1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÀU NGẦM MINI... LỰC LƯỢNG "ĐẶC CÔNG" NGẦM CỦA VIỆT NAM TẠI SAO KHÔNG???

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi yetkieu, 11/02/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    Đao to búa lớn làm gì.....đành rằng là mạng ảo nhưng có ai dám chịu trách nhiệm với những gì mình dám nói dám làm trên dđ này tớ thấy từ trước tới chỉ có tớ với lảo @Malogs dám đưa địa chỉ nơi cư trú cho anh em nào muốn ném đá vào nhà khi lở mạo phạm thôi.... chứ còn nói cho đã cái miệng thì.... giống như đít trẻ con vậy, răm rắm suốt ngày :rolleyes:
    hanhgl thích bài này.
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Quả thật không hay ho gì những trò đu bám thóc mách của một số mem. Các bạn không thích ai thì không cần quan tâm đến người ta và chọc ngoáy gây mất hòa khí. Đã là con người thì có bản sắc riêng, phong cách khác nhau...không vì bài vở của người ta không hợp với mình thì xông vào phá thối và dè bỉu này nọ còn cả lên giọng dạy đời vớ va vớ vẩn. Mình thì chém vô tội vạ chả cần chính xác/cuội là sao lại giở giọng "dạy" người ta làm điều đó. Hãy học cách tôn trọng mọi người và đó cũng là tư cách nên có của mem tại điễn đàn này. Xin các bạn bỏ quá cho thú thực forum GDQP còn như thế thì quá đáng tiếc.
    Riêng những bạn nóng tính ở thế giới ảo cứ xưng xưng muốn dùng sới thật ở đời để dạy dỗ nhau thế là trẻ trâu bốc đồng lắm đấy. Nên nhớ forum này có tính giáo dục thì cần tự chế và biết dừng đúng lúc. Xin cảm ơn.
    yetkieu thích bài này.
  3. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Tàu ngầm Yết Kiêu ngợi khen tàu ngầm Trường Sa
    Ông Phan Bội Trân, người chế tạo thành công chiếc tàu ngầm mini Yết Kiêu gửi lời khen ngợi và chúc mừng trước thành công của tàu ngầm Trường Sa.
    Chặng đường còn dài

    Tại Việt Nam, không phải doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) là người đầu tiên bắt tay vào việc chế tạo tàu ngầm mà trước đó, từ năm 2010, ông Phan Bội Trân (TP Hồ Chí Minh) đã chế tạo thành công chiếc tàu ngầm mini đầu tiên.

    Chỉ có điều, tàu ngầm mini của ông Trân sử dụng động cơ ắc quy điện, còn với ông Hòa là động cơ diesel với tham vọng sở hữu cả công nghệ không khí tuần hoàn AIP tiên tiến.

    Vừa qua, trong liên tiếp hai ngày 7 và 8/3/2014, trước sự chứng kiến của nhiều đoàn công tác, gồm có Sở Khoa học Công nghệ Thái Bình, Viện kỹ thuật Hải quân Hải Phòng, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đài truyền hình nhà nước… doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa đã thử nghiệm thành công con tàu Trường Sa.

    Tại lần thử nghiệm này, tàu Trường Sa lặn nổi nhịp nhàng trong bể thử nghiệm, và sau đó lặn nhiều giờ đồng hồ và vận hành hệ thống AIP. Kết quả hoàn hảo khiến những người chứng kiến phải thán phục.


    [​IMG]Tàu ngầm Trường Sa lặn trong bể thử nghiệm.

    Trao đổi với ông Phan Bội Trân (hậu duệ của nhà cách mạng Phan Bội Châu) ngày 8/3/2014, ông Trân cho biết: “Tôi đã nhiều lần trao đổi với ông Hòa qua điện thoại và cả gặp mặt trực tiếp về những vấn đề chế tạo, cũng như nguyên tắc hoạt động của tàu ngầm. Và cả hai đều có chung đam mê, nhiệt huyết”.

    “Thông tin ông Hòa thử nghiệm thành công những yếu tố cơ bản của một chiếc tàu ngầm với tôi là không bất ngờ, bởi tôi biết ông Hòa chắc chắn sẽ thành công điều này. Nhưng tôi biết chặng đường mà ông Hòa còn phải đi để biến tàu ngầm Trường Sa trở nên ưu việt như dự định của ông còn dài và nhiều gian nan, nhưng tại thời điểm này, thành công bước đầu của Trường Sa là một tin vui và vô cùng đáng ngợi khen, khích lệ” - ông Phan Bội Trân chia sẻ.

    Ông Phan Bội Trân bày tỏ: “Tôi hi vọng, với thành công này, Trường Sa sẽ được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía những nhà chuyên môn, cũng như trang thiết bị, công nghệ nghiên cứu, thậm chí cả kinh phí, trong trường hợp ông Hòa cảm thấy cần thiết. Bởi chế tạo được AIP sẽ là một bước tiến đang kinh ngạc cho nền công nghệ Việt Nam.”

    [​IMG]Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về thăm tàu Trường Sa ngày 8/3/2014.

    Ước mơ khí tài đặc công

    Trước đó, đã nhiều lần doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa chia sẻ về những ứng dụng của tàu ngầm nếu Trường Sa thành công. Trước hết, về dân dụng, tàu sẽ có thể phục vụ mục đích nghiên cứu đáy sông, biển, thềm lục địa, phục vụ du lịch dịch vụ…

    Nhưng tiến xa hơn, nếu được sự quan tâm đúng mực và hỗ trợ của quân đội, ông Hòa hi vọng những tàu Trường Sa tiếp theo sẽ có thể mang mục đích quân sự. Bởi đã từng là một người lính, ông Hòa hiểu cách đánh du kích của quân đội Việt Nam, hiểu sức mạnh của đặc công nước, hi vọng tàu Trường Sa có thể trở thành một khí tài.

    Nhận định về điều này, ông Phan Bội Trân chia sẻ: “Hệ thống AIP đã được một số quốc gia có nền quốc phòng hiện đại ứng dụng từ lâu, nhất là với những lực lượng đặc biệt, tiêu biểu như Pháp, Nhật Bản, Anh… Ví dụ như người nhái Pháp, Nhật được trang bị những bình dưỡng khí có hệ thống AIP. Chẳng hạn với 10kg dưỡng khí, ta có thể lặn được 2 tiếng, nhưng họ có thể lặn được 6 tiếng, 8 tiếng.

    Vì thế, nếu AIP của ông Hòa thành công thì việc được nghiên cứu ứng dụng vào trong các sản phẩm quốc phòng là điều dễ dàng.”

    “Đây là một tin vui, và chúng ta có quyền hi vọng” - ông Phan Bội Trân nhận định.


    [​IMG]Tàu ngầm phiên bản một người lái tại thời điểm vừa thử nghiệm thành công (Ảnh internet).

    Có thế chứ, ý tưởng lớn gặp nhau, mong ước nguyện của các bác được sự giúp sức nhiệt thành từ cộng đồng KHCN nước nhà và NN ta. Công nghệ composite kết hợp AIP đâu phải tồi nhỉ...một hãng minisub á châu ra đời chăng?:)
    yetkieu thích bài này.
  4. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    khoái nhất là nảy sinh ý tưởng làm Bình dưởng khí AIP cho yết kiêu nhà vịt
  5. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Sự thật Liên Xô làm tàu TiTan là giúp để khó bị phát hiện. Trong trường hợp đó Mỹ chỉ hy vọng dò tìm nhờ tàu vận động tạo tiếng ồn. Chuyện tau tắt máy nằm im ở đáy biển nói dể làm khó do bùn lầy và địa hình đe dọa. Máy bay có thể chìm sâu trong bùn nhưng tàu ngầm chìm vô bùn cho chết à. Nếu tàu làm bằng nhựa được người ta đã làm rồi. Máy bay tàng hình không phải làm bằng nhựa đặc biệt à? Lão Kùi từ chuyện máy bay phán qua chuyện tầu ngầm được quả là thiên tài. Lão cho biết hai cái đó gì gì tương đồng nào?
  6. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Tầu nào vân động mà chả tạo ra tiếng ồn dù có làm = cái khỉ gì nữa thì cũng ồn chứ chả phải là làm = titan. mà titan nó có khả năng tàng hình trước sonar hả bạn an diu?
    Tầu làm = titan thì khối lượng nhẹ, nên sẽ tiết kiệm năng lượng hơn. Titan có khả năng chịu lực tốt nên tầu sẽ lặn sâu hơn. Đây là 2 yếu tố chính chứ ko phải làm = titan thì nó sẽ tàng hình được bạn nhé. Sonar nó là cái tai nghe, bởi vậy cần phải có ngói cao su cách âm, cải tiến chân vịt, giảm ôn động cơ .... để tầu ngầm có thể tàng hình chứ ko phải là dùng titan là tàng hình.
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.063
    Đã được thích:
    29.147
    Cụ Chần qua bên topic Kilo ấy. Bên ấy có đồng môn phắc cốp của cụ phán tàu ngầm rất giống tàu bay nhưng tàu ngầm có kính tiềm vọng còn tàu bay thì không. Tớ đek nói à nha:D
  8. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    "Nhận định về điều này, ông Phan Bội Trân chia sẻ: “Hệ thống AIP đã được một số quốc gia có nền quốc phòng hiện đại ứng dụng từ lâu, nhất là với những lực lượng đặc biệt, tiêu biểu như Pháp, Nhật Bản, Anh… Ví dụ như người nhái Pháp, Nhật được trang bị những bình dưỡng khí có hệ thống AIP. Chẳng hạn với 10kg dưỡng khí, ta có thể lặn được 2 tiếng, nhưng họ có thể lặn được 6 tiếng, 8 tiếng."

    Má ơi, mềnh chắc ông Trân không nói về ngừoi nhái và AIP, mấy tay lều bếu này lại cắm chữ rùi.
    anh Kiều chị Gãi Lợn đâu, vào xác nhận lại cái nầu.
  9. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    Nếu bạn biết chắc Ông Trân không nói thì liên hệ với Ông Trân cùng Bạn khởi kiện tờ báo tội "nhét chử vào mỏm người khác "..... cơ chế bồi thường danh dự cũng thoáng rồi đó chắc cũng kiếm chác được tí .... làm đi bạn ơi chứ tụi mình ngồi bàn phím thì lấy thông tin ở đâu mà xác nhận cho bạn
  10. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Khà khà, máy đẩy cá nhân cho thợ lặn cả thế giới dùng động cơ điện dùng ắc quy, ắc quy đấy sạc trên bờ hoặc ở tàu mẹ. Thế tức là trên cái máy đẩy không có AIP, nỡm ạ.
    Nếu là dạng máy lớn thì có dùng động cơ Diesel khi chạy nổi, mà lúc đấy thì lại cũng không dùng AIP nốt
    Xin lỗi phải xóa post của Kiều, nó cứ có những cái ký tự củ chuối gì như ruồi mà chả post của ai khác có, định cài mã chống quote à;)

Chia sẻ trang này