1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tất tật về bóng đá Việt Nam những năm trước...

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi muaxuanbackinh, 11/01/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    PHẠM HUỲNH TAM LANG : NGƯỜI ĐÀN ÔNG MẪU MỰC

    HLV Phạm Huỳnh Tam Lang sinh ngày 14-2-1942 tại Gò Công (Tiền Giang). Khi còn là học sinh, ông thi đấu cho đội tuyển của trường Trung học Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong).

    - Năm 1957, vào đội Ngôi Sao Chợ Lớn lúc mới 15 tuổi.
    - Năm 1960 đá cho đội tuyển Trẻ Miền Nam VN, rồi đội tuyển Thanh Niên, và sau đó là tuyển Miền Nam.
    - Năm 1964, thi đấu xuất thần trong trận thắng Israel 2-0 ngay trên sân đối phương ở lượt về vòng loại Olympic.
    - Năm 1966, là thủ quân đội tuyển Miền Nam vô địch Cúp Merdeka
    - Năm 1967 đá cho đội tuyển Các Ngôi Sao Châu Á
    - Năm 1975 đá cho đội Cảng Sài Gòn
    - Năm 1981 học lớp đào tạo HLV ở CHDC Đức
    - Tháng 9-1982 chính thức làm HLV đội Cảng Sài Gòn cho đến nay với bốn lần đội đoạt chức vô địch quốc gia: 1986, 1994, 1997, 2002
    - Năm 2003, đội Cảng Sài Gòn xuống hạng nhất
    - Ngày 1-9-2003 nhận quyết định nghỉ hưu
    - Ngày 15-9-2003, từ chối ký hợp đồng với CLB bóng đá Thép miền Nam- Cảng Sài Gòn. Kết thúc “cuộc tình” 28 năm với CSG.

    Trong sự nghiệp cầu thủ và HLV , có lẽ ít ai có được hạnh phúc và vinh dự trong nghề nghiệp như người con của vùng đất Gò Công (Tiền Giang) - cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang . Ngoài cúp vô địch Merdeka 1966, ông còn đoạt được rất nhiều huy chương khác ở SEA Games trong vai trò cầu thủ rồi HLV.

    Dẫn dắt đội Cảng Sài Gòn trong vai trò “thuyền trưởng”, ông góp công lớn mang về cho đội bốn chức vô địch (1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002) cùng hai danh hiệu vô địch Cúp quốc gia (1992, 2000), đó là chưa kể đến hàng chục ngôi vô địch ở các giải bóng đá khu vực phía Nam...

    Ngày hạnh phúc trên đất khách

    Nhâm nhi ly cà phê cùng chúng tôi sau giờ huấn luyện tại Trung tâm thể thao Thành Long, vị danh thủ lừng lẫy một thời của bóng đá miền Nam trước 1975 như trẻ trung trở lại khi nhắc tới giải Merdeka 1966. Ông kể: “Năm 1960, khi mới 18 tuổi, tôi được gọi vào đội tuyển miền Nam. Sớm chiếm được vị trí trong đội hình chính thức, nhưng chiếc băng đội trưởng thì chẳng bao giờ tôi nghĩ đến.

    Đùng một cái, trước giờ bay sang Malaysia, HLV Weigang họp đội và đề nghị bầu chọn đội trưởng mới thay cho tiền vệ nổi tiếng Nguyễn Ngọc Thanh. Cũng chẳng biết vì sao ngày ấy anh em lại tín nhiệm và dồn phiếu cho tôi giữ vai thủ quân.

    Ngày xưa, Merdeka là một giải đấu danh tiếng, ra đời từ thập niên 1950, luôn qui tụ những đội mạnh nhất của châu Á. Được mời dự giải đã là một vinh dự. Chính vì vậy mà khi đoạt chức vô địch, chúng tôi như đắm mình trong hạnh phúc vô bờ trên đất khách quê người. Hai ngày sau lúc trở thành nhà vô địch Merdeka, toàn đội không về nước ngay mà ghé lại Singapore để thi đấu giao hữu một trận với đội tuyển nước này khi họ vừa tách ra khỏi Liên bang Malaysia.

    Khi máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, cả đội không thể tin vào mắt mình vì sự đón tiếp trọng thể. Mỗi người chúng tôi đứng trên một xe jeep mui trần diễu hành về tòa đô chính (trụ sở UBND TP.HCM ngày nay) để ra mắt hàng ngàn khán giả đang chờ đợi. Để ghi nhận công sức của đội bóng, các mạnh thường quân và Tổng cuộc Túc cầu tặng mỗi cầu thủ một chiếc lắc được làm bằng 5 chỉ vàng ròng. Việc khen thưởng chỉ dừng lại ở đó, nhưng để lại trong lòng mỗi cầu thủ chúng tôi những dấu ấn đậm nét”.

    [​IMG]
    Đội trưởng Tam Lang trong sự công kênh của các cầu thủ tại Merdeka 1966

    Tiếng sét ái tình

    Ba ngày trước lúc đội tuyển bóng đá miền Nam VN dự Cúp Merdeka 1966, toàn đội bỗng nhận được giấy mời xem một suất hát của Đoàn cải lương Dạ Lý Hương. Trước giờ kéo màn, đại diện đoàn hát nói vài lời phi lộ và gửi lời cầu chúc đội tuyển “mã đáo thành công”.

    Cô đào hát nổi tiếng, được khán giả xưng tụng là “cải lương chi bảo” Bạch Tuyết bước ra từ cánh gà sân khấu. Thay cho câu vọng cổ mùi mẫn là bó hoa tươi thắm để trao tận tay thủ quân Phạm Huỳnh Tam Lang. Ngay ở lần chạm mặt ấy, nói như người cựu danh thủ thì: “Tôi như bị cô ấy hớp hồn khi nhận hoa...”.

    Ngưng một thoáng vì xúc động bởi chuyện cũ hiện về từ ký ức xa xưa, Tam Lang nói: “Sau giải Merdeka, những cuộc hẹn hò giữa chúng tôi nối dài hơn và kết thúc bằng lễ cưới vào đầu năm 1967. Tiếc là quãng đường đi chung của chúng tôi quá ngắn. Do không phù hợp nhau về nhiều mặt nên chúng tôi đành phải nói lời chia tay vào năm 1974. Sau này, cả hai cùng có gia đình riêng rất hạnh phúc. Tôi có một cháu gái (20 tuổi, đang du học ngành dược tại Úc) còn Bạch Tuyết được một cháu trai. Hai gia đình luôn xem nhau như những người bạn thân thiết và cũng hay lui tới thăm viếng lẫn nhau mỗi khi có điều kiện”.

    “Có một giai thoại cho rằng vì quá ghen tuông với những cảnh mùi mẫn trên sân khấu nên anh xách súng rulô rượt bắn kép hát đóng chung với chị Bạch Tuyết?”. Nghe chúng tôi hỏi, Tam Lang cười ngất rồi nói: “Đúng là khi còn đá cho đội cảnh sát của chế độ cũ, tôi được gắn lon trung sĩ và được phát khẩu súng ngắn. Ngay sau đó tôi trả súng lại vì thấy nguy hiểm, đồng thời cũng không muốn giữ súng vì đâu có chi cần thiết để giắt kè kè bên người.

    Do đó không hề có chuyện tôi xách súng rượt kép hát ngay trên sân khấu như đồn đại đâu. Ngay cả cái lon trung sĩ cũng là chuyện chẳng đặng đừng vào thuở ấy. Lương cầu thủ chẳng được là bao, do vậy ông bầu của đội mới gắn cho tôi thêm lon trung sĩ cảnh sát để có thêm vài đồng lương hằng tháng. Và cũng chính vì cái lon trung sĩ tạm bợ ấy mà tôi phải đi học tập ba ngày sau 30-4-1975...”.

    Thăng trầm của một đời người

    Sau ngày 30-4-1975, bóng đá lại cuốn hút Tam Lang trở lại với sân cỏ. Giữ vai trung vệ cho Cảng Sài Gòn được gần năm năm, ông chính thức nói lời chia tay để chuyển sang nghiệp HLV. Vừa giã từ đôi giày crămbông, ông được ngành TDTT thành phố cử đi tu nghiệp lớp HLV quốc tế tại CHDC Đức.

    Ngày ấy, cái tin Tam Lang được cử ra nước ngoài học để lấy bằng HLV, mà lại là học ở một đất nước XHCN, đã trở thành đầu đề bàn tán khá lâu dài. Người này thì thắc mắc: “Sao lại cử cầu thủ “chế độ cũ” đi học nghề làm thầy đá bóng?”; người khác lại cho rằng: “Chắc cha Tam Lang này là dân nằm vùng nên chỉ phải đi học tập ngắn ngày, nay lại được chọn cho đi học ở nước ngoài”...

    Năm 1981, tức sau hơn một năm tu nghiệp, ông tạm biệt CHDC Đức với tấm bằng HLV loại ưu để quay lại với Cảng Sài Gòn trong cương vị mới - HLV trưởng. Riêng việc được chọn đi học nước ngoài, mãi về sau này mới có lời giải đáp thỏa đáng từ chính người trong cuộc: ông được tín nhiệm cử đi học ở nước ngoài nhờ vào bản lý lịch khá tốt - có cha là liệt sĩ chống Pháp, hi sinh năm 1945.

    Nhắc về người cha quá cố, cựu danh thủ lừng lẫy một thời xúc động kể lại: “Số phận của tôi hẩm hiu lắm chứ không đầy rẫy vinh quang như nhiều người lầm tưởng. Tiếng là có cha, nhưng cho tới lúc trưởng thành tôi chẳng hề biết tường tận nét gì đó trên gương mặt của cha ngoài việc cảm nhận về cha mình qua di ảnh còn để lại. Nhưng nỗi đau lớn nhất là cho tới giờ phút này vẫn không hề biết mộ phần của cha nằm nơi đâu! Ông bị địch bắt rồi thủ tiêu ngay trong khám khi tôi vừa lên 3. Cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay, mẹ tôi vẫn không nguôi nỗi ray rứt về mộ phần lẫn ngày mất của chồng...”.

    Vào lúc làn sóng vượt biên rộ lên, nhiều bè bạn đã rủ rê Tam Lang theo chân họ xuống tàu ra nước ngoài tìm vận hội mới. Thậm chí có người còn dọa rằng: “Ông là dân cảnh sát ******, ở lại không được trọng dụng đâu. Chi bằng theo tôi vượt biên đi...”. Ông chỉ lắc đầu.

    Đơn giản chỉ vì: “Tôi là dân đá banh. Ngoài đá banh ra, đi nước ngoài biết làm gì để sống. Hơn thế, tôi không đành lòng ra đi để lại người mẹ hiền suốt một đời thủy chung thờ chồng, lam lũ kiếm sống để nuôi dạy con khôn lớn...”. Ngồi nhắc lại chuyện xưa, ông cho rằng đó là một quyết định đúng đắn - sự đúng đắn phải đi qua rất nhiều tháng ngày trăn trở, suy tư...

    Liệu rằng quyết định ở lại với đất nước có phải là cơ sở để năm 1993, ông được đứng vào hàng ngũ đ?ang + sản VN? Tam Lang đáp ngay: “Tôi không cho là như vậy. Tôi luôn tâm niệm rằng con người từ lúc sinh ra cho tới lúc mất đi thì phải luôn làm việc, luôn cống hiến.

    Đó không chỉ là ước mơ mà còn là nguồn sống. Với tôi, dù đã qua tuổi lục tuần từ lâu nhưng niềm tin và tình yêu với quả bóng vẫn luôn đong đầy. Có lẽ vì vậy mà khi được kết nạp đ?ang rồi, tôi vẫn không thể ngờ được rằng có ngày mình vinh dự trở thành một đ?ang viên, nhất là với một người từng có ít nhiều tháng ngày tham gia chế độ cũ...”.

    Ở tuổi 70, giọng nói của người cựu danh thủ này vẫn còn sang sảng. Ông nói: “Tôi cảm thấy mình có lỗi rất lớn với người hâm mộ. Bao thế hệ cầu thủ đã đi qua, nhưng giấc mơ đem tấm HCV về cho đất nước vẫn không làm được. Thời của tôi và các đàn em không làm được, do vậy tôi luôn nung nấu giấc mơ ấy bằng cách gầy dựng những thế hệ cầu thủ trẻ cho bóng đá Thành Long nói riêng và cho TP.HCM nói chung. Biết đâu mai này, trong số những tài năng trẻ ấy có người sẽ làm nên chuyện như lớp cha ông ngày trước...”.

    Nỗi đau không nói nên lời

    Ngày Phạm Huỳnh Tam Lang nhận quyết định nghỉ hưu từ lãnh đạo CSG . Lúc đó , Ông đã đến tuổi nghỉ hưu theo quy định và càng đúng hơn khi đội CSG bị rớt hạng sau mùa bóng 2003. Nhưng tại sao ông không chia tay với đội sau danh hiệu vô địch quốc gia 2002. Khi ấy, ông cũng đã 60 và lại được tiếng là ra đi trong vinh quang.

    Tuy nhiên, nếu ra đi như thế thì không phải là Tam Lang. Ông không thể bỏ lại cậu học trò Đặng Trần Chỉnh khi chưa đủ độ chín. Ông cũng không thể rũ áo ra đi trong vinh quang khi biết rõ hơn ai hết chức vô địch V-League 2002 là một chiến thắng không xứng đáng. Một danh hiệu vô địch “bay” đến với đội nhờ những tính toán của những đội khác. Đơn giản, Phạm Huỳnh Tam Lang còn ở lại CSG vì ông muốn chia sẻ khó khăn với đội, giúp đội thêm vững chắc với chỉ tiêu trụ hạng. “Đất nước này, vùng đất này đã cho tôi cuộc sống bóng đá. Tất cả tạo điều kiện cho tôi nâng cao nghề nghiệp, trao cho tôi nhiệm vụ HLV đội CSG. Tôi nợ rất nhiều người, tôi nợ CSG và tôi không muốn làm điều gì trái lương tâm với đội”.

    Ông Lê Quang Nhật - Tổng giám đốc Công ty cổ phần bóng đá Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn (TMN-CSG) đã nói: “Ông Tam Lang là nguyên nhân chính đưa đội CSG xuống hạng”. Chỉ một câu nói ấy cũng đủ để ông Tam Lang trọng tình nghĩa không nhận lời mời làm công tác đào tạo trẻ với mức lương 8-10 triệu đồng/tháng của lãnh đạo TMN-CSG - Đó là mức lương khá cao vào thời điểm lúc bấy giờ . Tiền rất quan trọng, nhưng không là tất cả. Và với ông Tam Lang, tiền lại không thể nặng hơn tình, cho nên ông từ chối nhẹ nhàng lời mời của TMN-CSG. Nói cách khác, ông Tam Lang chính thức chia tay với CSG khi họ trút mọi trách nhiệm lên ông, trong khi trách nhiệm để CSG xuống hạng không chỉ của riêng ông.

    Mãi mãi tình yêu bóng đá

    Có lẽ vì sinh đúng ngày Valentine (14-02-1942) nên cuộc đời ông đã gắn bó thủy chung với bóng đá TP HCM nói chung và CSG nói riêng . Sống nặng nghĩa tình và được người hâm mộ quý mến

    “Nếu được làm lại từ đầu, tôi vẫn chọn bóng đá”, ông khẳng định. Ông không nhớ rõ những kỷ niệm vui buồn của thời cầu thủ, không phải vì nó quá lâu hay không đủ ấn tượng mà vì áp lực của cuộc sống bóng đá từ thời bao cấp chuyển qua bán chuyên nghiệp rồi tiến lên chuyên nghiệp với bao nhiêu trò ma mãnh của tiêu cực đã khiến ông chỉ còn nhớ đến những chuyện của quá khứ gần. Ông cũng không muốn nhắc đến những chuyện buồn cũng như vui, nhưng ông tự hào mình là người ngay thẳng dù trong môi trường bóng đá VN không dễ có được một cuộc sống trung thực. Ông chỉ tiếc rằng thời của ông, bóng đá chưa thật sự chuyên nghiệp và đời sống của HLV lẫn cầu thủ chưa được coi là nghề nghiệp. Chính vì vậy, ông muốn thế hệ hôm nay, với đầy đủ điều kiện so với trước đây, hãy sống sao cho xứng đáng với những gì bóng đá dành cho họ và đừng quên tích lũy cho mình khi giã từ sân cỏ.

    Năm 2003 , ông đã ký hợp đồng làm HLV cho Trung tâm TDTT Thành Long, nơi có cơ ngơi đủ để ông thực hiện hoài bão ươm mầm cho bóng đá VN.

    Bây giờ , cứ mỗi thứ sáu hàng tuần ông lại cùng bạn bè - các cựu danh thủ 1 thời của bóng đá Saigon gặp nhau chơi bóng tại sân bóng số 5 của Trung tâm thể thao Thành Long . Chính Ông là một trong những người đưa ra lời kêu gọi các cựu tuyển thủ hãy đến với nhau để tập luyện, cũng là dịp để chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống hiện tại. Trong mười cầu thủ ngày xưa thì hết bảy, tám người luôn gặp cảnh lao đao khó nhọc trong việc mưu sinh độ nhật. Chính ông phối hợp cùng cựu danh thủ Việt kiều Võ Thành Sơn đứng ra kêu gọi thành lập hội tương tế ái hữu để giúp đỡ các cựu cầu thủ . Một việc làm thầm lặng nhưng đong đầy ý nghĩa...
  2. sexmovie

    sexmovie Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    2.895
    Đã được thích:
    1.172
    Bác bdnuocnam, những bài viết của bác toàn hàng độc và quí, bác có thể giúp đưa lên web GNSC luôn không?
    Việc đưa lên đơn giản, coi như bác đóng góp cho GNSC. Tôi cứ thay bác đưa lên lâu dài e không hay.
  3. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Mình đã rất cố gắng post bài bên GNSC , nhưng toàn bị " Thêm 1 tin buồn , bạn nạp lại file hình ảnh" . Đến khi Hình đạt chuẩn thì "Bạn không đủ quyền để gởi bài" . Máy của mình không thể type tiếng Việt nên dùng work trước cũng vô nghĩa .
  4. sexmovie

    sexmovie Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    2.895
    Đã được thích:
    1.172
    Ặc trời , vô cùng xin lỗi bác, hình như 1 số mem cũng gặp vấn đề này. Hiện nay coder chính vẫn đang lu bu lắm, thôi để mai em post dùm bác vậy ... Bác rảnh thì vào truyền mồm trận Barca Arsenal kìa.
  5. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    SỰ BẨN THỈU TRONG BĐVN : THẾ LỰC ĐEN SLNA ĐÃ CHI PHỐI VFF NHƯ THẾ NÀO ?

    Năm 2005 , trong lúc dư luận cả nước đang bức xúc theo dõi diễn biến vụ án bán độ trong môn bóng đá nam tại SEA Games 23 thì có thông tin Văn Quyến và Quốc Vượng - hai "nhân vật chính" của vụ án này chỉ là hai chú "nhãi ranh" và vụ việc xảy ra như một hệ quả tất yếu bởi có một thế lực ngầm điều khiển đứng đằng sau hai cầu thủ này.

    Trong những ngày đầu khi Văn Quyến và Quốc Vượng bị triệu tập ra Hà Nội thì chính HLV Nguyễn Hữu Thắng là người đưa Văn Quyến đi trên chiếc xe biển số 37A-0899. Thắng đã cùng ở lại với Văn Quyến tại Hà Nội trong 3 ngày đầu. Khi chiếc xe đưa Văn Quyến vào gần đến trụ sở Cục CS điều tra tội phạm về trật tự xã hội, trong xe lúc nào cũng có một người đội mũ che kín mặt ngồi băng thế sau với Quyến. Đó chính là Hữu Thắng. Khi đến cửa trụ sở công an, thấy phóng viên tập trung đông quá, Thắng yêu cầu lái xe lùi lại, sau đó cho Văn Quyến đi taxi vào trụ sở công an, còn Thắng rút lui. Đến khi Quyến bị cơ quan điều tra yêu cầu ở lại hợp tác điều tra thì Hữu Thắng mới quay về Nghệ An. Có thông tin cho rằng, ý đồ ban đầu là Thắng muốn ra thăm dò hòng "chạy chọt" cho Quyến nhưng đã phải thất vọng quay về.


    Từ một CLB giàu thành tích bậc nhất của bóng đá Việt Nam, SLNA lại có những cuộc thay đổi "bể dâu" nhiều tai tiếng để rồi chìm ngập trong tiêu cực của nạn cá độ, tranh giành quyền lực, sát phạt lẫn nhau, mua bán tỷ số để đạt mục đích. Và tất cả đều liên quan đến một ê-kíp cầu thủ chủ chốt của SLNA và tuyển quốc gia. Đứng đầu ê-kíp này không ai khác chính là những cái tên Nguyễn Phi Hùng, Huy Hoàng và đặc biệt là HLV trưởng hiện tại của CLB: cựu tuyển thủ quốc gia Nguyễn Hữu Thắng...

    Nguyễn Hữu Thắng với "kịch bản" vô địch của Pjico SLNA năm 2001

    Là em kết nghĩa của Thắng "Tài Dậu" - một trong những nhân vật cộm cán nhất của giới cá độ Hà Thành , Hữu Thắng đã được cấp trên giao nhiệm vụ "chạy" tỷ số

    Hãy nghe Thắng "Tài Dậu" khẳng định về thân thế năm 2007 khi bị bắt ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất trong chuyến bay trở về VN từ Moscow (CHLB Nga) : Thắng khoe rằng, ông Lê Thế Thọ - lãnh đạo LĐBĐ VN - là “anh kết nghĩa” của mình; chính Thắng đã nhờ ông này đưa cầu thủ Hồng Sơn vào đội tuyển quốc gia. Sau đó qua Hồng Sơn, Thắng “tài dậu” trở thành “anh đỡ đầu” của các cầu thủ: Hữu Thắng, Phi Hùng, Văn Sỹ Sơn (đội SLNA); L.T, B.H, Q.H của các CLB khác... Thắng “tài dậu” còn liên kết với các “bố già” như: Hạnh “sự” ở Hà Nội; chị em Vũ Hoàng Oanh, Dung Hà ở Hải Phòng; Thắng “béo” ở Nghệ An, Minh “sứt”, Hồ Việt Sử, Dũng “nội” ở TPHCM. Mỗi “ông trùm” nắm một số cầu thủ, lãnh đạo một số CLB và cả trọng tài ở các đội khác, nhưng sẵn sàng liên kết với nhau để dễ bề thao túng. Riêng mình, Thắng “tài dậu” đặt trụ sở không chính thức ở quán cà phê trên phố Hàng Hành – Hà Nội. Hằng ngày, Thắng ngồi đây để nhận độ và thu chi tiền cá độ. Doanh số những ngày cuối tuần (các trận đấu quốc gia, quốc tế thường diễn ra vào những ngày này) có khi lên đến hàng tỉ đồng.

    Có người dân xứ Nghệ nào biết rằng đằng sau những trận chiến thắng, những thành tích lẫy lừng của CLB, những bước chạy như vũ bão trên sân của các cầu thủ ngay thời điểm vinh quang nhất ấy đã bị điều khiển bởi những toan tính xấu xa và sự lừa dối bẩn thỉu đến kinh người. Chỉ nêu một số trận đấu dẫn đến chức vô địch quốc gia giải bán chuyên nghiệp của CLB này mùa bóng 2000 - 2001 thôi đã đủ để nói lên tất cả. Một trong những người đóng vai trò chủ chốt chính là cựu tuyển thủ quốc gia, HLV hiện tại của SLNA - Nguyễn Hữu Thắng.

    Vào thời điểm đó, ở vòng đấu áp chót, SLNA sẽ đá với đội Công an Hải Phòng (CAHP) tại sân Lạch Tray (Hải Phòng). Để đoạt chức vô địch đầu tiên của mùa bóng bán chuyên nghiệp và cũng là vô địch đầu thế kỷ thì SLNA phải thắng trận đấu quyết định này và cả trận tiếp theo ở vòng đấu cuối cùng. Trận SLNA gặp CAHP diễn ra vào chiều chủ nhật 20/5/2001. Trước khi trận đấu diễn ra vài ngày, chính ông Nguyễn Hồng Thanh, nguyên Giám đốc điều hành CLB khi đó đã chủ trì cuộc họp kín với các nhân vật chủ chốt trong đội bóng và thông báo "chủ trương" của CLB là nếu thắng trận này, cơ hội vô địch lần đầu tiên trong thế kỷ sẽ rất lớn, và rất thuận tiện để ngành TDTT tỉnh nhà đón nhận Huân chương Lao động !? Tại sao diễn ra cuộc họp trên? Vì chính Nguyễn Hữu Thắng (người cùng ê-kíp với ông Thanh lúc đó) đã thông báo với lãnh đạo đội bóng là do có quen biết với một số cầu thủ của CAHP trong đội tuyển quốc gia nên có thể "lo" được việc này (tức SLNA sẽ thắng CAHP). Vào ngày thứ bảy 19/5/2001, quân của SLNA đã có mặt tại Hải Phòng để chuẩn bị thi đấu. Buổi tập luyện cuối cùng vẫn diễn ra như thường lệ. Bên ngoài sân, HLV của đội lúc đó là ông Nguyễn Thành Vinh nói với hai trợ lý là "trận đấu đã có người lo hết rồi đấy chú ạ". Hữu Thắng đề xuất với lãnh đạo đội là có quen biết một số cầu thủ CAHP, "nếu bồi dưỡng một tí thì ta sẽ thuận lợi hơn. Vì thực lực ta chưa chắc đã thắng CAHP". Và cái gía để "lo" trong phi vụ này là 55 triệu đồng. Nguyễn Hữu Thắng được giao nhiệm vụ cầm tiền của CLB đưa cho cầu thủ tên là Dũng của CAHP. Việc đưa tiền đã thực hiện xong vào tối thứ bảy 19/5/2001.

    Ngày chủ nhật, trận đấu diễn ra đúng như "kịch bản" mà họ đã toan tính. Phút thứ chín, CAHP dẫn trước SLNA gỡ hòa 1-1. Cầu thủ hai đội bắt đầu "diễn trò" đá nhăng đá cuội trước mặt hàng ngàn khán giả. Đến những phút cuối cùng của trận đấu thì "bất ngờ" mới xảy ra. Phút 86, một cầu thủ ngoại quốc của SLNA đã ghi bàn thắng "ấn định" tỷ số 2-1 nghiêng về SLNA. Với "chiến thắng quyết định" này, điểm số của SLNA chỉ còn thua Nam Định (NĐ) đúng một điểm. Nếu vòng đấu cuối cùng mùa giải, SLNA lại thắng và NĐ thua thì SLNA vô địch.

    Trước khi vòng đấu cuối cùng diễn ra (ngày 28/5/2001), Nguyễn Hữu Thắng một lần nữa thực hiện "nhiệm vụ cao cả" và đã "hoàn thành xuất sắc" nhiệm vụ bẩn thỉu. Vòng đấu này SLNA sẽ gặp Công an TP.HCM (CATP) tại sân Vinh, còn NĐ gặp Cảng Sài Gòn tại TP.HCM. Điều khủng khiếp là sau khi đã thắng được đội CAHP, chi bộ của đội bóng đã họp "khẩn cấp" để bàn kế hoạch hẳn hoi. Đó là thông báo việc Hữu Thắng có quen biết với các tuyển thủ quốc gia của đội Cảng Sài Gòn nên sẽ "dàn xếp" được trận đấu diễn ra với NĐ của CLB này. Chi phí để "lo" được bàn bạc và dự kiến ban đầu khoảng 100 triệu đồng. Thực hiện phi vụ này, CLB đã cử cựu cầu thủ Bùi Đình Đại lái chiếc xe Ford BC 37A-0899 (Lại chiếc xe này - xe của CLB này hiện vẫn đang dùng) chở Nguyễn Hữu Thắng ra Hà Nội, từ đó Thắng đáp máy bay đi TP.HCM để "lo công việc" trên.

    Ngày 27/5/2001, "ngày đáng nhớ" của nền bóng đá Việt Nam đã diễn ra đúng như "kịch bản". Cảng Sài Gòn lúc đó đang bị rệu rã lại đè bẹp NĐ với thực lực mạnh mẽ đang dẫn đầu giải đấu bằng tỷ số 5-0. Cùng giờ với trận đấu trên, SLNA và CATP cũng đang "diễn trò" tại sân Vinh với cuộc rượt đuổi tỷ số tưởng chừng như... nghẹt thở. Hiệp một, CATP "gây bất ngờ" khi vượt lên dẫn trước SLNA tỷ số 2-1 tại chảo lửa thành Vinh, nơi "bất khả chiến bại" của đội SLNA. Sang hiệp hai, cho đến phút 56 của trận đấu, SLNA lại vượt lên dẫn trước với tỷ số 4-2. Đến phút 70, khi biết tỷ số giữa trận Cảng Sài Gòn với SĐNĐ đã "quá an toàn" cho SLNA thì một cầu thủ của CATP ghi "thêm" được một bàn nữa cho CATP. Kết quả chung cuộc, SLNA thắng CATP 4-3.

    Mùa giải đó SLNA vô địch. Để có kết quả thuận lợi cho cả hai trận đấu này, đối với trận đấu với CATP tại Vinh, trước khi lên đường đi TP.HCM, Hữu Thắng được CLB giao nhiệm vụ và Thắng giao lại "nhiệm vụ" trên cho cầu thủ Ngô Quang Trường. Trường đã cầm 65 triệu đồng của CLB giao cho "đối thủ". Tối hôm đó, người ta thấy một cuộc liên hoan tưng bừng mừng chiến thắng của cầu thủ SLNA, cũng như "mừng thất bại" của cầu thủ CATP tại Vinh. Tổng số chi phí cho trận liên hoan tập thể của đội CATP hết 15 triệu đồng. Vài ngày sau, trong một lần dự giải đấu khác tại Hà Nội, một lãnh đạo đội bóng của CATP đã cầm gói giấy báo bọc 50 triệu đồng trả lại cho ông Nguyễn Hồng Thanh và Nguyễn Xuân Vinh (thủ quỹ của CLB SLNA). Ông này nói với ông Thanh và ông Vinh: "Các anh làm thế không được đâu. Cho các cháu (tức cầu thủ) liên hoan thế được rồi. Xin gửi các anh phần còn lại!". Ông Thanh và ông Vinh đã nhận lại số tiền trên.

    Trong lúc đó, về trận đấu giữa CSG và NĐ, Nguyễn Hữu Thắng báo cáo với lãnh đạo đội bóng có sự tham dự của lãnh đạo Sở TDTT tỉnh Nghệ An, là chi phí cho cuộc dàn xếp trên hết 320 triệu, trong đó Thắng cho biết chi phí đi lại và ăn nhậu hết 20 triệu đồng. Sau khi nghe con số "chi phí" quá cao mà Hữu Thắng báo cáo, các thành viên trong cuộc họp đã phản ứng gay gắt. Chỉ trừ hai nhân vật cùng ê-kíp với Thắng là Nguyễn Hồng Thanh và Nguyễn Xuân Vinh (còn gọi là Vinh Bá, vì bố Vinh tên Bá) là im lặng. Một vị lãnh đạo Sở TDTT tỉnh thì phàn nàn hơi nhiều, ông Nguyễn Thành Vinh thì phản đối kịch liệt và gay gắt. Ông đề nghị phải làm rõ chuyện này. Cuối cùng, theo đề nghị của nhiều thành viên, lãnh đạo quyết định lật tẩy Nguyễn Hữu Thắng và những người cùng phe thì mới biết số tiền thật sự mà Thắng đã dàn xếp chỉ hết 150 triệu đồng. Có người đã chửi ầm ĩ trong cuộc họp khi biết lãnh đạo đội bóng đã dùng "kịch bản" trên để dàn xếp trận đấu là trò bẩn thỉu. Những người "nâng" giá bồi dưỡng trở nên bẽ mặt và nội bộ SLNA bắt đầu mâu thuẫn từ đây.

    Quay lại sự kiện "vô địch" của SLNA. Số tiền thưởng cho chức vô địch năm đó là một tỉ đồng. Trong lúc đó, theo báo cáo của Giám đốc Nguyễn Hồng Thanh và thủ quỹ Nguyễn Xuân Vinh, "chi phí" cho các trận đấu vừa qua, liên hoan, tặng quà các quan chức ĐLBĐ, phong bì cho khách khứa (có mặt ông Lê Thế Thọ, Ngô Tử Hà, Từ Minh Đăng...) hết gần 600 triệu đồng. Chi phí này sau đó được "khấu hao" và hợp thức hóa bằng cách khi chia tiền thưởng, các thành viên ký vào danh sách nhận thưởng nhiều nhưng thực chất chỉ nhận rất ít.

    Ngày SLNA vô địch mùa giải 2000 - 2001 có thể gọi là "ngày đáng nhớ" của bóng đá Việt Nam, bởi nó đã xảy ra một sự kiện vô cùng hy hữu mà giới chuyên môn, giới báo chí và người hâm mộ phải chứng kiến và khó quên. Trong lúc vòng cuối cùng mùa giải diễn ra, SLNA đang thua NĐ một điểm, không hiểu vì lý do gì khi tiếng còi trọng tài điều khiển hai trận đấu tại Vinh và TP.HCM kết thúc thì chức vô địch đương nhiên thuộc về SLNA. Và ngay lúc đó, lễ trao giải được LĐBĐ VN tổ chức ngay trên sân Vinh (truyền hình trực tiếp trên cả nước) mà người ta lại thấy ngay chiếc cúp vô địch được khiêng từ khán đài A của sân vận động Vinh xuống sân cỏ ngay lập tức (?!). Vậy thì phải chăng LĐ đã biết chắc 100% SLNA sẽ vô địch mùa bóng trước khi trái bóng của vòng đấu cuối lăn? Báo chí cả nước không khó nhận ra tình huống buồn cười này và chất vấn quan chức LĐ, thì có người trả lời là LĐ chuẩn bị hai chiếc cúp giống nhau để sẵn trên hai sân vận động Vinh và Thống Nhất. Phóng viên truyền hình lúc đó đã lia máy truy tìm chiếc cúp trên SVĐ Thống Nhất thì không hề có. Kể cả trong phòng làm việc của các quan chức tại SVĐ cũng không hề có chiếc cúp nào. Vụ việc sau đó được "ém" đi mà không ai phải chịu trách nhiệm. "Vinh quang bẩn thỉu" thuộc về đội bóng thành Vinh. Sau trận đấu này, nhiều cầu thủ, lãnh đạo đội bóng SLNA giàu lên nhanh chóng, có người mua đất, sắm nhà cho các cầu thủ đàn em. Dư luận đặt nghi vấn, đây không chỉ là trận đấu để mang chức vô địch về cho Nghệ An mà giới cá độ và những người trong cuộc đã bắt tay nhau "cất vố lớn", thu lợi hàng tỉ đồng. Có một chuyện khôi hài kèm theo ngày SLNA vô địch: một cán bộ thuộc LĐBĐVN đã được CLB SLNA tổ chức đám cưới vợ bé cho ông ta ngay tại Vinh. Bà này hiện vẫn đang sống với cuộc tình hy hữu đó , Và vị cán bộ kia cũng vừa trở lại với chính trường VFF sau vài năm vắng bóng .

    Gia ân với đàn em để tạo vây cánh & Những người muốn làm trong sạch bóng đá Nghệ An từng bị hăm dọa “xử theo luật giang hồ!”

    Trong một thời gian dài, để thực hiện ý đồ “bá chủ” đội bóng thành Vinh, Nguyễn Hữu Thắng và những người cùng ê-kíp đã thực hiện một “chiến lược” rất dài hơi đánh vào tâm lý để lấy lòng các cầu thủ. Những cầu thủ như Văn Quyến, Quốc Vượng, Phi Hùng, Phan Thanh Tuấn, Văn Sỹ Sơn, Văn Sỹ Thủy... được Thắng bênh vực, dung túng để thoát khỏi sự trừng phạt của những người mong làm sạch bóng đá thành Vinh. Khi thời cơ đến, những cầu thủ này đã hỗ trợ đắc lực cho Hữu Thắng trong việc lật đổ HLV, đưa Thắng lên thay thế.

    Sau chức vô địch đạt được nhờ... tài bẩn thỉu và sau cú nâng giá vụ dàn xếp của Nguyễn Hữu Thắng về trận CSG - NĐ (và hàng loạt tiêu cực của các cầu thủ trước đó) , câu lạc bộ SLNA xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa cầu thủ với Ban huấn luyện, giữa đội bóng với lãnh đạo Sở Thể dục - thể thao tỉnh, giữa phe chống tiêu cực và phe thỏa hiệp. Sau khi vô địch mùa giải đó, đội bóng xứ Nghệ bắt đầu có những thế lực thao túng cầu thủ để đá theo ý họ chứ không phải HLV. Nhiều trận đấu được dàn xếp tỉ số, bán độ mà Ban huấn luyện “ngửi mùi” được, làm kiểm điểm, có những cầu thủ đã nhận tội, bị đề nghị kỷ luật nhưng rồi lại có vài nhân vật, trong đó có Nguyễn Hữu Thắng thường xin xỏ cho qua.

    Trong trận đấu Cúp quốc gia với đội Long An (lúc đó chưa phải là Gạch Đồng Tâm Long An) mùa bóng 2002-2003, Ban huấn luyện, cụ thể là ông Nguyễn Thành Vinh và các trợ lý thấy cầu thủ đá vật vờ trên sân Long An nên đã nói với nhau ngoài đường biên: trận đấu có “mùi”. Kết quả là SLNA thua Long An 0-3. Sau đó, Ban huấn luyện bắt các cầu thủ Văn Sỹ Thủy, Văn Sỹ Sơn, Phan Thanh Tuấn, Nguyễn Phi Hùng (người mà những ngày qua dư luận cho là đã có liên quan đến vụ tiêu cực xảy ra tại SEA Games 23)... làm bản tường trình. Văn Sỹ Thủy khai: “Tuấn nói là nếu không đá vào lưới Long An thì về Vinh sẽ được 10 triệu đồng”. Phan Thanh Tuấn khai rõ hơn: “Có một người lạ báo cho biết nếu không đá vô lưới Long An về Vinh sẽ có tiền”. Sau trận đấu này một tuần, cả đội bóng SLNA và người dân địa phương thấy Tuấn ung dung sở hữu một chiếc Space bóng loáng trị giá khoảng 5.000USD. Ban huấn luyện đội bóng đề nghị kỷ luật thật nặng các cầu thủ trên, chuyển xuống đội trẻ. Nhưng, chính Nguyễn Hữu Thắng ngỏ lời đề nghị bỏ qua. Ban huấn luyện lúc đó chỉ biết... vâng lời, vì Thắng là người có ảnh hưởng lớn đến đội bóng, khi nhận là con nuôi của ông Nguyễn Hồng Thanh, Giám đốc điều hành CLB.

    Cũng các cầu thủ này, trong một trận đấu với NĐ (giải truyền thống kỷ niệm Ngày giải phóng thủ đô năm 1999) đã tham gia dàn xếp tỉ số, bán độ với một cá nhân để lấy tiền. Lần này cũng là Nguyễn Phi Hùng, Văn Sỹ Sơn, Phan Thanh Tuấn, Đặng Quốc Cường. Sau vụ này, các cầu khai với Ban huấn luyện là cầu thủ đàn anh trong đội bóng cũng được chia tiền. Một trận đấu cuối mùa giải 1999-2000, SLNA đá với NĐ, một số cầu thủ của SLNA như Nguyễn Quốc Trung, Dũng, Sỹ... đã tham gia dàn xếp tỉ số để mua độ. Ông Vinh nhận ra sự bất thường, hỏi và các cầu thủ đã thành thật khai là họ đã đưa tiền xuống Nam Định để “đặt kèo” dưới lấy Nam Định (thị trường lúc đó SLNA chấp bóng). Các cầu thủ này với khoảng năm cầu thủ khác đã “sản suất” ra tỉ số 0-0 trong hai hiệp chính. Kết quả đúng như ý đồ, và SLNA thắng loạt đá luân lưu. Sau đó, cầu thủ khai đã mang xuống Nam Định 70 triệu đồng bằng ngân phiếu để bắt độ tỉ số trận đấu trên. Ông Vinh thông báo với ông Thanh, đội bóng triệu tập cuộc họp ngày 11-11-1999. Có bảy cầu thủ tham gia trận đấu hôm đó về dự họp trễ, ông Vinh đã chửi thẳng trong cuộc họp: “Tôi thấy bảy cầu thủ bị suy thoái về đạo đức, lối sống, vô kỷ luật trước tập thể, đã vi phạm nhiều lần. Do vậy phải làm quyết liệt, không được “du di” nữa”. Ông đề nghị chuyển Đào Thanh Lưu, Đặng Quốc Cường, Phan Thanh Tuấn... xuống đội hai. Ngày hôm sau 12-11-1999, khi biết chuyện này, một lần nữa hai nhân vật chính là Nguyễn Hữu Thắng và Ngô Quang Trường xuất hiện, xin ông Vinh để Đặng Quốc Cường chịu kỷ luật tại đội, đừng đưa xuống đội trẻ.

    Ông Vinh bó tay trước kiểu dung túng của những nhân vật trong Ban lãnh đạo đội bóng và cầu thủ. Đây là chuyện gây bất mãn, vì trong cuộc họp các cầu thủ thừa nhận đã nhận tiền từ giới cá độ.

    Thời điểm 1999, sau khi đội bóng có những biểu hiện bất thường, cơ quan chức năng cảnh báo một số cầu thủ trong đội có quan hệ không bình thường với trùm cờ bạc Thắng Tài Dậu. Toàn bộ Ban huấn luyện, lãnh đạo đội bóng và đại diện một số cầu thủ chủ chốt đã có cuộc họp để xác minh ai đang quan hệ với đối tượng giang hồ trên. Cuộc họp có sự tham dự của ông Nguyễn Hồng Thanh - Giám đốc, HLV trưởng Nguyễn Thành Vinh, HLV phó Trần Văn Đức, Đội trưởng Ngô Quang Trường, Văn Sỹ Hùng và Nguyễn Hữu Thắng... Thật bất ngờ, cầu thủ nay đang là HLV “gương mẫu” của SLNA Nguyễn Hữu Thắng đã đứng lên tự nhận là em kết nghĩa với Thắng Tài Dậu. Thắng giải thích: “Đó là chuyện bình thường, chúng tôi coi nhau như anh em. Chỉ là quan hệ xã hội...”. Có lẽ đây là thông tin mà sau này trong nhiều vụ mâu thuẫn, gần như không ai ở CLB dám đối đầu với Thắng nữa.

    Bức xúc từ đội bóng trở thành chuyện thời sự của lãnh đạo tỉnh Nghệ An, ngày 25-1-2003, ông Lê Doãn Hợp (lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nay là Phó trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương) đã xuống tận đội bóng để nói chuyện. Không giấu nổi bức xúc, ông nói: “Các đồng chí về nhắc nhở cầu thủ đi. Làm thế nào mà cầu thủ của chúng ta cứ bị dư luận cho là dính dáng đến cờ bạc, trai gái, ma túy, cá độ... như thế”!

    Thật ngẫu nhiên, sau khi Bí thư Tỉnh ủy đưa ra lời chỉ đạo vài ngày thì Công an thành phố Vinh bắt được vụ đánh bạc, trong đó có cầu thủ Lê Xuân Hải, Nguyễn Phi Hùng tham gia. Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, nhưng sau đó một vài người trong CLB đã cho soạn công văn gửi Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Vinh đề nghị “để các cầu thủ yên tâm thi đấu” (thực chất thì Lê Xuân Hải khi đó đã nghỉ đá bóng bốn năm rồi). Công văn này do ông Nguyễn Hoàng Thanh lập và ký, đưa cho ông Nguyễn Hoàng Thụ, Giám đốc Sở TD-TT tỉnh cùng ký, nhưng ông Thụ từ chối. Cuối cùng thì ông Cầm - Phó giám đốc sở ký. Ông Thụ không ký vì từ lâu đã có ý định thay đổi một số nhân vật trong đội bóng, làm rõ chuyện tiền bạc, “dư âm” từ mùa cúp vô địch. Vì thế, ông đối mặt với thách thức. Trong một cuộc họp, một kẻ đã nói thẳng với ông Thụ: “Nếu bây giờ có súng thì tôi bắn chú chết ngay!”. Cũng trong thời điểm đó, ông Thụ liên tục nhận được điện thoại, tin nhắn vào ban đêm đe dọa. Khủng khiếp hơn, vào một buổi chiều, trước cửa nhà ông Thụ bọn giang hồ đã trưng ra một bức trướng ghi rõ: “Kính viếng hương hồn đồng chí Nguyễn Hoàng Thụ” và một lẵng hoa tang! Sự việc được báo cáo lên cơ quan chức năng, nhưng rồi được giữ kín vì thể diện nên đã trôi vào quên lãng.

    Cuối năm 2003, trong vụ ẩu đả tại một vũ trường ở thành phố Vinh, giữa một nhóm thanh niên và một số cầu thủ SLNA, Phan Thanh Tuấn đã móc trong túi ra khẩu súng và bắn thị uy đối phương. Vụ việc bị khởi tố, cầu thủ này bị bắt giam. Nhưng sau đó , hai nhân vật chủ chốt của đội bóng (Nguyễn Hữu Thắng & Ngô Quang Trường) đã “chạy” cho cầu thủ này, để rồi Tuấn chỉ dùng súng với lý do “súng cướp cò”.

    Đến lúc này, không chỉ ông Thụ mà nhiều người khác đang có ý định làm trong sạch bóng đá xứ Nghệ phải khiếp vía. Sau đó, nhiều cuộc lật đổ liên tục xảy ra cùng với những trận đấu đầy nghi vấn của SLNA, những cầu thủ bị thao túng lao vào sa ngã của cuộc đời để phải đá bóng theo yêu cầu cho những thế lực ngầm, trong đó có Phạm Văn Quyến và Lê Quốc Vượng.

    Theo những gì tôi biết, thì không chỉ bênh vực cho một số cầu thủ hư hỏng, mua bán độ, Nguyễn Hữu Thắng còn chăm sóc đời tư của họ rất... đặc biệt. Cả đội bóng SLNA không ai không biết sau cú vô địch đầu thế kỷ, Hữu Thắng đã trả tiền mua nhà cho Phi Hùng (khoảng 400 - 500 triệu đồng). Căn nhà hiện nay có giá khoảng ba tỷ đồng và nghe đâu đã được Phi Hùng bán. Riêng Phạm Văn Quyến, sau khi trở nên nổi tiếng đã mua được một mảnh vườn, xây nhà (trước đó phải ở nhờ nhà cậu). Trong quá trình Quyến làm nhà, Thắng thường xuyên lui tới thăm hỏi, giúp đỡ nhiều thứ. Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, Huy Hoàng cũng được “thầy Thắng” mua cho một mảnh đất có giá khoảng 300 - 400 triệu đồng trong một dự án dân cư gần nhà Thắng tại Vinh. Trường hợp Lê Quốc Vượng là rất đặc biệt. Vì Vượng có tính khí khá cương trực và... bất trị, nên Thắng đã dùng một “chiêu” khác để lôi kéo, đúng hơn là để “trị”, đưa Vượng vào con đường sa đọa. Người thực hiện “nhiệm vụ gian khó” này cho Hữu Thắng chính là Nguyễn Phi Hùng. Con đường đẩy Quốc Vượng từ vinh quang đến vực thẳm, cũng như từ sân cỏ vô khám lớn cũng bắt đầu từ HLV hiện nay của SLNA : Nguyễn Hữu Thắng .
  6. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    8.057
    Đã được thích:
    4.141
    bài của bdnuocnam chắc chưa hết, mọi người vẫn đang chờ đọc tiếp bài bác.

    Tôi chỉ bổ xung thêm một chuyện nhỏ: đầu 2006, sau vụ bán độ, cơ quan điều tra triệu tập nhiều cầu thủ ra Hà Nội lấy lời khai. Trong số này có Phi Hùng, người mà ai cũng tin rằng chỉ sớm muộn sẽ nhận lệnh bắt. Vũ Minh Hiếu khi đó đưa Phi Hùng về nhà cơm nước và ngủ nhờ, rồi cho mượn xe để đi lại. Báo chí hỏi thì Hiếu nói đại ý: ai nghĩ tôi dính líu thì kệ, tôi chỉ biết Hùng là đồng đội và bạn tôi, nên ra Hà Nội thì tôi giúp đỡ, còn cá độ là việc của Hùng.

    Việc này có đăng báo, và một số tờ báo từng chửi Hiếu bán độ trước kia thì nhân vụ này xoa dịu, nói rằng Hiếu quân tử.
  7. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Chắc chắn là chưa hết bác ạ ! Mình đang cố gắng sắp xếp vì hơi bận và sẽ cho các bác biết Nguyễn Hoàng Thụ - giám đốc sở TDTT Nghệ An có thật là muốn làm bóng đá sạch ? Và lý do tại sao dưới thời của Nguyễn Hữu Thắng thì SLNA bất kả chiến bại trên sân nhà và cú đào thoát ngoạc mục của T&T Hanoi năm 2009
  8. lam_mai_anh

    lam_mai_anh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    3.953
    Đã được thích:
    175
    Hay quá! Mong chờ những bài viết tiếp theo của bác bongdanuocnam.
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    hic chức năng vote sao hết hoạt động rồi, đang mong chờ bài của bác đây [r2)] hay quá!
  10. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    BÓNG ĐÁ TpHCM : ĐAU LÒNG NGÀY VỀ ...

    CLB TpHCM là đội bóng Tp HCM đúng nghĩa duy nhất nay còn sót lại , và đó là hậu duệ đời F2 của CSG, nhưng hiện nay chỉ đang chơi tại giải hạng nhất Quốc gia và gần như chắc chắn sẽ phải giải tán trong 1 vài năm tới . Một trường hợp gần giống với Hải Quan - Đội bóng mà tui từng 1 thời là Fan

    Năm 2009 , CLB TpHCM bị rớt hạng nên năm 2010 phải đá giải hạng nhất với mục tiêu ban đầu là thăng hạng. Nhưng sau chuỗi trận be bét (có mấy trận thua 5,6 bàn) thì được trụ hạng đã là mơ ước. Năm 2010 chỉ có 1/13 đội rớt hạng (vì Thanh Hóa bỏ đội hạng nhất) nên hạng áp chót cũng đc trụ hạng, thế mà cũng là điệp vụ bất khả thi với CLB TPHCM!

    Năm 2010, Trong 1 lần tình cờ tui có cuộc hẹn lúc 7h tối với bạn trên đường Đào Duy Từ . Lúc đó , mới 4h nên đang chưa biết đi đâu (về nhà rùi lại đi thì hơi lười). Tình cờ chạy ngang sân Thống Nhất thấy có đá banh nên vào gởi xe, tính coi giết thời gian. Mới vào thì mấy chục người phe vé lại năn nỉ mua vé mời với giá...20.000đ! Tui mua 1 vé và được người bán đưa tận nơi vào cổng luôn.

    Từ nhỏ đến lớn, coi khán đài A cũng nhiều lần nhưng chưa bao giờ tui bỏ số tiền thấp như vậy (cách đây 15 năm cũng đã 25.000đ). Mới bước vào sân thì ôi thôi, khán đài mênh mông đếm cố lắm chắc được 500 người mà khán đài B,C,D là đã mở cửa free . Trong khoảng 500 người đó có chừng 3/4 là fan của đội khách...

    Khán đài A chỉ có vé mời, khỏi mở cửa bán vé luôn. Sau khi vào, tui nhìn lại tấm vé mới phát hiện là vé trận cũ cách đó đã 3 tháng...ak...ak... Vậy mà soát vé cũng không buồn nhìn vé khi xé luôn, chắc tui đưa tờ vé số cũng vào cổng được . Hèn gì người bán nhiệt tình đưa đến tận cổng...

    Nhìn qua khán đài B thì chắc được 50 người là fan đội TPHCM, cũng có kèn, trống, cờ đàng hoàng. Nhưng "thảm" nhất là cái băng rôn "trụ hạng vì danh dự bóng đá TP". Trời ơi, danh dự bóng đá TP bây giờ chỉ xứng đáng vị trí áp chót giải hạng nhất thôi sao... Thật là đau lòng , ngồi xem đá banh mà mắt tui cay xè và luôn trực rơi lệ bất cứ lúc nào ... Hình bóng của đội bóng 1 thời được mệnh danh Vua xứ N am Kỳ , 1 thời hào hùng là đây .

    Tui viết bài này , sau rất nhiều năm xa vắng & quay trở lại Saigon xem bóng đá vào năm 2010

Chia sẻ trang này