1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tàu con thoi Mỹ - Nga

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi sonyclie, 22/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    hairyscary nhầm về boostẻ.
    Theo site này thì Mẽo đã từ bỏ nhiên liệu lỏng cho booster từ thời 1960s.
    Nhiên liệu lỏng đến nay vẫn là nhiên liệu chính của các tầu vũ trụ. không trừ tầu con thoi. Nhiên liệu lỏng không phải là nhiên liệu có hệ số sử dụng năng lượng/khối lượng cao, nhưng nó có ưu diểm cơ bản là có thể điều khiển được mức đọ hoạt động của động cơ.
    Nhiên liệu rắn có thể đạt được độ ưu việt cao nhất về khối lượng. Nhưng tên lửa rắn thì chả khác gì pháo thăng thiên, đốt là cháy cho đến khi cháy hết. Cũng có nhiều cố gắng điều khiển được mức độ hoạt động của tên lửa nhiên liệu rắn, nhưng đến nay chưa đủ dùng cho tầu vũ trụ.
    Tầu vũ trụ được thiết kế sao cho tiết kiệm ưu việt nhất. Vậy thì tầu được thiết kế sao cho chịu được gia tải tốt nhất. Vậy, nếu trong quá trình đẩy, gia tải kém mức chịu được thì tức là lúc đó khả năng chịu đựng bị thừa. Vậy nên người ta cố cho mức gia tải đồng đều. Gia tải đồng đều ở đây coi như đồng nghĩa với gia tốc cố sao cho đồng đều.
    Lúc tầu mới xuất phát, nhiên liệu còn nhiều-nặng, vậy người ta phải tìm cách tăng lực đẩy động cơ. Tuy rằng người ta vẫn phải chấp nhận lức mới xuất phát gia tốc thấp. Nhưng để cố hạn chế nhược điểm này, người ta vẫn phải tăng lực đẩy lúc mới. Điều này dẫn đến nhu cầu có thêm động cơ lúc đầu, đó là các booster.
    Cả Buran và tầu con thoi cơ cấu đẩy giống nhau, booster là các tên lửa nhiên liệu rắn, vốn rẻ tiền. Nhiên liệu rắn này chỉ hoạt động đoạn đầu nên không ảnh hưởng đế đoạn sau cần hiệu chỉnh.
    Tuy nhiên, ra đời sau, booster của Buran hoạt động tốt hơn nhiều. Tên lủa này vừa có thể hoat động như booster, vừa là loại tên lửa hoạt động độc lập hữu hiệu. Phiên bản hoạt động độc lập là Zenít, hiện là tên lửa đẩy cho chương trình tên lửa chung Nga-Ucraina-Mỹ. Zenít hiện đã được dùng với tỷ lệ cao, tỷ lệ thành công cao. Tuy đánh nhau chí tử nhưng ba nước này hiện hết sức ủng hộ chương trình hiệu qủa này. Điều này thì tất nhiên không thể có ở tầu con thoi.
    Như vậy, bản thân động cơ nhiên liệu lỏng đã có khả năng điều khiển mức độ hoạt động, không cần nhiều booster. Những dộng cơ của Soyuz, Proton, Trường Chinh như thế, người ta tăng dải lực đẩy bằng cách thêm nhiều động cơ chung một bình chứa, vốn các động cơ nhiên liệu lỏng rất nhẹ. Rồi, có giải pháp là nhiều buồng dốt cho một động cơ..... Thực chất, kiểu này hết sức ưu việt, ngoại trừ việc người ta phải bơm vào một khối lượng lớn nhiên liêu ngay truớc khi xuất phát, trong khi đó anh rắn thì cà rầm rề chế tạo ít một trong hàng năm.
    Còn động cơ Hiđro-Oxy. Nhiên liệu này không mới, hhưng nó rất đắt (chủ yếu là đắt do giá và khối lượng bình chứa-động cơ). Từ trước đó người Nga dã dùng cho tầng trên, Soyuz cũng vậy. Chứ không phải là đến Buran mới dùng thứ này.
    Tóm là: trong khi tầu con thoi đang chết thì động cơ của Buran hiện đang là hàng hot.
    LarvaNH thích bài này.
  2. whynotme

    whynotme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Em tưởng H2 là năng lượng/khối lượng lớn nhất chứ ạ? Sao là nhiên liệu rắn được. Nhiên liệu rắn có ưu điểm là cho lực đẩy lớn mặc dù hiệu suất năng lượng không cao bằng, do đó nó mới được dùng cho booster ạ. Xin giáo sư chỉ dạy
  3. nttb6403

    nttb6403 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    http://myspacetv.com/index.cfm?fuseaction=vids.individual&videoid=5712540
    Hờ. Tàu con thoi sắp quá date rồi. Xin các chú bác, anh chị em coi cái link đó rồi bàn luận nha. Giờ này Trung Cộng mới làm hỏa tiển đưa người lên không gian ... rất đáng khích lệ nhưng mà hơi bị sau lưng người ta chút. Còn VN thì ... 2 đời nữa cũng chưa chắc gì làm hỏa tiển đưa người lên không gian được, ặc ặc. Ngồi đây bàn luận hoài, chán. Thui tui out, tới giờ đi làm rồi.
  4. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    H2 có năng lượng / khối lượng lớn nhưng năng lượng / thể tích thì bé. Để có khối lượng nhiên liệu cần thiết thì cái thùng chứa nó hơi bị bự.
  5. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Không chỉ riêng Việt Nam đâu mà tới 90% các nước khác trên thế giới 2 đời nữa cũng chưa chắc có được.
    Sao các bác cứ thích so Việt Nam với Top of the world thế nhỉ ?
  6. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Vì có nhiều bác còn có tư tưởng "Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu + ... tự hào nhiều cái bá vơ" thành ra cứ thế mà gáy, quên mất là mình đang đứng chỗ nào
    À nói về vụ tàu Thần Châu của Tàu, nó nói là nó sản xuất, nhưng sao em thấy nó y chang tàu Nga nhẫy ???? Hay là Nga bán công nghệ cùi bắp, sau đấy Tàu la lớn "Ngộ mần á" nhẫy
  7. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Heat Shield cù?a tà?u Mỳf
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Có ai có hình Heat Shield của Buran không ?
  9. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Hình chụp heat shield cận cảnh như vậy của Buran thì không thấy. Nhưng cái site hôm trước đã đưa có rất nhiều hình về Buran (http://www.buran.ru/htm/molniya5.htm - kéo xuống cuối trang, click vào phần Our photo gallery and more), nhưng hình cận cảnh heat shield thì ko có.
    Hic, anh bạn này dạo này quan tâm tới mình ghê.
    Hello Huyphuc. Đã bảo đọc kỹ rồi hãy phán.
    Nhầm nhọt cái gì cơ? Không phải Mẽo đã từ bỏ không dùng booster nhiên liệu lỏng từ thời 1960s hả? Nếu không phải thế thì cậu cho tớ biết cái booster nào của Mẽo dùng nhiên liệu lỏng nhé.
    Nếu có trả nhời, thì trả nhời ngắn gọn, tập trung vào vấn đề chính. Thế cho nó nhanh.
    Tớ đã bảo rồi, cậu cho biết có tài liệu nào bảo là booster Buran cũng dùng nhiên liệu rắn thì vẽ ra đây cho cả nhà cùng xem. Nếu không có thì nói một cái cho tớ biết. Động cơ LOX/LH2 dùng trong tên lửa đẩy của Nga trước Energia cũng thế. Có site hay tài liệu nào thì nêu cụ thể ra, nói không thế thì ... hì hì.
    Tổng kết sơ thì có một số vấn đề Huyphuc nên giải thích lại rõ và cung cấp thêm tài liệu/reference, như dưới đây:
    - Tấm chịu nhiệt của Mẽo dùng một thứ đá đặc biệt chỉ có ở Brazil.
    - Cái gì mà Buran của Nga chỉ dùng tấm kim loại ở dưới bụng thay vì gốm chịu nhiệt như của Mẽo.
    - Tàu của Nga hãm bằng cánh (chứ không phải bằng cách ưỡn bụng ra như tàu con thoi Mẽo).
    - Booster của Energia dùng nhiên liệu rắn.
    - Nga đã dùng nhiên liệu LOX/LH2 cho tên lửa đẩy từ trước rồi.
    Sơ sơ thế. Đọc lại chắc còn nữa. Nếu cậu chỉ viết không mà không cung cấp site hoặc reference có thể đối chiếu được thì thôi, khỏi mất công viết làm gì.
  10. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Tổng kết sơ thì có một số vấn đề Huyphuc nên giải thích lại rõ và cung cấp thêm tài liệu/reference, như dưới đây:
    - Tấm chịu nhiệt của Mẽo dùng một thứ đá đặc biệt chỉ có ở Brazil.
    - Cái gì mà Buran của Nga chỉ dùng tấm kim loại ở dưới bụng thay vì gốm chịu nhiệt như của Mẽo.
    - Tàu của Nga hãm bằng cánh (chứ không phải bằng cách ưỡn bụng ra như tàu con thoi Mẽo).[/QUOTE]
    - Tấm chịu nhiệt cả Mẽo em nhớ không nhầm là gốm chứ không phải là đá, xuất xứ thì 99% không từ Brazil, dĩ nhiên là càng không phải từ Việt Nam
    - Tàu Nga dùng kim loại thì chắc hẵn đây là kim loại chỉ mình Nga có
    - Giảm tốc bằng cánh gì nhẫy? cánh nào cho vừa nhẫy
    Được sonyclie sửa chữa / chuyển vào 10:44 ngày 06/12/2007

Chia sẻ trang này