1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tất cả về tên lửa đẩy, tàu vũ trụ và các phương án phóng tàu vũ trụ

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi linh87_commie, 10/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    cái này người ta làm rồi. Tia laser không đẩy tên lửa mà cung cấp năng lượng cho tên lửa. Trong cái thí nghiệm Mỹ làm thì mặt đáy của cái đĩa kim loại sẽ tụ tia laser vào cái đầu nhọn, ở đấy có chất hấp thụ ánh sáng và hóa khí rồi đẩy .... đại loại là thế. Họ cũng làm cho cái đĩa đấy bay thật được lên vài chục mét rồi dùng vợt hứng lúc nó rơi xuống (thấy bảo là cái đĩa đấy rất đắt nên phải hứng thật cẩn thận). Cuối chương trình là phần viễn tưởng: máy bay được cung cấp tia laser từ mặt đất, chất đẩy là nước lấy từ không khí!
    Cái đĩa của Mỹ thì không biết thế nào nhưng trong chương trình mình xem thì một ông Nhật làm thí nghiệm ăn theo thế này: Lấy tia laser công suất cao (đốt thủng tấm bìa cứng trong vài giây) chiếu vào đít một cái xe đồ chơi nhỏ thì xe không chạy nhưng nếu có một dòng nước chảy liên tục qua chỗ bị chiếu thì nước bắn tung tóe và xe chạy khá nhanh (dĩ nhiên cái đít xe làm bằng gì thì ông này không nói)
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có e-books về vấn đề này không, share cho anh em cái, thank nhiều
  3. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Đẩy phi thuyền bằng chùm plasma
    Các chùm ion hội tụ có thể đẩy nhà du hành tới sao Hỏa và quay về trái đất chỉ trong 90 ngày, một nhóm nghiên cứu của NASA tuyên bố. Viễn cảnh có thể đưa chúng ta tới những chuyến du hành nhanh hơn quanh hệ mặt trời.
    Ý tưởng của Robert Winglee, thuộc Đại học Washington ở Seatle, Mỹ, như sau: Khi phóng một chùm plasma các hạt tích điện (hay ion) bị từ hóa vào một phi thuyền có trang bị cánh buồm từ tính, lực đẩy từ giữa cánh buồm và chùm tia sẽ cung cấp cho con tàu một động năng khổng lồ, đẩy nó bay nhanh về phía trước với tốc độ lớn chưa từng thấy.
    Về lý thuyết, phi thuyền sẽ cất cánh từ một trạm không gian đang bay trên quỹ đạo quanh trái đất. Trạm không gian này bắn ra một chùm plasma từ một miệng vòi có đường kính khoảng 10 mét, đẩy con tàu đi với vận tốc cao. Khi con tàu gần tới đích, một chùm plasma thứ hai - được phóng ra từ trạm vũ trụ đang bay quanh Hỏa tinh - sẽ làm chậm tốc độ của nó.
    Một phi thuyền truyền thống hoạt động nhờ đốt nhiên liệu phải mất 2 năm để hoàn tất chuyến thám hiểm quanh sao Hỏa, Winglee cho biết. Ngược lại, chùm tia từ hóa này sẽ đẩy con tàu đi với tốc độ hàng chục nghìn dặm mỗi giờ.
    "Đó là một ưu thế lớn giúp con người đi nhanh hơn", Giám đốc Viện các ý tưởng tiến bộ của NASA, Robert Cassanova, nhận xét. Do chuyến đi không cần mang nhiều thực phẩm và nhiên liệu dự trữ, các nhà du hành có thể dành nhiều tài nguyên hơn cho việc hỗ trợ thám hiểm. Sức khỏe của họ cũng tốt hơn do chỉ phải dành ít thời gian bay trong tình trạng không trọng lượng.
    "Nếu được hỗ trợ kinh phí đầy đủ, ít nhất chúng ta có thể tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong 5 năm tới", Winglee cho biết. Một chuyến thử nghiệm trị giá khoảng 1 triệu USD, trong khi chi phí cho cả hành trình lên sao Hỏa sẽ phải mất hàng tỷ USD, do còn phải xây dựng một trạm vũ trụ ở đó. "Nhưng một khi đã có cơ sở hạ tầng, con người có thể bắt đầu bay quanh thái dương hệ mà không cần thiết kế thêm các động cơ mới cho mỗi lần bay, ông nói.
    Dự án thực ra đã bắt đầu từ nhiều năm trước đây, khi Winglee tự hỏi liệu có thể nạp năng lượng cho các chuyến bay vũ trụ dài ngày bằng những hạt tích điện phóng ra từ mặt trời (hay gió mặt trời). Để làm được điều đó, con tàu cần có một cánh buồm để hứng gió mặt trời và lao về phía trước. Tuy nhiên, vì gió mặt trời chỉ thổi theo một hướng, nên việc tận dụng chúng để đẩy con tàu bay tới sao Hỏa rồi lại bay về là rất khó khăn.
    Giải pháp của Winglee là một thiết bị có tên gọi High Power Helicon, có khả năng phóng ra một chùm hạt tích điện, rồi hội tụ chúng lên cánh buồm và đẩy tàu đi. Với công suất 60 kilowatt, thiết bị này là một trong những máy phát plasma mạnh nhất thế giới. Một giải pháp khác nhằm tạo lực đẩy cho phi thuyền là đặt lò phản ứng hạt nhân trên đó.
    Sau cùng, rắc rối lớn nhất với chùm hạt tích điện là liệu nó có hội tụ chính xác qua khoảng cách lớn hay không. "Chúng tôi mới chỉ quan sát nó trên quãng đường vài mét, nhưng ở khoảng cách xa hơn thì còn phải thử nghiệm thêm", John Slough, cộng sự của Winglee, nói.
    (theo NewScientist)
    [​IMG]
    Tên lửa có thể di tchuyển với vận tốc ánh sáng đưa con người vào thời đại du hành vũ trụ
    Ngoài ra còn có một thông tin khác nói về sự lạc quan của con người trong việc du hành trong vuc trụ. Đó là việc chết tạo ra một loại tên lửa có thể du hành trong vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng. Ý tưởng này đã được các nhà khoa học người Đức phát triển trên lý thuyết. Khi chế tạo được loại tên lửa này thì tốc độ cảu nó là 300,000km/s.Nếu dung loại tên lửa này thì chúng ta có thể bay đến các ngôi sao gần nhất trong 4-5 năm.Như thế thật là tốt biết bao !
    Lý thuyết của nó chỉ dừng trên lý thuyết còn khâu chế tạo còn đang gặp rất nhiều khó khăn.Như ta đã biết thì nguyên tử là các hạtj nhỏ nhất trong tự nhiên.Nguyên tử là do các hạt mang điện tích dương hay gọi là hạt nhân và các hạt mang điện tích âm hay còn gọi là các điện tử (electron) cấu tạo thành. Hạt nhân nguyên tử bao gồm các hạt mang điện tích dương là proton (chất tử) và các hạt không mang điện là trung tử (notron) cấu tạo nên.Ngoài ra các hạt này còn có khả năng chia làm các hạt nhỏ hơn như trung vi tử,giới tử,siêu tử.v.v...
    Chúng ta nên nói thêm về khái niệm phản vật chất.Vậy phản vật chất là gì ?
    Phản vật chất bắt đầu từ trí tưởng tượng của con người ở những năm 1930. Những người hâm mộ của bộ phim khoa học giả tưởng nổi tiếng Star Trek ("Đường đến các vì sao"), đã biết đến một loại phản vật chất được sử dụng giống như nhiên liệu với năng lượng cao để đấy những chiếc tàu không gian đi nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng. Loại phi thuyền không gian này dường như không thể thiết kế được, nhưng các nhà lý thuyết đã có khả năng biến dạng nhiên liệu tưởng tượng ấy thành hiện thực, ý tưởng trong truyện tiểu thuyết đã trở thành hiện thức bằng việc khám phá ra sự tồn tại của phản vật chất, ở những thiên hà khoảng cách xa và ở thời nguyên sinh của vũ trụ.
    Điều thú vị nhất đó là từ trong trí tưởng tượng, phản vật chất trở thành hiện thực, và mang tính thuyết phục. Năm 1928, nhà vật lý người Anh Paul Dirac đã đặt ra một vấn đề: làm sao để kết hợp các định luật trong thuyết lượng tử vào trong thuyết tương đối đặc biệt của Albert Einstein. Thông qua các bước tính toán phức tạp, Dirac đã vạch định ra hướng để tổng quát hóa hai thuyết hoàn toàn riêng rẽ này. Ông đã giải thích việc làm sao mọi vật càng nhỏ thì vận tốc càng lớn; trong trường hợp đó, các electron có vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Đó là một thành công đáng kể, nhưng Dirac không chỉ dừng lại ở đó, ông nhận ra rằng các bước tính toán của ông vẫn hợp lệ nếu electron vừa có thể có điện tích âm, vừa có thể có điện tích dương - đây là một kết quả ngoài tầm mong đợi.
    Dirac biện luận rằng, kết quả khác thường này chỉ ra sự tồn tại của một "đối hạt", hay "phản hạt" của electron, chúng hình thành nên một "cặp ma quỷ". Trên thực tế, ông quả quyết rằng mọi hạt đều có "đối hạt" của nó, cùng với những tính chất tương đồng, duy chỉ có sự đối lập về mặt điện tích. Và giống như proton, neutron và electron hình thành nên các nguyên tử và vật chất, các phản proton, phản neutron, phản electron (còn được gọi là positron) hình thành nên phản nguyên tử và phản vật chất. Nghiên cứu của ông dẫn đến một suy đoán rằng có thể tồn tại một vũ trụ ảo tạo bởi các phản vật chất này.
    Và dự đoán của ông đã được kiểm chứng trong thí nghiệm của Carl Anderson vào năm 1932, cả hai ông đều được giải Nobel cho thành tựu ấy.
    Các nhà vật lý đã học được nhiều hơn về phản vật chất so với thời điểm của Anderson khám phá ra nó. Một trong những hiểu biết mang tính kịch bản đó là vật chất và phản vật chất kết hợp lại sẽ tạo ra một vụ nổ lớn. Giống như những cặp tình nhân gặp nhau trong ngày sau cùng vậy, vật chất và phản vật chất ngay lập tức hút nhau do có điện tích ngược nhau, và tự phá hủy nhau. Do sự tự huỷ tạo ra bức xạ, các nhà khoa học có thể sử dụng các thiết bị để đo "tàn dư" của những vụ va chạm này. Chưa có một thí nghiệm nào có khả năng dò ra được các phản thiên hà và sự trải rộng của phản vật chất trong vũ trụ như trong tưởng tượng của Dirac. Các nhà khoa học vẫn gửi các tín hiệu thăm dò để quan sát xem có tồn tại các phản thiên hà này hay không.
    Nhưng câu hỏi vẫn làm bối rối các nhà vật lý cũng như những người có trí tưởng tượng cao đó là: phải chăng vật chất và phản vật chất tự hủy khi chúng tiếp xúc nhau. Tất cả các thuyết vật lý đều nói rằng khi vụ nổ lớn (Big Bang), đánh dấu sự hình thành ở 13,5 tỉ năm trước, vật chất và phản vật chất có số lượng bằng nhau. Vật chất và phản vật chất kết hợp lại, và tự hủy nhiều lần, cuối cùng chuyển sang năng lượng, được biết như dạng bức xạ phông vũ trụ. Các định luật của tự nhiên đòi hỏi vật chất và phản vật chất phải được tạo dưới dạng cặp. Nhưng một vài phần triệu giây sau vụ Nổ Lớn Big Bang, vật chất dường như nhiều hơn so với phản vật chất một chút, do đó cứ mỗi tỉ phản hạt thì lại có một tỉ + 1 hạt vật chất. Trong giây đầu hình thành vũ trụ, tất cả các phản vật chất bị phá hủy, để lại sau đó là dạng hạt vật chất. Hiện tại, các nhà vật lý vẫn chưa thể tạo ra được một cơ chế chính xác để mô tả quá trình "bất đối xứng " hay khác nhau giữa vật chất và phản vật chất và để giải thích tại sao tất cả các vật chất lại đã không bị phá hủy.
    Bằng chứng về phản vật chất
    Một số bằng chứng về sự tồn tại của phản vật chất đã được trưng ra. Quan trọng nhất là việc quan sát các phi đạo của các hạt sơ cấp trong buồng bọt (bubble chamber).
    Thí nghiệm được tiến hành bởi Carl Anderson vào năm 1932. Ông đã chụp hình đưọc một số cặp phi đạo bị biến mất ngay khi gặp nhau. Dữ liệu này đã làm tăng sự tin tưởng rằng có tồn tại các hạt phản vật chất mà khi một hạt tương tác với chính phản hạt cùng loại sẽ triệt tiêu nhau và sinh năng lượng.
    Vậy qua đó ta đã hiểu về khái niệm phản vật chất.Nhưng nó có liên quan gì tới việc này? Tôi xin lấy ví dụ như sau nếu ta lấy 500g hạt và 500g phản hạt thì nó sẽ tiêu biến đồng thời giải phóng lượng năng lượng cực lớn tương đương với 1 tấn hạt nhân Urani phản ứng dây chuyền giải phóng ra. Vậy thử hình dung là với lượng hidro dồi dào trong vuc trụ nếu ta cho nó tương tác với phản hạt của hidro thì nó sẽ tiêu biến trong đông cơ tên lửa và cung cấp cho động cơ này 1 dòng quang tử phụt ra từ ống tên lửa, thoe tính toán tốc độ của loại phản vật chất này khi tương tác là khoảng 300,000km/s ngang với vận tốc ánh sáng.Tuy là lý thuyết rất có thuyết phục nhưng các phản hạt này các nhà khoa học chỉ tạo ra trong môi trường phòng thí nghiệm với các phản hạt của hidro nhưng nó chỉ tồn tại tức thời và trình độ hiện nay không thể giữ chúng trong lâu dài nên không thể chế tạo loại tên lửa nói trên. Nhưng các nhà khoa học rất tin tưởng họ sẽ chế tạo được loại tên lửa này trong tương lai khi mà chúng ta có thể tạo ra các phản hạt với số lượng lớn và bảo quản chúng lâu dài.Lúc đó tên lửa của chúng ta sẽ có phần đầu là nơi ăn ở của các nhà du hành vũ trụ và các khoang giữa và cuối là nơi chứa các hạt và phản hạt, phần cuối cùng của con tàu sẽ là các tấm gương phản xạ lõm khổng lồ. Khi hạt và phản hạt gặp nhau chúng sẽ sinh ra năng lượng khổng lồ và toàn bộ năng lượng đó sẽ chuyển hóa thành Quang năng và chính năng lượng này sẽ giúp con tàu chuyển động bằng với vận tốc ánh sáng.[​IMG]
    Hi vọng rồi 1 ngày con người sẽ bay bằng ánh sáng theo bằng tên lửa
    CÁC BẠN NGHĨ SAO VỀ HAI PHƯƠNG PHÁP TÊN LỬA MỚI NÀY HÃY GỬI CHO TÔI SUY NGHĨ CỦA BẠN VÀO CHÍNH TOPIC NÀY
  4. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Mod xoá hộ anh bài này sau 2,3 ngày gì đó nữa nhé
    này cái chú dark gì gì đó kia, yêu cầu đổi avatar ngay nhé, anh em box này quen nhìn cái avatar đấy là hiểu đấy là anh rồi, trong các diễn đàn đôi khi người ta không chú ý đến nick nhiều lắm đâu mà cứ avatar đặc trưng là nhận ra người, yêu cầu đổi ngay, thích lấy cái nào thì lấy chứ đừng có lấy cái ấy
  5. thanhlong01

    thanhlong01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    em ko tán thành lám về viêc dùng tia plasma dể di du hành trong khoản cách xa
    hơn nữa nếu đẩy với tốc độ = c liệu có khả thi ko
    vì con người lẫn cái tên lữa khá nặng
    vậy cần bao nhiu energy để đẩy đc như vậy
    hay nó chỉ là lý thuyết thui
    bác nào bít giải thích hộ em cái
  6. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Thư nhất phóng tàu bằng Plasma không phải là ko có lý vì con người đã nghiêm cứu và chế tạo thành công nhiều thiết bị sử dung plasma nhưng chế tạo tên lửa này thì phải có cấu tạo hoàn chỉnh không thể dễ dàng như chế tạo các máy plasma cỡ nhỏ được vì nó là một máy plasma khổng lồ.Còn việc phóng tàu = c thì chỉ là giả thyết thôi chứ khả năng chế tạo là hạn chế và con người chưa thể tạo ra phản hạt.Thế nha
  7. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    thế các bác có thích một động cơ chạy bằng năng lượng của một lò phản ứng phân hạch và di chuyển trong khoảng không gian liên hành tinh bằng nguyên tắc chuyển động của chiếc xe hơi chuyển động trên mặt đường nhựa không. tuyệt đối không có cái gì có khối lượng bị đẩy ra theo công thức
    m1v1=m2v2 cả
    mà dùng HQ = F s
    Q là năng lượng cung cấp của lò phản ứng
    H là hiệu xuất sử dụng
    F là lực đẩy
    s là quãng đường con tàu đi được trong thời gian có lực F tác dụng.
    lực đẩy theo nguyên lý của động cơ này không đủ lớn để tàu thoát khỏi mặt đất như tên lửa nhưng đủ để đẩy khi tàu giang rộng cánh, lướt không khí bay lên, lên đến tầng cao khí quyển xếp cánh lại và bay một mạch đi luôn.
    cũng dễ dàng luôn.
  8. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Các bác thứ lỗi cho em chen ngang với...
    Hôm nọ trong lúc làm 1 thì nghiệm rất là hay ho và tỏa ra nhiều khói cũng như nhiệt như 1 vụ phóng tầu vũ trụ con con trong phòng thực hành hóa, giáo viên của em đốt nóng KCl roài ném 1 cái kẹo gôm vào đấy, cho nên phản ứng đó có tên là Poor Teddy Gummy.
    Có điều như giáo viên em nói là NASA họ cũng dùng những phản ứng tương tự thế này để phóng tầu vũ trụ, cụ thể là họ dùng KClO3 rồi cho tác dụng với 1 số hợp chất giàu các bon, quá trình phản ứng sẽ sinh ra lượng năng lượng đủ để phóng tầu vũ trụ, em chả biết là phóng tầu người ta dùng KClO3 hay Hidro lòng, mong các bác chỉ giáo
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Các bác cho tôi chen ngang cái
    Tôi muốn hỏi 1 chút:
    Ví dụ muốn đưa 1 T từ trái đất lên quỹ đạo (thoát khỏi sức hút của trái đất) và cũng 1 T ấy đưa lên quỹ đạo từ mặt trăng (thoát khỏi sức hút của mặt trăng) thì cần phải tốn năng lượng so gấp bao nhiêu lần?
    Các bác hãy đưa ra định tính thôi, ví dụ cần 1 năng luợng lớn hơn/nhỏ hơn 2 lần/3 lần... chẳng hạn cho dễ hình dung.

Chia sẻ trang này