1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tật xấu cu??a ngươ??i Ha??i pho??ng.

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi datvn, 28/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Meo_ngungoc

    Meo_ngungoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    2.624
    Đã được thích:
    11
    Định biến thành box Thảo Luận sao ??? Nói chung ai cũng có cái xấu cả , mà moi móc cái xấu ra rồi để làm chứ . Nếu chỉ để so sánh người HP có xấu tính hơn người tỉnh khác không sao ? Ngớ ngẩn thật . Mọi người chê cái xấu của người khác nhưng chính người nói lại mắc phải cái xấu đó .
    Tớ xấu tính cực kì , chỉ thích xem người ta nói hớ cái gì là nhảy vào
  2. Nico78

    Nico78 F525 Moderator

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    7.877
    Đã được thích:
    805
    Nếu tôi không nhầm thì Topic này không dừng lại ở người Hải Phòng nói riêng nữa mà đã được mở rộng ra trong phạm vi tất cả chúng ta. Vì vậy bạn mèo ngu có thể yên tâm rồi chứ? Không có chuyện niềm tự hào Hải Phòng trong bạn bị xúc phạm đâu!
    Còn cái này nữa, đó có phải là cái xấu không? Rằng trong các cuộc họp, buổi sinh hoạt đoàn, đảng... Đều có phần tự kiểm điểm. Tất cả các mặt mạnh, thậm chí rất mạnh đều được nêu cực kỳ cụ thể, chúng ta mừng vì điều này. Nhưng đến mặt yếu kém, thì đại đa số chúng ta dừng lại ở dòng nhận xét: Tinh thần phê và tự phê còn yếu.
    Thày giáo dạy chính trị của tôi có nói: Nếu xét trên quan điểm chung chung, thì câu này hết sức nhẹ nhàng, không động chạm gì đến cá nhân tôi hay một ai khác. :) Nhưng nếu qui kết cho câu này về mặt nhận thức chính trị thì cá nhân đó cần phải nhìn nhận lại tư cách, đạo đức và tư tưởng của mình. Cái này thì lại nặng. Vậy mà bao nhiêu năm qua, chúng ta vẫn phải nghe đi nghe lại câu này. Buồn hay vui đây?
    Buôn phát cho nó đỡ buồn. Báo cáo bác Levant57, bác viết có phần khí dài. Em chả đọc kỹ được, chỉ thoang thoáng qua, nếu không nhầm thì bác đang nói đến sự hài lòng quá sớm với thành quả của mình mà quên mất, cùng tiến với Việt Nam, còn có tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới?
    Cái này em cũng nghĩ đến từ trước. GDP của Việt Nam được nhận xét là khá cao so với cả thế giới, và ta cứ tự hào về thành quả này, mà quên mất, ta tiến nhanh, nhưng điểm xuất phát của ta kém, thành ra xét về hiệu quả, GDP của các nước đã phát triển tuy ít mà lại có hiệu quả lớn hơn chúng ta rất nhiều. Và cái này lại chả được đề cập đến lần nào trong các báo cáo phải không ạ!
    Ý em là thế, đúng sai thế nào thì cũng mong bác bỏ qua cho, em chả phải dân kinh tế, cũng chả phải dân trí thức, đời em đến giờ chỉ biết dùi đục chấm mắm cáy. Có gì không phải cũng mong các bác đừng mắng em là cầm còi chạy trước tàu hoả!
  3. Meo_ngungoc

    Meo_ngungoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    2.624
    Đã được thích:
    11
    Chẹp thôi bỏ qua bạn nico hiểu sao cái ý tớ nói rồi
  4. innocent

    innocent Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    1.156
    Đã được thích:
    1
    Công nhận là bác Levan post một bài dài quá, trong điều kiện Diễn đàn ở đây thì hầu hết bà con đều không đủ kiên nhẫn để ngồi đọc, nói gì đến chuyện suy ngẫm. Anh em ta nên dừng ở mức đơn giản hơn, ví như trong cái không khí "Cô gái hơ mông bên bếp lửa, Chàng trai mường tè cạnh gốc cây", nghĩa là quây quần ngồi nói chuyện vui thôi. Ai học được gì thì học, học được nhiều thì tốt cho bản thân mình nhiều, học được ít thì tốt cho bản thân mình ít, còn nếu chưa học được gì thì sau này học bù, chẳng ai thiệt thòi cả".
    Vả lại, ý của tôi hay, ý của anh hay, kinh nghiệm của tôi nhiều, kinh nghiệm của anh ít... thì nói ra cũng đều có lợi cả. Các cụ già thì tranh luận sôi nổi, trẻ em thì há miệng ngồi nghe, thanh niên trai trẻ thì "Xì, mấy ông già lắm chuyện...". Ấy vậy mà đối với mỗi người nó đều đem lại những hiệu quả nhất định.
    Nói như meo_ngungoc: "nêu cái tật xấu của người khác ra, cuối cùng thì lại thể hiện cái tật xấu của chính mình" là đúng vì nếu không nêu cái tật xấu của người khác ra thì làm sao thấy được cái tật xấu của chính mình. Làm người thì phải biết khen, biết chê, chứ cứ theo cái đạo của Lão tử, đi tìm sự vô vi, thanh tịnh, mặc cuộc đời diễn ra như "nước chảy, bèo trôi" thì có khác gì loài cây cỏ vô tình.......
  5. innocent

    innocent Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    1.156
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay tớ lại quay trở lại vấn đề về CĂN BỆNH HÌNH THỨC. Thực ra là đang nói về vấn đề quy tắc và thực tế.
    Con người đề ra quy tắc là để làm gì? Là để tạo ra các rào cản, các khuôn mẫu để hạn chế con người trong những hành động nhất định, không cho phép vượt ra ngoài khuôn mẫu đó. Bản chất của luật là như vậy, là tạo ra các ngưỡng, các giới hạn nhất định. Để luật có tác dụng thực sự thì khi thi hành luật, người ta buộc phải tuân thủ một cách cứng nhắc, có thể nói nhiều khi con người bị luật bó buộc ngược trở lại. Tuy nói luật là những quy định cứng, nhưng phải hiểu rằng những giới hạn đó là "giới hạn động" - hôm nay có thể là giới hạn thì ngày mai có thể thay đổi, tuỳ theo rất nhiều điều kiện khác nhau của cơ sở hạ tầng xã hội và kiến trúc thượng tầng xã hội,...
    Bây giờ là vấn đề thực tế, con người luôn tìm mọi cách để tạo ra những điều kiện có lợi cho mình nhất, đó là tư tưởng duy ngã, tự tôn của mỗi người. Con người biết căn mình theo những quy phạm pháp luật để "luồn", để "lách" mà sống, mà đạt được những điều có lợi nhất. Do đó, thực tế cuộc sống lại vô cùng sinh động, hành động và tư tưởng của con người vô cùng linh hoạt, bám theo những giới hạn mà pháp luật đã cho phép.
    Người làm kinh tế lấy lợi nhuận làm mục tiêu cuối cùng, cho dù là nghĩ gì, làm gì thì điểm đến cuối cùng đều nhằm mục đích tạo ra những điều kiện có lợi nhất cho mình, có thể là tiền bạc, có thể là vị thế cạnh tranh, có thể là một uy tín lâu dài trong ngành kinh doanh, ......
    Nói tóm lại, phải phân tích theo từng nội dung như trên để làm gì???
    Theo lập luận của bác Levan, Nico thì đó chính là lập luận của người thiên về luật. Theo lập luận của Innocent này thì là lập luận của người thiên về kinh tế. Và nếu chỉ đi theo 1 trong 2 chiều hướng đó thì đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thiên về luật thì cứng nhắc, thiên về kinh tế thì lại quá linh hoạt, không biết đâu là giới hạn. Hiểu được vấn đề đó thì sẽ biết được cần phải phối hợp 2 lĩnh vực như thế nào để đạt được mục tiêu cao nhất "TÍNH HIỆU QUẢ XÃ HỘI".

  6. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Thấy màu xám ở đâu đây. Tuy nhiên, lưu ý innocent rằng chúng ta đang có một chủ đề để theo. Nói như thế này tớ không cho là innocent đi lạc hướng nhưng miễn làm sao, ta phải đến được Đồ Sơn như theo kế hoạch, cho dù đến từ biển, theo đường 353 hay từ Kiến An sang...
    Trong kinh tế cũng vậy, Kinh tế không là ngoại lệ. Do vậy, cũng có những "vạch trắng" để làm hạn định cho các quan hệ kinh tế. Cái gọi là "lách luật" thực ra là hình thái những vi phạm các quy tắc mà luật pháp hiện hành chưa thể cover đến do nó chưa phát sinh trong thực tiễn mà sau này, vì lợi ích của cộng đồng hoặc của nhóm quyền lực, người ta sẽ sửa đổi, thêm bớt để kịp thời vẽ nên "vạch trắng" cho nó (luật pháp chạy theo cuộc sống là như thế)
    Tuy nhiên, không giống như các vấn đề khác, đặc biệt là các vấn đề kỹ thuật nơi mà các quy tắc có tính ĐỊNH LƯỢNG bởi các quan hệ cần điều chỉnh đòi hỏi sự chính xác (con số mà!) thì ngược lại, "vạch trắng" trong kinh tế mang nhiều tính định tính hơn do dung sai nhiều hơn. Mà "dung sai" ở đây chính là sự đa nghĩa của các từ ngữ, mặc dù các nhà làm luật hói đầu lựa chọn mãi vẫn không còn có thuật ngữ nào có thể chính xác hơn đã tạo ra các dung sai ấy.
    Tại các nước có hệ thống luật pháp chặt chẽ và đầy đủ, người ta đã cố gắng ĐỊNH LƯỢNG các điều luật, các quy tắc tới mức có thể. Chính vì thế, pháp luật chi phối , điều chỉnh tới tận "phòng ngủ" của các quan hệ.
    Còn ở ta các bộ luật còn chưa hoàn chỉnh, thậm chí nhiều vấn đề chưa được luật hoá. Bằng chứng mà mọi người có thể thấy là rất nhiều bộ luật mới ra đời mà tiền thân của chúng là các pháp lệnh, nghị định, rất nhiều bộ luật phải sửa đổi, bổ xung cho phù hợp với sự phát triển của cuộc sống trong bất kỳ kỳ họp QH nào. Cộng thêm tư tưởng NHÂN TRỊ thay vì PHÁP TRỊ - Một hình thái GORVERNING tiến bộ mà ai cũng mong muốn hướng tới, vẫn còn tồn tại khá sâu trong nhiều cá nhân trong các tổ chức hành pháp nước nhà đã làm cho các "VẠCH TRẮNG" bị đè, hoặc có vạch nhưng lại bị tháo dỡ cho từng trường hợp riêng biệt. Và đó là cơ hội để cho nền văn hoá chấp hành luật pháp đang ở mức rất thấp.
    Nếu VĂN HOÁ CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT thấp thì VĂN HOÁ VI PHẠM PHÁP LUẬT đang ở mức rất cao. Không riêng gì ở Hải Phòng. Âu cũng là cái xấu của con người cần loại bỏ vậy.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 14:08 ngày 08/06/2004
  7. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Tôi thì hay bị tụi bạn nnói là :
    - Hào nhoáng, bề nổi quá nhiều mà không có độ thâm trầm
    - Thích khoe khoang, ăn nói thì oang oang, không biết giữ ý.
    - Dễ bị kích động, hành động thiếu suy nghĩ.
    Các bạn xem thế có tức không. Nhưng đôi khi nghĩ lại cũng thấy đúng. Tật xấu của mình thì mình phải khắc phục thôi!!!
  8. Baoban

    Baoban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi cái chủ đề này nên stop lại đi. Chẳng ra cái gì cả.
  9. dt_vinhvn

    dt_vinhvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    0
    Aha cũng khá nhiều người quan đấy chứ mọi người còn nhớ iêm không nhỉ.
    Tật xấu của người HP hả è hèm : " Cờ Bạc " và iêm cũng là 1 nạn nhân tội nghiệp!
  10. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Lại không đoàn kết nữa chứ! Ở cq tôi, có mấy người cùng quê ở HP, mà chẳng thấy bênh nhau cái gì bao giờ. Bọn các quê khác xem, có hội họp đồng hương một năm đến 2 lần.

Chia sẻ trang này