là các luân xa (chakra). Mỗi điểm hoặc trung tâm chuyển đổi đó liên quan tới các tuyến nội tiết tiết xuất ra hóc môn. Sự tiết xuất hóc môn không phải là tự động như nhiều người vẫn tưởng. Đúng hơn, nó chịu ảnh hưởng của các tư tưởng và tình cảm của chúng ta. Ngược lại, các hóc môn cũng ảnh hưởng và biểu hiện các hoạt động tâm trí của chúng ta như suy nghĩ, ghi nhớ và ứng xử. Do vậy, chúng là hệ thống kiểm soát hai chiều giữa cơ thể và tâm trí.
    Bộ não của chúng ta là tập hợp của các tế bào thần kinh, chúng phụ thuộc và phát triển nhờ vào nhiều loại hóc môn. Chúng điều tiết và bị điều tiết bởi sự tiết xuất hóc môn. Một số luân xa nằm trong bộ não của chúng ta dành cho quá trình chuyển đổi tâm trí. Những tuyến nội tiết quan trọng nhất với chức năng điều tiết nằm ngay trong bộ não của chúng ta. Sự gần gũi như vậy là bằng chứng cho mối quan hệ phức tạp giữa chúng và vì cùng một mục tiêu chung. Các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm cho tất cả các hành động và kết quả của hành động, cũng như điều chỉnh hành vi của chúng ta.
    Lymph hay bạch huyết là một chất có nhiều nghĩa khác nhau ở các nền văn hoá khác nhau. Tuy nhiên họ đều đồng ý rằng đó là một cái gì đó được trích xuất từ những chất sống bên trong cơ thể chúng ta. Kiến thức khách quan về bạch huyết rất hữu hạn bởi vì sức sống và chất lượng cuộc sống không thể đo lường được. Sinh tâm học cho rằng bạch huyết là thiết yếu cho các tế bào thần kinh và cho sự tiết xuất hóc môn. Không đủ bạch huyết, cơ thể mất đi sức sống và sự bóng bẩy, dẫn đến nhiều sự rối loạn khác nhau của các tế bào thần kinh và tuyến nội tiết.
    Bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch AIDS chủ yếu là sự rối loạn của hệ thống bạch huyết, trong đó tất cả các năng lượng và sức sống của bạch huyết bị các vi rút HIV lấy hết. Vi rút HIV đặc biệt gây hại cho hệ thống miễn dịch mà các tuyến bạch huyết là một phần không tách rời. Các tuyến bạch huyết bổ sung các tế bào bạch huyết (các tế bào miễn dịch và tiêu diệt tự nhiên) và các kháng thể (các protein miễn dịch) vào bạch huyết khi nó đi qua các tuyến này. Vi rút HIV tiêu diệt các tế bào ở tuyến bạch huyết nơi tạo ra các yếu tố trên, khiến cho cơ thể mất sức đề kháng chống lại sự nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Sự phá huỷ của hệ thống miễn dịch khiến cho cơ thể chịu nhiều rối loạn liên quan tới hầu hết các hệ thống trong cơ thể người. Dần dà sức sống ở các cơ quan như não, tim, phổi, tuyến nội tiết, dạ dày, ruột bị mất dần. Người bệnh đang bị chết dần.
    Bởi vậy tâm trí, luân xa, tuyến, tế bào thần kinh và bạch huyết là năm nhân tố cơ bản của quá trình tương tác giữa cơ thể và tâm trí.
    Rèn luyện yoga
    Dựa trên các kiến thức sinh tâm học đó, yoga áp dụng các bài tập để cải thiện tình trạng thể chất và tâm trí. Cơ thể không được coi tách rời khỏi tâm trí. Thông qua rèn luyện, cơ thể và tâm trí có thể đạt tới mức độ khoẻ mạnh và hài hoà, và điều đó thúc đẩy sức khoẻ toàn diện của con người. Một cơ thể khoẻ mạnh là kết quả của nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là chế độ ăn uống và các bài tập về hạch tuyến. Chế độ ăn uống thích hợp có nghĩa là thức ăn phải vừa bổ dưỡng vừa phải giúp chúng ta phát triển về tình cảm và tâm trí. Ví dụ một số thực phẩm nhất định ảnh hưởng tới việc tập trung tư tưởng cần phải tránh.
    Cùng với chế độ ăn uống thích hợp, chìa khoá cho một cơ thể khoẻ mạnh là một hệ thống hạch tuyến hoạt động hoàn hảo. Qua hàng ngàn năm các nhà yoga đã xây dựng một hệ thống các bài tập khoa học gọi là các "asana" hay "các tư thế được giữ một cách thoải mái". Asana là phần được biết đến nhiều nhất của yoga, nhưng người ta thường hiểu sai về nó. Asana không phải là các bài tập thông thường như môn thể dục mềm dẻo hay thể dục thông thường. Asana là những bài tập đặc biệt có tác dụng cụ thể lên các tuyến nội tiết, khớp, cơ, dây chằng và dây thần kinh.
    Tác dụng quan trọng nhất của asana là lên các tuyến nội tiết, nơi tiết xuất trực tiếp hóc môn vào máu. Các tuyến nội tiết bao gồm tuyến tuỵ, tuyến ức, tuyến giáp trạng, tuyến cận giáp trạng, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục (tinh hoàn và buồng trứng). Nếu một tuyến nào đó tiết xuất quá ít hoặc quá nhiều, khi đó cơ thể sẽ bất ổn. Ví dụ, nếu tuyến giáp trạng ở họng của ai đó tiết quá nhiều hóc môn thì người đó sẽ bị gầy. Nếu tuyến này tiết quá ít, người đó sẽ bị béo. Lý do là bởi vì thyroxin, chất hóc môn do tuyến này tiết ra điều chỉnh tốc độ mà cơ thể chuyển hoá thức ăn thành năng lượng. Các asana có thể làm cân bằng tuyến giáp và các tuyến khác nhờ tạo áp lực lên tuyến đó, qua đó xoa bóp và điều tiết lượng máu chảy tới tuyến đó. Các asana cũng giúp cho cột sống mềm dẻo, nhờ đó làm giảm quá trình lão hoá của cơ thể. Khi con người già đi, cột sống thường trở nên cứng nhắc. Các bài tập asana giúp tránh được quá trình này.
    Một tác dụng quan trọng khác của asana là chúng giúp nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể hoạt động hiệu quả. Ví dụ, có những asana xoa bóp dạ dày, ruột và các cơ quan tiêu hoá khác, giúp thải loại các chất cặn bã. Các vấn đề như khó tiêu, táo bón, loét dạ dày, gan yếu... có thể được ngăn chặn và chữa lành nhờ những asana nhất định cùng với việc ăn uống đúng cách.
    Bên cạnh đó, chúng ta không thể không chăm sóc tâm trí của bản thân. Cũng tương tự như việc chăm sóc cơ thể, chúng ta cũng cần phải chăm sóc tâm trí của mình. Nếu cơ thể của chúng ta bị tổn thương, chúng ta tất nhiên sẽ quan tâm tới vết thương bởi vì chúng ta chịu trách nhiệm về cơ thể và biết rằng chúng ta không thể hoàn thành trách nhiệm của mình nếu cơ thể của chúng ta không hoạt động tối ưu. Tương tự, nếu tâm trí của chúng ta bị tổn thương theo một cách nào đó, dẫn đến những thói quen xấu hay xúc cảm tiêu cực, lúc đó chúng ta nên khôn ngoan mà chăm sóc tâm trí của mình để nó có thể phục vụ chúng ta tốt hơn. Có nhiều cách để chăm sóc tâm trí. Tập luyện asana cũng giúp ích cho tâm trí: do việc tiết xuất hóc môn có ảnh hưởng đến cảm xúc, các asana qua việc làm cân bằng việc tiết xuất này dần dần sẽ giúp chúng ta kiểm soát các xáo trộn cảm xúc. Do vậy các asana giúp tâm trí thoát khỏi các ảnh hưởng tiêu cực và đạt tới sự bình yên. Đặc biệt các dạng luyện tập như thiền định có thể cải thiện hoạt động của tâm trí. Tuy nhiên, khi tình trạng tâm lý phức tạp hơn, tâm lý học yoga có thể được sử dụng để giải quyết những tổn thương tâm lý, giúp chúng ta có thể sống đầy đủ hơn, không bị rối trí bởi các đau khổ hoặc các nhu cầu về tâm lý và tình cảm.
    (s­u t?m)
    Muốn biết thêm chi tiết về các lớp yoga và hướng dẫn thiền, vui lòng liên hệ điện thoại 9135497 hoặc trực tiếp liên hệ tại các địa điểm sau:
    · 3B Đặng Thái Thân
    · 93 Láng Hạ (Khu TT Bộ Năng lượng)
    ĐT: 8251533 (hỏi bác Hợi) hoặc 8267642 (hỏi anh Hùng)
    · 157 Đường Giải phóng (UBND phường Đồng Tâm)
    ĐT: 8691059 (hỏi bác Liên)
    · Tầng 2, D3, Đại học Quốc gia, Cầu giấy
    ĐT: 8371683 (hỏi anh Trung, chị Huyền)
    (Source: Singh J., 1998 ?oBiopsychology ?" a new science of body, mind and soul?, Melbourne, Australia)

  5. ctci

    ctci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Xin cho hoi bac Yogahn co tap yoga o 3b Dang Thai Than khong?
  6. jinxia

    jinxia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2001
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Em có tập ở 3B này bác ctci ơi. Mà chỉ đọc 2 cái reply ngăn ngắn của bác em cũng đoán ra bác là ai.
    Đó là nhờ Yoga mang lại
  7. mitthoi

    mitthoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0
    ctci với jinxia là ai đấy??? có định vào nhóm tình nguyện nào của Đa đa không ???
  8. ukbox

    ukbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    đọc các bài ở trên tôi thấy nhiều người tập yoga qua trường lớp đàng hoàng thật. tôi đã và đang tập 10 năm nay rồi(không liên tục lắm) nhưng chỉ theo sách và tự theo suy nghĩ, kiến thức về cơ thể, thiền ... của bản thân mà tự tập thôi. cuốn tôi đọc và thực hành nhiều nhất là YOGA THỰC HÀNH của PHILIP ĐƠ MERICH, tôi thích cuốn sách ấy vì tác giả lý giải theo thế giới quan hiện đại, các quan điểm vật lý, sinh lý thông thường hiện nay nên có thể tiếp cận và làm chủ được. Nhiều người sợ tự tập sẽ dẫn đến những vấn đề xấu ( ví dụ người ta hay gọi là tẩu hoả nhập ma chẳng hạn) nhưng tôi có thể hiểu bản chất của cái gọi là tẩu hoả nhập ma và tin vào các quy luật khách quan nên vẫn tập bình thường, chẳng có vấn đề gì.
    Do chưa học lớp nào nên tôi có một chút tò mò muốn các bạn đã tập qua rồi giải đáp hộ như: các thầy ở đó theo phái nào, đã học qua những đâu, cách tiếp cận, giải thích về tác dụng của các asanas, cách thức thở... theo phương pháp nào duy vật hay duy tâm hay cả 2., một buổi tập thường được tiến hành thế nào bao nhiêu đông tác, thời gian và số lần.... mong mọi người giang rgiải thêm.
  9. jinxia

    jinxia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2001
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Bạn Mít ơi Jinxia là một Yogi hè hè Nhưng mà khả năng tớ chưa giúp gì được cho Dada Didi Baba đâu

    Tớ đã cám ơn bạn ở cái topic bên kia, bạn đã nhận chưa?
  10. ctci

    ctci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Chao cac bac,
    Em dang ben Taipei co, khong co o nha, di cong tac ben nay duoc hon 2 thang roi. Sang ben nay cung tham gia tap Yoga, ben nay noi chung la ho co dieu kien tap luyen tot hon minh, cho tap, sach vo, teacher... Em cung da gap duoc may ong Dada ben nay roi, noi chung la du tu moi noi, tu An Do, Canada, Thuy Si, .... Cung co may ong sang Vietnam roi. Nhung dao nay ban qua nen khong tham gia duoc cac buoi me***ation cua ho, cung hoi phi. May hom truoc den thi ho tang cho 2 dia CD nhay Kirtan nghe cung hay lam. Bac nao co muon nghe thi hoi anh Ngoc hoac anh Tu dang day cac lop Yoga o 3B Dang Thai Than nhe.
    Chuc vui ve

Chia sẻ trang này