1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tầu chiến, chiến hạm

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nVIDIA, 29/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SSX

    SSX Guest

    Hệ thống phòng không Hải quân
    Vài nét về các hệ thống phòng không phương Tây cho tàu chiến
    >ен,а.?f và các nguồn khác

    Thời của những tên cướp biển, cách phòng thủ tốt nhất là chạy thật nhanh, còn nếu không chạy được thì chỉ còn cách quay hông tàu thật nhanh, nện cho đối phương những quả đạn đại bác bi gang tròn cùng những trận mưa tên quấn bùi nhùi giẻ tẩm dầu và cầu trời cho kẻ thù chìm trước mình.
    WW2, các đội tàu chiến hùng mạnh đã phải vất vả đối phó với những máy bay oanh tạc bằng bom và thuỷ lôi, điển hình là trận Trân châu cảng, hạm đội 7 Mỹ đã bị tan tác vì những phi đội máy bay Nhật bản tấn công bất ngờ, áp đảo về số lượng. Với khả năng phòng không lúc đó, việc chống trả một cuộc tấn công như thế hoàn toàn là vô nghĩa. Vấn đề phòng không cho hải quân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
    Hiện tại, thật khó để nói cái gì là mối đe doạ lớn nhất đối với các tàu chiến: mìn, thuỷ lôi, tên lửa, máy bay. Cuộc chiến Falkland ngắn ngủi, 2 tàu chiến Anh bị bắn trúng tên lửa Exocet loại cũ một cách dễ ràng, nhiều quốc gia vẫn phải đau đầu vì phòng không hải quân.
    Cánh tay dài của phương Tây
    22/1/2008 Hải quân Mỹ thông báo họ bắt đầu hiện đại hoá tàu chiến CG-52 Banker Hill thuộc lớp Ticonderoga. Một trong những yếu tố chủ chốt là tăng cường trang bị các loại tên lửa SM-2 Block IV và SM-3, chúng có thể ngăn chặn tất cả các cuộc tấn công bằng máy bay. Hải quân Mỹ đã sớm công bố ý định trang bị cho tất cả các tàu chiến tên lửa phòng không loại Aegis.
    Nền tảng của phòng không hải quân phương Tây là họ tên lửa ?oStandard? (SM). Tên lửa hiện đại nhất (của phương Tây) đang sử dụng ngày nay là loại SM-2 Block IV và SM-3 do Mỹ thiết kế. Các tên lửa loại này có thể tấn công các mục tiêu từ tầm xa và ở độ cao lớn. Nhưng chúng chỉ có khả năng trang bị cho các tàu chiến có ra đa đủ mạnh và hệ thống chiến đấu hợp nhất hiện đại Aegis (theo tiếng Hy lạp có nghĩa là không thể đánh bại, theo tiếng Anh là sự bảo vệ).
    [​IMG]
    Ảnh: tàu chiến Aegis
    Giá trị lớn nhất của hệ thống Aegis, mà nhiều người gọi một cách nhầm lẫn là ?otên lửa chống máy bay? là khả năng liên kết tất cả các tầu chiến dưới sự điều khiển chung, từ pháo, hệ thống phòng không, đến tên lửa hành trình. Hơn nữa Aegis còn tạo ra khả năng phòng thủ chung, cho phép điều khiển, kiểm soát từ một trung tâm chỉ huy đặt xa các tàu chiến.

    Họ hàng nhà tên lửa SM (Standard Missile) được sử dụng hợp nhất trong hệ thống Aegis, đã được phát triển từ những năm 1950, chúng thay cho các loại tên lửa cũ lạc hậu RIM-2 Terrier và RIM-24 Tartar. Thế hệ đầu tiên là loại SM-1 từ Block I đến Block V được Mỹ dùng rộng rãi trong những năm 1960-1980. Giữa thập kỷ 70, Mỹ đã phát triển xong thế hệ thứ 2 SM-2 Block I (RIM-66C/D) và dùng làm nền tảng cho hệ thống chiến đấu Aegis.
    Trong những năm 1980, những tên lửa đầu tiên đã được trang bị cho tàu tuần dương Banker Hill. loại tàu đầu tiên có hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS). Hiện tại tên lửa SM-2 là hệ thống phòng không chính trên tàu loại Ticonderoga và Orly Burke.
    Phiên bản hiện đại, SM-2 Block IV (RIM-156) và SM-3 (RIM-161) có sự khác biệt. Trước hết là mục đích sử dụng. Đầu tiên, chúng được phát triển để bắn hạ máy bay, trực thăng cũng như tên lửa hành trình. Sau đó là để phá huỷ tên lửa đạn đạo.
    RIM-156 có 2 tầng còn RIM-161 có 4 tầng. Độ cao tối đa đạt được 160 km và tầm xa 270 n-miles đối với RIM-161. Còn RIM-156 có độ cao 33 km, tầm xa 200 n-miles. Chúng cũng khác nhau về về hệ thống dẫn đường và đầu đạn.
    Tháng 12/2007, SM-3 lần đầu tiên được Nhật bản bắn thử từ tàu DDG-173 Congo. Trước đó, các tàu Nhật đã tham gia tập trận để kiểm tra về thông tin liên lạc và dò tìm mục tiêu.
    Hiện tại Mỹ cũng đang tiến hành phát triển loại tên lửa mới có tên SM-6 ERAM (dịch nôm na là tên lửa chủ động tầm rộng), để thay thế cho SM-2.
    Ưu điểm chính của nó là hệ thống dẫn đường, được kế thừa từ loại tên lửa AIM-120 AMRAAM đời cuối. Hệ thống này có thể bắn trúng mục tiêu ở ngoài tầm ra đa của tàu chiến dựa vào khả năng của các ra đa dò mục tiêu trong thời gian thực.
    Một loại khác của phương Tây được trang bị tên lửa SAAM Aster 30, do hãng châu Âu MBDA phát triển. Giống như tên lửa SM, Aster được phóng thẳng đứng. Nó có tầm 120 km, tầm này kém hơn nhiều loại SM-2 Block IV, nhưng lại không đòi hỏi phải có ra đa mạnh và nặng nề như SPY-1 trong hệ thống Aegis.
    [​IMG]
    Ảnh: một tàu chiến trang bị hệ thống phòng không Aster-MBDA
    Cánh tay dài của đất liền
    Hải quân Nga được trang bị hệ thống tên lửa phòng không С-300Ф, tàu chiến Azov là loại đầu tiên được trang bị loại này vào cuối những năm 1970.
    Hiện tại chúng đã được trang bị cho các tàu phóng tên lửa hạt nhân như Project 1144 (Kirov), Project 1164 (Moskva).
    Trong quá trình hoạt động và thử nghiệm, các đặc điểm của hệ thống phòng không này đã được tăng cường một cách đáng kể trên cơ sở liên tục hiện đại hoá hệ thống điều khiển và nâng cấp tên lửa.
    Bản nâng cấp mới nhất hệ thống C-300Ф bằng tên lửa 48H6E2 tạo ra khả năng bắn trúng mục tiêu ở tầm 200 km. C-300Ф nguyên bản chỉ được dùng cho mục đích ngăn chặn các mục tiêu khí động học (máy bay, tên lửa hành trình, trực thăng, UAV), Phiên bản hiện đại hoá với tên lửa 48H6E2 có thể dùng để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Mặc dù vậy, Nga không có ý định sử dụng tàu chiến để đánh chặn tên lửa đạn đạo.
    [​IMG]
    Ảnh: tàu chiến Pi-e Đại Đế, Project 1144 trang bị C-300Ф
    Trong tương lai, C-300Ф sẽ được nâng cấp bằng họ tên lửa nhỏ hơn 9M96, nó cho phép tăng cường khả năng của C-300Ф lên gấp 2 mà không làm mất các đặc điểm đã có.
    Kích thước, trọng lượng giảm đi của tên lửa đạt được bằng công nghệ phá huỷ bằng va chạm - bộ phận phá huỷ mục tiêu của tên lửa (đầu đạn) không mang chất nổ mà va chạm thẳng vào mục tiêu.
    Phòng thủ tầm trung và tầm ngắn
    Bên cạnh các tổ hợp phòng không tầm xa, hải quân phương Tây cũng chú ý trang bị phòng không tầm trung và ngắn.
    Có thể kể đến hệ thống tên lửa SeaSparrow của công ty Raytheon và Aster 12 của MBDA. Chúng không đòi hỏi phải có hệ thống ra đa điều khiển mạnh, tốc độ cao. Tầm bắn của các hệ thống này vào khoảng 30 km.
    [​IMG]
    Ảnh: SeaSparrow USA
    Loại tương tự Nga đang dùng là Ш,илO-Shtil có tầm 32 km. Trong tương lai các tàu chiến Nga sẽ được trang bị tổ hợp Shtil hiện đại hoá làm tăng tốc độ bắn và cho phép bắn nhiều mục tiêu đồng thời.
    Pháo cũng đã được đưa vào các tổ hợp phòng không tầm ngắn.
    Có thể kể tên tổ hợp tầm ngắn: RAM của Ramsys (liên doanh của Raytheon và MBDA) Umkhonto của Denel Nam Phi, Seawolf của MBDA, Crotale-NG của Thales và Barak-I của Rafael-Israel. Loại của Israel Barak-I đã trang bị cho tàu hộ tống Hanit, tuy nhiên trong chiến tranh Israel-Li-băng lần 2, nó đã không ngăn chặn được tên lửa S-802 của Iran bắn từ lãnh thổ Li-băng. Con tàu Hanit đã bị S-802 phá huỷ.
    [​IMG]
    Ảnh: Crotale-NG
    Tất cả các tổ hơp này có tầm khoảng 12-15km
    (một số là 20km). Một vài loại cũng đã có dẫn bắn hồng ngoại, cho phép lắp trên các tàu cỡ nhỏ, có trang bị vô tuyến điện đơn giản.
    Loại tàu chủ yếu của Nga trang bị loại này là sинжал- Dagger. Tầm bắn của nó là 12km, độ cao là 6km.
    [​IMG]
    Ảnh: Hệ phòng không sинжал-Dagger của Nga
    Việc sử dụng ra đa để dò tìm mục tiêu và dẫn bắn là nền tảng thiết lập nên hệ thống phòng không tầm ngắn, hay lớp phòng thủ thứ 2 của các tàu chiến hạng nặng.
    Pháo 76mm được trang bị để chống máy bay ở khoảng cách gần như khẩu Super Rapid của công ty Oto Melara, MK13 57mm của BAE được trang bị rộng rãi cho hải quân và lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ.
    Ở Italia công ty Oto Melara cũng đang triển khai khẩu Davide 76mm (bản xuất khẩu là Strales). Tốc độ bắn của Davide là 130 v/ph, thử nghiệm sẽ được thực hiện vào giữa 2008. Hiện tại, khẩu Super Rapid cũng đang được hiện đại hoá.
    Hiện tại, Nga đang trang bị các pháo phòng không từ 100mm đến 76mm cho các tàu chiến lớn nhỏ khác nhau. Pháo 130mm cũng được dùng cho tàu tuần dương, tàu khu trục. Nó có khả năng bắn máy bay, nhưng mục tiêu chính là ở trên mặt đất, mặt nước hơn là phòng không.
    Khẩu AK-100 100mm có tốc độ bắn đến 60v/ph với tầm bắn mục tiêu trên bề mặt đến 21km, mục tiêu bay đến 10km.
    Pháo phòng không chính của Nga là AK-176 76mm. Tầm bắn của nó là 15km trên bề mặt và 5 km trên không.
    [​IMG]
    Ảnh: pháo AK-100
    Ranh giới cuối cùng: phòng thủ gần
    Còn gọi là trong cùng (theo thuật ngữ phương Tây), việc phân ra các tầm phòng thủ thực ra cũng chỉ là tương đối.
    Tầm gần có súng máy và tên lửa. Chúng bao gồm Mistral của MBDA, Stringer của Raytheon, Igla của Nga. Tất cả chúng phù hợp với khái niệm phòng không di động. Trên tàu chiến, về
    nguyên tắc chúng được lắp đặt thành cụm 2 hoặc 4 unit với hệ thống điều khiển để đảm bảo bắn trúng mục tiêu cũng như hệ thống nạp đạn, có khả năng cung cấp đạn dược nhanh chóng. Tầm bắn của những tổ hơp này khoảng 3-5km.
    Những tổ hiệp hiện đại nhất được biết đến là Mỹ với Phalanx, châu Âu với Goalkeeper và Nga là AK-630, Kortik và Kashtan.
    Những tổ hợp này có súng máy bắn nhanh có nòng xoay, nó có thể bắn trúng mục tiêu ở tầm vài trăm mét đến 2-3km. Tốc độ bắn lên đến vài nghìn viên/ph. Chúng có hệ thống xác định đường bay mục tiêu và bắn chặn trước, được hỗ trợ bởi ra đa và hệ thống quang điện tử.
    [​IMG]
    Ảnh: Goalkeeper của EU
    [​IMG]
    Ảnh: Phalanx-USA
    Không thể không nhắc đến tổ hợp phòng không Millennium 35mm do các công ty của Đức Rheinmetall và Oerlikon phát triển. Đan mạch đang đặt mua 2 khẩu loại này trang bị cho tàu Absalon.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh: Millennium của Đức
    Millennium có thể bắn đến 1000v/ph theo kiểu bắn chặn trước, tầm bắn khoảng 2.5km, một máy tính tích hợp điều khiển hoàn toàn tổ hợp, tính toán, xác định đường đạn cần thiết.
    Millenium có thể lắp đặt được trên nhiều loại tàu chiến cũng như hoạt động kết hợp với các hệ thống điều khiển khác.Nhỏ gọn, lập trình được và khó phát hiện, thế hệ tên lửa chống tàu mới nhất tạo ra một thách thức nghiêm trọng đối với hệ thống cảm biến và ra đa mục tiêu. Các tên lửa bay nhanh cũng đòi hỏi một công nghệ dò tìm dấu vết mục tiêu rất năng động. Mô đun dò dấu vết mục tiêu 3 trục TMX/EO được thiết kế đặc biệt để đáp ứng đòi hỏi này. Nó có thể tính toán khoảng cách đến đất liền, biển và mục tiêu trên không với độ chính xác không gì có thể so sánh được. Nó được trang bị ra đa mono+ x-band và cảm biến tích hợp quang điện, camera hồng ngoại, camera bước sóng vô tuyến và laser đo xa để dò tìm mục tiêu thụ động. Tất cả các dữ liệu từ các bộ cảm biến được sử lý một cách đồng bộ. Dữ liệu mục tiêu cũng có thể được cung cấp cho các mô đun điều khiển của một vài loại vũ khí khác.
    Tương lai của phòng không Hải quân
    Một trong những hướng để tăng cường hiệu quả phòng không hải quân là ứng dụng hệ thống laser. Raytheon trong những năm đầu thập kỷ 90 đã có những nghiên cứu đầu tiên, đưa ra những phương án kết hợp laser vào phòng không tầm gần như Phalanx 20mm, hay Goalkeeper 30mm.
    Hiện tại Raytheon vẫn đang tiếp tục đi theo hướng này.
    Hiện tại đang có thử nghiệm một nguồn laser 20KW để phá huỷ một đạn súng cối 60mm ở tầm 500m.

    Trong vòng 8 tháng tới, nguồn laser sẽ được tăng công suất và tiếp tục những thử nghiệm tương tự nhưng với các đầu đạn lớn hơn ở tầm 1km. Hệ thống mới đã thực sự có tên: hệ thống phòng thủ laser khu vực (LADS).
    Nếu việc nghiên cứu phát triển thành công, nó sẽ bảo vệ cho tàu chiến từ các cuộc tấn công bằng súng cối, đạn pháo, thuỷ lôi, thuyền tấn công nhỏ-tấn công liều chết, tên lửa và UAV.
    Nhưng LADS cũng chỉ là một phần của hệ thống tích hợp cho mục đích phòng thủ tàu chiến, hệ thống này đang được nhiều công ty phương Tây tham gia phát triển, nó sẽ hợp nhất với LADS, Phalanx, hệ vi ba chống tên lửa Vigilant Eagle-Active Denial.
    Được SSX sửa chữa / chuyển vào 12:21 ngày 29/01/2008
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    1. Hanit bị bắn trúng nhưng không bị phá hủy.
    2. Không có tên lửa S-802. Đến bây giờ vẫn chưa xác định rõ Hanit dính loại gì. Thông tin ban đầu là C-802 nhưng với mức thiệt hại của Hanit thì nhiều khả năng nó bị dính 1 loại nhỏ hơn nhiều là C-701 (đầu đạn chỉ 30kg).
    3. Nghe phía Do Thái bảo là lúc ăn đòn thì Hanit đang tắt tất cả chế độ phòng thủ do đề phòng bắn nhầm máy bay quân nhà và yên tâm khu vực này không thể có ASM được. Không biết có đúng không nhưng kể cả nếu bật thì để bắn trúng 1 trái C-701 bé tí xíu (100kg) với 1 trái RAM (cũng nặng tầm đó) thì e hơi không tưởng.
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Hanit có bị phá huỷ đâu? Không rõ mức độ thuơng tích thế nào.
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    bài hay lắm đã vote cho bác
  5. SSX

    SSX Guest

    Có một chút trục trặc trong bài trên.
    Cái từ đa nghĩa destroyed trong bài này chỉ có nghĩa là
    bị phá hoại thôi chứ không phải phá huỷ.
    Vì là từ nguồn Nga nên S-802 là C-802 của Tầu khựa
    Bác Mig19 có lý, bản thân SSX cũng không tin là 165 kg thuốc nổ
    của C-802 lại chỉ làm hư hại có thế, không loại trừ nó là một loại
    nào đó nhỏ hơn nhiều và bắn ra từ một cái tàu cá nào cũng nên.
    nhưng vì tôn trọng bài gốc nên vẫn để nguyên.
    Có mấy cái ảnh mời bác xem, mức độ này chỉ vài chục kg thuốc là cùng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://en.wikipedia.org/wiki/C-802
    http://informationdissemination.blogspot.com/2007/07/ins-hanit-stories-from-sea-part-1.html
    http://informationdissemination.blogspot.com/2007/07/ins-hanit-stories-from-sea-part-2.html
    Cảm ơn bác macay3, không dám nhận là có kiến thức hơn
    các bác, bài vở trên mạng đầy, chỉ là công dịch thôi.
  6. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Để tổng hợp cũng cần phải có kiến thức.
  7. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Nhắc lại vụ này mới buồn cười, con Saar5 này có 2 ống khói nằm sát mép nuớc chỗ hangar, thế là có vài chú cứ trưng hình ngay chỗ ống khói rồi nói bị tên lửa xịt.
  8. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái ảnh Kuznetsov ở biển bắc.
    [​IMG]
    1 D/C Frigate Nauy tyoe Fridtjof Nansen chay theo.
    (Tren bong Kuz không co'' may'' bay nhé)
    [​IMG]
    1 em P3 Orion cua Nauy bay theo.
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. hatakekakashivn87

    hatakekakashivn87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Sao không thấy tàu hộ vệ của Hải quân Nga nhỉ? Chả lẽ Ngố dám liều để tàu sân bay đi 1 mình à, cũng hơi bị dũng cảm
  10. bietkichdu

    bietkichdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2007
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tàu sân bay Nga chạy năng lượng gì mà khói mù trời vạy nhỉ.
    Diezel ?

Chia sẻ trang này