1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tật Xấu Người Sài Gòn

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi Hog, 22/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Lại ?otám? tiếp về chuyện ngôn ngữ.
    Đúng như bác Hog và anh Taolao nói, có một sự cưỡng bức ngôn từ với mục đích ?ochuẩn hóa?. Cái ngôn từ chuẩn hóa đó theo cháu thấy cũng cần thiết vì phát âm chuẩn xác, dùng từ rõ ràng, phổ biến thì dễ hiểu. Còn nó mang hơi hướng miền Bắc là vì những người soạn ra có phải là dân Nam bộ 100% đâu, giờ có đấu tranh sửa lại cũng không được. Tuy nhiên, sử dụng ?ochuẩn? thì sẽ giúp nội dung trao đổi formal hơn, tránh gây hiểu lầm và đụng chạm, mặc dù đôi khi rất khách sáo. Do vậy, nếu làm việc trong môi trường hơi formal một tí là tự nhiên bị bắc kỳ hóa từ ngữ sử dụng liền, lịch sự thôi chứ không phải vuốt đuôi hay xu nịnh đâu.
    Đó là ngôn từ sử dụng, còn giọng nói thì tùy người. Mấy phát thanh viên trên truyền hình đọc bản tin với phát âm chuẩn xác, nhả chữ tốt là được, bất kể giọng miền nào. Chỉ có các đồng chí dẫn chương trình mới là lộn xộn, ai cũng cố tạo ra phong cách riêng nên chẳng đâu ra đâu. Nếu nghe trên HTV của Sài Gòn, có thể nghe được cái câu ?oCha.a.ào các be.e.ẹn? nhão nhè nhão nhẹt của em gái nào đó. Hay phong cách theo kiểu professional, nghiêm trọng ?oChào k?T bạn? với chữ chào được nhấn mạnh quá mức và nuốt mất luôn vài chữ. Một số ca sĩ cũng chào với cái kiểu này. Nghe đúng là không lọt lỗ tai được.
    Bác Hog đừng chửi tất cả những cái đó là bản tính ba trợn, tội nghiệp bọn trẻ tụi con chứ, đâu phải đứa nào cũng vậy. Ở gia đình thì muốn giữ nếp cũ, nhưng cuộc sống bên ngoài đâu có giống như vậy. Đa số thì ra ngoài đều có thay đổi khác ở nhà, dù ở nhà là người SG rặc đi nữa.
    Mỗi lần sắp có báo cáo, bảo vệ hay hội thảo gì, về nhà đóng cửa phòng tập nói thì y như rằng thế nào mum hay mấy đứa cháu nhỏ ở nhà cũng lén mở cửa phòng để dòm vì?. nhìn không bình thường như mọi ngày. Còn mỗi lần ông già tía viết đơn từ gì đó, nếu "ngứa mắt" mà sửa chính tả hay chỉnh câu cú cho hiện đại hơn là bị cự liền mặc dù mình suốt ngày đi sửa cho người khác.
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Trao đổi thêm với bác Hog, chị meoconsg và các bạn khác:
    Xin tóm một chút để cái ''''chủ đề'''' gom hơn, nhằm tránh trường hợp ''''ông nói gà, bà nói vịt'''' và cho đúng (rộng) đường ...''''tám''''. Vấn đề bác Hog khơi gợi ban đầu là hậu quả của thói nói đớt đát, của sự bắt chước phương ngữ miền khác của dân vùng Sài Gòn bây giờ. Tiếp theo thì bác Hog cũng tránh bàn về một vấn đề mở rộng hơn là hậu quả của sự va chạm phương ngữ (tránh bàn ''sự phát triển của ngôn ngữ và phương ngữ'').
    1) Hậu quả của sự va chạm phương ngữ trong quá trình ''''chuẩn hoá''''
    Trong văn nói, sự bắt chước và ảnh hưởng vô ý thức là rất đáng phê phán. Vô ý thức tức là chúng ta đang nói theo phương ngữ miền Nam cái lối A, giờ lại sữa sang lối nói B cho ''''chuẩn hoá'''' , mà thật ra lối nói sau chẳng có hơn gì lối nói đầu về mặt ngữ học. Như vậy, đó là cách làm tuỳ tiện, không khoa học, nếu không nói đó là sự cưỡng bức phi lí. Trường hợp Anh ấy và Ảnh (theo Cao Xuân Hạo) là một ví dụ.
    Còn sự lợi ích của việc ''''chuẩn hoá ngôn ngữ'''', nói như chị meoconsg, thì tui thừa nhận. Thừa nhận ở trong một số trường hợp, nhưng cũng bất đồng vài điểm. Đồng ý ''''chuẩn hoá'''' ở những điểm nào góp phần làm tốt đẹp thêm cho tiếng nước ta, dựa trên một cơ sở ngữ học vững chắc: vd như dân miền quê Đồng Tháp hay Bến Tre nói '''' con cá gô bổ dô gỗ kêu gồ gồ'''' (con cá rô bỏ vô rỗ kêu rồ rồ). Không có sự khu biệt giữa r và g. Hoặc như trường hợp không có sự khu biệt giữa dấu hỏi và dấu ngã, ( dân miền Nam) hoặc như dân Hà Nội nói n thành l v.v. Tui đồng tình ở những trường hợp như thế này.
    Thế nhưng, nếu bảo rằng, chuẩn hoá để tạo sự trang trọng (formal) (hoặc thống nhất) trong khi nói là một (tâm lí) sai lầm không nên có. Sự khác biệt giữa các phương ngữ là do phong thổ, quá trình lịch sử v.v. đâu có phân ra sự hơn kém ( lối anh nói trang trọng hơn lối tui nói). Ví dụ như trong hô ngữ:
    1) Khi người Việt chưa biết tuổi nhau, tui thường nghe dân miền Bắc xưng hô bằng bác: vì nó ''''trúng'''' với cả người đồng bối hay trên một bậc. Nhưng xưng hô với người đồng bối (bạn, anh , chị) bằng bác, với tui khi mới nghe, là một điều lạ. Ở miền quê tui không có lối nói đó.
    2) Khi nghe người lớn tuổi dạy việc thì người nhỏ hơn ở miền Nam nói ''''dạ'''', chứ hông có nói ''''vâng ạ''''
    3) Khi người ta chào nhau theo cách ở miền Nam hiếm khi tui nghe '''' em chào anh ạ'''' (hổng có ạ) v.v. Hay ngay cả câu ''''em chào anh'''' trong hành động của hai vùng cũng khác nhau.
    Những trường hợp thế này chỉ vặt vãnh nhưng điển hình và phổ biến. Nó cho thấy có sự khác nhau trong văn nói giữa các phương ngữ. Nhưng đâu có lối nói nào trang trọng hơn lối nói nào. Chỉ đơn giản: anh nói A và tui nói B thế thôi.
    Nhưng ngay từ ban đầu trong quá trình tiếp xúc tui đã không nghĩ như vậy. Là học sinh trường làng, lớn lên đi học ra huyện , ra tỉnh thì đa số các thầy cô (giỏi) đều là dân vùng khác. Tiếp xúc với họ, va chạm phương ngữ với họ, cho tui cảm giác sai lầm rằng họ nói hay hơn, trang trọng hơn, lịch sự, ngay cả ''''văn minh'''' hơn nữa (vì một đằng là chính gốc miền Nam cày sâu cuốc bẫm, một đằng là giới chức). Cái tâm lí sai lầm đó dẫn đến những hậu quả to lớn trong nhận thức về lịch sử, chính trị, văn học nghệ thuật đối với quê hương mình.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 08:11 ngày 02/08/2005
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    2) Những ý nghĩ vụn vặt về vấn đề ở mục trên
    Đặt vấn đề ''hậu quả của va chạm phương ngữ'' ra, sau một hồi suy nghĩ, tao_lao quyết định...bỏ chạy. Những ý nghĩ vụn vặt chợt loé lên rùi.... bế tắt. Nhưng cũng nêu ra đây và nhờ các bậc cao niên chỉ giáo:
    Muốn nói đến hậu quả của va chạm phương ngữ , tức là nói đến hậu quả của quá trình biến đổi từ phương ngữ ngày xưa A đến phương ngữ bây giờ B. Muốn so sánh A và B thì phải biết A và B thế nào trước. Thế thì, ngôn ngữ chính gốc của dân Sài Gòn hay miền Nam ngày xưa là như thế nào? Có thể lấy một số mốc:
    1) Ngôn ngữ cách đây hơn 100 năm, như của Trương Vĩnh Ký. Nguồn có thể: ca dao, báo chí, truyện thơ, truyện dài, tản văn. Chủ yếu dựa vào thư tịch cổ.
    2) Ngôn ngữ cách đây năm sáu chục năm , như của Hồ Biểu Chánh, là loại ngôn ngữ mà có thế các vị cao niên 50-60 như bác Hog quen thuộc, và được học trong nhà trường.
    3) Ngôn ngữ cách đây ba bốn chục năm, như của các nhà văn miền Nam Việt Nam đương thời như Võ Phiến, Sơn Nam.
    4) Ngôn ngữ từ ba chục năm trở lại đây, như của Nguyễn Ngọc Tư, Mạc Can
    Loại số 2 và 3, có lẽ là bác Hog rất là quen thuộc và rành rẽ nhưng nó xa lạ với những người nhỏ tuổi như chị meoconsg hay đa số các bạn ở đây chỉ quen thuộc loại số 4. Đọc thư tịch, văn chương loại 1-3 tao_lao ''cảm giác'' một sự thay đổi lớn lao trong ngôn ngữ miền Nam (và tự hào trước một di sản đồ sộ chứ không như mình lầm tưởng) nhưng dẫn ra các luận chứng xác đáng để nêu bật cái ''hậu quả'' của sự thay đổi này (chủ yếu là sau giải phóng) thì tự thấy chưa đủ sức. Xin nêu cái ý nghĩ vụn vặt như vầy ra để nhờ bác Hog và các bạn chỉ giáo.
  4. leqduy

    leqduy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Chào Mọi Người.
    Mình có ý kiến về ngôn ngữ như sau nên mạn phép có vài dòng.
    Ngôn ngữ là sống động, chữ viết là cứng ngắc. Ai lại bắt cái sống động phải theo cái cứng ngắc ( chết ) bao giờ. Đừng làm chuyện vô ích. Ngôn ngữ thì nhất định không có chuyện đúng sai ở đây, hiểu là đuợc .
    Nhìn một người , hay chuyện gì cũng vậy, phải nhìn cái "đằng sau " nửa chứ ! Tại sao họ lại phát âm như thế ? Vì miền đất của họ sống đã mấy trăm, mấy ngàn năm, đã phát âm, đã có cách nói như thế rồi, sao thay đổi được. Phải chấp nhận ( mấy nước khác cũng có tiếng địa phương , nhưng có lẽ chỉ có Viêt Nam mình là gay gắt chuyện này , và mang cả chuyện đúng sai vào đây, hoàn toàn là phí thì giờ cho một chuyện không thể thay đổi được )
    Ngôn ngữ thì nhất định không có chuyện đúng sai ở đây, hiểu là đuợc . OK ?
    Nếu không hiểu thì tại mình dở chứ có gì đâu ! Vậy phải đi nhiều, đọc nhiều, nghe nhiều hơn.
    Vài dòng, đụng chạm ai thì ráng chịu nhe.
  5. Hog

    Hog Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Hơi ngạc nhiên là cũng có các bạn tham gia tán về chủ đề nầy và phát triển cũng sâu sắc. Nhưng có lẽ chắc phải dành cho mấy nhà xã hội học hay ngữ học nào đó ngẫu nhiên thấy ở đây tí lý thú mà nghiên cứu thêm. Một điều để giảm căng thẳng một chút là viết cho vui, không thù hằn hay ác ý gì đâu. Nói thiệt tình ba trợn nên hiểu là câu thán thán tự nhiềy hơn.
    Điều quan trọng là với bản chất phần nào bảo thủ của tuổi tôi, chỉ khơi gợi lòng tự trọng cao thượng trung thực trong sạch dũng cảm. Không đao to búa lớn đâu mà hình như là đặc điểm chung của người Việt mình ít tôn trọng quá khứ vì bản chất thảo khấu. Nói là lịch sử 4000 năm nhưng thực chất ngắn hơn nhiều nhờ lục lọi tàng thư mấy nước láng giềng, bao nhiêu đời quyền lực sau phá nát tài sản vật chất tinh thần đời trước, dấu tích di sản chỉ là hời hợt. Thời hiện đại là rõ nhất, vua gì mà bức ảnh thời Nguyễn ngự lâm quân đi chân không. Mớ sự kiện nhập nhằng mấy trăm năm quanh quẩn đấu đá mò mẩm chẳng ra ngô khoai của một sắc diện văn hóa rõ rệt nên cuối cùng là mớ hỗ lốn lai căng. Cho nên con người mau quên và phủ nhận các giá trị rất gần. Nhìn con cháu Việt thế thệ thứ hai ở nước ngoài, quên tiếng Việt rồi, trong khi người Hoa và nhiều sắc dân khác tỏa khắp nơi vẫn duy trì được cái hồn riêng. Qua châu Âu người ta tôn trọng các nghĩa trang đến nỗi thăm châu Âu phải thăm nghĩa trang, mộ phần đầy hoa chen lẫn khu dân cư. SG thì phá tan hết.
    Thôi, dừng ở đây, lần sau chắc chuyển qua chuyện khác, ứng xử trên đường để thấy dân SG thấp cấp cỡ nào.
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bác Hog hạ màn lẹ thiệt. Thôi ràng vớt vát, để quan sát ngôn phong của dân Việt Nam qua 3 thế hệ (U20-30, U30-50, U60-70), thử đưa 3 chỗ Diễn dàn trên mạng lưới:
    www.ttvnol.com/forum : chỗ hội tụ nhiều nam nữ thanh niên thời nay với cái ngôn phong thật tân thời
    http://dactrung.net/phorum/default.asp : U50, có nhiều trung niên, đa số là Việt kiều. Chất Nam bộ khá rõ.
    http://www.viethoc.org/phorum/index.php : dành cho đa số các ''lão'' tiền bối bàn về ''quốc học quốc hồn quốc tuý''
  7. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Khi mèo ?otám? về chuyện dùng chuẩn hóa tạo ra sự formal, thống nhất thì không phải là trong ngôn ngữ nói mà bao gồm cả nói và viết. Vì taolao đang nói cái lối nói trang trọng hay không trang trọng nên mèo xàm xí một tí về cái này. Vẫn có cái cách nói formal, lịch sự chứ. Ở những nơi khác nhau, tính chất trang trọng khác nhau là gọi khác nhau liền.
    Trong cơ quan của mèo, người SG, hay Nam bộ rất nhiều. Một số đồng nghiệp, lớn hơn vài tuổi mà vẫn quen gọi bằng anh, còn gọi ngược lại thì tùy lúc. Gặp nhau ngoài cơ quan, mấy ổng toàn dùng ngôi thứ 1 là ?otao?, ngôi thứ 2 là ?omày? và ngôi thứ ba là ?ocon nhỏ, cái thằng?? Trên cơ quan thì anh anh em em ngọt xớt. Đi hội thảo hay họp hành công việc thì ngôi thứ nhất thành ?otôi? và ngôi thứ 2 trở thành ?ocô? rồi. Chữ ?ocô? này không phải là ?ocô Ba? hay ?ocô em? như cách gọi nam bộ. Quen biết nhau mà còn như thế, đối với người gặp lần đầu hay giao dịch công việc thì việc dùng một số đại từ chung chung là chuyện bình thường. Ngôi thứ 1: tôi, em, cháu; ngôi thứ 2: anh, chị, cô, chú; Dùng như thế rõ ràng là khá formal và không phải là lối nói riêng của địa phương nào, chỉ khi nào đối phương yêu cầu cách xưng hô khác cho thân mật thì mình mới đổi.
    Giả sử taolao lạc đường, có nên hỏi ?oem ơi cho anh hỏi?.? với một người nữ đi trước không? Quay mặt lại rủi là bà cô già nào thì chắc độn thổ, hay em gái khó tính thì lại lẩm bẩm rủa ?ođồ dê xồm?. Lịch sự thì phải gọi là cô hay chị thôi. Hay cô bạn của mèo cũng sượng trân khi gọi một ông đối tác già ngắc là bác, xưng cháu thì ổng đốp liền ?obộ tui già đến mức đó hay sao mà cô gọi là bác?. Rút kinh nghiệm, cứ gọi là anh hết. Thấy đồng chí nào già quá, ngượng miệng thì gọi là chú. Mấy cái này thì mèo cũng không biết nên gọi là formal hay không, nhưng lịch sự hay tế nhị chắc là đúng.
    Mèo nhỏ lớn cũng chỉ quanh quẩn SG, đúng như taolao nói là chỉ biết thứ ngôn ngữ nam bộ loại số 4. Những gì mèo ?otám? ở đây cũng không rút ra từ các nghiên cứu nào vì không thuộc chuyên ngành, chỉ là những vặt vãnh xung quanh hằng ngày thôi.
    Cái chủ đề này hay mà bác Hog lại ngưng rồi.
  8. Hog

    Hog Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Thật ra muốn dừng vì có cảm giác xổ ra thêm nhiều thì e rằng dễ bị chụp mũ rằng càng rõ ra là chủ đề nầy xuất phát từ mặc cảm nhược tiểu, bị dày vò xúc phạm. Nói dông dài rồi thế nào cũng đụng tới mấy chuyện về quan hệ vị trí tình cảnh của thành phần nầy địa phương kia của tôi của anh v.v... nhiều sắc màu, dễ đụng chạm tổn thương. Đúng ra đừng nên post ở đây, mấy chuyện nầy nên nói khi trà dư tửu hậu trong một môi trường đồng đẳng và thông cảm sẽ dễ hơn, và rồi sẽ quên đi. Nói riết sẽ mang tiếng kỳ thị, đâu biết thật ra trong trái tim tôi muốn ôm cả cái đa dạng phương ngữ xứ mình. Và vì cái giọng SG cũng khá đặc biệt, tình cảm của nhiều người ở nhiều địa phương cứ tỏ tình cái giọng của anh sao nhẹ nhàng dễ thương thế.
    SG là đất thiêng, rồi đâu sẽ vô đó cho mà coi.
  9. lazzy

    lazzy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Tui cũng là dân sài gòn chính hiệu nếu mọi người muốn hiểu tại sao như vậy thì tui có một số ý hổng biết có trùng với ý mọi người kg ?
    Trước tiên là cái tên Sài Gòn nó gắn liền với người sài gòn 300năm rùi. vậy mà giải phóng lại đổi thành một cái tên thú thiệt hổng thích lắm. Mạn phép nói chứ nếu mà Ông cụ Nguyễn Sinh Cung còn sống thì Sài Gòn vẫn mãi tên Sài Gòn.
    Kế đến là ngôn ngữ Sài Gòn vì sao bị tàn phá bằng đủ mọi loại tạp âm vậy thì có lẻ là do giáo dục. Những sách báo văn chương trước gỉai phóng thì đọc là biết ngay là chất Sài Gòn rùi. Sách giáo khoa lúc trước của nhà giáo, nhà sử học Trần Trọng Kim dùng giọng văn diễn đạt khác xa cách hành văn của bộ ở miền bắc.
    Âm nhạc cũng vậy nhạc của Sài Gòn lúc trước đa dạng và đậm chất nam bộ nhiều.
    Nếu kg giải phóng thì tui mạn phép nghĩ là văn hoá của miền bắc và nam khác nhau rõ rệt.
    Đây chỉ là nhận xét cá nhân thôi nếu mà nghiên cứu thì phải xem lại là có phải thay đổi điều kiện lịch sữ dẫn đến thay đổi văn hoá kg ? Cái này chắc phải đợi các nhà nghiên cứu quá!
  10. giacalamcam

    giacalamcam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2004
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Bác Hog, bác Tao_lao...
    Tuy nick là ?ogià? nhưng thật ra cháu còn khá trẻ, vẫn chưa qua 30, nên khi tham gia vào cuộc nói chuyện này cháu thật ngại quá.
    Đây có lẽ là lần đầu tiên cháu được trao đổi với người lớn lẫn nhỏ tuổi trên một diễn đàn ?otrẻ? như thế này, suy nghĩ, cuối cùng cháu quyết định sẽ ?othưa chuyện? với các bác, anh chị thôi, những ai trẻ hơn thì đành chịu khó ?ohóng hớt? vậy, vì không thể cứ mỗi câu mỗi chữ lại ?oKính thưa các bác, các cô chú, anh chị, các em thân mến?? được .
    Cháu muốn nói đến hai vấn đề:
    1. Giọng nói, ngôn ngữ SG
    2. Một số chuyện ngoài lề thường gặp ngoài xã hội ở SG xưa và nay, theo cảm nhận riêng của cá nhân.
    Về giọng miền Nam (bao gồm cả Sài Gòn lẫn cả vùng Nam Bộ) thì có lẽ cháu không xa lạ lắm, vì từ nhỏ xíu đã nghiền ngẫm biết bao nhiêu là sách các loại: từ tiểu thuyết đến truyện ngắn, sách khoa học, thậm chí đọc cả giáo khoa thư trước 1975.
    Cháu cũng có cùng suy nghĩ với bác hog, và một số ý kiến của bác tao_lao: có vẻ dân SG hiện nay hoặc là nói đớt quá nhiều, hoặc là ?olai căng? một cách kỳ cục, không biết là vì lý do gì.
    Ngoài ra cháu cho rằng không thể đánh đồng ngôn ngữ, tiếng nói SG với ngôn ngữ, tiếng nói vùng Nam bộ được (cũng như không thể lấy tiếng Bắc các vùng khác để cho rằng đó là tiếng Bắc Hà Nội). Có vẻ như điều này không phải không có, vì cháu đã có lần nghe một đài trong Nam tuyển phát thanh viên, trong đó yêu cầu phải nói tiếng nam, theo một số người nói thì điều kiện này bao gồm việc phát âm "quàng hôn" thay vì "hoàng hôn", "dề" thay vì "về", "k'''' bẹn" thay vì "các bạn", và thực tế, cháu cũng nghe một số cô PTV trên truyền hình nói như thế
    Không biết thời các bác lớn tuổi được học như thế nào (cháu chưa đọc sách đánh vần trước 1975), nhưng ở thời cháu học đánh vần tiếng Việt không bắt buộc phải phát âm ?ochuẩn Bắc?, nhưng vẫn phát âm tròn vành rõ chữ những từ khó như: r, g, d, gi, v, ch, tr, x, s..., vì vậy tiếng SG hoàn toàn rất dễ nghe. Cho nên cháu rất khó chịu khi nhiều người cho rằng nói tiếng Sài Gòn là đồng nghĩa với phát âm kiểu ?oCá gô bỏ gỗ??, ?ochong chên??. Cháu cũng nghĩ là tiếng Sài Gòn tuy có nhiều phương ngữ, cách nói khác các nơi khác, nhưng dễ nghe, và nghe cũng khá dễ chịu, không có nhu cầu phải thay đổi.
    Nhưng hiện nay, hình như trẻ con lại đang được dạy nói với một chuẩn mực mà theo cháu là hơi Bắc hóa (trong khi hoàn toàn không cần thiết phải như vậy). Có thể cái đầu những người ?odân đen? như cháu không thể thấy được cái hay của sự đồng hóa, chuẩn hóa mà cả XH đang hô hào chăng?
    Theo quan điểm riêng của cháu, cần phân biệt giọng nói mỗi miền có đặc trưng riêng, nằm ở cách phát âm, âm vực, vốn từ?, và chẳng có gì phải xấu hổ khi mình không nói giống người ta để rồi khổ sở tự ?osửa? cái tiếng của mình thành ra một thứ tiếng lờ lợ, chối tai. Từ ngữ vốn dĩ chỉ là cái vỏ ăm thanh của một khái niệm, chẳng có ai có quyền phán xét một người vì họ không nói giống mình (trong khi có rất nhiều người khác cũng nói, hiểu như người đó, chỉ có cái người phán xét đó là không chịu hiểu vì lúc nào họ cũng khư khư cho rằng tiếng nói của mình là hay, là đẹp, là chuẩn). Việc này cũng giống như nước biển chẳng bao giờ có thể chê nước sông không được mặn như mình hay ngược lại, nước sông chê nước biển mặn chát để rồi bắt buộc mình, hoặc ép người khác thay đổi, trở thành cái lơ lớ của nước cửa sông.
    Ngoài ra, nếu nói "tiếng Thủ đô là tiếng chuẩn" thì triều Nguyễn thủ đô VN nằm tại Huế, lúc đó rõ ràng tiếng chuẩn là tiếng Huế rồi, giả sử nhà Nguyễn và kinh đo vẫn nằm tại Huế cho đến nay, thì có lẽ cả nước VN sẽ được học mệ, hỉ, răng, rứa... và sẽ vô cùng tự hào "đó là tiếng nói chuẩn của nước tôi"?
    Nhân tiện, theo cháu con gái Huế, cũng như con gái Đà Nẵng, con gái Hà Nội, con gái SG..., sống tại nội thị, thành phố và được nuôi dạy tốt thì nói chuyện đều rất nhỏ nhẹ, dễ thương, khó có thể so sánh.
    Tiếp chuyện ngôn ngữ, theo cháu thấy cái sự ngôn ngữ này cũng nhiều mâu thuẫn lắm. Cái mâu thuẫn này là ở chỗ ngôn ngữ luôn phát triển theo thời gian, một khi đã được một số đông trong XH hậu thuẫn, chấp nhận, thì mặc nhiên những cái mới đó được đưa lên thành chuẩn mực, và người khác, dù biết hay không, dù muốn hay không, cũng phải dùng nó, vì nhu cầu giao tiếp của mình.
    Điều này thể hiện rất rõ trong việc so sánh từ, ngữ, văn phong được sử dụng trong các loại báo chí, diễn đàn của người Việt ở nước ngoài, do những người lớn tuổi, ở nước ngoài lâu năm và ít tiếp xúc với ngôn ngữ trong nước nói với nhau với ngôn ngữ trong nước. Dễ nhận thấy là ngôn ngữ được sử dụng trong trường hợp đầu rất gần gũi với ngôn ngữ được phản ảnh trong các thư tịch thời những người đó sinh sống tại VN, nhưng lại khác rất nhiều so với những thứ đang được sử dụng trong nước hiện nay. Việc này có thể giải thích là qua quá trình phát triển, đã có những thay đổi đáng kể trong ngôn ngữ của cả hai cộng đồng, dẫn đến tiếng Việt của hai cộng đồng đã có những biến dị đáng kể, không còn đồng nhất so với nhau.
    Có thể dễ dàng nhận ra hiện tượng này qua vốn ngôn từ.
    Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ trong nước, một số từ, ngữ đã biến mất, biến dạng, hoặc thay đổi nghĩa, nhưng những người ở xa, lớn tuổi kia, do chưa cập nhật nên vẫn dùng. Ngược lại, khi một khái niệm mới ra đời, trong khi người trong nước hoặc sử dụng một từ mới, hoặc thêm nghĩa mới cho từ đã có để thể hiện khái niệm đó, thì song song cùng lúc, những người ở xa kia cũng làm việc tương tự, và hai từ này hoàn toàn ít có khả năng trùng nhau. Từ đó, dẫn đến việc chênh lệch về vốn từ giữa hai cộng đồng là rất đáng kể.
    Mà cũng chẳng đi đâu xa: trường hợp ông bà, bố mẹ, con cháu, dù sống cùng nhà, tại cùng một địa phương, nhưng hoàn toàn có thể con nói ông bà, cha mẹ không hiểu, hoặc ngược lại, vì người nói nói kiểu khác, hoặc dùng những từ ?olạ hoắc? với người nghe.
    Bản thân cháu thực sự tiếc khi thấy những từ ngữ mới sinh ra sau này đôi lúc rất vô duyên, trong khi những phương ngữ rất hay, rất hàm súc thì ngày càng mai một, chỉ vì cái suy nghĩ ngớ ngẩn, ?ochuẩn hóa ngôn ngữ" bằng cách ép buộc người khác từ bỏ tiếng nói, ngôn dùng của họ để dùng từ của mình, nói viết giống mình.
    Chậc, chuyện này thì có nói cả ngày.... Lúc nào già cháu sẽ làm cái nghiên cứu về ngôn ngữ Việt Nam qua một số thời kỳ, chắc là nhiều cái hay. Nhưng giờ thì bức xúc vậy thôi
    Cháu viết lan man, bác và mọi người ráng đọc cho hết. Cháu sẽ trình bày những suy nghĩ của cháu về vấn đề cách sống, nếp cư xử của dân SG hiện nay so với cảm nhận của cháu cách đây vài mươi năm ở một bài sau này (Hy vọng sẽ viết xong sớm).
    Được giacalamcam sửa chữa / chuyển vào 01:30 ngày 08/08/2005

Chia sẻ trang này