1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tất tật về bóng đá Việt Nam những năm trước...

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi muaxuanbackinh, 11/01/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.926
    Đã được thích:
    3.997
    Tất tật về bóng đá Việt Nam những năm trước...

    Mỗi giai đoạn phát triển đều có những cột mốc đánh dấu. Với bóng đá VN, chiếc HCB bóng đá tại SG 1995 có thể coi là mốc lớn đầu tiên để ta khẳng định vị thế tại ao làng ĐNÁ. Chiếc cúp AFF năm 2008 là cột mốc thứ hai.

    Tôi quan tâm tới bóng đá VN cũng từ năm 1995, và do sở thích khi ấy nên cũng mày mò đọc báo, tìm hiểu, xem các trận đấu... Bây giờ sau ngần ấy năm, sự háo hức hẳn không còn được đủ đầy như trước, nhưng tính chất màu cờ sắc áo cũng đủ khiến bản thân mình cố gắng xem những giải đấu có VN tham gia.

    Việc lập một topic mang tính chất tư liệu như thế này, tôi nghĩ rằng cần thiết. Nhưng, tôi không muốn chúng ta tha lôi đủ thứ bài viết về đội tuyển VN từ đời nọ, đời kia về rồi paste vào topic.Làm như vậy sẽ sớm gây nhàm chán cho người đọc. Những bài đưa vào có lẽ chỉ nên lựa chọn kĩ và mang tính chất tham khảo thôi.

    Tôi rất muốn những bác đã có điều kiện xem và quan tâm tới bóng đá VN từ năm 95 cùng vào đây để buôn về những trận đấu, gương mặt, kỉ niệm xem bóng đá, không khí xuống đường tràn đầy tinh thần tông dật? Tôi chọn cái mốc năm 95 trở đi, vì trước đó bóng đá VN không có gì nổi bật trong ao làng ĐNÁ, và những gì diễn ra trong 15 năm trở lại đây ắt hẳn sẽ được anh em biết và nhớ tới nhiều hơn. Tuy nhiên,những bác nào từng xem bóng đá VN trước đó cùng vào chia sẻ, mở tầm mắt cho anh em thì lại càng đáng quý hơn.

    Tôi xin bắt đầu bằng các bài viết về đội tuyển VN qua từng giải đấu trong năm 95 trở lại đây.Bài viết chủ yếu dựa theo trí nhớ nên chắc chắn sai sót rất nhiều,mong anh em bổ xung.
  2. nongdanHN

    nongdanHN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Bài viết:
    5.258
    Đã được thích:
    2.559
    Đồng chí ơi, 18 chứ không phải 15 !
    Vẫn đang băn khoăn không biết chính xác các cầu thủ bị K. weigang chỉ mặt hỏi : " các anh bán độ được bao nhiêu?" tại Tiger Cup 1996 là những ai ?
    Cái này đến nay vẫn là 1 "ly kỳ" án hư hư thật thật.
  3. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.926
    Đã được thích:
    3.997
    1) Seagame 1995: Cú đột phá đầu tiên.

    Trước năm 1995, ít người chú ý tới bóng đá VN.Đơn giản là vì khi ấy, chúng ta chưa có vị thế gì trong đấu trường ĐNÁ, ra ngoài lại càng không. Đội tuyển VN trước đó gồm một số gương mặt như Nguyễn Văn Dũng ( anh của Văn Sỹ), Hà Vương Ngầu Nại ( Cảng Sài Gòn), Trình Hận Quốc Bảo, thủ môn Trần Xuân Lý, tiền vệ Đinh Thế Nam,cặp anh em Sỹ Long- Hồng Sơn của Thể Công

    Người đặt nền móng cho thành công của tuyển VN năm 95 là Tavares ở cúp Độc Lập. Năm ấy Tuyển VN chia thành 2 đội 1 và 2 cùng tham gia đá cúp. Do lực lượng mỏng nên mỗi đội tuyển chỉ có 12-13 cầu thủ. Nhưng rất bất ngờ, đó là giải đấu mà 2 đội tuyển VN chơi cực hay. Đặc biệt về thể lực, đội tuyển VN đá với đội nào đó của Hàn Quốc ( tôi quên tên) mà chạy băng băng suốt 120 phút thi đấu bán kết và chỉ thua ở hiệp phụ.

    Sau này, nhiều người nói rằng Tavares đã có những bài tập nhồi thể lực đặc biệt cho cầu thủ. Đó là những bài tập mà trợ lý người Việt khi xem luôn sợ rằng cầu thủ sẽ bị quá tải tới mức suy tim. Cũng có ý kiến rằng Tavares trước khi đá có phát cho cầu thủ một loại viên kẹo ngậm màu xanh để tăng lực, trong đó có chứa doping. ( Năm 2004, Rét trở lại VN có nói về chuyện này và giải thích đại ý đó là những viên vitamin tổng hợp).

    Tavares năm đó phản đối nhiều chuyện của Liên đoàn, trong đó có cả chuyện chia đội tuyển làm đôi để đá cup Độc Lập ( hình như để đủ quân số cho 2 bảng đấu). Cộng thêm vài bất đồng với Liên đoàn nên Tavares ra đi. Sau này, việc mời lại Tavares năm 2004 cũng bắt nguồn từ thành công năm 95 của ông này.Có lẽ, Tavares chỉ hợp với việc nắm đội tuyển trong thời điểm đó, với trình độ đó. Năm 2004, ông ngồi vào vị trí không còn phù hợp với mình. Hay là hắn cho cầu thủ nhà ta táng doping thật thì cũng không rõ.

    Chức HLV sau đó được giao cho Karl Heinz Weigang người Đức. Ông này cao như cái sào chọc c ứt, đầu hói và tính nóng như lửa. Nhưng theo quan điểm của em, đây là HLV giỏi thứ nhì của VN trong 15 năm qua, cả về tâm và tài. ( thứ nhất là ai thì các bác biết rồi)

    Đội tuyển VN dự SG 18 năm 1995 bao gồm thủ môn Văn Cường (Bình Định) , hậu vệ Mạnh Cường (Thể Công), Hữu Thắng (SLNA), Đỗ Hoàng Anh Dũng ( Bình Định), Lê Đức Anh Tuấn ( Huế, đá cánh trái), Chí Bảo ( Công An tp HCM, cánh phải). Các tiền vệ có Võ Hoàng Bửu ( Cảng SG, đá trụ), Hữu Đang (Khánh Hòa- cánh trái), Hồng Sơn ( Thể Công- cánh phải). Tiền đạo là cặp Huỳnh Đức ?" Minh Chiến ( CATPHCM). Dự bị có thủ môn Trần Thanh Nhạc ( Đồng Tháp), hậu vệ Đỗ Khải ( Hải Quan), Công Minh ( Đồng Tháp), tiền vệ có Liêm Thanh ( Công an Tp HCM), Lư Đình Tuấn ( Cảng SG). 2 tiền đạo dự bị là Trịnh Tuấn Thành và Huỳnh Quốc Cường ( cũng của Đồng THáp).Lúc đó, danh sách đăng kí đá SG chỉ được phép dừng ở con số 18 người.

    Giai đoạn ấy, Hồng Sơn nổi lên năm 1990 ở vị trí tiền đạo và giành ngôi vua phá lưới . Sau đó Sơn lùi dần về đá ở vị trí tiền vệ tổ chức- vị trí giúp anh thành danh sau này. Nhưng tiền vệ tấn công hay nhất của bóng đá VN lúc đó là Lư Đình Tuấn ( con trai danh thủ Lư Đình Phán của Thể Công cũ). Tuấn nhím cao chỉ hơn Thành Lương bây giờ một chút nhưng đá cực hay. Rất tiếc là Tuấn không thật thành công khi lên tuyển, một phần cũng vì chấn thương bỏ lỡ chuyến đi tập huấn châu Âu nên không hòa nhập với đội. Hồng Sơn bắt đầu nổi dần lên để thay thế Tuấn nhím.Vị trí thủ lĩnh của hàng tiền vệ khi đó thuộc về Võ Hoàng Bửu, 27 tuổi , chuyền dài và sút xa đều tốt,lại rất giỏi thu hồi bóng vì có khả năng phán đoán tốt. (Bửu theo trí nhớ của tôi thì không phải là mẫu tiền vệ trâu bò như Minh Châu bây giờ).Công Minh khi đó nếu không nhầm chỉ là vị trí dự bị cho Chí Bảo của CATp HCM ở cánh phải. Bảo nhỏ người nhưng tấn công khá hay. Công Minh bị Weigang chê là quá máu lửa và nhiều khi thừa mức nhiệt tình cần thiết.

    Đỗ Khải năm đó mới 21 tuổi,đá dự bị cho Mạnh Cường và cặp trung vệ. Thỉnh thoảng, Khải cũng đá hậu vệ phải.Đội trưởng năm 95 của tuyển VN là Mạnh Cường của Thể Công. Có lẽ, Mạnh Cường là một trong những trung vệ thòng hay nhất mà bóng đá VN có được.Sau này, khi cần chuyển sang đá 4-4-2, ông Weigang hay đôn Cường lên đá tiền vệ trụ cùng Hoàng Bửu.

    Ở hàng tiền đạo, Huỳnh Đức và Minh Chiến là cặp tấn công hay nhất của bóng đá VN khi đó. Đức chủ yếu đá tiền đạo lùi, hỗ trợ cho Chiến. Minh Chiến cao 1m74, khá toàn diện về kĩ thuật và thể lực, đặc biệt có khả năng dứt điểm tốt và độ quái rất cao trước khung thành. Nhiều người vẫn cho rằng Chiến là trung phong hay nhất của thế hệ vàng 1.Một số tiền đạo cũng khẳng định rằng đá cặp với Chiến rất thích. ( Huỳnh Đức chơi hơi lùi, đá thiên về càn lướt và bị một nhược điểm lớn là cách chơi luôn quay lưng lại phía khung thành)

    Huỳnh Quốc Cường và Trịnh Tấn Thành cũng là cặp tiền đạo khá hay của Đồng Tháp. Tấn Thành khi đó đã 33 tuổi thì phải, người nhỏ xíu và đen như củ súng nhưng tốc độ rất cao. Báo chí gọi Thành là cơn lốc đen, còn Quốc Cường thì được so sánh với Hao Haidong của Trung Quốc.( có lẽ, độ bơm thổi của báo chí khi ấy không lố bịch như bây giờ).

    Thật ra, trong danh sách tuyển VN khi đó thiếu vắng một số gương mặt được đánh giá là xứng đáng hơn. Thủ môn Nguyễn Văn Phụng của Cảng SG bị treo giò 15 tháng vì bán độ. 2 thủ môn khác cũng khá nổi bật là Nguyễn Văn Đông ( hình như của CATPHCM) và Lê Phú Đức (Lâm Đồng). Hậu vệ có Hà Kiên Hùng, đá cánh phải của Hải Quan. Tiền vệ có Anh Trung đá cánh trái cũng của Hải Quan?Những cầu thủ này đều lên tuyển nhưng sau đó bị gạt ra.

    Nhưng đáng tiếc nhất là việc Chu Văn Mùi của Công an Tp HCM. Mùi tàu là mẫu trung vệ hơi giống Lê Phước Tứ, tuy hay bỏ vị trí lên tham gia tấn công nhưng khá toàn diện về thể hình, thể lực và kĩ thuật. Ông chú tôi thời ấy là fan Thể Công nhưng vẫn khẳng định rằng Mùi không hề thua, nếu nói là có phần trội hơn so với Cường ổi.

    Mùi bị loại vì sao thì tôi không nhớ, nhưng sau đó đọc một bài phỏng vấn thì ông Weigang nói rằng Mùi bị chấn thương lâu ngày, không có phong độ tốt. Nhưng ông cũng thêm mấy câu đại ý rằng đó là mẫu cầu thủ cá tính mạnh, hay gây mất đoàn kết trong đội tuyển.Có lẽ, chính vì thiếu Mùi nên Đỗ Hoàng Anh Dũng của Bình Định mới được chọn để đá trung vệ dập cùng Hữu Thắng. Khi đó VN vẫn đá sơ đồ 5-3-2.

    Ngoài Chu Văn Mùi, một cầu thủ khác của CATPHCM cũng suýt bị loại là Lê Huỳnh Đức.Đức lên tập trung đội tuyển, nhưng sau đó xin về nghỉ vì lý do bị viêm dạ dày. Năm đó Đức mới 23 tuổi. Xin về, nhưng ở giải cúp bóng đá Tp HCM, Đức lại có mặt trong đội tuyển Tp HCM và chơi cực hay. Ông Weigang nổi giận và tuyên bố không gọi Huỳnh Đức lên tuyển.

    Việc gọi Huỳnh Đức lên tuyển vào giờ chót là một câu chuyện dài. Tuyển VN khi đó đã chốt đủ danh sách 18 người, thay Đức là tiền vệ Trần Quan Huy của Cảng SG. Trước khi đá SG, tuyển VN có tham dự Cúp bóng đá Tp HCM. Trận đầu, tuyển VN thua bất ngờ trước tuyển Hà Nội với tỉ số 0-1. Trận thứ hai vùng lên thắng Bát Nhất 1-0 bằng bàn thắng của Minh Chiến. Nhưng vào bán kết, tuyển VN bị tuyển Tp HCM hạ tiếp với tỉ số 3-1. Các bàn thắng do Huỳnh Đức và Hoàng Hùng ghi. ( sau đó Tuyển Tp HCM vào chung kết và thua Singapore 0 -1 vì quả đánh đầu của Fandi Amah)

    Dư luận đề nghị Weigang gọi Huỳnh Đức lên tuyển. Ông Weigang lại bày ra trò chơi dân chủ, cho cả đội bỏ phiếu kín về việc này. Kết quả, Đức chỉ được 6/12 phiếu thuận. Sau này, Đức tâm sự với báo chí: đó là nỗi đau mà tôi khong sao quên được.Đội trưởng Mạnh Cường cũng có trả lời với báo chí về việc này, hình như có thẳng thắn nhận rằng mình bỏ phiếu chống. Đại ý thì Cường ổi nói rằng 18 anh em tập huấn gắn bó với nhau mấy tháng trời, bây giờ bỏ phiếu cho Đức đi thì đồng nghĩa sẽ phải gạt một người ra, như thế nói về tình thì rất bất nhẫn.

    Sau đó, sức ép mạnh khiến Weigang vẫn gọi Đức lên tuyển và mang sang Thái Lan 19 cầu thủ. Đến ngày cuối cùng, Weigang mới quyết định gạt Trần Quan Huy ra để lấy chỗ cho Đức. Trong cuốn Đấu trường Vinh Quang viết về SG 1995 của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, Weigang có tâm sự rằng ông rất lo Quan Huy sẽ buồn, sốc và lôi kéo các cầu thủ Cảng SG phản ứng. Tuy nhiên, Huy đã tỏ ra biết kiềm chế và khiến Weigang rất cảm kích.

    Quan Huy là mẫu tiền vệ tấn công bám cánh trái, đá kĩ thuật và sút phạt giỏi. Sau này, Quan Huy có dịp trở lại tuyển VN vào năm 1999, cũng đi đá SG 20. Còn Huỳnh Đức lên tuyển nhưng hình như vẫn bị cô lập. Báo chí sau này có tiết lộ rằng giữa kì SG đó, Đức có khóc trong buổi họp đội và nói rằng mình bị tẩy chay, đá trên sân không ai chuyền bóng cho.

    Vào SG 18, VN cùng chung bảng với Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Malaysia. Campuchia không có gì đáng kể,cònMalaysia khi đó đã suy yếu rất nhiều sau vụ thanh trừng hàng loạt cầu thủ liên quan tới các đường dây cá cược. Trận đầu tiên gặp Mã, các chuyên gia đều nhận định là phải thắng mới có hi vọng giành được vé vào vòng sau.

    2 ứng cử viên thật sự cho các vé vào vòng sau là Indo và Thái Lan. Thái Lan giải đó đang bắt đầu mở ra chu kì thống trị tuyệt đối làng cầu ĐNÁ bằng đội hình đầy sao của mình. Thủ môn là Somsit Wacharaphong, hậu vệ phải Dusit, hàng tiền vệ có Tawain Sripan và Thavatchai, tiền đạo là Natipong Sritongin và Kiatisak. Tôi nhớ là giải đó Zico Thái không nổi bật bằng Natipong. Natipong là cầu thủ có mẹ là người Pháp lai Việt, bố là người Thái thì phải. Sau năm 96, hắn mới bỏ bóng đá sang Mỹ học đại học.
    Indo cũng cực mạnh với dàn cầu thủ trẻ được gửi sang Italy đào tạo gần một năm tại CLB Sampdoria. Trung phong giỏi nhất của họ là Kurinawan Youlianto và Widodo- một tiền đạo giàu kinh nghiệm, có những quả móc bóng mang dáng dấp của nghệ thuật cầu mây Thái. Tiền vệ có Bima Sakti- trụ cột của tuyển Indo trong suốt 5, 7 năm sau. Tiền đạo Rocky cũng là một cầu thủ dự bị rất hay.Ngoài ra còn có một tay hậu vệ phải tôi quên mất tên. Trong các giải đấu sau đó, Trần Công Minh chưa bao giờ vượt qua tay hậu vệ này để lọt vào danh sách đội hình tiêu biểu.
    Nhưng cầu thủ mà tôi nhớ nhất của Indo khi đó là Idrianto, chỉ xuất hiện trong 2 năm 95 và 96. Hắn có những đường chuyền dài và đóng xa khủng khiếp, da ngăm đen, tóc dài phủ kín gáy. Sau này đọc báo mới biết là hắn dính vào ma túy nên bị sốc thuốc chết khá sớm.
    Giai đoạn đó cũng là bắt đầu thời kì hoàng kim của Indonesia với lối đá giàu kĩ thuật và thể lực sung mãn. Đáng buồn cho họ, Thái Lan quá mạnh nên Indo chưa bao giờ có duyên để bước lên ngôi vô địch. Thêm vào đó,sau giải đấu này, VN có liều doping tinh thần nên cứ gặp Indo là đá cực sung. Indo chưa bao giờ thắng VN kể từ đó cho tới trận bán kết năm 2000 tại cúp Tí ghẻ.
    Ở bảng bên kia, Singapore đã qua thời kì sung sức và chỉ có 2 ngôi sao lớn nhất là thủ môn Lee ( được báo chí gọi là con nhện đen để so với Lev Yasin) và trung phong Fandi Amah. Kết thúc bảng đấu, Myanma giành ngôi nhất bảng còn Singapore về nhì. Lào giải đấy chẳng hiểu đá đấm thế nào mà cũng rất sung, suýt nữa lấy một vé vào bán kết.
    Trước giải, Weigang mạnh dạn hứa rằng sẽ đưa VN vào bán kết. Đến bây giờ,tôi vẫn nhớ giọng BLV ( Huy Hùng thì phải) phấn khích gào lên: Và trọng tài đã nổi còi kết thúc. Các bạn thân mến, lời hứa của HLV Weigang đã trở thành hiện thực: VN thắng Indo 1-0 và lọt vào bán kết?
    (còn tiếp)
  4. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.431
    Đã được thích:
    18.771
    Tôi rất ủng hộ topic này của bác
    Tôi nhớ lại thời 1995, thời đó tôi vốn đã mê BĐ rồi, suốt ngày cùng tụi trẻ con đá bóng trong cái sân chỉ có mấy trăm mét vuông của khu TT. Nhưng thời đó BĐVN thì tôi mù tịt, vì nói trắng ra là BĐVN lúc ấy có gì đâu để mà quan tâm? Tôi chỉ xem BĐ Anh, Ý, TBN, chỉ thích mấy đội MU, Juventus, Real. Đến Sea Games, tôi cũng chả để ý gì đến BĐ, chỉ quan tâm xem VN đang đoạt được mấy cái HC vàng, bạc, đồng...
    Tự nhiên vào 1 buổi chiều, thằng bạn tôi nó gọi điện cho tôi, giọng đầy phấn khích: Sơn ơi, mày có đang xem BĐ ko đấy? VN đang thắng Malai 1-0 kìa! Lúc ấy tôi vội bật TV lên xem, không tin vào mắt mình vì lúc ấy, trong suy nghĩ của tôi, Mã hẳn là đội mạnh lắm (vì đơn giản tôi nghĩ là nước nó giàu thế thì BĐ nó phải ăn đứt mình ). Đến lúc vào trái nữa, tôi nhảy dựng lên, la toáng lên sung sướng. Đấy là kỷ niệm tôi ko thể quên.
    Sau đấy tôi xem không bỏ sót 1 trận nào. Phấn khích nhất là trận BK với Myanmar, sau khi Minh Chiến ghi bàn thắng vàng tôi cứ chỉ biết chạy vòng quanh la hét như 1 thằng điên Thật không thể tưởng tượng được là VN lại vào đến trận CK.
    Đến trận CK, tôi rủ thêm mấy thằng bạn đến nhà cổ vũ, rất chi là hoành tráng. Than ôi, cuối cùng thua đến 4 trái, hic hic, nhưng mà cả tụi vẫn thấy vui chứ ko buồn gì cả vì đoạt được HC bạc là trên cả mong đợi rồi. Từ đấy, tôi gần như chưa bao giờ bỏ sót 1 trận đấu chính thức nào của ĐT cả
  5. laithuanua

    laithuanua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    1
    Đây có lẽ là kỷ niện buồn nhất của tôi về BĐVN...năm 1991 khi tôi làm công tác thiện nguyện giúp đỡ các đồng bào đang gặp khó khăn ở các trại tỵ nạn ĐNÁ, thì tôi được xem trận đấu giữa chủ nhà Philippin - VietNam...Trận đấu kết thúc với tỷ số cuối cùng là 2-2...Tôi đã bật khóc như 1 đứa trẻ như vừa bị ai đó cướp mất món đồ chơi mà mình yêu thích...Các cầu thủ trong TVN lúc đó phân chia rõ rệt 2 miền nam,bắc...mà đánh mất chính mình...Nếu sau đó (1995) chủ tịch LĐBĐVN khi đó là Đoàn Văn Xê không mở cửa mời HLV K. weigang dẫn dắt TVN,thì có thể giờ đây chúng ta vẫn có thể còn đang xếp chung chiếu với BĐ Philippin...Và ngày hôm nay thành tích chói sáng nhất mà BĐVN chúng ta có được "Nhà vô địch ĐNÁ" là nhà nhờ vào con người Bồ Đào Nha từng ăn cơm ở VN gần 10 năm,và là người luôn được coi là có tâm huyết nhất với BĐVN...Nếu một mai Calisto có ra đi vì các lý do khác nhau thì tôi vẫn luôn coi ông như là những người đầu tiên đặt cái nền vững chắc cho TVN bay cao sau này..
  6. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.926
    Đã được thích:
    3.997
    Ở hàng tiền đạo, Huỳnh Đức và Minh Chiến là cặp tấn công hay nhất của bóng đá VN khi đó. Đức chủ yếu đá tiền đạo lùi, hỗ trợ cho Chiến. Minh Chiến cao 1m74, khá toàn diện về kĩ thuật và thể lực, đặc biệt có khả năng dứt điểm tốt và độ quái rất cao trước khung thành. Nhiều người vẫn cho rằng Chiến là trung phong hay nhất của thế hệ vàng 1.Một số tiền đạo cũng khẳng định rằng đá cặp với Chiến rất thích. ( Huỳnh Đức chơi hơi lùi, đá thiên về càn lướt và bị một nhược điểm lớn là cách chơi luôn quay lưng lại phía khung thành)
    Huỳnh Quốc Cường và Trịnh Tấn Thành cũng là cặp tiền đạo khá hay của Đồng Tháp. Tấn Thành khi đó đã 33 tuổi thì phải, người nhỏ xíu và đen như củ súng nhưng tốc độ rất cao. Báo chí gọi Thành là cơn lốc đen, còn Quốc Cường thì được so sánh với Hao Haidong của Trung Quốc.
    ( có lẽ, độ bơm thổi của báo chí khi ấy không lố bịch như bây giờ).
    Thật ra, trong danh sách tuyển VN khi đó thiếu vắng một số gương mặt được đánh giá là xứng đáng hơn. Thủ môn Nguyễn Văn Phụng của Cảng SG bị treo giò 15 tháng vì bán độ. 2 thủ môn khác cũng khá nổi bật là Nguyễn Văn Đông ( hình như của CATPHCM) và Lê Phú Đức (Lâm Đồng). Hậu vệ có Hà Kiên Hùng, đá cánh phải của Hải Quan. Tiền vệ có Anh Trung đá cánh trái cũng của Hải Quan?Những cầu thủ này đều lên tuyển nhưng sau đó bị gạt ra.
    Nhưng đáng tiếc nhất là việc Chu Văn Mùi của Công an Tp HCM. Mùi tàu là mẫu trung vệ hơi giống Lê Phước Tứ, tuy hay bỏ vị trí lên tham gia tấn công nhưng khá toàn diện về thể hình, thể lực và kĩ thuật. Ông chú tôi thời ấy là fan Thể Công nhưng vẫn khẳng định rằng Mùi không hề thua, nếu nói là có phần trội hơn so với Cường ổi.
    Mùi bị loại vì sao thì tôi không nhớ, nhưng sau đó đọc một bài phỏng vấn thì ông Weigang nói rằng Mùi bị chấn thương lâu ngày, không có phong độ tốt. Nhưng ông cũng ***g thêm mấy câu đại ý rằng đó là mẫu cầu thủ cá tính mạnh, hay gây mất đoàn kết trong đội tuyển.
    Có lẽ, chính vì thiếu Mùi nên Đỗ Hoàng Anh Dũng của Bình Định mới được chọn để đá trung vệ dập cùng Hữu Thắng. Khi đó VN vẫn đá sơ đồ 5-3-2.
    Ngoài Chu Văn Mùi, một cầu thủ khác của CATPHCM cũng suýt bị loại là Lê Huỳnh Đức.Đức lên tập trung đội tuyển, nhưng sau đó xin về nghỉ vì lý do bị viêm dạ dày. Năm đó Đức mới 23 tuổi. Xin về, nhưng ở giải cúp bóng đá Tp HCM, Đức lại có mặt trong đội tuyển Tp HCM và chơi cực hay. Ông Weigang nổi giận và tuyên bố không gọi Huỳnh Đức lên tuyển.
    Việc gọi Huỳnh Đức lên tuyển vào giờ chót là một câu chuyện dài. Tuyển VN khi đó đã chốt đủ danh sách 18 người, thay Đức là tiền vệ Trần Quan Huy của Cảng SG. Trước khi đá SG, tuyển VN có tham dự Cúp bóng đá Tp HCM. Trận đầu, tuyển VN thua bất ngờ trước tuyển Hà Nội với tỉ số 0-1. Trận thứ hai vùng lên thắng Bát Nhất 1-0 bằng bàn thắng của Minh Chiến. Nhưng vào bán kết, tuyển VN bị tuyển Tp HCM hạ tiếp với tỉ số 3-1. Các bàn thắng do Huỳnh Đức và Hoàng Hùng ghi. ( sau đó Tuyển Tp HCM vào chung kết và thua Singapore 0 -1 vì quả đánh đầu của Fandi Amah)
    Dư luận đề nghị Weigang gọi Huỳnh Đức lên tuyển. Ông Weigang lại bày ra trò chơi dân chủ, cho cả đội bỏ phiếu kín về việc này. Kết quả, Đức chỉ được 6/12 phiếu thuận. Sau này, Đức tâm sự với báo chí: đó là nỗi đau mà tôi khong sao quên được.Đội trưởng Mạnh Cường cũng có trả lời với báo chí về việc này, hình như có thẳng thắn nhận rằng mình bỏ phiếu chống. Đại ý thì Cường ổi nói rằng 18 anh em tập huấn gắn bó với nhau mấy tháng trời, bây giờ bỏ phiếu cho Đức đi thì đồng nghĩa sẽ phải gạt một người ra, như thế nói về tình thì rất bất nhẫn.
    Sau đó, sức ép mạnh khiến Weigang vẫn gọi Đức lên tuyển và mang sang Thái Lan 19 cầu thủ. Đến ngày cuối cùng, Weigang mới quyết định gạt Trần Quan Huy ra để lấy chỗ cho Đức. Trong cuốn Đấu trường Vinh Quang viết về SG 1995 của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, Weigang có tâm sự rằng ông rất lo Quan Huy sẽ buồn, sốc và lôi kéo các cầu thủ Cảng SG phản ứng. Tuy nhiên, Huy đã tỏ ra biết kiềm chế và khiến Weigang rất cảm kích.
    Quan Huy là mẫu tiền vệ tấn công bám cánh trái, đá kĩ thuật và sút phạt giỏi. Sau này, Quan Huy có dịp trở lại tuyển VN vào năm 1999, cũng đi đá SG 20. Còn Huỳnh Đức lên tuyển nhưng hình như vẫn bị cô lập. Báo chí sau này có tiết lộ rằng giữa kì SG đó, Đức có khóc trong buổi họp đội và nói rằng mình bị tẩy chay, đá trên sân không ai chuyền bóng cho.
    ( còn tiếp)
  7. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    277
    Tôi bắt đầu quan tâm đến bóng đá Việt Nam từ năm 91 hay 92 gì đó. Lúc đó do đội CNQNĐN (quê tôi) đá rất hay và danh chức VĐQG cũng như Cup QG. Đội tuyển VN lúc đó cũng có nhiều cầu thủ của thế hệ vàng bóng đá ĐN lúc đó như (Phan Thanh Hùng, Phương Trung, Cong Thìn, Minh Toàn, Hữu Cầu, Văn Lợi...). Tôi nhớ lúc đó đội tuyển này đi Sea games, hình như ở Philippin, tôi ngóng chờ kết quả từng trận nhưng thông tin lúc đó rất khó khăn, không có truyền hình trực tiếp. Khi biết kết quả, tôi thật sự buồn....VN lúc đó không thắng được những đội rất yếu của ĐNA nhưng đá cũng khá ngang ngữa với các đội mạnh lúc bấy giờ của ĐNA và chỉ thua sát nút (0-1,1-2). Lúc đó tui cũng không hiểu tại sao vì nhìn trình độ của các cầu thủ VN không đến nỗi nào.....Mà tui cũng còn bé nên cũng chưa nhận thức dược sự rắc rối, phe phái trong đội VN lúc bấy giờ.
    Đến năm 95....nhờ Weigang và truyền hình trực tiếp từ Malai mà có dịp chứng kiến lần đầu tiên VN thi đấu...Thú thực, do ỉ y VN sẽ thua như lần trước nên toi không thèm xem trận VN-Malai, nhưng khi biết kết quả, tôi rất bất ngờ và đã chứng kiến đt VN lúc đó chơi tưng bừng như thế nào trong 2 trận gặp Indo và BK gặp Myânmma.....Cảm giác lúc đó thật tuyệt......Tôi nghĩ chỉ khi nào VN được lọt sâu vào Asian Cup thì tôi mới có thể có lại được cái cảm giác hạnh phúc như hồi Seagames đó....
  8. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    277
    Nói về cặp tiền đạo VN lúc bấy giờ, tôi rất thích cặp Huỳnh Đức - Minh Chiến...đặc biệt là Minh Chiến...Anh này có lối đá rất toàn diện, kỹ thuật và dứt điểm tốt, di chuyển rất khôn khéo. Cặp HĐ MC bổ sung cho nhau rất ttốt và rất lý tưởng. Tiền đạo số 1 của VN lúc bấy giờ không phải là HĐ mà là MC....Đức chỉ đá lùi, làm bóng cho MC thôi. Chỉ tiếc là chấn thương đã cướp đi sự nghiệp của MC quá sớm (sau Seagames 95), sau đó thì HĐ mới nổi lên thật sự. Với tài năng của mình mà được đào tạo bài bản, thật sự thì cặp tiền đạo này sẽ rất vô đối....chỉ tiếc là...VN thời đó.....:(:(....... Ước gì ĐT VN bây giờ có được 1 cặp tiền đạo như thế.....Nhìn quả vo ley của MC vào lưới Myanma mà mê mẫn suốt.....CV,VQ hay VT bây giờ kỹ thuật thua qua xa...may ra thì nhận thức chién thuật có tiến bộ hơn....
  9. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.431
    Đã được thích:
    18.771
    Không thấy bác muaxuan đề cập gì đến Sơn công chúa nhỉ? Hồi đó HS đã là niềm cảm hứng của đội rồi: đá lắt léo, ngẫu hứng, mà phải nói là pha hỏng ăn cũng ngẫu hứng nốt nữa nhớ mãi quả hỏng ăn trong trận BK với Miến, 2 thằng (HS và HĐ) trước mặt thủ môn, thằng này chuyền cho thằng kia mà cũng hỏng
  10. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Nhưng các ông có thấy 15 năm trước trình độ ĐNA nó thấp hơn bây giờ nhiều lắm. Hôm nay dù vẫn chiếu dưới nhưng đã tiếp cận gần hơn với tầm Á Châu . Có lẽ 10 năm nữa ĐNA sẽ có đội bóng thường xuyên có mặt tại vòng chung kết châu lục còn WC thì tui không chắc . Thửa đó Thể Lực Thể Hình không tốt như bây giờ, đá cũng phập phù và không chặc chẽ chiến thuật như bây giờ ....do đó một vài chú õng ẹo có cửa mà múa ...bậy giờ không có chút máu me nó bằm cho dạt hết .

Chia sẻ trang này