1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tàu chiến vô hình

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Ga`, 12/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ga`

    Ga` Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    281
    Đã được thích:
    0
    Tàu chiến vô hình

    Tin Tu VNN
    ---------------------------------------

    Tàu chiến vô hình - xương sống của hải quân
    19:29'' 10/06/2004 (GMT+7)

    Hải quân Hoàng gia Anh và Mỹ đều có kế hoạch chế tạo những con tàu vô hình, hiện đại của riêng họ. Tuy nhiên, Thuỵ Điển có lẽ là nước đi đầu trong cuộc đua này khi đang thử nghiệm một loại tàu thuỷ mới có mức độ vô hình cao nhất.

    Tàu khu trục DD(X) tương lai của Mỹ.

    Kể từ khi radar được người Anh phát minh trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, các nhà nghiên cứu quân sự bắt đầu tìm cách đánh bại nó. Không lực Mỹ đã phát minh ra chiếc máy bay do thám, tàng hình đầu tiên mang tên U-2 vào năm 1954. Mười năm sau đó, họ cho ra đời Lockheed Blackbird. Cả hai loại máy bay được thiết kế sao cho radar của đối phương không thể dò được. Nói cách khác, chúng giảm tín hiệu phản hồi radar tới mức thấp tuyệt đối. Hiện các kỹ sư hải quân cũng sử dụng cách tương tự giúp tàu chiến đánh bại radar.

    Các chuyên gia quân sự Mỹ đang thiết kế đội tàu tàng hình cho lực lượng hải quân nước này với tên gọi tàu khu trục DD(X). DD(X) sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011. Công ty Northrop Grumman Ship Systems đang đứng đầu một tổ hợp xây dựng những con tàu hiện đại này với trị giá hợp đồng lên tới 2,8 triệu USD. Người phát ngôn Brian Cullin của Northrop Grumman cho biết: ''''DD(X) sẽ có tính cách mạng tương tự như tàu chiến Dreadnought mà Anh đưa vào sử dụng vào đầu thế kỷ XX''''. DD(X) sẽ tiết kiệm cho Hải quân Mỹ một khoản tiền lớn do số thuỷ thủ sẽ ít hơn 200 so với loại tàu Arleigh Burke hiện nay (tàu khu trục tên lửa định hướng).
    Tàu khu trục tàng hình Type 45 trong tương lai của Anh.

    DD(X), trị giá 2,8 tỷ USD, có chiều dài 208m với trọng lượng nước rẽ 14.000 tấn. Nó có thể đạt tới tốc độ 30 hải lý/giờ và thân tàu làm bằng thép. Trong cuộc chiến tranh tại Iraq năm ngoái, Hải quân Mỹ đã bắn tên lửa Tomahawks với chi phí một triệu USD mỗi quả. Tên lửa được bắn ra từ DD (X) sẽ chi phí ít hơn nhiều và có thể bắn ở tầm gần với hoả lực lớn.

    Hải quân Hoàng gia Anh cũng đang chế tạo tàu khu trục tàng hình HMS Daring tại Xưởng đóng tàu Govan và Scotstoun ở BAE Systems. Nó sẽ bắt đầu phục vụ vào năm 2007 và là xương sống của Hải quân Anh trong tương lai khi đối mặt với nhiều mối đe doạ.

    Tuy nhiên, Thuỵ Điển vẫn đang dẫn đầu với tàu Visby. Con tàu Visby đầu tiên, do Công ty Đóng tàu Thuỵ Điển Kockums thiết kế và chế tạo tại Xưởng đóng tàu Karlskona, vừa hoàn tất các chuyến thử nghiệm trên biển với Hải quân Hoàng gia Thuỵ Điển. Tiếp theo đó là thêm bốn con tàu nữa. Visby được chế tạo gần như hoàn toàn bằng sợi các-bon, vật liệu được sử dụng để chế tạo khung gầm của ô-tô Công thức 1 và thân của thuyền buồm đua. Thiết kế góc của Visby làm cho tín hiệu phản hồi radar của nó ở mức thấp nhất và pháo 57 ly trên tàu có thể thụt vào để giảm hơn nữa tín hiệu phản hồi radar.

    Visby dài 73m với trọng lượng nước rẽ 600 tấn. Tốc độ của nó là 35 hải lý/giờ. Visby chỉ cần 43 thuỷ thủ và trị giá 100 triệu USD. John Nilsson, một trong các nhà thiết kế, cho biết: ''''Chúng tôi có thể giảm tín hiệu phản hồi radar đến 99%. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là con tàu vô hình 99%. Nó đồng nghĩa với việc giảm phạm vi bị radar phát hiện. Nếu Visby cách tàu chiến của kẻ thù 100km, nó có thể nhìn thấy kẻ thù bằng radar song đối phương lại không thể. Nó có thể tiến tới tàu chiến của đối phương ở khoảng cách 30km trước khi bị phát hiện".
    Tàu Visby.

    Sợi các-bon cũng nhẹ hơn nhiều so với thép và Visby chỉ nặng bằng một nửa tàu chiến bình thường. Các quan chức hải quân Thuỵ Điển rất thích con tàu này. Phải nói thực là nó không đẹp theo kiểu cổ điển mà trông giống như một... hộp cơm trưa. Tuy nhiên, Visby có tính linh hoạt cao hơn và có khả năng ''''tàng hình'''' lớn hơn. Các nhà thiết kế đã lợi dụng đặc điểm tín hiệu phản hồi radar phụ thuộc vào các góc liên quan. Do vậy, họ đã tránh các góc vuông vốn phản xạ ngay lập tức tín hiệu radar của đối phương.

    Visby chỉ được thiết kế để hoạt động tại các vùng ven biển hoặc cho chiến sự ở vùng ven bờ. Nó vẫn sẽ bị phá huỷ nếu bị tên lửa đất đối đất hiện đại bắn trúng. Visby cũng được điều khiển bằng các máy tính hiện đại sử dụng hệ điều hành Windows NT. Tuy nhiên, Kockums và Hải quân Thuỵ Điển thừa nhận nó có thể bị... tin tặc phá hoại. Nếu tình huống đó xảy ra, tàu sẽ quay trở lại hoạt động theo kiểu lái và hoa tiêu truyền thống!

    *
    Minh Sơn (Theo Jane''s Fighting Ships)
  2. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Cũng như máy bay tàng hình tàu chiến "vô hình" cũng chỉ có giá trị hăm dọa đánh lén và trinh sát (mục đích chính của nó). Không thể dùng trong chiến tranh lớn. giống như T34 không phải là tăng xịn nhất nhưng là con bài quyết định trong cuộc chiến tank của WW2 do dễ sử dễ sản xuất, tính năng tương đối tốt. Máy bay tàng hình nếu phải cận chiến thì chỉ là miếng mồi cho các loại máy bay hạng vừa khác. Cở SU27 đời đầu hay Mig 21 cũng đủ toi. Nhưng nếu đề đánh lén thì là chuyện khác, hơi bị tốt. Nhưng dùng nhiều lại không được (tốn quá, hiệu quả thực chiến kém).

Chia sẻ trang này