1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tật Xấu Người Sài Gòn

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi Hog, 22/07/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hog

    Hog Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Tật Xấu Người Sài Gòn

    Tôi năm chục tuổi đầu rồi, mới lang thang vô tới diễn đàn nầy, đọc mấy mục về Sài Gòn, thấy tán dương nhiều quá, ngứa tay, đăng ký viết thử vài dòng để xem các bạn có tham gia để coi ý tưởng về một khía cạnh của con người SG hiện nay sẽ được phát triển ra sao.

    Má tôi đẻ tôi ra ở một nhà bảo sanh nhỏ dưới dạ cầu nhìn sang cầu Ông Lãnh và chợ Cầu Muối. Lớn lên trong một căn nhà nửa đất nửa sàn trên sông bây giờ đã giải tỏa sạch sẽ rồi cho chương trình làm đường và cầu ĐT. Nhưng tuổi thơ gắn liền với bà ngoại trong xóm ổ chuột gần đó, qua cơn hỏa hoạn khốc liệt hình như ''63, nay ngõ nhỏ đã biến thành con đường. Mô tả đây để hiểu vậy là dân Sè Goòng chính gốc, lớn lên di chuyển theo gia đình ở nhiều quận, giờ già rồi, an cư trong một con hẻm miệt Chợ Lớn.

    Già nhưng vẫn như in thuở tập nói, bà ngoại đã bắt tôi phải lặp đi lặp lại để rồi thành khuôn mẫu tới giờ và tin rằng đó là đặc điểm của giọng Sài Gòn, đó là uốn lưỡi đánh chữ tê e rờ. Phải phát âm là TRONG TRÊN chớ không phải CHONG CHÊNH.

    Đi học chỉ tới được ĐH, đi làm lang thang từ Lạng Sơn đến Phú Quốc, xuất ngoại Âu Á cũng một số nước, đồng nghiệp khách hàng bạn bè họ hàng ... đủ mọi miền chắc cũng đủ khẳng định giọng của tôi là SG trong trắng. và đây là chủ đề muốn bộc bạch đây.

    Tại sao mầy thập niên gần đây bỗng cảm thấy bất ổn ở nơi chôn nhau cắt rốn, từ con trẻ đến sinh viên thậm chí phát ngôn viên truyền hình đang nói cái giọng gì lạ hoắc. Cứ chong chênh ra quào đớt đát. Một giọng không tự nhiên chút nào cứ như đang nói một thứ ngôn ngữ mới phát minh. Tại sao cứ phải là bóng đá mà không đá banh. Tại sao tường thuật đá banh, tôi đánh banh ở sân tennis ở sân Thống Nhất nên coi cọp một số trận, cả sân la yô yô (vô vô) mà trên truyền hình là QUÀO !!!!

    Bạn bè tôi xuất thân từ mọi miền, cái cách mà hòa nhập của một giọng hồn nhiên SG là trôn lẫn của giọng miền Bắc với hơi hướng miền Nam, của giọng miền Trung SG hóa để là biết nhau đây là gốc gác miền Trung, của giọng mộc mạc đồng lúa đồng bằng sông Cửu Long hòa nhập với phong cách SG, tại sao ta không nói với nhau trên truyền hình đài phát thanh các show ca nhạc bằng cái chất giọng ở nhà mình cái giọng trộn lẫn để thành cái riêng của ta mà đúng chất SG? Tại sao không ai nhắc nhở nhau rằng để là giọng SG phải là trong trên chớ không phải chong chênh.

    Mong các bạn khai triển. Tôi vẫn hay đùa với các bạn miệt Hà Nội, tại sao ở khu Vân Hồ vẫn đầy rẫy người phát âm đớt kiểu, where do you nive, i nive in Hà Lội. Để chứng minh cái tật xấu của người SG nói đốt chong chênh thay vì trong trên.

    Viết nửa đùa nửa thật cho yui.
  2. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bác thấy khoái quá. Cái nhìn của người SG về người SG.
    Đúng phong cách Sì Goòng có đặc điểm riêng mà khó mà "sửa" và lẫn đi đâu được. Chút ngang tàng, ương bướng nhưng cũng hiền lành, lễ phép và đặc biệt là "thẳng như ruột ngựa". Phong cách thể hiện trong cả tính tình lẫn ngôn ngữ, chất giọng. Đối với những người lớn tuổi, cái phong cách SG này đặc sệt hơn.
    Đúng là như bác nói, người trẻ bây giờ có vẻ bất ổn trong chất giọng. Nó như trộn lẫn mọi miền đất nước mà nhiều lúc cũng không nhận ra được miền nào. Một số còn ảnh hưởng ngôn từ từ nước ngoài, từ phim ảnh,... tạo nên phong cách tả pí lù không xác định được là gì. Chắc không cần bàn đến những trường hợp này mà chỉ nói đến số đông thôi.
    Chất giọng, ngôn từ không thể không bị ảnh hưởng khi người trẻ được học hành trong môi trường được "chuẩn hóa". Chuẩn từ cách dùng từ, phát âm và cách viết. "Một con vịt xòe ra hai cái cánh" chứ không được "Một con dịch seè ra hai cái cánh". Trẻ "chuẩn hóa" sống cùng trẻ "chuẩn hóa" nên thấy mọi chuyện là bình thường.
    Rồi bạn bè, những người xung quanh cũng từ bốn phương tám hướng cũng góp phần vào cái sự thay đổi đó. Lâu dần, nó không phải là những cố gắng uốn lưỡi bẻ miệng nữa mà như một thói quen, hay phản xạ của người trẻ luôn. Trong trường học, cơ quan, những nơi trang trọng tự nhiên buộc ra phong cách khá formal. Chat chit thì vì thói quen viết đúng ngữ pháp nên bị chê là không phải dân SG chính gốc vì type "vậy" thay vì "dzậy"?? Nhưng lại bị la là hỗn khi toàn trả lời "uh" thay vì phải type chữ "dạ"?????? Vào nói chuyện với sếp này tự nhiên "Vâng ạ", với sếp khác lại buộc miệng "dạ" ngọt xớt. Có lúc đang mày mày tao tao với đứa này, quay sang bên cạnh lại mình mình bạn bạn với đứa khác. Nhiều lúc ngẫm nghĩ cũng không hiểu tại sao lại đổi nhanh đến thế. Nó như cái phản xạ có điều kiện vậy, tác động thế nào thì đáp trả như thế. Có lẽ nó giúp người trẻ dễ hòa nhập và thân thiện hơn vì người đối diện cũng cảm thấy có gì gần gũi. Có lẽ chính vì vậy, lâu dần ngôn từ thay đổi mà không thể nhận ra được (mà hình như cũng khó mà thay đổi được )
    Nhưng bác yên tâm. Phong cách SG vẫn là SG thôi. Ngôn từ, phát âm đôi khi "lai lai" nhưng cái tính cách thì vẫn rất đặc trưng. Vẫn là một chút ngang ngang, cụt lủn nhưng đầy lém lỉnh đủ làm người khác xóc hông (kiểu như cô bạn vyhuynh thì đặc trưng đó ) và có sao nói vậy. Nó vẫn là cái riêng của người SG. Theo cháu nghĩ, người trẻ SG vẫn có một tính cách SG trong cách biểu đạt bằng ngôn từ "hoà nhập", như vậy không có gì đáng lo lắm. Không có cái gì là bất biến, miễn là đừng quá lố và mất cái đặc trưng.
  3. mEoHoAng_87

    mEoHoAng_87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    1.398
    Đã được thích:
    0
    Không biết là Bác viết những dòng cháu trích ra ở trên là đùa hay thật.
    Cháu sống ở SG từ bé rồi,cũng là dân SG ạ,nhưng cháu chưa thấy ai phát âm từ "chonh chênh" thành ra "trong trên" ,cháu lật cả mấy cuốn tự điển Tiếng Việt rồi,nhưng cũng chẳng tìmđâu ra người ta ghi chú là TRONG TRÊN cả???
    Không biết là cháu chưa hiểu biết nhiều hay là bác có chút nhầm lẫn,mong bác chỉ dạy thêm

  4. zaik

    zaik Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    điều đó có đấy meohoang ah!
    thưa bác Hog, nếu nói theo cách mà ngày xưa bác cho là giọng SG thì bi giờ sẽ bị tụi trẻ chê là giọng lúa đấy bác ạ. với lại trong trào lưu hội nhập ngày nay thì cái gì cũng phải phong phú phải không bác, ngôn ngữ cũng thế thôi bác ah.
  5. vyhuynh

    vyhuynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    3.311
    Đã được thích:
    16
  6. Hog

    Hog Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay vòng lại, viết thêm vài dòng để rõ ý.
    Trong trên mà nói chong chênh thì hai từ ''''chong chênh" được hiểu là phiên âm, ở trong ở trên nói là ở "chong" ở "chênh". Ý là tôi chọc ghẹo tí đó mà.
    Nếu là phải chuẩn hóa thì ai không thấy và chỉ trích mấy anh tường thuật đá banh trên các đài truyền hình, thí dụ: ở đội Chelsea có anh chàng hậu vệ người Bồ Đào Nha tên là Carvalho, các anh phát âm hồn nhiên là các-van-hô, phải đọc là các-va-ljô chớ (để ý chữ tiếng Việt mình do các giáo sĩ Bồ Đào Nha phát minh ra, nên có tương đồng trong dấu và cách phát âm, chữ h trong Carlvalho hay Ronaldinho phát âm như chữ phiên âm /j/ trong sách tiếng Anh, như chữ đầu của yes, young hay như ja, jung tiếng Đức).
    Ở đây tôi sẽ không bàn về tính cực đoan địa phương, chỉ có điều nếu nghe mọi ca sĩ khắp thế giới hát rồi nói chuyện, chỉ một giọng hồn nhiên. Mấy vị ca sĩ miệt Sài Gòn hát một giọng, nói trên sân khấu một giọng một kiểu kính chào "chân" "chọng", về nhà chắc là một giọng khác thôi. Kỳ cục. Tưởng tượng tôi có con chó nhỏ dễ thương tên coffee, kêu về nhà khi cô nàng mải rong chơi thì sao: đi "jô" coffee, chớ đâu phải đi "quào", phải không.
    Muốn nói ở đây chỉ là chuyện nhỏ là nói đớt thôi. Nói về sự phát triển của ngôn ngữ hay phương ngữ thì quá to tát với tôi. Tôi chỉ có một đứa con gái năm thứ hai ĐHBK, chúng bạn nàng tới chơi chít chát, có gì là tân tiến đâu?
    Cho jui thôi nha.
    Được Hog sửa chữa / chuyển vào 14:33 ngày 30/07/2005
  7. mEoHoAng_87

    mEoHoAng_87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    1.398
    Đã được thích:
    0
    À,bây giờ thì cháu mèo hiểu ý bác @Hog rồi.Ý bác nói đây là từ "trong,trên" ở chữ "ở trong" và ở trên .Đấy là cách mà bác chọc ghẹo mấy người đớt đát chứ gì
    Nhiều xướng ngôn viên,dẫn chương trình truyền hình trông xinh ra phết mà nghe mỗi câu chào của họ là muốn dội ngược "Kính chào quý khán giả đến với chương chình của đài chuyền hình TpHCM" ...hehe
    À,cũng xin nói thêm về "ngôn từ @" ,cái mà mấy cánh nhà báo,mấy bác "ngôn ngữ học" đang trên bàn tranh cãi,liệu là nó tốt hay nó xấu???Nhiều bọn nhóc bây giờ,chúng chat chit bằng nhiều ngôn từ mà ko quái nào mà chấp nhận được
    Được mEoHoAnG_87 sửa chữa / chuyển vào 08:46 ngày 31/07/2005
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cũng là ''''tám'''' với bác Hog và anh chị em khác cho vui về cái chuyện ngôn ngữ.
    Phát âm tr thành ch, tui vẫn tưởng đó là đặc trưng của dân Sài Gòn. Nhà tui thì ở quê, lâu lâu có bà con họ hàng ở Sài Gòn về chơi thì người ta vẫn nói '''' chên chển'''' (tức là trên trển để ám chỉ nơi chốn Sài Gòn). Và việc phát âm này là phổ biến với dân Sài Gòn. Giờ nghe bác Hog giải trình thì mới hay đó chỉ là sần phẩm mới trong dăm ba chục năm nay (mà tui thì lại thuộc cái khúc dăm ba chục năm này).
    Tui hiểu là bác Hog đây muốn giải bày cái suy tư của sự biến đổi trong tiếng địa phương, cũng như tui vẫn thường nghe nói những bà con Việt kiều gốc xứ Quãng xa xứ ba bốn chục năm nói tiếng xứ Quãng còn chuẩn hơn những người dân xứ Quãng hôm nay. Tui chia sẻ cái đồng cảm đó nên cũng nhân tiện nói mà chơi vài cái, cái vặt vãnh, cái tật xấu v.v. trong tiếng nước ta.
    1) Người Việt có tật ''''lười'''' dịch nghĩa các chữ nước ngoài (trong công nghệ thông tin) và nhiều chữ phiên âm sai.
    Chúng ta đang dùng internet. Rất hiếm khi, tui thấy người ta dịch ra cái chữ internet là gì qua tiếng Việt (song thân tui thì vẫn cứ nói ''''nó đi lên mạng'''' chứ không biết ''''mạng'''' đó là cái mạng gì cả). Ai cũng biết internet gồm 2 từ tố: inter- +net. Net là lưới, inter là gắn kết (nôm na), thế internet là mạng lưới (tức mạng nối mạng hay mạng của mạng). Thế dịch như vậy, dễ nghe quá đi chứ, sao lại không dùng? Chắc có vị phản phé: ''''ui,cái chữ này đã quen dùng rùi, sữa chi cho nó rắc rối''''. Nhưng thử hỏi còn bao nhiêu chữ nước ngoài quen dùng nữa? Thì đây, email= thư điện tử=điện thư, log out= thoát, log in=đăng nhập....Rất rất nhiều chữ tiếng nước ngoài có từ tiếng Việt êm tai nhưng người ta không chịu (hiếm khi) dùng. Đó là những chữ dễ, thử coi chữ khó hơn : homepage= trang nhà. Nhiều bà con ( đa số là Việt kiều) gọi là Trang nhà, nhiều người gọi là trang chủ. Hay website hay webcam thì dịch là gì? Tui thấy có người dịch thoát nghĩa: website là trạm (thông tin), còn webcam thì thú thật chưa hề nghe nói ai dịch. Website= web+site, web là dùng để ám chỉ lưới (tức internet) còn site là vị trí, vậy website dịch nôm na nghĩa đen là điểm lưới. Còn webcam= web+cam, Cam là tắt của Camera (cũng như có chữ motel =motorbike+ hotel), cho nên webcam có thể dịch là Ảnh lưới (từ tui đề nghị).
    Còn cái chuyện phiên âm sai thì quí vị cứ thử ngồi nghe các phát thanh viên của các chương trình truyền hình trong nước. Đôi khi nghe mà chịu không nổi phải tắt ( phải nói tiếng Việt tui thuộc loại dốt mà còn chịu hổng thấu, chẳng trách ông Cao Xuân Hạo cứ than phiền chịu không nổi, cả chuyện phiên âm và chuyện ngữ pháp).
    2) Dịch sai, hiểu sai kiến thức:
    Nhiều vị ắt biết chương trình '' Đường lên đỉnh Olympia'' dành cho học sinh phổ thông ưu tú ở Việt Nam tranh tài. Người ta gọi các ứng viên là các nhà leo núi lên đỉnh Olympia. Nhưng thử hỏi quí vị, có cái đỉnh nào là cái đỉnh Opympia kia chứ. Nơi cư ngụ của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp là đỉnh Olympus, chứ đâu phải Olympia. Vậy mà cái tên chương trình tầm cỡ quốc gia vẫn được để y như vậy từ năm này qua năm kia.
    Một trường hợp khác là dịch Allah là Thánh Allah. Allah có phải là Thánh không? Đâu có, trong khái niệm của người theo đạo Hồi, Allah là Đấng sáng tạo (creator), tức tương đương với God của người Thiên chúa. Như vậy khi dịch sang tiếng Việt thì phải dịch cho đúng ý, tức Allah là Chúa trời .Chúa + trời để chỉ God cũng có cái ý nghĩa lịch sử của nó. Hồi truyền đạo vào VN, thì đương quyền là các Chúa (Nguyễn và Trịnh), Vua chỉ là hình thức bù nhìn chứ không có thực quyền, cho nên các giáo sĩ dùng chữ Thiên Chúa ( để chỉ Thiên Chủ, tức Thiên= trời là Chủ thế giới, là đấng sáng tạo chí cao vô thượng). Như vậy, phải dịch Allah là Trời hay Chúa trời thì mới đúng với cảm thức của người Việt: Allah hay Trời là chí cao vô thượng.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 31/07/2005
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    3) Có một sự cưỡng bức ngôn từ
    Trong thực tế ngôn ngữ nói, có một sự cưỡng bức ngôn từ từ yêu cầu ''''chuẩn hoá ngôn ngữ''''. Như trường hợp mà bac Hog đây có dẫn ra : nói đá banh thành đá bóng, nối sút dô thành sút vào. Những người bạn miền Bắc của tui nói chỉ nói ''''đá bóng'''' ,họ không nói ''''đá banh'''' (trong khi tui ở miền Nam thì nói ngược lại) và trong đám bạn đa số là dân miền Bắc, lâu ngày tui cũng nói thành '''' đá bóng'''' thay vì ''''đá banh'''' (mà nhiều người vẫn cho là tiếng nhà quê, phương ngữ miền Nam, không chuẩn). Đó là một điển hình. Và trên bình diện quốc gia, sự chuẩn hoá thông thường lấy 1 phương ngữ làm chuẩn (tiếng Hà Nội), do đó vô tình đã cưỡng bức nhiều phương ngữ khác. Xin nêu 2 ví dụ:
    a) Người miền Nam nói v thành d.
    Người ta nói :đi dìa hay đi dề, thay vì đi về như người miền Bắc. Những người nói ''tiếng Việt chuẩn'' không chấp nhận. Nhưng thử hỏi quí vị đây: nếu mà nữ nghệ sĩ kịch nói Kim Cương khi diễn kịch mà nói '''' tui đi về nhà'''' thay vì ''''tui đi dìa nhà'''' thì quí vị có chấp nhận không. Hay nếu như ông Út Trà Ôn hát bài Tình anh bán chiếu mà hát ''''...cửa vườn nhà cô đã khoá kín tự hôm nào'''' thay vì '''' cửa dườn nhà cô...'''' thì quí vị nghĩ sao. Một người Nam bộ quê mùa như tui, nói thiệt nói v thay vì d thì tui hổng nghe dô (vô).
    b) Anh ấy, chị ấy hay ảnh và chỉ
    Một sự cưỡng bức khác là người ta bắt phải nói : anh ấy, chị ấy (trong giới kịch miền Nam) thay vì ảnh, chỉ như truyền thồng. Hoặc như bà ấy= bả, cô ấy = cổ, ở trong ấy= ở trỏng, ở trên ấy = ở trển. Chắc hẳn người ta cho rằng một Khách thể + ấy sẽ có tư cách ngữ pháp phổ quát, tức ''đúng'' (và áp dụng) qui tắc ngữ pháp hơn là Khách thể + dấu hỏi để tạo ngôi số ba. Nhưng cách làm sau là một tồn tại khách quan, quị vị đâu thể vì qui tắc ngữ pháp có tình áp đặt mà cưỡng bức người ta được. Về phương diện Ngữ âm, ông Cao Xuân Hạo có chứng minh rằng tư cách khoa học của Anh ấy và Ảnh là như nhau (mà ắt rằng nhiều vị ở đây sẽ cảm thấy phiền toái với những vấn đề kỹ thuật chi tiết trong phép chứng mính của ông Cao nên tui không nói ra). Vậy thì việc cưỡng bức ngôn từ như trên là đâu có hợp pháp và thuyết phục.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 10:53 ngày 31/07/2005
  10. Hog

    Hog Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Anh Taolao phát triển cái ý khiên cưỡng cưỡng bức cưỡng chế cưỡng hiếp phương ngữ rất có lý. Theo tôi có lẽ đây là ảnh hưởng của TQ khi họ dùng các phương tiện truyền thông và khuyến khích học, sử dụng tiếng Bắc Kinh (mandarin) gọi là tiếng phổ thông để tạo điều kiện mọi người Trung Hoa giao tiếp dễ dàng. Bất cập ở đây là cái khác biệt ở xứ mình là cái giọng chớ không phải cái tiếng nói. Nhìn vô cái tiếng Anh thì thấy rõ tương đồng về chuyện của mình, cũng là một ngôn ngữ nhưng được phát âm bằng vô vàn ngữ điệu, và chẳng nghe ai nói phải chuẩn hóa một giọng nào. Coi mấy đài CNN hay BBC, phim ảnh và chương trình nói tiếng Anh, có bao giờ phải là giọng New York hay London.
    Ở đây là do cái bản tính ba trợn của con người 3D 80% là nước ở SG. Thời mới giải phóng, mấy ông tập kết về nói giọng pha lơ lớ, thì y là rằng mấy anh ăn theo cũng nói lơ lớ theo, để thị uy quyền lực thôi. Rồi bây giờ, cái quyền lực âm thầm đó cũng thể hiện trong truyền thông bằng nhiều dạng khác nhau. Nghe mấy cô mấy cậu dân SG miền Nam trên truyền hình cứ "vâng vâng" "đấy đấy" nghe đúng là thiệt tình ba trợn.
    Thôi thì có thế giới ảo trên mạng của mạng - internet, thì cũng có ngôn ngữ, xã hội, luật lệ, mọi thứ ảo hết trên đời vậy.

Chia sẻ trang này