1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tất tần tật những gì về uông bí

Chủ đề trong 'Quảng Ninh' bởi vitbup856, 01/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vitbup856

    vitbup856 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2006
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0

    hix ! đến bao giờ em mới tìm được khi mà chẳng mấy khi em tiếp xúc với người lạ ( em giao tiếp kém , quan hệ không rộng ) , ngoại hình xấu , chỉ có một điểm vớt lại là thật thà và quan tâm tới người mình yêu thương . mà con gái bây giờ hình như không cần những thứ ấy thì phải .đên giờ này vẫn chưa biết tình yêu như thế nào ?( em 22t rồi ) hay chị giới thiệu cho em một người đi ( dưới 20t )
  2. forgive_forgive

    forgive_forgive Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.469
    Đã được thích:
    0
    ặ thỏ ngỏĂi tiỏp xúc vỏằ>i ngặỏằi lỏĂ thơ bao giỏằ mỏằ>i gỏãp cô gĂi cĂ tưnh 'Ây???
  3. vitbup856

    vitbup856 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2006
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    thỏ em mỏằ>i phỏÊi nhỏằ 'ỏn sỏằ giúp 'ỏằĂ cỏằĐa mỏằi ngặỏằi. . giúp thỏng em tỏằTi nghiỏằ?p này nhâ ,
  4. vitbup856

    vitbup856 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2006
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    không ai chịu giúp em sao ? em chán cái cảnh đi chơi với tụi bạn mà mình toàn phải đi trước hoặc đi sau và phải đi một mình lắm rồi
  5. hoanglam204

    hoanglam204 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0

    dân số QN Nữ đông hơn Nam, lo gì cơ chư
    Hăng say lao động TY sẽ đến

  6. poq

    poq Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2005
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    bác này nói sai bét, nam đông hơn nữ - nhưng nói trước các bạn nữ đừng mừng vội vì phần nửa trong số đó là cửu vạn đấy....
  7. thubeo88

    thubeo88 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Tại sao box topic của dân Uông bí lại im lìm thế này.........
    Up cho nó lên đầu trang nha..............Chú phong chú lâm vào giới thiệu về quê hương đi chứ nhẩy
    Để iem hỏi thăm chút vậy..........Các pác ở UB cho iem hỏi Lựng Xanh và Thác Mơ cái nào đi thích hơn vậy.....Mấy chỗ này iem đi khá lâu rồi nên ko nhớ.....Cả 2 nơi đợt em đi cơ sở vật chất còn khá kém....Thác Mơ thì đi đúng mùa nước cạn
    Các pác tư vấn cho em để có gì hè này về còn đi chứ nhẩy
  8. hoanglam204

    hoanglam204 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Thưa Lady and Gentleman!
    (Xin trích lại nguyên văn một bài báo giới thiệu về Thị Xã Uông Bí)
    Nếu các bạn bận qúa thỉ có thể chuyển ngay đến mục (*)
    Ðịa lý
    Uông Bí là một thị xã nằm ở miền tây của tỉnh, cách Hà Nội 120km, cách thành phố Hạ Long 40km, bắc giáp huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, ranh giới là dãy núi cao Yên Tử- Bảo Ðài, tây giáp huyện Ðông Triều, ranh giới là sông Tiên Yên nhỏ như một dòng suối, nam giáp huyện Thủy Nguyên, thuộc Thành Phố Hải Phòng, ranh giới là sông Ðá Bạc, tây nam giáp huyện Yên Hưng, đông giáp huyện Hoành Bồ, gianh giới là núi Bình Hương và núi Ðèo Sen.
    Uông Bí có diện tích tự nhiên là 245km2, 4/5 đất đai là đồi núi, trong đó đất lâm nghiệp rộng gần 10.000ha, đất nông nghiệp gần 3000ha. Ðịa hình dốc dần từ bắc xuống nam và chia làm 3 vùng. Vùng rừng núi trập trùng phía bắc có đỉnh cao Yên Tử 1068m, vùng giữa núi đồi thấp dần và có dải cánh đồng trung du, vùng phía nam đất trũng thành những bãi bồi liền xuống sông Ðá Bạc.
    Có ba dòng sông chạy theo hướng bắc nam là dòng sông Sinh, sông Tiên Yên và sông Uông. Sông Uông chạy từ núi Yên Tử xuống là nguồn nước ngọt xưa có ống đưa về Hải Phòng, nay dùng cho khu nội thị. Sông Ðá Bạc ở phía nam là đoạn nối từ sông Kinh Thầy xuống sông Bạch Ðằng, là đường thuỷ liên tỉnh và có cảng Bạch Thái Bưởi, cảng PoRơ- đông ( Port Redon) xuất than xuống xà lan. Uông Bí có hồ Yên Trung dung tích 3 triệu m3 và hồ Tân Lập dung tích 0,32 triệu m3 chỉ đủ tưới cho hơn 200ha đất nông nghiệp.Còn lại phải đưa nước từ hồ Yên Lập về qua kênh tưới cho hơn 2000ha đất nông nghiệp.
    Uông Bí có nhiệt độ trung bình hàng năm là 240, độ ẩm trung bình là 81%, lượng mưa trung bình hàng năm là 1842mm.
    Uông Bí giàu tài nguyên. Dải than Bao Ðài có trữ lượng hơn 1 tỷ tấn chiều dầy trầm tích than 339m chứa từ 2- 15 vỉa than. Rừng và đất rừng rộng lớn .Vùng rừng Yên Tử có nhiều hải sản quý. Hàng nghìn ha rừng thông khai thác nhựa có hiệu quả. Vùng đất nông nghiệpvà nuôi trồng thuỷ sản đã mở rộng hàng nghìn ha, bằng các công trình quai đê Vành Kiệu I, II,, III đưa vùng bãi hoang hoá phía bắc sông Ðá Bạc vào sản xuaat.
    Uông Bí có giao thông thuỷ bộ thuận lợi. Quốc lộ 18A và đường sắt Yên Viên- Hạ Long ( có ga Uông Bí ) chạy ngang qua nhiều phường xã.Trong tương lai, gần quốc lộ 10 từ Hải Phòng sang Quảng Ninh sẽ qua cầu Ðá Bạc và gặp quốc lộ 18 ở ngã ba Cầu Sến.Uông Bí sẽ là một ngã ba qua lại tấp nập. Ðường vào khu di tích Yên Tử cũng được nâng cấp đi lại dễ dàng.Từ mỏ than Vàng Danh, ra ngoài đường bộ còn có đường sắt chuyên dụng tải than ra cảng.
    Từ những điều kiện thuận lợi đó , Uông Bí có cơ cấu kinh tế đa dạng. Khai thác than là ngành công nghiệp truyền thống. Xưa chỉ có mỏ Vàng Danh và mỏ Bạch Thái Bưởi. Nay có thêm các mỏ ở Than Thùng, Yên Tử, Cánh Gà, Uông Thượng mỗi năm sản xuất gần 1 triệu tấn.Uông Bí có nhà máy nhiệt điện lớn, công suất 153mw đang mở rộng để nâng công suất lên gấp đôi. Uông Bí còn có công nghiệp vật liệu xây dựng, nhà máy xi măng Lam Thạch có công suất 80 vạn tấn vận hành từ năm 1997.
    Sau công nghiệp, Uông Bí có sản xuất nông lâm ngư nghiệp phát triển.Uông Bí đang phát triển mạnh thương mại và dịch vụ. Kinh tế du lịch bước đầu được khai thác vì ngoài khu di tích - danh lam thắng cảnh Yên Tử, Uông Bí còn có hồ Yên Trung, thác Lựng Xanh có cảnh quan hấp dẫn.
    Về dân cư, Uông Bí có số dân 8 vạn người, hơn 90% là người Kinh. Người Dao Tập trung ở xã Thượng Yên Công.Các dân tộc Tày, Sán Dìu, Hoa ở rải rác trong vùng núi phía bắc. Nay Thị xã có 9 đơn vị hành chính gồm 5 phường Vàng Danh, Bắc Sơn, Thanh Sơn, Quang Trung, Trưng Vương và 4 xã Thượng Yên Công, Phương Nam, Nam Khê, Phương Ðông.
    Lịch sử văn hoá xã hội
    Uông Bí là vùng đất cổ, có người ở rất sớm. ở mấy hốc núi thuộc xã Phương Nam đã phát hiện dấu vết người tiền sử đầu thời đồ đá mới. Năm 1991, phát hiện khu mộ thuyền Phương Nam thời kỳ đồ đồng cách đây 2000 năm. Xưa vùng đất Uông Bí là tổng Bí Giàng gồm 10 xã, thôn thuộc huyện Ðông Triều . Năm 1896, tổng Bí Giàng cắt về huyện Yên Hưng ( trừ xã Tiên Yên vẫn thuộc Ðông Triều và nhập vào tổng nội Hoàng).Trong thời kỳ Pháp thuộc, sau khi có mỏ Vàng Danh, ở cửa sông Uông nơi giáp ranh giữa các làng Uông là Uông Thượng, Uông Hạ, và các làng Bí là Bí Thượng, Bí Trung, Bí Hạ, Bí Chợ có trụ sở công ty than Ðông Triều, trạm thuê đoan, nhà máy điện, xưởng có khí.. nên dân cư đông đúc tạo nên phố Uông Bí, sau cách mạng thành niên xã Uông Bí.
    Ngày 28/10/1961, Chính Phủ ra Nghị định 181/CP thành lập thị xã Uông bí trực thuộc Khu Hồng Quảng ( gồm xã Uông Bí cũ cảng điền Công và hai thôn Lạc Trung, Ðồng Nôi của xã Yên Thanh. Sau đó địa giới thị xã mở rộng dần, các xã THượng Yên Công, Chập Khê, Phương Ðông, Phương Nam từ huyện Yên Hưng nối tiếp nhập vào thị xã Uông Bí.
    Uông Bí có vùng núi nổi tiếng là Yên Tử. Tương truyền đạo sĩ Trung Hoa là Yên Kỳ sinh đến ở đây luyện đan nên tên cũ là núi Ðầu Voi, Bạch Vân Sơn, Phù Vân Sơn được chuyển thành Yên Tử Sơn ( núi ông Yên). Thời Lý trên núi Yên Tử đã có chùa thờ Phật. Năm 1236 vua Trần Thái Tông đã bỏ kinh đô lên đây tu hành, sáng lập thiền phái Trúc Lâm. Sau đó các nhà sư Pháp Loa, Huyền Quang kế tục. Ba vị được tôn là Trúc Lâm tam tổ và Thiền Phái Trúc Lâm với chủ trương "Phật tại tâm" đã làm cho đạo Phật gần với đời và Yên Tử trở thành chủ trung tâm Phật giáo Việt Nam suốt thời trần. Yên Tử là một di tích lịch sử danh thắng đã được xếp hạng ngày 13/3/1974. Hàng chục ngôi chùa, am và hàng trăm lăng, tháp cùng quan kỳ thú của Yên Tử hàng năm hấp dẫn hàng chục vạn khách tham quan.
    Vùng núi Yên Tử hiểm yếu nên suốt các thời kỳ lịch sử đều là căn cứ kháng chiến chống giặc. Thời Hai Bà Trưng, chị em Nguyệt Thai, Nguyệt Ðộ chống Mã Viện đã hy sinh tại đây. Thời phong kiến thống trị, Yên Tử là căn cứ của cuộc khởi nghĩa Trần Cao thế kỷ 116, hồi Pháp mới xâm lược, đây là căn cứ chống Pháp của Ðốc Tít ( 1885-1889) và của Lưu Kỳ (1891).
    Uông Bí là nơi tập trung công nhân than và điện, sớm có truyền thống đấu tranh cách mạng. Năm 1929 Chi bộ Uông Bí của Thanh Niên Cách mạng đồng chí hội thành lập và ngày 7/11/1929, cờ đỏ búa liềm treoo cao trên nóc nhà máy cơ khí kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga. Năm 1936, ở giữa phố Uông Bí có trụ sở Chi nhánh báo Ðời Nay của Ðảng Cộng Sản. Ngày 22/9/1937, gần một vạn công nhân Uông Bí Vàng Danh bãi công thắng lợi. Ngày 2/7/1945, Du kích quân chiến khu Ðông Triều diệt hai đồn Bí Thượng, Bí Chợ của Nhật. Ngày 17/8/1945 chính quyền Uông Bí về tay nhân dân. Trong thời kháng chiến chống Pháp, vùng Yên Tử Bảo Ðài trở thành căn cứ du kích. Bọn Pháp phải bỏ mỏ Vàng Danh, quân ta đánh nhiều trận thắng lớn ở Lán Tháp, Dốc Ðỏ. Sau kháng chiến, Uông Bí nằm trong khu địch tập kết 300 ngày nên ngày 22/4/1945 mới hoàn toàn giải phóng.
    Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Uông Bí là một trọng điểm bị đánh phá. Máy bay Mỹ ném xuống 15 vạn tấn bom đạn các loại bình quân mỗi người dân Uông Bí phải chịu gần 3 tấn. Nhà máy điện Uông Bí bị đánh phá ác liệt nhất. Công nhân, kỹ sư nhà máy kiên cường giữ vững sản xuất và nhà máy trở thành đơn vị Anh Hùng. Cũng trong 30 năm qua, gần một vạn người con Uông Bí đã lên đường chiến đấu, nhiều người đã hy sinh hoặc bị thương tật. Về văn hoá, Uông Bí có Yên Tử hàng năm mở hội từ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Khách đến lễ Phật và ngoạn cảnh tấp nập. Uông Bí có vài trăm hộ theo Công giáo, nhà thờ xứ TRà Khê và nhà nguyện ở phường Nam Khê, quy mô nhỏ. Uông bí có hang Son có tên chữ là Bão Phúc nham ( động Bão Phúc) nay thuộc địa phận xã Phương Nam. Ðây là một hang động đẹp, nhà thơ Phạm Sư Mệnh đã có thơ đề vịnh. Xưa ngư dân làng Quỳ Khê phía nam sông lập đền thờ Bát Hải đại vương và đất đai thuộc làng Yên Khánh, huyện Ðông Triều. Sau có thêm bàn thờ Phật, bàn thờ Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoái và bàn thờ Ðức Thánh Trần. Hàng năm có lễ hội vào ngày 16/4 âm lịch. Uông Bí còn có Hồ Yên Trung rộng 78ha thuộc xã Phương Ðông với những cồn cát và rừng thông xanh tươi yên tĩnch, ở phía bắc phường Quang Trung có thác Lựng Xanh với 5 thác nước nối tiếp, liền đó có chùa Ba Vàng ,là những nơi đáng du ngoạn.
    Xưa Uông Bí- Vàng Dang, nhất là vùng Vàng Danh nổi tiếng ma thiêng nước độc. Nay các khu tập thể công nhân mỏ, công nhân ngành điện, ngành xây dựng được xây dựng to đẹp, nhiều công trình văn hoá bề thế. Trên đất Uông Bí có nhiều trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của tỉnh. Xã nào cũng có trường phổ thông cơ sở, trường PTTH Uông Bí và Trường PTTH Hoàng Văn Thụ ( Vàng Danh) đáp ứng nhu cầu học tập của con em công nhân. Bệnh viện Uông Bí mang tên Việt Nam- Thuỵ Ðiển là một bệnh viện lớn thuộc tuyến trung ương được nhân dân tín nhiệm. Uông Bí còn là một thị xã có truyền thống về thể dục thể thao, dẫn đầu những môn điền kinh của tỉnh. Uông Bí đang đi lên với hướng " Phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông lâm ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá mở rộng hoạt động thương mại và dịch vụ".
    @thubeo: Thác mơ không phải ở Uông Bí đâu cháu ạ!
    (*) Khá lâu rồi ( khoảng 1 năm)
    Chưa quay lại Lựng xanh nhưng tổng quan một chuyến picnic 2 ngày như sau:
    1. Sáng đến Lựng Xanh nếu đi từ Hạ Long (với giả thiết thời tiết nắng nóng 390C, và đã ăn sáng rồi)
    Khoảng 8h sáng đến Uông Bí) Ôtô hay xe máy đều được, đường bê tông đã đổ vào gần đến thác rồi (đi xe máy thì tiện hơn vì còn ghé qua vài chỗ nữa).
    8h30?T: Vào đến Lựng Xanh. Bạn có 5 tiếng để thưởng thức danh lam thắng cảnh dọc hai bên bờ suối. Tha hồi quay phim chụp ảnh free (vì không bị cấm). Nước ở đâu trong và mát lắm có thể tắm được.
    Với các bạn thích mạo hiểm có thể nhẩy từ độ cao 10m xuống thác nước vô tư
    (Khuyến cáo: Cái này không nên dùng )
    Dịch vụ ở đây thì cũng bình thường nhưng không quan trọng lắm vì mình đi du lịch sinh thái là chủ yếu.
    Nếu cảm thấy chỗ này ổn rồi không muốn đi tiếp nữa thì cứ thoải mái vui chơi đến chiều là đủ. (Vì không nên ở đây qua đêm)
    15h Hơi nắng một tý nhưng chịu khó nhổ đậy để đi tiếp đến một danh lam nữa là Hồ Yên Trung.
    16h30 đến Hồ Yên Trung (Đi thế này thì la cà quá) Làm thủ tục thuê Thuyền nan để lượn mấy vòng trên mặt hồ (Có lái đò hoặc không tuỳ các bạn- nhớ thuê thêm mấy cái phao để ra giữa hồ còn bơi) Giờ này bóng chiều đã dần xuống trời đã hạ thấp nhiệt độ Mặt trời đổ bóng trên mặt hồ nhìn cũng phê lắm...
    (thông cảm vì văn tả cảnh mình hơi yếu)
    Nếu xác định cắm trại thì ở dây là một địa điểm lý tưởng (nên ra bán đảo giữa hồ mà cắm) thì một tốp các chú khoẻ mạnh dựng trại để các chú còn lại và chị em dạo mắt ngắm cảnh, quay phim chụp ảnh .Rừng Thông ở đây không kém gì Đà Lạt cả. thiếu một số thứ nhỏ nhỏ thôi.
    .....
    Anh chị em nào không quen với khách sạn ngàn sao thì có thể thuê nhà nghỉ 1 sao cách đó 500m. (Cũng ổn)
    Ngày hôm sau về tuy mệt nhưng vẫn vui!
    Tóm tắt là như thế đề nghị mấy anh em Uông Bí góp thêm ý kiến cho sinh động. Để bà con gần xa đc biết.
    Còn thác mơ ( tên gọi khác là Thác Bò Đái) cũng khá hấp dẫn nhưng ở đây nước hay bị cạn lắm. Anh chị em ai ở Yên Hưng thì mô tả một chút nhé)
  9. Jane_MGU

    Jane_MGU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là mai phải trả bài luận " Hãy viết về quê hương em". Lang thang thế nào mà lại lạc được đến đây!
    Xin chào mọi người.
    Mình quê Quang Trung, Uông Bí. Rất mừng được biết những thông tin mới về UB qua các bạn.
    Nghe các bạn kể về Lựng Xanh thì có vẻ đã khác nhiều so với LXanh hồi trước, được đầu tư và du lịch hoá rồi nhỉ. Lựng xanh hồi mình học cấp hai thì còn hoang sơ lắm...cả lũ kéo nhau đi vừa sợ rắn, vừa sợ bị lạc, thỉnh thoảng dọc đường cón gặp mấy bác dân tộc tóm lại hỏi han (chẳng biết tộc gì ). Đi bộ là chủ yếu vì đương đi cũng lắt léo, gặp suối liên tục (cực thích! ). Sau này tốt nghiệp cấp 3 có đi thêm 1 lần, được lũ bạn dẫn lên vùng thảo nguyên trên thác 3. Trời..đẹp, ấn tượng ngây ngất...có một cây tùng (cây thông?) đẹp như trong truyện cổ tích, một lúc sau lại gặp một bác tiều phu vui tính chỉ đường về (vì cả lũ lạc mất zzồi!). Kỷ niệm!
    Không biết đã ai lên khu vực trên thác 3 chưa? Ai co ảnh Lựng Xanh thì post cho mình nhòm ké!
    Còn bây giờ thì xin chào mọi người lần nữa và tiếp tục với bài vở của mình đây!
    Được jane_MGU sửa chữa / chuyển vào 03:21 ngày 20/05/2006
  10. vitbup856

    vitbup856 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2006
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    nếu đã đi lựng xanh , sao các bạn không lên thêm tí nữa sẽ là thảo nguyên ( nếu đi mùa nay chắc cỏ mọc rồi) , nhìn đẹp lắm đấy

Chia sẻ trang này