1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tất tật về bóng đá Việt Nam những năm trước...

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi muaxuanbackinh, 11/01/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    Quả hỏng ăn đó là Hữu Đang dốc rất đẹp bên cánh trái rồi tạt như đặt vào giữa. Hồng Sơn đối diện băng lên đối diện với gôn trống nhưng lại đá hụt. Lúc xem tới quả đấy, ông già emđập vỡ cả ấm nước.
    Trong trận đó lúc ép Miến còn một quả mà Lư Đình Tuấn lòn được vào sát gôn nhưng lại đá vọt lên trời. Một quả khác đập cột dọc, không nhớ ai sút.
    Trận gặp Miến là Liêm Thanh đá thay Hoàng Bửu bị hai thẻ vàng. Thật ra Liêm Thanh đá cũng được, nhưng bị mất điểm nặng từ trận gặp Thái ở vòng bảng. Đó là tình huống phản công nhanh, cầu thủ VN ào lên 3 đánh 1 nhưng Liêm Thanh vội vàng sút từ xa mà khôngchuyền bóng.
    Minh Chiến là tiền đạo toàn năng, lối đá hơi giống Kiatisak một chút. Nếu không bị chấn thương thì chẳng biết Kiatisak có trội hơn Chiến không? Vì thật lòng, mẫu cầu thủ như Minh Chiến là của hiếm của bóng đá Việt Nam. Nếu so sánh thì có lẽ chỉ thua Cao Cường và trội hơn Nguyễn Văn Dũng (Nam Định) ở thời kì đỉnh cao phong độ.
    Tuyển VN chục năm nay loay hoay mãi không tìm ra được một mẫu tiền đạo chân tiền hay như thế, được mặt nọ thì hỏng mặt kia.
    Về phần Hồng Sơn, em vẫn cho rằng từ năm 96 trở đi Sơn mới thật sự đạt tới đỉnh cao phong độ,trong đó xuất sắc nhất là các năm 1998 - 1999. Không nói về chuyện đạo đức thì Sơn là số một về kĩ thuật trong thập niên 90. Tuy nhiên lối chơi của Sơn công chúa lại hơi rườm rà, thiếu hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà năm 97 ông Murphy chê Sơn phá vỡ chiến thuật và đôn hắn lên đá cặp tiền đạo cùng Huỳnh Đức. Giải này, ông Murphy muốn xây dựng lối chơi quanh Văn Sỹ- một mẫu tiền vệ chơi hơi giống vị trí của Tài Em bây giờ.
    Báo chí đánh giá rằng có 3 người đủ sức thay thế Hồng Sơn trong đội tuyển là Phan Thanh Tuấn(SLNA), Vũ Minh Hiếu và Trương Việt Hoàng. Cuối cùng Phan Thanh Tuấn thì nghiện, Việt Hoàng vừa thiếu ý chí vừa nghiện bia rượu nên mãi dừng ở mức tiềm năng. Minh Hiếu thì cũng chỉ dừng được ở cấp CLB,lên tuyển không có gì đáng kể ngoài 2 bàn trong trận thắng Lào 2-1 năm 97.
    Được muaxuanbackinh sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 11/01/2010
  2. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    Tuấn Mẽo: cái mà ĐNA 15 năm trước thua bây giờ là kỷ luật , đấu pháp và chiến thuật thực dụng. Hầu như đội nào khi ấy cũng áp dụng đấu pháp 5-3-2, trong đó 2 hậu vệ cánh leo biên tấn công rất cao. Còn về con người, tôi cho rằng ĐNA ngày ấy nhiều ngôi sao kĩ thuật hơn bây giờ chứ.
    Thật ra,những mẫu hậu vệ như Lê Đức Anh Tuấn, Chí Bảo, Minh Đức ( Công An Hà Nội cũ), Đỗ Khải... chỉ hợp với đá 5-3-2,chứ chuyển sang 4-4-2 thì có lẽ không ổn. May ra có Đức Thắng, Công Minh, Đỗ Mạnh Dũng... là phù hợp
  3. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    Tôi vừa tìm trên mạng thấy 2 bài viết về Chu Văn Mùi. Oái oăm là Mùi ta được xóa án treo giò vĩnh viễn năm... 37 tuổi.
    Hai bài viết này có thể không được khách quan lắm. Theo tôi nhớ thì Mùi chỉ là đội trưởng CATPHCM chứ chưa bao giờ là đội trưởng đội tuyển VN.
    Anh em ta xem cho biết thôi. Cũng tiếc cho hắn, một cầu thủ được đánh giá cao nhưng lại luôn vô duyên với đội tuyển.
    Gặp lại hậu vệ "khét tiếng" Chu Văn Mùi
    Chu Văn Mùi là một trong những cái tên "khét tiếng" của bóng đá Việt Nam thời kỳ hội nhập trở lại cùng khu vực ĐNA. 9 năm đã qua kể từ ngày anh giải nghệ, nhưng niềm đam mê, khát vọng với trái bóng vẫn còn nguyên vẹn...
    Nhìn Chu Văn Mùi chơi bóng ở độ tuổi 38, người ta không thể không thán phục những phẩm chất của một cầu thủ lớn: đôi chân đầy cảm giác, cái đầu nhạy bén và ý thức chỉ huy như một HLV...

    Rời bỏ vị trí hậu vệ quen thuộc để đá tiền đạo, anh không mất sức nhiều vào các pha tranh chấp, nhưng vẫn tạo được cơ hội thuận lợi cho các đồng đội và còn trực tiếp ghi bàn bằng khả năng xử lý lạnh lùng. Đó là hình ảnh mới nhất của Mùi "cống" tại giải bóng đá lực lượng CAND.

    Nhìn anh bây giờ lại thấy nhớ một Chu Văn Mùi của quá khứ, nhiều tài năng và tai họa, lắm vinh quang và chông gai?

    Bôn ba từ Bắc vào Nam...

    Chu Văn Mùi

    Sinh năm 1967 tại Hải Phòng

    Cao 1m78, nặng 81kg

    Vị trí sở trường: hậu vệ

    Thành tích: hạng nhì QG 1992 (với CAHP), hạng nhì QG năm 1994, 1996 (với CATPHCM), vô địch QG 1995 (với CATPHCM).

    Hiện đang là thiếu uý cảnh sát 113 TPHCM.
    Nhắc lại buổi đầu khởi nghiệp, đôi mắt anh bừng sáng: "Hồi đó là năm 1983, tôi mới 16 tuổi, mê bóng quá liền mon men xin tập vào đội trẻ Cảng Hải Phòng. Không ngờ có năng khiếu, thể hình ốm nhưng lại lợi chiều cao, nên được điều về đá dập để phá bóng bổng, miết rồi lọt vào mắt lãnh đội Điện Hải Phòng. Ổng chỉ hỏi tôi mỗi một câu: đã có lương bổng gì chưa? Chưa hả, thế thì về với Điện"!

    Chu Văn Mùi trở thành cầu thủ của Điện Hải Phòng, được ăn lương công nhân từ năm 1987. "Thời đó mà được vào công nhân là sướng không để đâu cho hết à". Nhưng đến hết năm 1991, đội bóng Điện Hải Phòng giải tán. Đầu năm 1992, Công an Hải Phòng lấy anh về theo dạng hợp đồng.

    Cống hiến cho CAHP được 1 mùa, đoạt hạng Nhì giải A1 thì Chu Văn Mùi lấy vợ. Vì hoàn cảnh khó khăn, anh phải rời đội và thẳng hướng vào Nam.

    Lúc ấy, chỉ đạo viên của CATPHCM là ông Hoàng Trọng Thanh đang theo đuổi chính sách chiêu hiền đãi sĩ. Cùng với Thiện Quang, Sỹ Thành..., Mùi được nhận ngay vào đội, lại được cấp đất, cấp nhà. Cũng từ thời điểm đó (năm 1993), anh chính thức được vào biên chế công an.

    Liên tiếp trong 3 năm, Chu Văn Mùi góp công lớn giúp CATPHCM đoạt 2 chức á quân (1994, 1996) và 1 lần vô địch quốc gia (1995). Đó cũng chính là thời kỳ hoàng kim của anh và của cả đội bóng.

    Thật tiếc cho anh, cú rượt đánh trọng tài Nguyễn Tuấn Hùng trong trận chung kết mùa 96 (thua Đồng Tháp 3-1) đã khiến cầu thủ tài năng nhất Việt Nam hồi đó phải sớm chia tay sân cỏ, đúng lúc sự nghiệp đang độ chín. Anh bùi ngùi: "Không xảy ra việc này, có lẽ tôi còn đá tốt cho đến khi CATPHCM chuyển giao cho Ngân hàng Đông Á". Nhưng đột ngột, anh đổi giọng: ?oNếu không có tai nạn đó thì tôi cũng rời CATPHCM!?

    Nhận án oan suốt đời

    Oái oăm thay, việc anh bị buộc phải nghỉ đá suốt đời, nguyên nhân cơ bản lại không phải là sự việc trên. Chính "người trong nhà" đã hại lẫn nhau. Một vị lãnh đội (thay Hoàng Trọng Thanh) thù anh đến mức đã trắng trợn tuyên bố: "Còn mày thì không còn tao, mà còn tao thì không còn mày".

    Xuất phát từ một lần bắt gặp Mùi nói chuyện với Nguyễn Mạnh Cường (cầu thủ CLBQĐ ở cùng ĐTQG) trước một trận đấu ở giải VĐQG, ông này đổ riết cho anh là mưu toan bán độ. Vào trận, Mùi bị đẩy lên đá tiền đạo, rồi bị quy tội là... cố tình không ghi bàn.

    Tiếp đến 2 trận đấu với Thừa Thiên Huế và An Giang đều kết thúc với tỷ số không có lợi, ông chỉ mặt Mùi bảo anh lôi kéo anh em chủ trương đá vào xà, vào cột... Mùi nóng mắt, bảo thẳng: "Ở đây toàn anh em trong ngành, đá vì nồi cơm của đội bóng, ông nói giọng đó thì... ra ga"!

    Chính vì những lời nóng nảy đó mà Mùi bị ?otrù?. Sau vụ rượt đuổi trọng tài, anh bị quy tội cố tình đánh người và bị trục xuất khỏi ngành công an (may mà có người thông cảm, xin giữ anh lại và chỉ phải hạ một cấp, lại xuống thiếu úy). LĐBĐVN được thể "ấn" luôn cho anh cái án treo giò vĩnh viễn.

    Đây là một trong những án kỷ luật oan trái nhất của bóng đá Việt Nam. Ông Trần Bảy, người trực tiếp ký vào quyết định đó mãi sau này còn than thở: nếu cho tôi một giờ ngồi lại ghế của mình, việc đầu tiên tôi làm là xóa án cho Chu Văn Mùi! ĐTQG không bao giờ có lại được một người đội trưởng tài năng và quả cảm như anh nữa!

    Tôi đã "chiến đấu" với Weigang như thế nào?


    Ông Weigang đã từng rất "ngán" chàng
    đội trưởng ương ngạnh.
    Tài năng của Chu Văn Mùi là điều không cần bàn cãi. Anh thuộc thế hệ đầu tiên đứng trong hàng ngũ ĐTQG Việt Nam hòa nhập lại với thể thao khu vực (từ năm 1991). Đã triệu tập đội tuyển là phải có tên anh, nhưng anh cũng lại là người hay bị trả về nhất vì thẳng tính đến ương ngạnh, bất cần.

    "Tôi quậy dữ lắm, nhưng chỉ quậy những gì mà mình thấy là đúng, là bảo vệ lợi ích và danh dự chính đáng cho anh em đồng đội". HLV Karl Heinz Weigang - một tính cách Đức độc đoán, chuyên quyền - là người hay đụng độ với Chu Văn Mùi nhất, và cũng ngán anh nhất.

    Thử hỏi đã có ai dám quát thẳng vào mặt HLV trưởng, khi ông ta xúc phạm nhân phẩm cầu thủ trong một bữa ăn? Thử hỏi đã có ai dám... chơi cùi chỏ HLV trưởng, khi ông ta sút thẳng trái bóng vào cầu thủ để làm mẫu? Thử hỏi đã có ai dám kéo cả đội bóng xuống cuốc bộ 5, 6 km về trại, khi HLV không cho một vài người lên xe bus chỉ vì chưa tắm sau khi tập? Thử hỏi đã có ai dám "đình công" chỉ vài phút trước một trận giao hữu, khi phát hiện ra thủ đoạn ăn chia thiếu minh bạch của BHL?...

    Còn nhiều, nhiều lắm những lần Weigang phát điên lên với Mùi, nhưng đành bó tay. Chu Văn Mùi là thế, anh nóng như lửa, anh chẳng quỵ lụy ai, nhưng để được như vậy, anh phải cực kỳ gương mẫu trong tập luyện và trong sạch trong sinh hoạt.

    "Lên tuyển là bị đuổi lên đuổi xuống, nhưng tôi chẳng ngại. Bị đuổi vì chuyên môn thì mới nhục, chứ vì... không được lòng HLV thì tôi kệ". Chính anh là người đầu tiên đấu tranh đòi chế độ cho anh em được gọi vào đội tuyển. Một kỷ niệm cười ra nước mắt: anh cùng một vài cầu thủ khác đã từng vén áo lên, thót bụng vào để phóng viên chụp ảnh với chú thích: cầu thủ ĐTQG đói quá!

    Sau này, những "thế hệ vàng" Hồng Sơn, Huỳnh Đức... nhắc đến Chu Văn Mùi là nhắc đến một người anh sống đầy nhiệt và tâm.

    Thiếu úy 113 và đội trưởng đội bóng "hạng gà"

    Bây giờ, dân "ghiền" bóng đá TPHCM vẫn còn được thấy Chu Văn Mùi chơi bóng hàng tuần, nhưng chỉ là trên sân phong trào. Cùng với Bùi Hữu Lợi (cựu danh thủ CAHN), Mùi vừa làm cầu thủ, vừa kiêm HLV cho đội bóng tập hợp cựu sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội.

    Vẫn say mê bóng đá lắm, nhưng anh chỉ chơi được khi không dính ca trực. Công việc chính của anh là bảo vệ trị an cho nhân dân trong sắc phục 113 - vất vả và căng thẳng. Anh thường xuyên trực 24/24 tiếng, nghỉ 24 tiếng rồi lại làm 8 tiếng, cứ đều đặn như một chiếc đồng hồ.

    Mấy năm vào công an chính quy, tóc anh rụng nhiều, những sợi còn lại cũng đã bạc, anh phải nhuộm thường xuyên. Nhưng tình yêu bóng đá của anh thì vẫn còn rất trẻ. Anh hồ hởi khoe với tôi vợ anh vừa gọi điện báo thằng nhóc đầu nhà anh - Chu Anh Dũng - 15 tuổi, vừa được khám sức khỏe để chuyển hồ sơ về cho đội bóng Quân khu 7 quản lý.

    "Mới thuộc diện được quản lý thôi, lương 300 ngàn một tháng, nhưng thế cũng là tốt lắm rồi. Thằng này mà đá được thì tôi ủng hộ hết mình luôn. Tôi cũng phải nói mãi nó mới chơi bóng đấy, vì hồi tôi bị đuổi, nó buồn ghê lắm".

    Tôi đọc được trong mắt anh niềm hy vọng vào đứa con trai, một ngày kia sẽ làm được những điều mà người cha chưa đủ may mắn để hoàn thành...
    (http://dantri.com.vn/c26/s26-70280/gap-lai-hau-ve-khet-tieng-chu-van-mui.htm)
    Xoá án treo giò vĩnh viễn cho cựu cầu thủ Chu Văn Mùi
    (Theo CAND )
    Thời còn khoác áo đội Công an TP Hồ Chí Minh, Chu Văn Mùi được coi là một mẫu trung vệ hàng hiếm của bóng đá Việt với khả năng chuyền dài tạo cơ hội cho các đồng đội phản công nhanh. Trong con mắt những người đá cùng thời, Mùi được nhìn nhận như một trung vệ toàn diện và vững vàng nhất.
    Thậm chí, câu nói "Văn Mùi giậm chân, Hồng Sơn bỏ bóng" xưng tụng chất thép của trung vệ này còn được lưu truyền trong làng bóng cho đến nay. Chưa hết, nếu không nhầm, thì có lẽ Mùi là cầu thủ Việt Nam đầu tiên được một CLB trong khu vực để ý với lời mời xuất ngoại thi đấu cho họ vào năm 1994.
    Không chỉ vậy, với đội Công an TP Hồ Chí Minh, Mùi còn là một thủ lĩnh đầy cá tính, có tiếng nói khá trọng lượng với các đồng đội. Rời Công an Hải Phòng xuôi Nam đầu quân cho Công an TP Hồ Chí Minh vào năm 1993, Chu Văn Mùi và các đồng đội đã làm nên một thời đại hoàng kim của đội bóng đại diện cho thành phố mang tên Bác với 2 chức á quân (1994, 1996) và ngôi vô địch năm 1995. Tuy nhiên, chỉ vì một giây phút nóng nảy mà sự nghiệp của cầu thủ này bị đặt một dấu chấm hết? đầy lãng xẹt.
    Câu chuyện bắt đầu từ một ngày đầu tháng 10 năm 1996, ngay sau khi tiếng còi kết thúc trận chung kết giải vô địch quốc gia mùa 1995-1996 giữa đội Công an TP Hồ Chí Minh và chủ nhà Đồng Tháp trên sân Cao Lãnh vang lên (Đồng Tháp thắng 3-1), Chu Văn Mùi và một số cầu thủ khác của đội Công an TP Hồ Chí Minh khi đó, đã thiếu kiềm chế dẫn tới hành vi rượt đuổi và có ý định hành hung trọng tài bắt chính Nguyễn Tuấn Hùng vì cho rằng, trọng tài này đã thổi ép đội khách.
    Với hành vi manh động này, Mùi đã phải trả giá bằng bản án kỷ luật nặng nề nhất từ phía LĐBĐVN: Cấm thi đấu vĩnh viễn! Với một cầu thủ đang độ tuổi sung sức như Mùi, thì bản án treo giò đó khác nào là? án tử.
    Nó đóng sập mọi cánh cửa quay trở lại sân cỏ của anh, dứt bỏ anh hoàn toàn khỏi cái nghiệp quần đùi, áo số. Bóng đá chối từ anh, nhưng cái duyên nợ với trái bóng thì chưa hoàn toàn dứt bỏ.
    Năm 2005, người ta lại thấy Mùi khoác áo đội bóng của Công an TP Hồ Chí Minh ở cái tuổi 38, tham dự vòng chung kết giải bóng đá lực lượng CAND. Duy chỉ có điều anh là một chiến sĩ Công an đá bóng đúng nghĩa trong một giải đấu của ngành, chứ không còn là một cầu thủ chuyên nghiệp!
    Giờ thì sau 11 năm, Mùi được LĐBĐVN chính thức xoá án treo giò. Ai đó có thể cho rằng, cái quyết định này là vô nghĩa đối với Mùi bởi giờ khi cái tuổi 40 đã vẫy gọi, mọi chuyện đã là quá muộn màng cho anh trở lại sân cỏ trong tư cách của một cầu thủ.
    Thế nhưng, không hẳn là như vậy, bên cạnh ý nghĩa về mặt tinh thần, việc xoá án này giúp Mùi có tư cách pháp lý để đường hoàng góp sức vào sự phát triển của bóng đá với một cương vị mới như HLV chẳng hạn, cũng như có thể tham gia tập luyện thi đấu tại các giải bóng đá phong trào do LĐBĐVN tổ chức.
    Bóng đá ngành Công an đang gieo những hạt mầm cho cuộc trở lại với sân cỏ đỉnh cao quốc gia. Đây cũng là thời điểm mà kinh nghiệm và nhiệt tâm với bóng đá của Mùi có thể có đất "dụng võ", đền đáp cái nôi đã nuôi nấng anh trở thành cầu thủ và dang tay đón anh khi bị bóng đá hắt hủi.
    11 năm xa cách, nhưng chẳng thể làm cái tình của Mùi với bóng đá trở thành? tình cũ, chìm sâu trong lãng quên! Chắc chắn là vậy bởi nếu không thế, anh chẳng chắp bút viết đơn đề nghị Liên đoàn xoá án cho mình sau ngần ấy dặm dài những thời gian.
    Cùng với trường hợp của Chu Văn Mùi, LĐBĐVN cũng quyết định ân xá cho nguyên cựu cầu thủ của đội bóng đá Thanh niên Long An, Nguyễn Văn Cao. Cũng giống như Mùi, do nông nổi và thiếu kiềm chế dẫn tới hành động phi thể thao đối với cầu thủ và HLV đội bạn trong trận Thanh niên Long An gặp Công an Hà Nội tại giải vô địch quốc gia mùa bóng 1997, Văn Cao đã bị LĐBĐVN cấm tham gia tất cả các hoạt động bóng đá do Liên đoàn tổ chức.
    Được biết, các quyết định xoá án kỷ luật đối với Văn Mùi và Văn Cao có hiệu lực từ ngày 22/11/2007
  4. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Bác thấy thời đó các ngôi sao kỹ thuật hơn bây giờ là vì thời đó các đội đá chậm hơn, không áp sát như bây giờ nên các ngôi sao tha hồ có đất để diễn, chứ theo tôi ko hề kỹ thuật hơn đâu! Còn về tốc độ và thể lực thì ko nói, thua xa bây giờ rồi. Nói chung là so sánh BĐ ĐNA ngày xưa với bây giờ thì cũng giống như so sánh ĐT Braxin thời Pele và bây giờ ấy! Thời đó Pele có đất tha hồ mà ngoáy đít, chứ bây giờ thì có mà mơ
  5. Reinforcce

    Reinforcce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    0
    lien miên tý
    Cúp C1 Châu á năm ...ko nhớ, SLNA đại diện VN tiếp Makasa của Indo trên sân hàng đẫy, thwòi đó SLNA có Quang Trường, Sỹ Hùng, Sỹ Thuỷ....nói chung là nhiều hảo thủ .... BTC sân Hàng Đẫy làm 1 màn đón tiếp 2 đội trc trận đấu rất hoành tráng, VTV3 truyền hình trực tiếp , khán giả đến sân đông nghịt....Mình khi đó là thằng hs cấp 2 , k hâm mộ SL nhưng cũng thích xem đội này, hơn nữa cứ thấy đại diện VN là máu rồi....ngồi xem cứ thấp thỏm cổ vũ SL...
    kết quả ra sao thì chắc a e nhớ : SL thua tan nát , bạc nhược 3-0 . Đá ngu như 1 đội fong trào , thể hiện khác hẳn bộ mặt 1 SLNA vđ QG năm đó.(trận đó nhớ là Makasa có thằng tiền đạo brrazil béo như con lợn, chạy như đi bộ ,tên Antonio Carlos De Merlo, nhớ tên nó thế vì sau trận này mình dùng tên nó để gọi thằng béo học cùng lớp ) , thằng Merlo đá như đi bộ cũng nã vào luwói SLNA 2 quả....
    Hồi đó mình đầu óc thiếu niên trong sáng, đe''o ai nghĩ là có trò bán độ, sau này lớn rồi mới tỉnh ra : trận đó 95% SLNA nằm ngửa để thằng Indo hiếp .Mie Kíp, thấy sao mà cái tình yêu trong sáng của mình hồi đó bị bọn đầu trâu mặt ngựa nó phũ tởm thế !!!!
  6. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.990
    Đã được thích:
    19.153
    Trận đấy hình như thua 1-4 chứ ko phải 0-3. Mấy năm sau HAGL hiếp Makasa 5-1. Vãi lều
  7. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Cái này đúng là một thời để nhớ!
    Nói ko phải chê, chứ cầu thủ bây h so lực sút bóng so với thời xưa sao mà chán quá! Nhớ quả Hữu Đang đóng từ góc trái vòng cấm dội nóc lưới Indo, hay quả Minh Chiến vô lê cháy lưới Myanmar, lực sút rất căng! Ngôi sao Công Vênh bây h thì...
    Việt Nam mình thật ra hồi xưa ko phải ko có cầu thủ giỏi, to cao khỏe mạnh. Như Cường ổi hay Chu Văn Mùi hợp lại cũng là bộ trung vệ cao gần 1m8. Sau đó thì có Đỗ Mạnh Dũng của Thể Công, Đỗ Khải tuy ko cao nhưng khả năng đọc trận đấu tốt. Tiếc là do ko mở cửa, chiến thuật ko cập nhật, nên ta mới ko thể ra biển lớn. Về sau lại bị bơm thổi mà dùng toàn các chú lùn làm trung vệ.
    Huỳnh Đức-Minh Chiến phải nói là cặp tiền đạo sát thủ và toàn diện nhất của bóng đá VN trong vòng 20 năm trở lại đây. Hồi đó Thái có Kiatisak-Natipong thì VN cũng có Đức-Chiến. Thật sự nếu Chiến ko bị chấn thương hành hạ, chưa chắc SG 95 và những năm về sau VN phải nuốt hận trước Thái. Nhớ sau SG 95, Minh Chiến còn tỏa sáng ở 2 trận giao hữu với Bolton Wanderers và đội B của Juventus (có Vialli) rồi mới thật sự tắt. Nhất là trận với Bolton, 1 đội bóng Anh, thế mà Chiến ghi bàn bằng cú ra chân đạp bóng khi bóng câu vào còn trên cao, quái kiệt dã man. Minh Chiến có thể nói là Van Basten của VN, tài năng nhưng bị chấn thương hành hạ. Chiến chấn thương nên Huỳnh Đức trơ trọi, dù sau này có Quốc Cường, Sỹ Hùng, Công Tuyền, Phương Nam thay nhau đá cặp, vẫn ko phát huy được năng lực tối đa của Đức.
    Đồng Tháp ngoài Tuấn Thành, Quốc Cường còn 1 bác đá tiền vệ cũng chiến lắm, bác MXBK còn nhớ ko?
  8. laithuanua

    laithuanua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    1
    Nhân tiện,bác chủ topic làm 1 cái bảng số liệu thống kê các cầu thủ VN đóng góp ghi bàn (bao nhiêu bàn,tham gia bao nhiêu kỳ) trong các kỳ seagame...Rồi tiến tới TVN trong các kỳ đại hội vô địch ĐNÁ,châu lục và giao hữu...Để làm dữ liệu tham khảo về sau...
  9. remix

    remix Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Hóng hớt tí, chắc bác đang nói tới Công Nhậm.
  10. BlueSea96

    BlueSea96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/08/2007
    Bài viết:
    2.921
    Đã được thích:
    2.812
    @Bác Reinforce: Em nhớ thằng Braxin béo ú đó là tiền vệ tấn công chứ bác. Thằng này chỉ đi bộ nhưng chuyền bóng sắc và sút rất tốt.
    Nhắc đến cúp C1 Châu Á. ko biết có bác nào nhớ 2 đội đá C1 trên sân Hàng Đẫy đều mất 1 chú vì gãy chân Thể Công với Đỗ Mạnh Dũng trong trận với Suwon Bluewings và SLNA với Văn Sỹ Hùng trong trận gặp Merkassa.

Chia sẻ trang này