1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tàu ngầm chạy diesel

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Condor, 16/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thuỷ lôi và ngư lôi à.
    Lôi: sét, từ thường gọi của mìn. Như là địa lôi là mìn chôn.
    Vậy thuỷ lôi là mìn nước, ngư lôi là mìn cá (hi hi hi, có thể hiểu là chôn trong bụng cá).
    Thuỷ lôi đơn giản là mìn ở dưới nước thật. Có thể nổi, chìm ở đáy hay neo lơ lưởng. Ngư lôi thì có động cơ, lao đi trong nước. Động cơ ngư lôi có thể dạng chân vịt chạy điện, điện lấy thừ pin. Hay là một tên lửa phản lực. Do ngư lôi tiết diện hẹp và rất dài nên nó lao đi rất nhanh, tăng chính xác khi phóng (tỷ lệ tốc độ đạn / tốc độ mục tiêu cao). Ngư lôi đời đầu không điều khiển, sau đó khiển bằng dây, sau nữa tự tìm mục tiêu bằng từ và âm thanh. Thuỷ lôi cũng có nhiều loại ngòi nổ. Đơn giản nhất là đập nổ cơ khí. Tiến bộ hơn: cú đập làm vỡ một bình a-xít, các điện cực phát điện, kích nổ kíp điện. Để đập nổ được, thuỷ lôi phải thả nổi hay neo ở một độ sâu nhất định, dễ phát hiện. Thuỷ lôi cũng được trang bị máy dò âm, dò từ trường. Khi đó nó đặt ở sâu hơn cũng được. Người ta điều khiển bật tắt các chế độ tích cực (sẵn sàng bị kích nổ) của thuỷ lôi bằng sóng hạ âm (truyề đi rất xa, luồn lách qua các vịnh, eo. Tiến bộ hơn nữa, vào khoảng cuối những năm 60. Trong bài mìn em đã giới thiệu, thuỷ lôi có các bộ dò âm thanh, chấn động, từ trường và làm việc không khác ngư lôi. Khi tính toán được vị trí mục tiêu, nó lao đến. Nó tiêu diệt cả các mục tiêu trên không như máy bay. Tấn công theo hướng "chết" với phương tiện bảo vệ: thẳng từ dưới vào đáy tầu. Vì vậy có thể thả ở đáy biển sâu rất khó phát hiện, nếu có bị phát hiện thì với độ sâu lớn và khả năng bật tắt chế độ tích cực cũng làm con đường tắc một thời gian dài. Loại này không hiểu gọi là ngư lôi hay thuỷ lôi đúng hơn. Đây là sát thủ vô hình của tầu thuỷ, đặc biệt là tầu sân bay rất ồn ào và lắm sắt thép. Việc giữ bí mật và kiểm soát trao đổi loại này được đặt ra từ những năm 70. Ngày nay, khi các bộ sử lý tiến bộ gấp hàng nghìn lần năng lực thì.......
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đây là cái link bên bài mìn, chép lại sang đây. cái này Mỹ không biết đã lập công lần nào chưa. Nga thì mập mờ. Gần đây có tin cho rằng chiếc tầu ngầm mất tích của Israel bị trúng loại tương tự. Nhìn cấu tạo của nó trong link, các bác chắc ra việc các tài liệu lẫn lộn ngư-thuỷ lôi là thường. Nó có các phiên bản, với đầu nổ thừ vài chuc kg đến cả tấn:
    MK67 SLMM
    MK65 Quickstrike
    MK60 CAPTOR
    MK56
    http://www.chinfo.navy.mil/navpalib/factfile/weapons/wep-mine.html
    Ảnh của nó:
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thật ra, với tầu ngầm chiến lược thì chạy hạt nhân ưu điểm hơn không có gì để bàn rồi. Loại tầu này dùng chở ngư lôi và tên lửa hạt nhân. Trách nhiệm của nó chỉ là "đi chơi" trong thời bình. Nếu có căng thẳng thì ẩn mình thật kín trong khu vực có thể bắn đến mục tiêu. Nhiên liệu hạt nhân chỉ có một ưu điểm làm tầu ở đó được hàng năm trong lòng biển(không phải cung cấp gì nhiều, ô-xi tự chế).
    Với tầu ngầm chiến thuật (tuỳ cách phân loại từng nước, có thể coi gần giống tầu ngầm tấn công), thì chuyện hơi khác. Thứ nhất là trước đây, lò phản ứng rất cồng kềnh. Bây giờ có lò phản ứng nhỏ hơn nhưng vẫn rất đắt. Thứ hai là không phải nước nào cũng có công nghiệp hạt nhân (thực tế hiện tại rất ít nước có). Không phải nước nào cũng được dùng nhiên liệu hạt nhân. Hay là được dùng hạt nhân trong quân sự. Nhật và Đức là ví dụ điển hình. Hai nước này, tầu ngầm rất đắt và tốt. Vì họ có công nghiệp và khoa học kỹ thuật phát triển và truyền thống tác chiến bằng tầu ngầm tấn công lâu đời. Thứ ba là, khi tác chiến, nếu tai nạn hay bị bắn chìm thì tầu ngầm hạt nhân sẽ trở thành thảm hoạ môi trường. Hiện tại một của Nga và một của Mỹ chưa có phương án trục vớt.
    Hiện tại, tầu ngầm truyền thống ngày càng có thời gian lặn lâu. Trong khi các nước dùng vũ khí Nga thuận tiện hơn trong việc trang bị tầu ngầm tấn công hiện đại thì Mỹ từ lâu không còn sản xuất loại tầu này nữa. Israel còn có tầu ngầm lớp cá voi của Đức, Đài loan thì chịu chết. Ông anh Mỹ có cố cũng tịt.
    Điều đó giải thích việc Anh tìm cách tự sản suất tầu ngầm tiến công mới, sẽ cùng tác chiến với tầu khu trục ba thân và thiết bị tiến công nhỏ (phóng ngư lôi, có thể bay thấp, nổi và lặn, không biết gọi là gì).
    Tầu ngầm tiến công hạt nhân Nga có một lớp rất đỉnh. Đáng tiếc chiếc đầu tiên lại chìm ở biển Bantic, do sự không quyết đoán của thuyền trưởng khi một đám cháy nhỏ xảy ra. Chương trình này không hiểu chế thêm chiếc nào không. Cực êm với vỏ cao su-titan, tốc độ cao, lặn được 1 km, tác chiến ở độ sâu 600m vẫn là ước mơ với Mỹ.

Chia sẻ trang này