1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tất cả các kỹ, chiến thuật, kỹ thuật đánh bóng, chiến thuật xử dụng trong Bóng Bàn!( có hình ảnh cho

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi ansoxvn, 26/07/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Chào các bạn!!!!
    Phần tiếp theo của các kỹ thuật phòng thủ .
    CẮT BÓNG​
    -- kỹ thuật cắt bóng là kỹ thuật phòng thủ, chủ yếu dùng xoáy xuống của mình để khống chế bóng xoáy lên của đối phương. Những năm 50 kỹ thuật cắt bóng được sử dụng một cách hiệu quả, đặc biệt ở các VĐV vợt ngang của châu Âu. CHo đến nay kỹ thuật cắt bóng ngày càng hoàn thiện góp phần đa dạng cho lối đánh của Bóng Bàn hiện đậi.
    -- Cắt bóng được phân thành nhiều dạng. Căn cứ và các cầm vợt có cắt bóng bằng vợt ngang, vợt ngang và cắt bóng bàng vợt dọc ( cắt bóng vợt ngang có phạm vi đánh bóng rộng hơn ).
    Căn cứ vào vị trí đứng có cắt bóng gần bàn và cắt bóng xa bàn.
    Căn cứ và mức độ xoáy có cắt bóng xoáy và cắt bóng không xoáy ( ứng dụng )
    Căn cứ vào mục đích đánh bóng có cắt bóng " đuổi người " và cắt bóng vào vị trí không có người; cắt bóng dài hoặc cắt bóng ngắn ( ứng dụng ).
    -- Đặc điểm chính của cắt bóng là ở tính tích cực và vững vàng. Tính tích cực dần cho các VĐV có lối đánh phản công ở gần bàn, chủ yếu sử dụng xoáy, không xoáy, bóng xoáy ngang để gây rối loạn cho đối phương và tranh thủ phản công. Tính vững vàng chủ yếu sử dụng cho các lối đánh xa bàn, phòng thủ kiên cường tìm cơ hội để phản công đối phương.
    -- Ngày nay cắt bóng đã được phát triển lên mức độ mới nhờ ự thay đổi tính năng của mặt vợt như gai ngắn hay gai dài, gai cao su hay gai úp, hoặc phản xoáy có tác dụng gây rối loạn các kỹ thuật tấn công của đối phương.
    CẮT BÓNG THUẬN TAY ( CẮT CHẬM ) HAY CÒN GỌI LÀ CẮT BÓNG PHẢI TAY​
    */ Giai đoạn chuẩn bị.
    Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau ( người tay trái thì ngược lai ), khoảng cách hai chân rộng hơn vai, trọng tâm hơi cao, dồn sang chân phải, vợt để chếch ngang ngực. Góc độ giữa cẳng tay và cánh tay vào khoảng 70 - 80%, người nghiêng so với bàn khoảng 45 - 50%.
    */ Giai đoạn đánh bóng.
    Khi bóng của đối phương đánh sang qua điểm cao nhất rơi xuống ( ứng với gian đoạn 3 - 4 của đường vong cung ), vợt nhanh chóng lăng từ sau ra trước, xuống dưới và sang trái ( ngược lại cho người đánh tay trái ). Điểm tiếp xuc với bóng là phần giữa dưới quả bóng. Cơ cấu chính của dộng tác là duỗi cẳng tay; cùng với miết cổ tay, tăng ma sát. Trọng tâm của cơ thể được chuyển dịch tương ứng với quỹ đạo chuyển động của vợt.
    */ Giai đoạn kết thúcSau khi tiếp xúc bóng vợt chuyển động chậm dần theo quán tính và kết thúc ngang gối trái ( gối phải cho người tay trái ). Trọng tâm của cơ thể cũng kết thúc ở chân trái. Đánh xong nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị cho các quả đánh tiếp theo.
    */Những điểm chú ý khi cắt bóng.
    -- Cần phán đoán hướng của bóng tới để di chuyển tới vị trí cắt bóng.
    -- Phán đoán mức độ xoáy của bóng để điều chỉnh góc độ mặt vợt cho phù hợp.
    -- Đường bay của bóng khi cắt phải thấp để hạn chế sự tấn công của đối phương.
    -- Cần kết hợp cắt thay đổi mức đọ xoáy, thay đổi điểm rơi ( ngắn , dài,...)
    -- Sau khi cắt bóng cần phải tranh thủ phản công nếu có điều kiện.
    CẮT BÓNG TRÁI TAY ( CẮT BÓNG BÊN TRÁI )​
    Về cơ bản cắt bóng trái tay cũng giống như cắt bóng thuận tay nhưng tư thế thì ngược lại
    Trog thực tế cắt bóng trái tay cũng như gò bóng trái tay linh hoạt hơn thuận tay ( phải tay ) nên dễ điều chỉnh hoặc thực hiện các ý đò chiến thuật ( như cát bóng gần, xa, cắt xoáy, không xoáy, gò xoáy ngang,... )
    THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!!

    Được ansoxvn sửa chữa / chuyển vào 13:47 ngày 12/02/2003
  2. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    ----------> Phần tiếp theo của kỹ thuật phòng thủ trong Bóng Bàn
    KỸ THUẬT THẢ BÓNG BỔNG​
    Thả bóng bổng là kỹ thuật phòng thủ; thường được sử dụng khi đứng vị trí xa bàn, không kịp di chuyển tới vị trí tấn công hoặc nói cac khác là bị dồn vào thế bị động hoàn toàn. Thả bóng bổng thường được sử dụng khi đối phương đập bóng bổng kém, thể lực yếu hoặc được chủ động sử dụng nhằm mụch đích phá vỡ ý đồ chiến thuật của đối phương.
    Tư thế chuẩn bị kỹ thuật này tương tự như kỹ thuật líp bóng. Thả bóng bổng có thể sử dụng hai bên ( thuận tay và trái tay ).
    khi sử ụng kỹ thuật thả bóng bổng cần lưu ý đợi bóng xuống thấp gần thắt lưng. Lực được sử dụng tương đối từ su ra trước, lên trên. Cổ tay miết nhiều vào bóng tạo ra sức xoáy lớn. Thả bóng bổng cần cao, điểm rơi phải cuối bàn đói phươngl ngoài ra cần phải chuẩn bị tốt các kỹ thuật phản công để hỗ trợ tạo ra thế chủ động mới đạt hiệu quả cao.

    THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!
    ANSOXVN
  3. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Phần tiếp theo và cuối cùng của kỹ thuật phòng thủ trong Bóng Bàn đó là:
    ĐỘNG TÁC GIẢ​
    Động tác giả là hình thức sử dụng các động tác đặc biệt có thể áp dụng công khai hoặc là nguỵ trrang nhằm gây cho đối phương khó phán đoán và có thể sử dụng vào bất kỳ kỹ thuật nào. Các VĐV có trình độ cao, bao giờ cũng kết hợp chặt chẽ giữa các động tác giả với động tác thật để gây kho dễ cho sự phán đoán của đối phương, thông qua đó lưạc chọn thời điểm nhanh chóng dứt điểm.
    Ví dụ giật giả. VĐV trong tư thế giật bóng và vung tay giông snhư giật bóng, nhưng khi thấy đối phương lùi xa bàn để đối phó thì đánh bóng khi tiếp xúc cắt ngang quả bóng làm cho lực của bóng đi không mạnh, giảm độ xoáy lớn. Đối phương tưởng đó là quả giật bóng nên sử dụng góc độ mặt vợt để đối phó không hợp lý làm cho bóng rúc lưới,...
    Một ví dụ khâc nữa là khi đánh bóng đối phương lùi xa bàn để đỡ, khi thấy đối phương lùi xa bàn ta làm động tác đánh nhẹ hay gọi là bỏi nhỏ để đối phương di chuyển không kịp dễ đánh bóng hỏng,...
    Động tác giả đối phương sử dụng rất phong phú và đa dạng, kết hợp nhiều kỹ thuật, động tác, hoăc thay đổi lực , xoáy, điểm rơi,.. Động ytác giả trong giao bóng có hiệu quả cao trong thi đấu, bởi vì quả giao bóng là kỹ thuật đấu tiên đưa bóng vào cuộc và đông thời thực hiện trng điều kiện chủ động hay thay đổi tốc độ,......
    */ Những điểm cần chú ý trong khi sử dụng động tác giả
    -- Sử dụng tương đối nhuần nhuyễn các kỹ thuật đơn lẽ trong tấn công cả về phòng thủ.
    -- Cần nắm chắc nguyên lý sử dụng kỹ thuật như mức xoáy, lực tác động, điểm rơi,...
    -- Chủ động áp dụng kỹ thuật đồng thời phải quan sát đối phương để tận dụng cơ hội sử dụng động tác giả hoặc dứt điểm ngay.
    -- Trong gian bóng cần biết các loại giao bóng có tính chất xoáy khác nhau, biết sử dụng các kiểu giao bóng, đồng thời biết phân tích tâm lý của đối phương trong từng đièu kiện cụ thể để sử dụng giao bóng với hiệu quả cao.
    Đây là phần cuối cùng của những kỹ thuật trong Bóng Bàn , hy vọng giúp đỡ các bạn trong khi tập luyện và thi đấu Bóng Bàn. Chúc các bạn thành công!!!!
    THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!!!!
    ANSOXVN
  4. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    KỸ THUẬT GIAO BÓNG VÀ ĐỠ GIAO BÓNG!!!!!!!

    I . Giao bóng
    1 / Tính chất và mục đích giao bóng
    Giao bóng là quả đánh đầu tiên của một kỹ thuật cở bản của môn Bóng Bàn. Trước đây còn rất đơn điệu và đơn giản. bóng không tạo ma sát và xoáy nhiều, nên giao bóng chưa có tầm quan trọng. Từ khi vợt mút xuất hiện, có rất nhiều kỹ, chiến thuật được ra đời kèm theo đó sự nảy sinh của giao bóng các kiểu biến hoá theo sự phát triển của Bóng Bàn, cho nên giao bóng đã chiến tầm quan trọng rất lớn trong Bóng Bàn.
    Ngày nay tất cả các nhà chuyên môn và các VĐV nổi tiếng cũng công nhận vai trò quan trọng của giao bóng trong Bóng Bàn. Giao bóng là thủ thuật đặc biệt, cùng với các kỹ thuật khác làm cho Bóng Bàn phát triển đa dạng, phong phú.
    Giao bóng có thể ăn điểm trực tiếp và đó là mục đích cao nhất, giao bóng giành thế chủ động, nhằm thực hiện cho những ý đồ chiến thuật trong trận đấu. Giao bóng có nhiều kiểu cách khác nhau có thể phá vỡ chiến thuật của đối phương.
    2 / Phân loại giao bóng
    Kỹ thuật giao bóng trong Bóng Bàn rất đa dạng và phong phú. Dựa trên đặc điểm, tính chất xoáy của đường bóng bay người ta chia kỹ thuật giao bóng ra 4 kiểu như sau:
    -- Giao bóng tốc độ
    -- Giao bóng xoáy một chiều ( xoáy đơn ) gồm xoáy lên, xoáy xuống
    -- Giao bóng hỗn hợp
    -- Giao bóng xoáy kết hợp với điểm rơi.
    Ngoài ra dựa vào các hình thức giao bóng, người ta còn đặt tên cho các loại, kiểu cách giao bóng như là : giao tung cao ( giao chèo ), giao bóng kiểu " ngồi xổm ", giao bóng kiểu mổ , ... Từ các loại giao bóng trên mà có tên các loại giao bóng cụ thể. Ví dụ: giao bóng trái tay ngang lên sang phải, giao bóng thuận tay ngang xuống sang trái,.....
    + / Giao bóng tốc độ : thường dùng với các động tác nhanh, mạnh, nảy bóng thấp gần bàn. Khi tiếp xúc bóng gần như đi qua tâm bóng làm cho bóng bay nhanh, ít xoáy, xoáy lên là chủ yếu.
    Lối giao bóng này kết hợp với giao bóng nhẹ, biến hoá điểm rơi, tạo cơ hội cho việc tấn công.
    + / Giao bóng một chiều: Bóng đánh sang một chiều xoáy như xoáy lên, xoáy xuống hoặc xoáy ngang. Trong thực tế xoáy ngang đơn thuần rất ít. Trong thi đấu tỉ lệ giao bóng này rất thấp.
    + / Giao bóng xoáy hỗn hợp: là loại giao bóng được kết hợp giữa hai tính chất xoáy như ngang lên, ngang xuống. Laọi giao bóng này các VĐV sử dụng rất nhiều và biến hoá
    + / Giao bóng xoáy kết hợp với điểm rơi: là loại giao bóng mang tính chất xoáy hỗn hợp các loại giao bóng như: không xoáy, xoáy lên, xoáy ngang, xoáy xuống kết hợp với điểm rơi biến hoá.
    3 / Yêu cầu về giao bóng
    -- Sử dụng thuần phục các loại giao bóng
    -- Cần có đến 2 hoặc 3 kiểu giao bóng sở trường.
    -- Cùng một động tác có thể giao bóng bằng nhiều kiểu khác nhau.
    -- Giao bóng cần linh hoạt, biên độ động tác nhỏ, có như thế giao bóng mới kín.
    -- Đường vòng cung của bóng phải thấp, để hạn chế sự tấn công của đối phương.
    -- Cần phải phân tích tình hình của đối phương, để lựa chọn kiểu giao bóng thích hợp.
    -- Khi giao bóng phải chuẩn bị phương án tấn công, giành thế chủ động.
    THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!!
    ANSOXVN
    " Giấc mơ chỉ mãi là giấc mơ - Sự thật luôn là sự thật "

    ANSOXVN
  5. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    MỘT SỐ ĐỘNG TÁC GIAO BÓNG ĐƠN GIẢN

    ----------------> CÒN NỮA XIN POST LẦN SAU MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM!!!!!
    ANSOXVN
    " Giấc mơ chỉ mãi là giấc mơ - Sự thật luôn là sự thật "

    ANSOXVN
  6. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    DI CHUYỂN BƯỚC CHÂN TRONG BÓNG BÀN
    Di chuyển bước chân trong đánh bóng là có vị trí vô cùng quan trong trong tập luyện và trong thi đấu Bóng Bàn. Nếu VĐV di chuyển bước chân không tốt thì ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đỡ bóng hoặc tấn công với vị trí không đứng thì tấn công sẽ hỏng và không phát huy được uy lực khi tấn công. Chính vì vậy duy chuyển bước chân trong Bóng Bàn không thể thiếu trong kỹ thuật Bóng Bàn. Các nhà vô địch và cựu vô địc thế giới đều kết luận rằng : " Di chuyển bước chân là con đường sống còn của VĐV Bóng Bàn " và các nhà chuyên môn Bóng Bàn đã kết luận rằng " Di chuyển bước chân là linh hồn của môn Bóng Bàn.
    */ hai yêu cầu chính đối phương pháp di chuyển bước chân :
    -- Phán đoán nhanh tính chất xoáy, mức độ xoáy, điểm rơi của bóng đối phương
    -- Di chuyển bước chân cần linh hoạt và hợp lý, khi phán đoán được bóng nên nhanh chóng chọn bước chân di chuyển cho hợp lý.
    A . Những yếu tố và điều kiện cơ bản của di chuyển bước chân.
    1/ Tư thế chuẩn bị
    Tư thế chuẩn bị là cơ sở kỹ thuật cho tất cả các động tác, tư thế chuẩn bị phải hợ lý, tạo điều kiện cho di chuyển. Không nên căng cơ khi di chuyển.
    Di chuyển bước chân cò phụ thuộc vao nhiều yếu tố:
    +/ Dưới tác động của cơ bắp.
    +/ Do ảnh hưởng của nội lực và ngoại lực
    Tư thế chuẩn bị bao giờ cũng hạ thấp trọng tâm, trọng tâm dồn về phía trước mũi chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai chân chếch nhau.
    2/ Di chuyển bước chân do trọng lực
    Được tiến hành khi rời khỏi chân đế. Di chuyển bước chân có trong lực ảnh hưởng rất lớn đến sự di chuyển nói chung và do đạp chân nói riêng. Nếu di chuyển do trọng lực cùng hướng với di chuyển bước chân thì sẽ có hiệu quả cao, còn ngược lại thì sẽ dễ mất thăng bằng và ngã.
    3/ Di chuyển do đạp chân.
    Di chuyển do đạp chân là sự di chuyển quan trọng nhất trong quá trình di chuyển. Lực tác động do đạp chân thông qua sự thay đổi của trọng tâm dẫn đến sự di chuyển của cơ thể. Nếu lực đạp chân không thông qua trọng tâm của cơ thể thì nó sẽ chia ra thành hai lực
    -- Lực gây ra di chuyển của cơ thể
    -- Lực tác dụng vào cơ thể vào các bộ phận khác
    B . Phân loại di chuyển bước chân
    Trong tập luyện và thi đấu, di chuyển bước chân vô cùng quan trọng. Song di chuyển hợp lý mới phát huy được hiệu của kỹ, chiến thuật đồng thời tiết kiệm được năng lượng
    Trê cơ sở thực tiễn của các VĐV khi sử dụng kỹ chiến thuật người ta chia di chuyển bước chân ra thành 4 loại sau:
    -- Di chuyển đơn bước
    -- Di chuyển đổi bước
    -- Di chuyển nhảy bước
    -- Di chuyển bước trái
    1/ Di chuyển đơn bước
    Tư thế chuẩn bị chân ngược hướng với bóng tới làm trụ, chân kia dịch chuyển lên xuống để tạo tư thế đánh bóng thích hợp. Di chuyển đơn bước chủ yếu dùng khi đánh bóng cả hai bên ở phạm vi hẹp như tấn công thuận tay, trái tay, gò bóng phối hợp,...
    2/ Di chuyển đổi bước
    Bóng đối phương đến hướng nào thì chân cùng bóng di chuyển tới trước, chân kia nhanh chóng di chuyển theo đến vị trí thích hợp
    Di chuyển đổi bước sử dụng trong phạm vi đánh bóng rộng hơn, thường là đánh bóng 1 bên. Đôi lúc sử dụng trong trường hợp đấy trái và né vụt bóng thuận tay
    3/ Di chuyển nhảy bước
    Chân ngược hướng với bong tới là chân giậm nhảy; khi bóng tới hai chân rời khỏi mặt đất di chuyển đến vị trí đánh bóng, chân giậm nhảy sẽ chạm đất trước, chân kia chạm đất sau.
    Di chuyển bước chân sử dụng trong các trường hợp phạm vi đánh bóng rộng, bóng của đối phương đánh sang nhanh hoặc trường hợp nhảy né tấn công mạnh
    4/ Di chuyển bước chéo
    Khi bóng đối phương đánh sang, chân ngược hướng với bóng tới di chuyển trước ( bước chéo ) chân kia bước đến vị trí cần thiết để đánh bóng
    Di chuyển bước chéo sử dụng trong các trường hợp phạm vi đánh bóng rộng, kể cả tấn công nhanh và phòng thủ
    C . Những điểm cần chú ý khi di chuyển bước chân
    -- Cần phán đoán tốt hướng bay của bóng đối phương để quyết định bước chân di chuyển cho hợp lý.
    -- Tư thế chuẩn bị phải bảo đảm để di chuyển nhanh, chính xác.
    -- Trong quá trình di chuyển cần chú ý trọng tâm và các động tác phối hợp đồng bộ.
    -- Bài tập di chuyển và kỹ chiến thuật đánh bóng phải thống nhất và chặt chẽ
    CÒN NỮA PHẦN TIẾP THEO LÀ CÁC BÀI TẬP DI CHUYỂN TRONG BÓNG BÀN --------------->
    THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!!!
    " Giấc mơ chỉ mãi là giấc mơ - Sự thật luôn là sự thật "

    ANSOXVN
  7. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Dưới đây là những hình ảnh minh hoạ cho những loại bước chân di chuyển trong Bóng Bàn. Các bạn tham khảo và có thể tập luyện giống như vậy sẽ giúp các bạn có bước chân di chuyển nhanh và hợp lý hơn trong tập luyện và thi đấu Bóng Bàn.
    1. DI CHUYỂN ĐƠN BƯỚC
    2. DI CHUYỂN ĐỔI BƯỚC
    3. DI CHUYỂN NHẢY BƯỚC
    4. DI CHUYỂN BƯỚC CHÉO[/blue
    Và cuối cùng là phương pháp tính toán để vận dụng trong tập luyện di chuyển bước chân
    [blue]THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!!!
    " Giấc mơ chỉ mãi là giấc mơ - Sự thật luôn là sự thật "

    ANSOXVN
  8. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết trong BÓNG BÀN bóng có những giai đoạn và trên quả bóng có những điểm và những phần như thế nào?!!!!!!!
    A/ Các giai đoạn vòng cung đánh bóng :Môn BÓNG BÀN là môn THỂ THAO đa dạng không theo chu kù và có kỹ xảo cao. Có hai yêu cầu khi đánh bóng :
    -- Phải đánh bóng chuẩn xác sang bàn đói phương.
    -- Bóng đánh sang bàn đối phương phải có tốc độ, sức xoáy, sức mạnh và điểm rơi biến hoá.
    Bóng đánh sang bàn của đối phương khi chạm bàn nảy lên được phân thành 5 giai đoạn :
    1/ Bóng vừa nảy lên.
    2/ Bóng đang lên.
    3/ Bóng đến điểm cao nhất.
    4/ Bóng đi xuống.
    5/ Bóng xuống thấp.
    Dựa vào sự phân chia các giai đoạn bóng bay, ta có thể dễ dàng tập luyện các kỹ thuật cơ bản của BÓNG BÀN!!!!!
    B/ Những diểm , các phần trên quả BÓNG :Trong BÓNG BÀN, quả bóng được chia thành 3 phần, 3 điểm.Như thế chúng ta dễ nhận biết và dễ dang trong việc tập luyện, xác định và định vị quả bóng.
    Quả bóng được chia đôi thanh hai phần, đường chia cắt hai phần bằng nhau xác định trên dưới đó được gọi là phần GIỮA. Phần nằm phía dưới đường chia cắt đó được gọi là phần GIỮA DƯỚI quả bóng. Phần phía trên đường chia cắt đó là phần GIỮA TRÊN quả bóng.( Tôi sẽ có hình minh hoạ sau )
    Tất cả nhưng gì ở đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn những gì trong các kỹ thuật BÓNG BÀN!!!!!
    THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!!!!!!
    ANSOXVN
  9. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    PHƯƠNG HƯỚNG DÙNG LỰC KHI ĐÁNH BÓNG
    Phương hướng dùng lực khi đánh bóng là phương hướng chuyển động của vợt đánh bóng. Vợt có thể chuyển động về trướng hay lên trên, ra trước hoặc xuống dưới, ra trước. Phương hướng dùng lực khác nhau thì độ cao và độ xa của đường vòngcung cũng khác nhau.
    Ví dụ: Khi đánh bóng đến độ cao hơn lưới thì ngoài việc dùng lực theo hướng ra trước còn phải thêm cả lực theo hướng ra trước xuống dưới. Như vậy sẽ làm cho độ cao đường vong cung giảm và đường bóng bay ngắn lại, để rởi vào bàn mà ít bị ra ngoài. Trong tập luyện và thi đấu , muốn vụt bóng, tăng đẩy bóng, cắt bóng khống chế,.... thì sử dụng phương pháp này.
    Khi bóng đến thấp hơn lưới, thậm chí cả tháp hơn mặt bàn thì ngoài dùng lực ra trước, còn cả hướng lên trên ( ra trước và lên trên ). Như thế sẽ làm tăng độ cao độ xa của đường vòng cung, bóng sẽ bay cao và ngắn rơi vào bàn mà không bị ra ngoài.
    THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!!
    ANSOXVN
  10. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    CÁC CHIẾN THUẬT TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU TRONG BÓNG BÀN
    Chào các bạn!!!!!!
    Về chiến thuật nó bao gồm nhều yếu tố và muốn biết về chiến thuật Bóng Bàn như thế nào thì trước tiên ta phải biết khái niệm của chiến thuật.
    I. Khái niệm chiến thuật Bóng Bàn
    Trong thi đấu Bóng Bàn để đạt mục đích thì cần phải có sự phối hợp nhiều yếu tố bao gồm:
    -- Tư tưởng chỉ đạo chiến thuật.
    -- Trình độ kỹ thuật
    -- Phương pháp vận dụng chiến thuật
    -- trạng thái tâm lý
    Khi mới ra đời các kỹ thuật tập luyện càng đơn giãn nhưng người ta cũng biết sử dụng nhủ thế nào cho hiệu quả. Ngày nay Bóng Bàn phát triển, kỹ thuật rất phong phú và đa dạng và điểm nổi bật nhất là sử dụng một cách hợp lý. Vậy chiến thuật trong Bóng Bàn là nhưng hình thức, những phương pháp tiến hành thi đấu một cách hợp lý, có ý thức, có mục đích và tính đến điều kiện cụ thể trận đấu
    Kỹ thuật và chiến thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời trong quá trình thi đấu
    VĐV viên nắm kỹ hai yếu tố này thi trong thi đấu sẽ có hiệu quả cao
    Tuy nhiên chiến thuật trong Bóng Bàn không dơn giản, nó biển hiện của VĐV trong suốt quá trình trận đấu và gồm có nhiều chiến lược cụ thể, ngay cả từ tấn công chuyển qua phòng thủ,..Mỗi chiế thuật đều có những "miếng" riêng của nó, nhưng trong suốt trận đấu sẽ có nhiều chiến thuật cụ thể.
    Trong quá trình sử dụng chiến thuật sẽ có khi mang lại những kết quả không như ý muốn. Chính vì vậy trong trận đấu các VĐV phải phân tích cụ thể lưạ chọn chiến thuật nào cho cụ thể phù hợp và có khả năng linh hoạt.
    II. Phân loại chiến thuật trong Bóng Bàn
    Trong thực tế phân loại chiến thuật có tính chất tương đối, thời kỳ đầu còn đơn giãn, nhưng sau này thì phức tạp và có nhiều chiến thuật áp dụng cho thi đấu, tuỳ theo mỗi lối đánh của VĐV và các dùng chiến thuật trong trường hợp nào cho hợp lý nữa.
    Chiến thuật trong Bóng Bàn giúp VĐV trong tập luyện và trong thi đấu đạt kết quả cao. Trong thực tế người ta duqạ vào lối đánh của VĐV để chia thanh các loại chiến thuật; từ đó mỗi loại chiến thuật được chia ra cụ thể, phù hợp với lối đánh.
    -- Chiến thuật tấn công đối phó với tấn công
    -- Chiến thuật tấn công đối phó với phòng thủ
    -- Chiến thuật phòng thủ đối phó với tấn công
    -- Chiến thuật phòng thủ đói phó với phòng thủ
    III. Nguyên tắc và yêu cầu khi vận dụng chiến thuật
    Chiến thuật đóng vai trò quan trọng trong thi đấu, bởi lẽ chiến thuật là yếu tố quyết định thắng hay bại của một trận đấu, kỹ thuật ngang nhau, thậm chí cần yếu hơn, nhưng biết vận dụng chiến thuật tốt thi vẫn có cơ hội chiến thắng
    Dựa trên xây dựng chiến thuật cho phù hợp, dựa trên cơ sở tổng quát của các loại chiến thuật chính sử dụng trong thi đấu. Bên cạnh đó còn nghiên cứu các đấu pháp nữa.
    Ngoài ra chiến thuật còn phụ thuộc rất nhiều và kỹ thuật của các VĐV nữa, biết phân tích một cách khách quan có cơ sở về trình độ của đối phương, ưu nhược điểm của đối phương. Có vậy mới xây dựng được chiến thuật cụ thể.
    1. Nguyên tắc vận dụng chiến thuật
    - Vậnh dụng chiến thuật phải có mục đích, có kế hoạch, lấy ưu điểm của mình tấn công và yếu điểm của đối phương, hạn chế, che dấu yếu điểm của mình
    -- Phải tự đặt cho mình chiến thuật ngay từ khi trận đấu bắt đầu, cố gắng đánh thế chủ động, nhanh chóng áp đảo đối phương.
    -- Khi gặp khó khăn phải bình tĩnh, linh hoạt dùng lối đánh chuẩn để dần dần tìm lại chơ hội. Tránh sủ dụng những kỹ thuật mạo hiểm có tính phiêu lưu
    Nói chung trong thi đấu Bóng Bàn là VĐV phải biết phân tích, phán đoán tình hình một cách chính xác, phải biết tuỳ cơ ứng biến với mọi trường hợp, tâm lý phải ổn định,....
    2. Các yêu cầu khi vận dụng chiến thuật
    -- Phải có kỹ thuật cở bản vững vàng, biết vận dụng các kỹ thuật linh hoạt
    -- Cần chuẩn bị thể lực tốt để khả năng phát huy kỹ thuật cao và đặc biệt là kỹ thuật di chuyển trong Bóng Bàn....
    -- Phải chuẩn bị trạng thái tâm lý tốt để phát huy các kỹ chiến thuật cao. Phải kiên cương, có độ lì trong thi đấu, không nản chí khi khó khăn và mất điểm,...
    -- Trong tập luyện cũng như trong thi đấu phỉa biết rõ và sâu sắc về các chiến thuật. Không xem nhẹ những chiến thuật đơn lẻ,..
    -- Phải biết vận dụng các chiến thuật trong những trường hợp cụ thể và hợp lý.
    3 . Những đặc điểm cơ bản của các lối chơi
    CÒN NỮA-----> Phần sau sẽ là phần các chiến thuật đối phó của các lối đánh​
    THỂ THAO là nguồn động viên rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người!!!!!

    ANSOXVN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này