1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tàu ngầm Kilo-636MV và sức mạnh của Hải quân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 17/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    tớ chịu tớ thấy nó ghi thế nào thì dịch thế đấy. Mà nghe evan bảo cái mô hình của thằng p28 có thấy cái VLS Klub-N đâu [:D]
  2. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn nhà Bác Nhiều kinh tế khủng Hoảng nhà em Đói ăn Nên Cũng Tiết kiêm Nhời Lắm :-ss:-ss:-ss:-ss:-ss
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Trong bài "Tương lai tầu ngầm mini của Nga" bên Quốc phòng an ninh có nhắc tới 2 em 550 và 750. Em tưởng đám đó là tầu ngầm mini chứ.
    Bác có link nào nói bọn đó cũng chung cấu hình với Lada677 thì đưa ra cho anh em xem với. Khả năng nghiên cứu đến đâu rồi. Trên giấy hay đã sẵn sàng đóng loạt.
    Và cuối cùng cũng là quan trọng nhất. Giá em ấy bao nhiêu/chiếc.
    Hi vọng nó sẵn sàng để đóng chứ không phải trên giấy. Ngày trước em mơ nhà mình mua giấy phép đóng đám tầu ngầm mini tầm 500 tấn. Đám này không cần hệ thống nạp ngư lôi cho loạt tiếp theo như tầu ngầm lớn. Theo bọn Nga giới thiệu thì em này cũng mang được 4 ống phóng lôi 553mm. Em mơ thêm nó mang được tầm 4 ống phóng thẳng đứng trở lên để phóng tên lửa Uran E (nổi lên phóng cũng được) là đẹp.
    Chẹp. Bọn Nga mà nghiên cứu xong đám này thì em sẽ xung phong ủng hộ mua về đóng ngay. Cứ chơi số lượng lớn tầu ngầm mini này ở cái ao làng biển Đông kết hợp với máy bay là mình chẳng sợ bố con thằng nào nữa.
  4. Jenna.87

    Jenna.87 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/04/2012
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    5
    Đã mini thì làm sao cắm được mấy cái ống phóng thẳng đứng hả mèo ú?
  5. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    đơn giản vậy sao ko nói quách ra từ đâu đi, phí time với ông thật =)) \:D/
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Bác đọc bài về tầu ngầm 550 và 750 chưa vậy.
    Hoặc có thể nhìn tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo tưởng tượng cũng được. Đường kính thân tầu nhỏ thì nó làm dài cái tháp ra hoặc nâng một phần sống lưng lên cho đủ chiều dài tên lửa là xong.
    Mà tên lửa Uran E có dài lắm đâu. Tầm hơn 4m thôi (ngại Gúc). Đường kính đám này nhớ không nhầm tầm 6m rồi.
    Em khoái đám này chạy nổi tấn công tầu 3 ship. Mol và ghẻ đứng từ xa canh me chỉ điểm tọa độ. Tên lửa chống hạm 3 ship mà bắn trúng được cái sống lưng bé bé đó thì mới gọi là thiên tài. Chiến thuật bầy sói lại tái sinh rồi.
    Khi không đánh nhau thì đám này lặn xuống tránh máy bay. Còn hiệu quả hơn nhiều Ghẻ có nhõn phòng không tầm gần.
    Đứng im phục kích có khi lại vớ bở được chú tầu ngầm đối phương lò dò đi đến thì vui.
    Với cái ao làng bé tí biển Đông thì máy bay cánh bằng chống ngầm như P3C Orion không có đất dụng võ. Nó bị Su27, Su30 hấp diêm ngay lập tức. Tầu ngầm thỏa sức tung hoành.
    Tác chiến phi đối xứng là lấy tầu ngầm để đánh tầu nổi. Còn mình phải lấy tầu ngầm mini chơi số lượng lớn mới đấu lại được tầu ngầm nhà nó. Nhà nghèo nó phải vậy.
    Còn thiên hạ chơi tầu ngầm cả thì....hòa cả làng. Tất cả đều cấm biển cả thì đứng nhìn cá bơi thôi.
  7. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    cái chiến thuật bầy sói này mà dùng ở biển đông thì đc đấy, rãi tàu ngầm ra, phát hiện e hàng là báo cho mấy e xung quanh đến hấp diêm liền, nhanh gọn lẹ, sau đó lại tản ra, nhưng e ngại ở chổ biển đông nhỏ quá, ko đc như Đại Tây Dương, với lại chiến thuật chống ngầm bây giờ nó hơn thời 194x nhiều. nhớ hồi đó đám Mĩ Anh Canada, đồng minh đau hết cả đầu vì cái chiến thuật này
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]
    P-750 đây
    [​IMG]
    P-550
    bác meo u bảo lắm tên lửa vào chổ tháp nổi chắc giống còn Đề án 629 lớp Golf em này lắp tên lửa đạn đạo R-21
    [​IMG]
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Tầu nổi chống ngầm nó chỉ có tên lửa chống ngầm bay tầm 50km là kịch kim. Ta dùng Uran E tầm 130Km táng nó cơ mà.
    Chỉ ngại đám trực thăng săn ngầm thôi. Nhưng mỗi tầu nó cũng chỉ có một hai cái. Không đủ sức bao quát toàn bộ cả ngày cả đêm đâu.
    Thế nên mới cần chiến thuật bầy sói. Lượn lờ quây con mồi. Tận dụng sơ hở lao vào cắn trộm.
    Mà các bác nên nhớ sói có tấn công thì cũng chọn con non hay già yếu bị thương mà tấn công thôi nhé. Tầu chiến xịn nó không đi một mình thì đừng có dại mà tấn công nó.
    Mục tiêu chủ yếu là lọt qua sự bảo vệ của đám tầu chiến để thịt đám tầu hàng, tầu đổ bộ là ngon nhất. Mỗi quả tên lửa chống hạm cả triệu đô chứ có ít đâu. Bắn là phải có hiệu quả, chứ để nó đỡ được kha khá thì nhà mình sạt nghiệp mất.
  9. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    thì ngày trước bọn đức dùng chiến thuật này cũng để tấn công đám tàu hàng của quân đồng minh chứ đâu.
    cái đỏ đỏ. e nghĩ nếu lọt qua đám tàu bảo về rùi thì ở cự ly gần dùng ngư lôi là tiện nhất, mổi 1 con đục cho 1-2 lổ thì có đường sơ tán khỏi tàu gấp, rồi sau đó chuồn lẹ. tên lửa chống hạm thì có thể dùng diệt mấy e bảo vệ hoặc mấy e đi 1 mình thì tuyệt.
  10. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Rất thích ý tưởng của bác! Chỉ xin góp vài ý kiến:

    "Tầu nổi chống ngầm nó chỉ có tên lửa chống ngầm bay tầm 50km là kịch kim" các em cá quả mini của ta (vốn tầm + thời gian lặn kém, biển Đông lại nông) dễ bị nó phát hiện ra trước khi "nhìn thấy" nó ===> nó đuổi theo (tốc độ tàu ngầm thấp hơn tàu nổi nhiểu) hấp diêm cho thì khổ???

    Trong WW2 đã có nhiều trận "thi gan" giữa tàu ngầm Đức và tàu nối liên minh. Tàu ngầm bị phát hiện ==> tắt máy, thở khẽ, nằm im dưới tầng nước sâu. Tàu nổi biết thằng kia "chỉ loanh quanh đâu đó phía dưới" ==> cũng đứng yên 1 chỗ nghe ngóng, thỉnh thoảng thả vài quả thủy lôi hú họa. Tàu ngầm Đức mà hết ô xi hoặc kiên nhẫn ==> bật máy chạy ==> ăn ngư lôi ngay! Ngược lại, nếu tàu nổi đợi lâu nản quá ==> về cảng cho thủy thủ còn đi chơi gái ==> tầu ngầm thoát.

    Như bác gì ở trên đã nói, trình chống ngầm giờ phát triển lắm rồi (còn nhanh hơn tốc độ phát triển khả năng "tàng hình" của tàu ngầm nữa). Giờ 1 cái tàu nổi có sensor đi dạo thì tàu ngầm tốt nhất là tránh đi cho lành. Ưu thế của tàu ngầm là "tàng hình", "cắn trộm rồi té" chứ đứng đó mà chơi "quân tử" với tầu nổi thì chỉ có đứt (tàu nổi dính trọn 1 quả ngư lôi cũng chẳng chìm được ngay, thủy thủ đoàn cũng vẫn cứu được, tàu ngầm thì chỉ cần 1 quả nổ gần là cũng coi như cả con tàu + thủy thủ đoàn đi gặp đông hải long vương :(()

    Chiến thuật bày sói của Đức phát huy hiệu quả trong thời gian đầu của WW2, đến tầm những năm 1942 thôi (chưa cần đến cuối cuộc chiến), xác suất sống sót của 1 người lính tàu ngầm Đức là...1/10. Thủy thủ + sĩ quan kinh nghiệm cứ hao hụt dần, những e kíp thiếu kinh nghiệm (do chả còn thời gian đâu mà đào tạo bài bản nữa) thì nhiều khi...chưa đụng trận đã gặp tai nạn rồi (điều khiển tàu ngầm phức tạp hơn tàu nổi nhiều).

    Ngoài chiêu cắn trộm tàu hàng ai cũng biết thì những trận thắng lớn nhất của U-boat Đức lại là rình đêm hôm luồn vào tận...cảng của đồng minh, xịt ngư lôi như phá mả vào đám tàu đang neo rồi nhân lúc hỗn quân hỗn quan chuồn lẹ <== tàu ngầm chỉ phát huy khi đối phương bị bất ngờ, đối phương đã chuẩn bị kỹ để đón tiếp thì...tàu ngầm nên rút, rình cơ hội khác, tham đánh chỉ có đứt.

    Túm lại ý tớ là các cụ nhà ta không phát triển chiến thuật tàu ngầm mini cũng không phải là không có lý do (chỉ mua 2 em Sang-O về làm "giáo cụ trực quan", sau đó tiến thẳng lên Kilo) <== nhưng như thế không có nghĩa là tàu ngầm mini là đồ bỏ. VN ta nên học tập BTT và Iran, đa dạng lực lượng tàu ngầm để có thể linh hoạt trong phương thức tác chiến, tránh bị đối phương bắt bài.

    Theo tây lông thì lực lượng tàu ngầm của BTT... quá khủng, không biết chúng nó có nói quá lên để Nam Hàn thu thêm thuế của dân không:

    Lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất thế giới của Triều Tiên

    Khu vực biển xung quanh bán đảo Triều Tiên được đánh giá là nơi có mật độ tàu ngầm dày đặc nhất thế giới. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đều có tàu ngầm hiện diện tại đây. Trong đó, đặc biệt phải kể đến là Triều Tiên, nước có số lượng tàu ngầm đông đảo nhất thế giới.

    Vượt lên trên các cường quốc quân sự khác như Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước láng giềng khác là Hàn Quốc và Nhật Bản, Triều Tiên có trong tay lực lượng tàu ngầm khổng lồ số một thế giới. Theo những số liệu công khai, lực lượng tàu ngầm Triều Tiên có tổng số 97 chiếc lớn nhỏ. Tuy nhiên, con số này có thể còn cao hơn nữa và vượt xa mốc 100 bởi Triều Tiên chưa công khai một số loại tàu ngầm khác có trong trang bị của mình.

    Trong số 97 chiếc tàu ngầm mà Triều Tiên công khai, có 22 chiếc lớp Romeo, 4 chiếc lớp Whiskey, 26 chiếc lớp Sang-O và 45 chiếc thuộc lớp SSI. Ngoài ra, Triều Tiên còn sở hữu các loại tàu ngầm lớp Golf và Yugo hay P-4, nhưng không rõ về số lượng.

    Như vậy, các loại tàu ngầm của Triều Tiên có thể được chia làm 2 loại lớn và nhỏ với 6 lớp lần lượt là Romeo, Whiskey, Sang-O, SSI, Golf và Yogo. Trong đó, Romeo, Whiskey và Golf là các lớp tàu ngầm của Liên Xô. SSI hay còn gọi là các loại bán tàu ngầm được cho là do Triều Tiên tự chế tạo. Các tàu ngầm lớp Yogo được chế tạo ở Nam Tư cũ.

    1. Tàu ngầm lớp Romeo

    [​IMG]

    Phần lớn tàu ngầm hiện nay của Triều Tiên là các mẫu do Liên Xô thiết kế từ những năm 40-50 của thế kỷ trước. Sau khi nhận được 4 chiếc tàu ngầm lớp Romeo từ Trung Quốc vào hai năm 1973-1974, Triều Tiên đã bắt đầu tiến hành tự sản xuất loại tàu ngầm này. Năm 1990, Triều Tiên mua thêm tàu ngầm lớp Romeo do Trung quốc sản xuất theo mẫu của Liên Xô. Bên cạnh đó, Triều Tiên tiếp tục tự sản xuất với tốc độ 2 năm 1 chiếc và có nhiều thay đổi về trang bị cũng như cải tiến kỹ thuật so với các mẫu do Liên Xô sản xuất hồi những năm 1950.

    Tàu ngầm lớp Romeo (theo cách gọi của NATO) là loại tàu ngầm thuộc dự án 633 của Liên Xô. Đây là mẫu tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel và điện.

    Loại tàu ngầm lớp Romeo phù hợp với điều kiện địa hình tác chiến gần bờ. Chúng có độ ồn thấp, khó bị phát hiện, đặc biệt khi chạy bằng điện. Vì thế, với số lượng đông đảo, Triều Tiên chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong các cuộc đối đầu ven biển nếu chiến tranh xảy ra.

    Đầu những năm 1990, Triều Tiên mua 40 chiếc tàu ngầm “sắt vụn” của Liên Xô, trong đó có 30 chiếc lớp Romeo. Nhiều khả năng, Triều Tiên đã tái sử dụng một số bộ phận của những con tàu này để chế tạo các mẫu Romeo trong nước.

    Mặc dù chiếm ưu thế trong các cuộc chiến ven bờ, nhưng lực lượng tàu ngầm của Triều Tiên không đóng vai trò quyết định trong trường hợp xảy ra xung đột khu vực ở quy mô lớn. Một trong những phương thức vô hiệu hoá sức mạnh của tàu ngầm chính là tiêu diệt chúng ngay tại căn cứ khi chưa kịp xuất phát.

    Trong chiến thuật của mình, Mỹ đặc biệt chú ý đến điều này và có đủ khả năng để thực hiện ý đồ. Mặt khác, lực lượng tàu ngầm dù có đông đảo đến mấy, nếu bị bao vây cô lập sẽ không thể duy trì sức chiến đấu và phát huy thế mạnh của mình, chưa nói đến vấn đề lạc hậu của các loại trang thiết bị và vũ khí trên tàu.

    2. Tàu ngầm lớp Whiskey
    [​IMG]

    Tàu ngầm lớp Whiskey (theo cách gọi của NATO) là các tàu ngầm thuộc dự án 613, 644 và 665 của Liên Xô. Lớp tàu ngầm này được sản xuất hàng loạt vào giai đoạn đầu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

    Những mẫu thiết kế ban đầu được đưa ra từ đầu những năm 1940. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, Liên Xô đã tiếp thu được nhiều kỹ thuật chế tạo tàu ngầm của Đức và cho ra mắt mẫu thiết kế mới vào năm 1946. Về tổng thể, tàu ngầm lớp Whiskey tương đồng với mẫu tàu ngầm Type XXI của Đức.

    Trong giai đoạn từ 1949 đến 1958, Liên Xô đã sản xuất khoảng 236 chiếc tàu ngầm lớp Whiskey, trong đó có 4 chiếc bán cho Triều Tiên.

    Tàu ngầm lớp Whiskey của Liên Xô từng có phiên bản được trang bị tên lửa dẫn đường SS-N3 và rađa trên boong. Tuy nhiên, loại này không được xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy, nhiều khả năng, 4 chiếc tàu ngầm lớp Whiskey mà Triều Tiên sở hữu không có tên lửa.

    3 Tàu ngầm lớp Sang-O
    [​IMG]

    Sang-O là loại tàu ngầm có số lượng nhiều nhất trong trong biên chế của Hải quân Triều Tiên với 26 chiếc (với đúng nghĩa là tàu ngầm, không phải tàu bán ngầm cực nhỏ lớp SSI). Loại tàu ngầm nhỏ này đóng vai trò quan trọng trong Lực lượng tác chiến đặc biệt. Sang-O có hai phiên bản, 1 phiên bản chuyên dụng rải thuỷ lôi và phiên bản thứ 2 chuyên dụng cho mục đích tiêu diệt tàu mặt nước.

    Sang-O trong tiếng Triều Tiên có nghĩa là “cá mập”, được sử dụng chủ yếu để xâm nhập lãnh hải của Hàn Quốc và từng bị Hàn Quốc bắt được ngày 18/6/1996.

    Sang-O đượcTriều Tiên bắt đầu chế tạo vào năm 1991 và kéo dài đến năm 1996 với tốc độ 4-6 chiếc một năm. Nhiều thông tin cho rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục sản xuất loại tàu ngầm này nhưng không có bất kỳ chi tiết cụ thể nào về số lượng cũng như những cải tiến.

    4 Tàu ngầm lớp SSI
    [​IMG]

    Với 86% đường biên giới là bờ biển, Hàn Quốc có thể gặp khó khăn nếu bị khống chế các khu vực ven bờ. Có thể đây chính là điểm mà Triều Tiên đã nhận thấy nên Bình Nhưỡng không ngừng tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, đặc biệt về số lượng. Theo thống kê của Mỹ, Triều Tiên hiện có khoảng 45 chiếc tàu ngầm lớp SSI.

    Đây là các loại tàu ngầm cực nhỏ, tốc độ cao và thường được sử dụng trong Lực lượng Đặc nhiệm của Triều Tiên. Tàu ngầm SSI có 3 động cơ và chỉ có khả năng lặn trong một thời gian ngắn nhất định. Các tàu ngầm loại này chủ yếu được sử dụng để chở lính đặc nhiệm và tác chiến độc lập trong các chiến dịch tình báo, xâm nhập biệt kích nhằm phá hoại hậu phương địch, cắt đứt liên lạc giữa các cánh quân với sở chỉ huy. Loại tàu ngầm này rất đa dạng và hiện chưa có thông tin cụ thể nào về đặc điểm kỹ chiến thuật.

    5. Tàu ngầm lớp Golf
    [​IMG]

    Năm 1994, Nga và Triều Tiên đã ký kết một hợp đồng về việc mua bán tàu ngầm. Theo đó, Nga sẽ bán cho Triều Tiên 12 chiếc tàu ngầm tấn công lớp Foxtrot (Dự án 641) và tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Golf II (Dự án 629). Trên thực tế, tàu ngầm lớp Foxtrot và Golf không có sự khác biệt lớn.

    Hợp đồng này do công ty Toen Shioji của Nhật Bản đứng ra dàn xếp. Số tàu ngầm trên là những chiếc được Nga đưa ra khỏi biên chế của hải quân vào năm 1990.

    Tuy nhiên, do sức ép của cộng đồng quốc tế, Nga đã dừng việc chuyển giao lô hàng này cho phía Triều Tiên vào tháng 2/1994. Tháng 4/2004, Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và Nga đã cử đặc phái viên đến Triều Tiên để giám sát việc tháo rỡ một chiếc tàu ngầm duy nhất lớp Golf đã được chuyển giao cho Bình Nhưỡng. Nhưng sau đó, không có báo cáo nào được công khai.

    Golf là lớp tàu ngầm thuộc Dự án 629 của Liên Xô, chạy bằng động cơ điện và diesel, có thể phóng được tên lửa đạn đạo SS-N4, Scud. Tên lửa Nodong-1 của Triều Tiên có chiều dài 15,5 m, dài hơn tên lửa SS-N4 đúng 1m. Tuy nhiên, có thể cải tiến bệ phóng hoặc tên lửa để chúng tương thích với nhau.

    Hiện nay, tàu ngầm lớp Golf vẫn còn được Trung Quốc sử dụng.

    6. Tàu ngầm lớp Yugo
    [​IMG]
    Lớp tàu ngầm Yugo (Una) của Triều Tiên có tên như vậy là do NATO gán cho vì được sản xuất ở Nam Tư vào năm 1965. Từ Yogo xuất phát từ Yugoslavia (Nam Tư).

    Hồi tháng 6/1998, một chiếc tàu ngầm lớp Yugo của Triều Tiên gặp tai nạn trên vùng biển quốc tế gần lãnh hải Hàn Quốc. Trong con tàu này người ta tìm thấy 9 thuỷ thủ Triều Tiên tử nạn.

    Hiện không rõ Triều Tiên đang sở hữu bao nhiêu chiếc tàu ngầm thuộc lớp Yugo.

    Như vậy, theo những con số công khai, Triều Tiên hiện có 97 chiếc tàu ngầm lớn nhỏ các loại. Tuy nhiên, người ta không thể biết số lượng chính xác của chúng là bao nhiêu bởi nhiều khả năng Triều Tiên vẫn tiếp tục tự sản xuất tàu ngầm tại các cơ sở công nghiệp quốc phòng của mình.

    Mặc dù có số lượng đông đảo bậc nhất thế giới, nhưng cho đến nay lực lượng tàu ngầm của Triều Tiên vẫn chưa có tàu nguyên tử. Mặt khác, các tàu ngầm có trong trang bị của Bình Nhưỡng chủ yếu là các mẫu được sản xuất từ giữa thế kỷ trước. Những lạc hậu về mặt kỹ thuật và vũ khí sẽ là những yếu tố hạn chế đáng kể sức cơ động và hoả lực của lực lượng tàu ngầm Triều Tiên.

    Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=185411#ixzz1wmip9xf3
    http://www.xaluan.com/

Chia sẻ trang này