1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tầu chiến, chiến hạm

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nVIDIA, 29/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Chính tả
    Theo bạn biết thì tại sao lại khó trúng? Đầu dò kém? Bị nhiễu???
    Đầu đạn có nhiều chế độ dẫn này luôn là ác mộng của các hệ thống phòng thủ, đặc biệt là khi nó có tốc độ cao. Cái không thể bị nhiễu là hệ thống dẫn đường quán tính, cái rất khó bị nhiễu là dẫn đường hồng ngoại.
    Về nguyên tắc gây nhiễu cũng có quá nhiều vấn đề. Về thực chất, chỉ có thể gây nhiễu hiệu quả nếu biết được rõ về hệ thống mã hóa và lọc của radar đối phương. SA-2 trong VNW, nếu không có mấy bộ khí tài rơi vào tay Do Thái, thì còn lâu Mỹ mới gây nhiễu được. S200, 300 hay 400 thì còn lâu lắm, đến khi nào Mỹ có trong tay 1 hệ thống hoàn chỉnh đang hoạt động, mới có thể gây nhiễu 1 phần.
    Gây nhiễu radar điều tần, điều pha, lọc phổ, nhảy tần không dễ như gây nhiễu cái đài truyền thanh hay truyền hình đâu
  2. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Gây nhiễu là con dao 2 lưỡi, vì khi gây nhiễu thì hệ thống phòng thủ của mình cũng bị nhiễu. Khi đó hệ thông CIWS không làm việc được.
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Dại, em xin thưa. P-700 cổ gần bằng quả đất rồi ạ.
    Nó chẳng khó bắn trúng mục tiêu tẹo nào. Nó bay cách mặt biển có vài mét ở gia đoạn cuối, tốc độ từ M2,6- M3+. Tức là, các radar tiên tiến nhất thế giới phát hiện ra nó thì các cơ chế chấp hành như tên lửa, súng.....chưa kịp ngắm bắn đã bùm bùm. Để so sánh, trong chiến tranh Vịt Ngan, MiG-17 mang nặng tốc độ M0,7 bay cách mặt biển 250 mét, nã bom chẻ tháp pháo tầu chiến, về nhà ngủ rồi tầu chiến mới phóng tên lửa (đài quan sát cho thấy tên lửa phóng vu vơ, lên thẳng trời xanh, định bắn mặt trời chắc).
    Với tốc độ dó thì đầu đạn chẳng may hỏng ngòi vẫn xuyên qua thân tầu khu trục, tầu tuần dương, đừng nói cái đầu đạn 700kg.
    Ở đây có bạn nói tầu sân bay có thể rmang rất nhiều đạn. Tôi đồng ý, nhưng trong số đạn dó chỉ có 4 đạn trực chiến, tham gia vào cuộc đối đầu. Đạn dự trũ cần làm gì, khi mà tầu mang nó đã chìm.
    Nói gì thì nói, Kirov đã khai sinh thế hệ tầu chiến mới. Sau đó 20 năm, Mỹ mới phát triển hệ thống Aegis, rdar được coi là tương đương với hệ thống phòng không của Kirov. Radar Aegis có máy tính thế hệ sau nhưng tầm kiểm soát không bằng Kirov. Bản than các radar sau này dược trang bị cho Kirov cũng dược cải tiến nhiều lần như bạn napster90 đã đề cập. Aegis không bao giờ có dược S-300 như Kirov dể tieu diệt các máy bay ngoài tầm bắn của máy bay.
    Aegis chính là trả lời của Mỹ với Kirov, phòng thủ bằng hệ thống phòng không, tiến công bằng đạn có điều khiển. Tuy nhiên, chưa có hệ thống dẫn đường đạn có điều khiển và phòng không nào quy mô như Kirov.
  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Tớ hiểu rằng là bạn cóc hiểu gì về gây nhiễu, và qua đó cho thấy bạn chả hiểu gì về hệ thống radar. Không có cái máy gây nhiễu nào lại làm nhiễu radar của quân ta, bạn nhớ giúp điều đấy, kể cả nếu Mig-21 trong lực lượng Nato cũng không bị nhiễu bởi thiết bị gây nhiễu của Nato.
    Cái bạn nói chỉ đúng khi gây nhiễu thụ động (rải mảnh kim loại đầy trời) hay gây nhiễu hồng ngoại (dùng pháo sáng), nhưng mà tầu biển người ta không dùng dạng gây nhiễu đó, vì mục tiêu phải bảo vệ quá to.
  5. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Em rất thích đồ Nga nhưng em thấy bác Phục so sánh cũng quá lời rồi, bộ dẫn đường của P-700 bằng cái quái nào được bộ dẫn đường cho Mig-17 Vịt.
    P-700 tuy bay cách mặt biển vài mét ở giai đoạn cuối, nhưng cái giai đoạn cuối ấy là khi còn cách đối phương vài chục km, thế những giai đoạn đầu nó bay ở độ cao bao nhiêu nhỉ, có thể bị rada và hệ thống máy bay cảnh báo sớm phát hiện ra không, có thể bị máy bay trực chiến, các khu trục yểm hộ đánh chặn ngay trong những giai đoạn đầu không còn là cả một vấn đề.
    Nói như bác thì cứ như là P-700 đã bắn là trúng ấy
    Được kemetmoi sửa chữa / chuyển vào 17:54 ngày 30/06/2007
    Được kemetmoi sửa chữa / chuyển vào 17:59 ngày 30/06/2007
  6. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    Quỹ đạo bay của tất cả những thằng kiểu này đều là bí mật, và có thể điều chỉnh, nên khá khó đối phó bác ạ. Thằng này cũng kích thước cỡ con tomahawk nên RCS khá nhỏ. Khi nó bay tới, RCS của nó nhỏ hơn 1m2
    Hơn nữa tốc độ nó rất cao, tầm cỡ 1 chiếc máy bay chiến đấu bay hết tốc, nên khả năng bắn hạ nó trong giai đoạn đầu và giữa thấp hơn so với khả năng bắn hạ tomahawk nhiều lần.
    Tất nhiên chả có vũ khí nào không bị hạ được cả, nhưng đẳng cấp thằng này so với harpoon chả hạn thì cao hơn nhiều. Và tầm với của nó cũng khá khủng khiếp, 600km, nghĩa là tầu mẹ cũng đang ở khoảng cách khá an toàn với nhóm tầu sân bay, ở biên vùng kiểm soát của các máy bay bảo vệ nhóm tầu.
    Hệ dẫn đường của nó cũng đa dạng hơn cả moskit và sunburn, mà 2 loại này được đánh giá cũng là dạng đồ đáng sợ với hạm tàu, bởi tốc độ cao của nó.
    Trên fas.org người ta cũng đánh giá (không rõ theo tiêu chí nào) là phía phòng thủ chỉ có khoảng 30 giây để đối phó, do vậy quả tên lửa này coi như chỉ phải đối chọi với hệ thống súng bắn nhanh trên tàu, các hình thức đối kháng khác không kịp vận dụng.
    Về ưu thế tốc độ và tầm, các hệ này của Nga vượt xa phương Tây. Hình như Tây chỉ có Ecxocet là siêu âm, nhưng tầm ngắn dưới 100km. Hệ điều khiển thì khi nào bị bắn thật mới biết được
  7. Topol

    Topol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    1
    Theo đánh giá của quốc hội Mỹ là ở châu Á - Thái bình Dương chưa hải quân nước nào chống lại được tên lủa Sunburn không biết có tính cả hải quân Nhật không???
    Sức mạnh của tên lửa grannit khong chỉ ở tốc độ cao, khoảng cách lớn mà còn ở bộ não điều khiển của nó. Khi được phóng đi các tên lủa liên lạc với nhau để phân chia nhiệm vụ tránh trường hợp 2 tên lửa tấn công cùng 1 mục tiêu, hay ưu tiên các mục tiêu quan trong để tấn công trước nên khi tàu tiêu diệt được tên lủa đối hạm bay đến rồi không có nghĩa là nó sẽ không bị 1 tên lửa từ hướng khác tấn công.
    Theo tôi độ nguy hiểm của 1 tên lửa chống hạm không thể bằng được 1 máy bay tấn công nên để chống lại sự tấn công của mấy chục máy bay gần như là một việc không thể của 1 tàu chiến.
    Được topol sửa chữa / chuyển vào 19:49 ngày 30/06/2007
  8. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Chẳng có cáiP-700 hay thậm chí P-900 nào bay 600km ở Mach 2,6 cả. Cũng chẳng có cái ASM nào bay sát mặt nước suốt cả hành trình cả. vì vật vẫn có khả năng bị hit bởi AAM.
    To bác gì đấy nói cái P-700 tương đương kích thước với Tomahawk : bác coi lại đi, nó dài gần gấp đôi đấy ạ. Đường kính cũng to hơn gấp rưỡi.
    Tobác Kienxxxx : em đang gây nhiễu đấy ạ.
  9. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Vấn đề ở chỗ là khả năng bảo vệ chống máy bay của tàu được xây dựng trên mức độ: "nếu mày dám tấn công tao, có thể mày đánh trúng, nhưng chắc chắn mày sẽ chết" - Máy bay tấn công tàu trên tính toán phải bảo toàn cho máy bay để phi công sống sót trở về - nên khả năng lựa chọn tấn công của máy bay bị hạn chế nhiều chứ không phải do sức tấn công của máy bay kém tên lửa đối hạm - khác với tên lửa đối hạm, mục tiêu vào tầm là bắn, trúng được thì tốt, không trúng thì phóng tiếp quả đạn khác
  10. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    nói thế thôi chứ ai chả biết là ko thể nào phóng 50 máy bay cùng 1 lúc, nhưng cái tôi muốn nhấn mạnh là chiến thuật của tàu sân bay là ko để địch nã đạn trước. Đô đốc nào điều khiển tàu sân bay chống lại tàu nổi (ko phải tàu sân bay) của địch mà để địch nã đạn trước thì đáng chém 3 họ. Còn kịch bản đang nói đến là so sánh sức mạnh của tàu sân bay với Kirov nhà các đồng chí, chứ ai chả biết tác chiến thì làm gì có 2 thằng này 1 vs 1, nhất là với tư duy của người Mỹ chơi hiệp đồng.
    Buồn cười ở chỗ là đồng chí Tuất cứ ra sức bắt carrier phải đọ sức với Kirov nhà đồng chí ý = đạn phòng ko nó mang theo chứ nhất quyết ko cho nó dùng máy bay ROFL Đồng chí ý đồng ý với ý kiến của bác hairyscary là carrier mang nhiều đạn nhưng mà hình như đồng chí ý ko hiểu ý của bác ý là mang nhiều đạn cho máy bay - vũ khí chính của carrier chứ cái đống tên lửa phòng ko của nó như tui đã nói chỉ là giải pháp cuối cùng.
    Như bác hairyscary đã nêu, tên lửa phòng ko vẫn phải dẫn đường trong 1 số giai đọan nhất định, và số được dẫn đường trong 1 thời gian là có hạn, các đồng chí giải bài toán này thế nào khi mà multiple incoming ASMs từ máy bay đến? Còn thưa bạn SSX, chưa bao giờ 1/3 số máy bay cất cánh cùng 1 lúc nhưng chúng ta đang bàn theo kịch bản nhà bác Tuất, carrier vs Kirov 1 vs 1 để xem cái nào đáng build hơn nếu đủ tiền (trường hợp Mỹ)
    Thôi thì Mỹ chấp, chỉ phóng 1/3 số máy bay, giữ lại 2/3 số máy bay đề phòng... nothing vì Kirov làm gì có máy bay mà lo bị tấn công, thằng đô đốc cũng hơi thiếu iốt vậy. 50/3 = 16.7, làm tròn là 16 chiếc nhé. Bay đôi hình 4-ship chia làm 4 nhóm, mỗi chiếc mang 4 ASMs, 1 AIM-9 và 1 AIM-120 để tự vệ (cũng tự vệ với nothing, nhưng thôi cứ làm theo tiêu chuẩn), còn lại lắp external tank. sau khi phóng hết 4 nhóm đó rồi thì phóng vài chiếc S-3 lên làm tanker, chia 2 nhóm, 1 nhóm theo hỗ trợ đội hình tấn công nào phải vòng sau lưng hoặc thọc sườn, đội nào tấn công chính diện thì khỏi cần. 1 nhóm tanker còn lại thì để hỗ trợ lúc về, chẳng may nhóm nào ko đủ fuel do phải đốt đít tránh tên lửa sẽ tiếp tế để đủ dầu mà đáp.
    4 nhóm 4-ship này chia làm 4 hướng tấn công, làm sao mà co-ordinate cho 4 nhóm này phóng ASMs cùng 1 lúc được thì tốt (phụ thuộc tài thằng chỉ huy, vạch kế họach) 4 ASMs/chiếc x 4 chiếc x 4 nhóm = 64 quả ASMs. Cứ cho là lúc nó phóng thì cũng vào tầm SAM của Kirov nhé, lúc này thì bắn máy bay hay bắn ASM cho đồng chí Tuất quyết định. Bắn máy bay thì chiếc nào bị bắn, vứt external tank đốt đít, quay đầu 180 độ chạy, cho Kivrov nhà đồng chí dẫn bắn chán thì thôi, đến đọan SAM tự dẫn có khi nó ra ngoài range của SAM rồi, mà quan trọng hơn là 64 quả ASMs đang đến chào hỏi đó. ASM thì đúng là truly fire n forget hay là launch n leave nhé, máy bay phóng xong thì túc tắc đi về. Option còn lạ là bắn ASMs, lại nổi lên câu hỏi của bác hairyscary, dẫn bắn bao nhiêu quả SAM cùng 1 lúc được? (chắc ko đến 64) Tui có câu hỏi nữa là radar của Kirov có phải như kiểu của AEGIS, cover 360 độ 100% thời gian ko?
    Lúc này chưa cần biết kết quả thế nào, carrier chuẩn bị cho đợt tấn công thứ 2 rồi, đợi đợt 1 quay về thì phóng strike package no. 2 này lên (người Mỹ thường dùng từ package cho nhóm máy bay tác chiến ) package 1 đáp thì package 2 phóng để giữ đúng lời hứa chơi 1/3 sức mạnh thôi. package 2 mang đúng config y như package 1, 4 ASMs với 2 AAMs và external tank. Đám S-3 làm tanker nếu cần thay chú nào thì thay trong khoản thời gian package 1 đang tấn công rồi... Quá trình này cứ lặp đi lặp lại, strike package no.3, no 4... no. x, cho đến khi Kirov nhà đồng chí Phúc xuống ngắm san hô thì thôi.
    Nếu đọ về vấn đề đạn dược thì Kirov chắc chắn sẽ hết đạn trước carrier.
    Trở lại với việc Kirov bị tấn công, 64 ASMs từ 4 hướng khác nhau, ko biết số phận thế nào. Ko chết thì chắc cũng bị thương, tui mà ở trên Kirov lúc đó thì điều đầu tiên tui làm là viết di chúc hoặc phone chào bố mẹ, người yêu lol
    Mà ko nhất thiết chỉ 4 hướng, tui ví dụ bay 4-ship thôi chứ có thể chi bay đội hình 2-ship thì có đến 8 nhóm khác nhau, tấn công 8 hướng khác nhau, tùy người Mỹ sắp xếp. Kirov đỡ đòn chóng mặt luôn. Cái này là cái mà tui muốn nhấn mạnh đó, máy bay ngoài tầm với xa còn linh độnh hơn tàu chiến nhiều -> chiến thuật áp dụng cũng linh họat hơn. Thêm nữa vì đây là chơi chấp, chỉ chơi 1/3 nên tấn công nó mới dứt khoát từng đợt 1 như vậy chứ nếu chơi 2/3 hoặc chơi toàn bộ luôn thì có thể tổ chức tấn công liên tục ko nghỉ, nhóm này đến nhóm khác cách nhau chỉ độ vài phút. Đồng chí Tuất chỉ huy Kirov ko có thời gian nghỉ thở luôn (nếu sống được qua đợt 1)
    Đồng chí Tuất à, cho đến thời điểm này thì carrier vẫn là vua thống trị biển cả. Chống lại tàu nó cũng làm tốt, tấn công lãnh thổ nó cũng làm tốt, kiểm soát biển nó cũng làm tốt (đừng cãi là sub kiểm soát biển nhé, sub chỉ động dụng khi đánh nhau thôi chứ nó làm sao kiểm soát các tuyến giao thông hàng hải được? bắn chìm được tàu buôn đó như muốn bắt nó thì ko được, lấy cái gì để đổ bộ lên? carrier thì nó cho marine lên máy bay rồi đổ bộ sang tàu buôn đó, thế là bắt sống, muốn bắt máy bay bay trên biển quốc tế thì nó cho máy bay lên chặn, ép đáp xuống căn cứ gần nhất)
    Đồng chí mà thiết kế ra được cái gì trội hơn carrier thì sẽ được lưu truyền vào lịch sử HQ thế giới đó. Chứ đừng xúi dại Mỹ build cruiser như Kirov, cái đó chỉ để tự vệ thôi khi mà tài chính eo hẹp. Lạm bàn sang chức năng tấn công mặt đất của carrier thì kể ra mà Mỹ nó ngu nó nghe đồng chí xúi dại thì ngày xưa thời VN War đồng bào ta ở miền Bắc cũng đỡ khổ, tiếc là nó lại ko ngu mới đau. Nó ngu nó đóng Kirov ra đậu ở vịnh Bắc Bộ thì anh em ta ra bờ biển tụt quần chổng mông ra chửi cho sướng nhỉ.
    Đóng 1 đống Kirov ra đó để Desert Storm, OIF, OEF rồi Kosovo vừa rồi mốc mặt thất nghiệp như Battleship ngày xưa thì sau này lại có đồng chí Tuất ver 2.0 nào đó được thể chửi Mỹ ngu ko chịu build carrier ROFL.

Chia sẻ trang này