1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tất tật về bóng đá Việt Nam những năm trước...

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi muaxuanbackinh, 11/01/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. laithuanua

    laithuanua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    1
    Nếu so sánh thật sự thì Thắng "tù" không có cửa cạnh tranh với Chính cối (Lê Khắc Chính)...Người từng đeo băng đội trưởng TVN tại seagame 16 năm 1991 ở Philippin...TVN vào thời đó không phải là thứ dễ bị bắt mạt, nhưng chỉ vì phân biệt "vùng miền" trong tuyển mà TVN phải rời cuộc chơi sớm...Với Lưu Kim Hoàng (Nguyễn Hồng Phẩm dự bị)...rồi Phạm Đình Thăng, Đặng Trần Chỉnh, Lưu Tấn Liêm, Nguyễn Hoàng Minh (Minh nhí), Hà xá, Phan Thanh Hùng...Cỡ Trương Văn Dưỡng còn phải ngồi dự bị thì hiểu rằng TVN năm đó không phải thứ vừa...
    ____________________________________________________________________________________________
  2. gdtla08

    gdtla08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2010
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Do em còn trẻ tuổi nên em không đuowjc may mắn xem các vị tiền bối như bác kể
    trong tran giao hữu của ĐTVN với 1 clb Thuỵ Sĩ sân Cột Cờ cúp Độc Lập năm 1996 (VN thua 0-4). Trận đó 1 cú ngã bàn đèn móc bóng của Hữu Thắng trước vạch vôi làm em ấn tượng mãi đến giờ. Từ đó mỗi khi đá bóng em đều chọn chiếc áo số 4
    Nick cũ của em GDTLA04 cũng từ áo số 4 mà em yêu thích
    Hồi đó em cũng đâu có biết Hữu Thắng đá cho SLNA. Về sau biết càng thêm hâm mộ Hữu Thắng
  3. bondeptrai

    bondeptrai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2009
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    21
    Thắng tù chính là người khởi nguồn cho lối đá chém chân chặt ống đồng của Sông lam Nghệ An sau này, Huy hoàng chính là truyền nhân xuất sắc nhất của hắn ở khoản chặt chém
  4. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    "Chính dậm chân thì Hồng Sơn phải bỏ bóng".Có phải nói về Lê Khắc Chính không bác...?
  5. rooney008

    rooney008 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    12
    Thể Công là nơi khởi nguồn cho lối chơi ...búng chim phải không bác, gặp tiền đạo to cao cứ búng 1 phát..hehe.
    Đỗ Khải cũng chặt chém không phải vừa. Cặp trung vệ cứ 1 thằng giỏi chém, 1 thằng tỉnh táo, bọc lót tốt thì xem yên tâm nhất.
  6. laithuanua

    laithuanua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    1
    "Chơi dao thì có ngày đứt tay" _ Bác hãy nhớ lại trận ĐT - SLNA mùa trước diễn ra trên sân ĐT thì rõ...1 thằng gãy chân, 1 kẻ dập sóng mũi tất cả đều là người của SLNA khi đã theo hiệu lệnh của HH xua quân chặt,chém...dính đòn "hồi mã thương" của Tymothy
    @ Bác mod bò dê : Đúng là hắn đấy...
    Như các bác nhận xét tương đối chuẩn cặp tiền đạo chiến nhất là : Đức _Chiến...Đức ngoài thể lực,thể hình phù hợp với lối chơi tỳ đè thì Đức có thể chơi dãn biên khá tốt với các đường tạt bóng rất chuẩn, Nhưng cái kỹ thuật làm lên tên tuổi của Đức chính là vừa chạy,vừa sút bằng mu bàn chân cực kỳ chính xác ; Còn Chiến thì ngoài bản năng ghi bàn bẩm sinh, thì sở trường của Chiến chính là các cú sút nửa nảy bằng cách tiếp bóng bằng ngực,chân hoặc bóng đập đất nảy lên,chưa kịp tiếp đất thì Chiến bửa liền khá chính xác...Riêng tiền đạo oải nhất của TVN chắc có lẽ phải là Văn Sỹ Hùng...Trước khi sút bóng phải sang số, tiền đạo VN bây giờ khó ai dám bắt chước...
    ____________________________________________________________________________________________
  7. gdtla08

    gdtla08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2010
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Mùa rồi SLNA nhường chiếc ghế chặt chém lại cho các bác QK4. Xem trận Qk4 đấu chưởng với XM HP sân Lạch Tray mà buồn cười.
  8. bondeptrai

    bondeptrai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2009
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    21
    dân Miền Nam tiếng phóng túng chơi bời nhưng các CLB trong đó đá rất hiền, kể cả cầu thủ cũng đa phần hiền lành thuần tính cả, chả bù cho mấy CLB ngoài Bắc, trừ hà nội mấy đội bóng nhưng toàn tạp nham ko bản sắc, còn mấy đội như Hải Phòng, Nam định, Nghệ An thì đội nào đá cũng rất gấu, chỉ chực chém chân nhau, Thanh Hoá thì còn cù nhầy bẩn tính như đúng bản chất dân xứ thanh
  9. nobikami

    nobikami Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Bài viết:
    1.258
    Đã được thích:
    680
  10. BTX

    BTX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn chủ topic vì một chủ đề rất hay và gợi lại nhiều kỷ niệm. Mà có lẽ những người phải sống qua và trải nghiệm cái thời (xin tạm gọi) là còn sơ khai, còn chập chững hòa nhập đó thì mới thấu hiểu được.
    Đọc hết từ trang 1 đến bây giờ thì thấy mọi người bàn luận, ai cũng có lý riêng của mình cả. Xét về quy luật vận động, thì rõ ràng cái gì đi sau cũng phải hơn cái gì đi trước. Bóng đá VN bây giờ hơn bóng đá VN thời đó ở tốc độ, ở thể lực, hình thể và tài năng của HLV (ngài Tô rõ ràng là vô đối).
    Tuy nhiên, mọi người quên rằng thể thao vốn đặc biệt. Bóng đá thậm chí còn đặc biệt hơn. Nếu xét tổng thể cả một nền bóng đá, thì nền bóng đá bây giờ hơn hẳn nền bóng đá năm xưa. Nhưng xét về từng cá nhân thì cần phải xét lại. Bóng đá là môn thể thao luôn cho ra đời quái kiệt. 1 người ngoài việc tập luyện gian khổ, còn cần phải có 1 khả năng trời phú mới có thể thành quái kiệt, hay 1 cá nhân kiệt xuất. Tại sao bóng đá Argentina vẫn luôn hoài niệm về Maradona, mãi cho đến gần đây, Messi mới đạt được gần ngưỡng đó. Tại sao bóng đá Hà Lan vẫn luôn tìm kiếm một Marco Van Basten hay một Dennis Bergkamp mới. Tại sao BĐ Pháp luôn so sánh Frank hay Yohan với ZZ. Hay sau này, khi Pirlo, Xavi hay Messi, Ronnie giải nghệ, thì chắc hẳn tên tuổi họ sẽ ko bao giờ phai. Tại sao? Tại vì họ làm được những điều mà sẽ rất lâu mới có người khác làm được. Đó là cái hay của bóng đá. Bóng đá có thể tiến bộ nếu nhìn tổng thể, nhưng chính những cá nhân kiệt xuất mới khiến bóng đá trở thành môn thể thao số 1, mê đắm lòng người.
    Do vậy, đừng trách sao những người có may mắn xem bóng đá thời trước (như kiều phong chẳng hạn, sea games 18 đã 12 tuổi) luôn hoài niệm. Rõ ràng, nếu chỉ giới hạn trong phạm vi VN hay ĐNÁ những Hoàng Bửu, Minh Chiến, Huỳnh Đức, Lư Đình Tuấn, Đỗ Khải v..v... là những quái kiệt của bóng đá Việt Nam. Natipong, Sắc, Surachai là quái kiệt của bóng đá TL. Tương tự là Fandi (từng đá cho Ajax) của bóng đá SIN, hay Kurniawan, Widodo của BĐ INA.
    Xin lấy ví dụ về Lư Đình Tuấn. Ai trẻ quá chắc khó biết. Từ xưa, khi bóng đá ta còn đóng cửa, thế mà Bưu Điện Nam Hoa (HKG) vốn rất nổi đã đánh tiếng mời Tuấn nhím về đá. Ai sang VN đá giao hữu đều phải khen Tuấn nhím. Nhím quái kiệt và hơn những người đá cùng vị trí sau này (như Sơn công chúa) ở chỗ dày cơm, toàn diện và sắc sảo về chiến thuật. Nhím ko dễ ngã hay chấn thương như HS. Nhím hoàn toàn có thể đi bóng qua nhìu người, nhưng Nhím biết khi nào nên dùng kỹ thuật cá nhân, khi nào nên chuyền. Những đường chuyền của Nhím luôn có giá trị chiến thuật cao. Đó là cái hay của Nhím. Sau này, đặc điểm này đc Nhím đem vào huấn luyện, và dù CSG (tức CLB TPHCM sau này) có lên hay xuống, người ta đều đánh giá một HLV Tuấn Nhím rất cao. Có điều Nhím trầm, chịu sự phân biệt vùng miền nặng nề thời đó, nên ko đc lăng xê như những người khác. Cái tư chất quái kiệt, trời phú này có lẽ sẽ còn rất lâu mới có thể tìm được 1 người tương tự. Ngta gọi Nhím là Maradona của châu Á là vì vậy.
    Hay tương tự là Bửu voi. Giờ đây có thể ta tìm thấy ở Minh Châu 1 chất máu lửu, một thể hình dày cơm v..v... Nhưng người ta nhìn thấy những điều đó ở Bửu voi từ lâu. Nếu ai gặp Bửu ngoài đời thì sẽ rất ngạc nhiên với 1 cơ thể rắn chắc và 1 cặp đùi "khủng bố". Thời đó, một mình Bửu voi gánh một hàng tiền vệ, để cho Sơn công chúa, hay Hữu Đang v..v... vẽ vời. Thời đó, Bửu thủ tốt, mà chuyền bóng cũng rất hay và chính xác. Các tiền vệ trụ bi giờ chỉ làm đc 1 trong 2, ví dụ MC ko chuyền bóng đc. May ra có Tài Em, nhưng TE ko máu lửu như Bửu voi (nhưng ko có nghĩa là ko hết mình vì đội bóng) và bị di chứng chấn quá nhìu. Thời đó, bóng vào chân Bửu thì hầu như ko bao giờ mất.
    Thời đó tôi tập BB ở CATP nên có tiếp xúc và biết chuyện HĐ, MC nhiều. MC sở dĩ bị chấn thương giải nghệ luôn là vì BS đã khuyên Chiến kiên cữ việc chăn gối trong quá trình điều trị. Nhưng vì VT, MC ko làm được. Tiếc cho 1 tài năng. MC là tiền đạo số 1 trong 20 năm qua của BĐVN thì có lẽ ko có gì để bàn cãi. Chiến hội tụ đủ yếu tố: tốc độ, hình thể, thể lực, kỹ thuật cơ bản và đặc biệt (1 điều ko dạy được) đó là sự nhạy bén khác thường của 1 tiền đạo bẩm sinh. Chính sự nhạy bén đó giúp Chiến có đc những bàn thắng mà ko tiền đạo nào khác ở VN làm được. Ai đó đã nhắc đến bàn thắng trong những giây phút căng thẳng trận BK Sea Games 1995. Có ai còn nhớ bàn thắng mở tỉ số trong trận CK VĐQG của Chiến trong trận CATPHCM gặp Huế. Đó là một pha đánh đầu ngay rìa vòng 16m50. Đó là chưa kể hàng loạt những qua ghi bàn và rất nhiều trong đó là sút bóng sống và demi volley. Những phẩm chất hội tụ đầy đủ trong 1 tiền đạo VN như Chiến là quá hiếm. Ngay cả Đức cũng ko có. CV, VQ, VT được bao nhiêu điểm của Chiến chứ?? Do vậy, người ta cứ phải nhớ về MC - HĐ là như thế.
    Đừng nghĩ rằng thời đó cầu thủ VN ko biết sút xa. Có điều, do tâm lý họ e dè thôi. Ngoài vài pha sút xa mà mọi người đã kể, ko thấy ai nhắc đến bàn thắng duy nhất trong trận tranh hạng 3 VN - SIN của Nguyễn Phúc Nguyên Chương. Đó là 1 pha tấn công mẫu mực dưới thời Colin Murphy. Tuấn Huế tạt vào cho Đức, Đức dùng đầu nhả lại rất đúng tầm cho Nguyên Chương từ tuyến 2 băng lên, sút khoảng 20m bằng mu chính diện tung lưới SIN.
    BĐVN thời đó thua về trình độ HLV, tâm lý và đãi ngộ (dinh dưỡng và tiền bạc) nên dĩ nhiên là ko thể so đc với thời bây giờ thể lực, tâm lý, thể hình v..v....
    Dù sao, cũng xin nhấn mạnh với mọi người là những gì miêu tả về Bửu voi, Tuấn Nhím hay MC là đặt trong bối cảnh bóng đá VN và ĐNÁ. Đừng đem họ so với những danh thủ TG.
    Bóng đá là môn thể thao tập thể, bóng đá tuân theo quy luật cuộc sống. Nhưng nhờ những quái kiệt, những tài năng thiên phú, thì bóng đá mới trở nên huyền ảo và đẹp trong mắt người hâm mộ.
    Xin lỗi mọi người vì bài hơi dài.
    Được BTX sửa chữa / chuyển vào 15:38 ngày 21/01/2010

Chia sẻ trang này