1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tất tật về bóng đá Việt Nam những năm trước...

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi muaxuanbackinh, 11/01/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Gởi các bác tấm hình đội hình ra sân chính thức của tuyển Việt Nam trong trận chung kết Seap Game lần thứ nhất với Thailand năm 1959 . Đây có lẽ là tấm hình ít có ai được biết...

    [​IMG]

    @ Bác TuanUSA : bài viết về cựu danh thủ Nguyễn Văn Ngôn,mình sẽ ráng post trong thời gian sớm nhất...
  2. sexmovie

    sexmovie Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    2.895
    Đã được thích:
    1.172
    Mạn phép đăng bài này nhé bác mxbk, chân thành cảm ơn bác bonmua.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Mạn phép bác chụp luôn bài này.
  3. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    ĐÔI CHÂN HUYỀN ẢO : NGUYỄN VĂN NGÔN

    - Huy chương vàng Merdeka 1966
    - Là 1 trong 2 danh thủ Việt Nam đá chính trong trận giao hữu của tuyển Châu Á - Chealsea năm 1966
    - Là cầu thủ Việt Nam trẻ nhất ra sân trong 1 kỳ Á Vận Hội (Asiad game)

    Sinh năm 1944 , tại Bến Tre . Nhưng sinh trưởng tại Cần Thơ.

    Do gia đình ở sát sân vận động lớn của tỉnh Cần Thơ , nên Nguyễn Văn Ngôn đã biết đến quả banh ngay từ khi lên 8 .

    Như bao thanh , thiếu niên sống ở tỉnh lẻ thời bấy giờ . Năm 1959 Nguyễn Văn Ngôn đã được gia đình cho lên Sài Gòn để theo học bậc trung học . Chức vô địch Seap Game lần thứ I tại Thailand của tuyển miền nam cùng năm đó đã tác động rất lớn đến cuộc đời cầu thủ sau này của ông.

    Chỉ một năm sau khi vào Sài Gòn , Nguyễn Văn Ngôn đã đoạt chức vô địch đầu tiên trong đời sau khi xuất sắc dẫn dắt trường trung học Phan Sào Nam ở giải đấu vô địch các trường trung học khu vực Sài Gòn - Gia Định năm 1960.

    Sở hữu kỹ thuật khá toàn diện , Nguyễn Văn Ngôn còn được người hâm mộ biết đến với cái chân trái rất dẻo đầy ma thuật thuộc vào loại bậc nhất của bóng đá Việt Nam . Nhưng như những dị nhân khác của bóng đá , đại đa số các bàn thắng tìm đến Nguyễn Văn Ngôn lại từ cái chân phải với sở trường là cú cứa lòng bàn trong không thể hay hơn . Chính những dị biệt đó , mà cố ký giả Huyền Vũ ( cha của thủ môn Nguyễn Quốc Bảo,người sau này thay Lâm Hồng Châu trấn giữ khung thành ở tuyển miền nam ) đã đặt cho ông biệt danh : người có đôi chân huyền ảo ( Dị Túc Nhân ) . HLV Trần Văn Thông của tuyển miền nam đã nhìn ra và gọi Ngôn vào tuyển thanh niên khi mới 17 tuổi.

    [​IMG]
    Nguyễn Văn Ngôn đứng bên trái,phía ngoài

    Ngay khi gia nhập , ăn cơm tuyển thì vị trí tiền đạo cánh trái đã Nguyễn Văn Ngôn chiếm giữ .

    Năm 1962 , Nguyễn Văn Ngôn trở thành trụ cột trẻ nhất của tuyển Việt Nam tham dự Á Vận Hội lần thứ 4 được tổ chức tại Jakarta , Indonesia .

    Ở Tuyển miền nam năm xưa có thêm Lai Văn Ngôn (1942) . Dù nhỏ tuổi hơn nhưng Nguyễn Văn Ngôn lại tham gia đội tuyển trước nên để phân biệt người ta đã gọi ông là Ngôn I .

    [​IMG]
    Nguyễn Văn Ngôn đứng thứ 5 bên trái sang (áo sáng)

    ẤN TƯỢNG

    Trong cuộc đời cầu thủ , ấn tượng đáng nhớ nhất với Nguyễn Văn Ngôn có lẽ là trận lượt về với Isreael tại Tel Aviv trong khuôn khổ vòng loại Olympic Tokyo XVIII năm 1963 . Cũng cần xin nhắc lại khi đó Israel cùng với Bắc Hàn là 1 trong 2 đội tuyển hàng đầu châu Á lúc bấy giờ , trước trận đấu tuyển miền nam đã chính thức bị loại trong khi Israel chỉ cần hoà là có cơ hội đi tiếp . Nguyễn Văn Ngôn đã cùng đồng đội làm 1 điều không tưởng khi chính thức kéo Israel rời khỏi cuộc chơi . Ngay phút thứ 4 của trận đấu , Nguyễn Văn Ngôn nhận bóng từ đồng đội , xuống banh thần tốc bên cánh trái , bất ngờ dừng bóng quặt vô trong đi tiếp 2 nhịp...rồi cú vuốt bóng sở trường bằng chân phải , bóng lượn thẳng vào góc cao trong sự im lặng của hơn 30.000 khán giả có mặt trên sân . Như 1 con thú bị dính thương , Israel đã *****g lên hòng tìm bàn san bằng tỷ số . Nhưng vào phút thứ 15 của trận đấu , bắt đầu từ đường chuyền vượt tuyến của Nguyễn Ngọc Thanh , sau 1 pha khống chế gọn gàng trong sự kèm cặp của 2 hậu vệ cao to...bằng một cú giật gót điệu nghệ , Nguyễn Văn Ngôn đã đưa đồng đội Nguyễn Văn Quang vào tình huống không thể tốt hơn , đối mặt với thủ môn Israel...0-2 . Tuyển miền nam đã ấn định tỷ số của trận đấu ngay từ phút thứ 15 và ngẩng cao đầu rời cuộc chơi khi tiếng còi trọng tài cất lên kết thúc trận đấu
    Nguyễn Văn Ngôn là 1 trong số ít cầu thủ chơi trọn vẹn 6 trận của tuyển miền nam tại giải Merdeka . Chính sự thể hiện xuất sắc ở giải đấu đó mà "cầu vương" Lý Huệ Đường đã gọi ông vào tuyển châu Á cùng năm . Cùng với Phạm Văn Rạng , Nguyễn Văn Ngôn là 1 trong 2 cầu thủ Việt Nam đã ra sân trong đội hình xuất phát tiếp Chealsea .

    Sau năm 1975 , Mến phục tài năng và đức độ của ông . Nguyễn Thành Sự ( HLV những năm đầu tiên của CSG ) đã mời ông về với đội . Mặc dù đã qua thời kỳ đỉnh cao phong độ nhưng ông vẫn được giới mộ điệu cả nước đón nhận , và gọi bằng tên thân mật : Ngôn "lùn" ...

    Năm 1978 , sau trận đấu CSG thua HQ 2-3 trong giải cúp tứ hùng được tổ chức tại Sài Gòn , Nguyễn Văn Ngôn đã giã từ bóng đá đỉnh cao . Nhường lại vị trí cho 1 tài năng trẻ khác của CSG lúc bấy giờ : Phan Hữu Phát

    Từ năm 1990 đên nay : Ông cùng gia đình sinh sống tại tiểu bang Florida , Hoa Kỳ

    Mới đây , trong cuộc trả lời phỏng vấn của giới truyền thông của người Việt tại hải ngoại . Ông đã nói : " Ông và đồng đội chưa làm được gì nhiều cho bóng đá Việt nam và rất lấy làm tiếc , nhưng rất mong các thế hệ con em sau này làm một cái gì đó rạng danh cho nước nhà qua bóng đá..."

    [​IMG]

    Vâng , xin rất cám ơn ông . Để tri ân tài năng và những gì ông đóng góp cho bóng đá nước nhà cũng xin tặng ông vài hàng :

    Mười sáu tuổi anh nào đã lớn .
    Muốn vươn vai trở thành danh thủ
    Bước vào đời bằng chiếc chân trái
    Đến bây giờ ấn tượng vẫn khó phai
    Rồi thành danh bằng cái chân phải
    Người hâm mộ sẽ mãi gọi tên anh.
  4. sexmovie

    sexmovie Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    2.895
    Đã được thích:
    1.172
    Xin phép bác bdnuocnam bắt đầu chụp mấy bài của bác lên GNSC.
  5. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Take your time..! Cứ 1 bài là 1 chai beer...Cho bác thiếu,đợi đủ 2 thùng thì lấy uống luôn 1 thể...[:D]
  6. ibra2912

    ibra2912 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/10/2010
    Bài viết:
    1.056
    Đã được thích:
    450
    những bức chân dung vô cùng giá trị của bóng đá Việt Nam, đọc mà tim đập mạnh, chụp lại đưa lên gocnhinsanco hết đi bác Sếch
  7. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    HỒ THANH CANG : NGƯỜI NÓI KHÔNG VỚI BÓNG ĐÁ TIÊU CỰC .

    - 2 Huy chương vàng giải Độc lập PESTA SUKAN tại Singapore 1971 & 1974.
    - 2 Huy chương bạc SEAP Games 1967 tại Thái Lan & 1973 tại Singapore .
    - Huy chương đồng Merdeka 1967 tại Malaysia .
    - Huy chương đồng SEAP Games 1971 tại Malaysia .

    THẦN MÃ - CON NGỰA BẤT KHAM

    Sinh 1943 , trong một gia đình có truyền thống đá banh , anh ruột là tuyển thủ Hồ Thanh Chinh chơi ở vị trí thủ môn , Hồ Thanh Cang lại nổi lên ở vị trí tiền vệ tấn công . Cái lưng khòm khòm rất dễ nhận ra Cang trên sân . Tuy nhiên khi có banh thì Cang lại nhanh như một con sóc . Những năm 1960-1970, cầu thủ tiền vệ tài hoa này được ví như con "thần mã" với biệt danh "con ngựa bất kham" vì nổi tiếng dẻo dai và càng về cuối trận càng rất "sung" .

    Thuộc về thế hệ cầu thủ "thứ hai" sau Rạng , Vinh , Ngọc Thanh , Tam Lang... nhưng Hồ Thanh Cang lại là người dẻo dai nhất trong làng sân cỏ , nhờ bí quyết riêng mà sau này huấn luyện lớp trẻ ông mới bật mí . Đến giờ , khi đã bước sang tuổi gần 70 , Cang vẫn giữ được phẩm chất đó . Nhiều cầu thủ trẻ khi đá với "ông già" rất ngại mỗi khi lão tướng Cang có banh , bởi nhìn cách chơi , cách giữ banh , lắc người và tăng tốc , không ai tin là ông lại mạnh mẽ đến thế .

    Chơi ở vị trí tiền vệ nhưng Cang thường được nhắc đến với những bàn thắng mang tính quyết định . Điển hình là bàn thắng vào lưới đội tuyển Ấn Độ trong trận chung kết Cúp Độc lập tại Singapore (hoà 1-1) năm 1971 . Với bàn thắng này , đội tuyển miền Nam đoạt Cúp vàng cùng với Ấn Độ (điều lệ giải không phân định đá luân lưu hoặc bốc thăm mà là đồng vô địch). Ba năm sau , cũng giải đấu này , Cang ghi bàn thắng gỡ hòa trong trận chung kết với Indonesia , tiếp theo Võ Thành Sơn ghi bàn thứ hai . Một lần nữa Cang cùng đồng đội nâng cao chiếc Cúp vô địch giải Độc lập .

    TẬP LÉN GIỮA ĐÊM KHUYA

    Thời Cang tham gia đội tuyển miền Nam , trong một lần tập trung toàn đội tại khách sạn Bến Nghé , huấn luyện viên trưởng Nguyễn Minh Cảnh ra quy định không ai được khóa cửa trong để ông bất chợt kiểm tra sinh hoạt của cầu thủ . Khi đẩy cửa vào phòng tiền vệ Hồ Thanh Cang , vị HLV thấy học trò mình nhễ nhại mồ hôi với bài tập lò cò nhảy dây . Lúc đó đã 23 giờ đêm . Ông cảnh đề nghị Cang trả lời nghiêm túc về bài tập không có trong giáo án . Cang rụt rè :"Tối nào em cũng tập thêm vì đây là thói quen". Thầy Cảnh gật gù . Sau này , mỗi khi khuyên các cầu thủ trẻ đừng phí sức vào những cuộc ăn chơi , nhậu nhẹt ... ông Cảnh vẫn lấy Cang ra làm gương .

    Đây cũng là lý do mà cả cuộc đời đá banh , kể cả khi đã lên hàng lão tướng , Cang chưa bao giờ bị than phiền về thể lực . Các HLV thường đùa :"Chỉ cần cầu thủ trẻ nào theo nổi "ông già" Cang thì người đó có thể chơi trọn 120 phút mà không lo lắng về sức khỏe" .

    Sau hòa bình , Hồ Thanh Cang thuộc thế hệ cầu thủ lão làng cùng với Võ Thành Sơn , Quang Kim Phụng , Trần Tiết Anh , Quang Đức Vĩnh , Nguyễn Văn Ngôn...là một trong những tấm gương sáng trong giai đoạn bóng đá bao cấp đầy những khó khăn .

    Trận đầu tiên giữa hai đội bóng đại diện cho hai miền Nam Bắc gặp nhau sau ngày 30/4/1975 trên sân Thống Nhất giữa Hải Quan _ Tổng Cục Đường Sắt

    Bên kia sân , cầu thủ trẻ Lê Khắc Chính đá trung vệ cùng Lê Thụy Hải, Mai Đức Chung , Hoàng Gia phía trên...Còn bên này sân , "lão tướng" Hồ Thanh Cang dẫn đầu đội Hải Quan trước sự chứng kiến của hơn 25.000 khán giả ngồi kín tất cả khán đài và tràn cả xuống đường pitse .

    Khi Cang đặt bóng đá phạt góc , có người hâm mộ ngồi ở mép sân đã chồm ra chỉ để được sờ tay vào mũi giày của Cang ...

    Sau khi một tiền đạo Tổng Cục Đường Sắt ghi bàn mở tỷ số dẫn trước...Lão tướng Hồ Thanh Cang vẫn bình tĩnh dẫn dắt Hải Quan và sau một pha phối hợp cùng Cù Sinh đã gỡ hoà,sau đó "lão tướng" Cang vẫn chứng tỏ được khả năng ghi bàn bằng cú vô-lê thần sầu , tung người ngả bàn đèn đưa bóng vào góc khung thành . Thủ môn Trường Sinh bay người tuyệt vọng... Người xem ngây ngất !

    Hình ảnh đẹp nhất sau trận đấu có lẽ là khi "lão tướng" Hồ Thanh Cang bắt tay và dắt tay cầu thủ trẻ Lê Khắc Chính rời sân khiến nhiều người không cầm đuợc nước mắt ...

    Sau 5 năm cống hiến cho Hải Quan , Hồ Thanh Cang giã từ bóng đá đỉnh cao . Nhưng đuợc lãnh đạo ngành Hải Quan thuyết phục ở lại làm công tác huấn luyện vì tài năng đức độ và sự mẫu mực . Cang nhận lời trong hoàn cảnh không thể từ chối bởi tất cả đối với ông công việc HLV khá mới mẻ

    Năm 1981 , Hồ Thanh Cang chính thức dẫn dắt Hải Quan trên cương vị HLV . Dưới bàn tay của ông , Hải Quan khi đó đã sở hữu một dàn cầu thủ khá đồng đều và luôn gây nỗi khiếp sợ cho các đội bóng khác như Nguyễn Kim Hằng, Phan Văn Tần, Thái Công Hoàng, Tô Văn Hải, Hồ Thanh Dũng, Trương Văn Dưỡng , Nguyễn Hoàng Minh (Minh nhí), Lưu Tấn Liêm...

    Năm 1987 , năm tệ hại nhất của bóng đá TP.HCM , đồng thời cũng là năm mà bóng đá Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi tiêu cực qua các vụ mua bán , móc ngoặc , xin cho ... cả ba đội bóng Hải Quan , Cảng Sài Gòn và Sở Công Nghiệp bị loại ngay từ vòng đầu . Hồ Thanh Cang xin rút khỏi vị trí huấn luyện với lời thề không quay lại nếu bóng đá vẫn còn tiêu cực .

    Năm 1998 , đang là nhân viên hải quan , Cang được lãnh đạo Tổng cục Hải quan đề nghị quay lại để cứu đội bóng (thời điểm ấy nhiều cầu thủ Hải quan mua bán độ , dàn xếp tỷ số) . Ông thẳng thắn :

    - Tôi sẵn sàng bị đuổi việc chứ nhất định không làm huấn luyện khi mà HLV , đội bóng , và cầu thủ bị điều khiển như những con rối hơn là làm công tác chuyên môn thực sự .

    Hiện nay , ông Cang vẫn ở khu tập thể đội Hải Quan nằm trên đường Hai Bà Trưng .

    Thú vui bây giờ của ông Cang là chiều chiều dợt banh cùng các lão tướng , và sinh hoạt trong Ban ái hữu cựu tuyển thủ . Ông có con trai nhưng không tiếc nuối chuyện con không ai nối nghiệp ông và truyền thống gia đình Hồ Thanh . Chính ông đã chủ động khuyên các con chuyển nghề trong giai đoạn bóng đá phức tạp , nhiều tiêu cực .

    Đã thành thông lệ , sáng mùng một Tết hàng năm , bảy anh em trong gia đình Hồ Thanh gồm : Hồ Thanh Hưng (tự Cải), Hồ Thanh Chinh , Hồ Thanh Cang , Hồ Thanh Ngọc , Hồ Thanh Xuân , Hồ Thanh Đức và Hồ Thanh Dũng lại tề tựu họp mặt tại sân Phan Đình Phùng . Họ chúc Tết nhau , trao đổi những buồn vui , kỷ niệm , sau đó cả bảy vào sân tập luyện . Thói quen ấy khiến nhân viên bảo vệ sân thuộc lòng và cứ mùng I Tết họ lại ngóng gia đình Hồ Thanh đến xông đất .
  8. sexmovie

    sexmovie Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    2.895
    Đã được thích:
    1.172
    Những bài viết của bác bdnuocnam là tư liệu quí, không thể đăng liên tục sẽ dẫn đến tình trạng cạn nguồn sau này.
  9. congtonhieu

    congtonhieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác là Trọng Hoàng của em có cách sút bóng khác hoàn toàn với Minh Phương của bác, còn bác mún so sánh thì có thể lấy hiệu quả ghi bàn ở giải trong nước ra so..

    Chú Minh chuyên thì em nhớ mãi từ thời đá Seagame chỉ đạo của Tavarez, anh và Phùng Công Minh tạo thành cặp tiền vệ tồi nhất trong các triều đại HLV của bóng đá Việt Nam 10 năm trở lại đây..

    Tóm lại em khuyên bác nói gì cũng phải có căn cứ chứ ngồi lù lù một đống mà phán bừa như thế là không được [-(
  10. JannieDL

    JannieDL Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2009
    Bài viết:
    2.599
    Đã được thích:
    1.941
    Minh Chuyên với Phùng Công Minh nào của Tavares ?!

    Minh Chuyên, Phùng Công Minh, Duy Nam là những tiền vệ trong đội hình Olympic Bắc Kinh của Chung gà mái. Đội hình này đã làm nên thành tích tốt nhất trong lịch sử của bóng đá Việt Nam.

    Trọng Hoàng so với Minh Phương chỉ 7/10. Trọng Hoàng sút tốt nhưng cái quan trọng là khi đội khó khăn cần anh sút 1 quả thì anh toàn bắn chim. Khi đội dẫn 2, 3 trái rồi thì anh mới tung chưởng (để làm gì nữa ?). Trong khi Minh Phương đã phát huy sở trường trong rất nhiều trận quan trọng của đội tuyển.

    Về châm bóng thì Trọng Hoàng tối mò mò, Minh Phương là chân chuyền tốt nhất của bóng đá VN 10 năm qua.

    Minh Phương thua Trọng Hoàng ở khoản mất bình tĩnh và xử lý ích kỉ khi lâm vào thế khó.

Chia sẻ trang này