1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÀU NGẦM MINI... LỰC LƯỢNG "ĐẶC CÔNG" NGẦM CỦA VIỆT NAM TẠI SAO KHÔNG???

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi yetkieu, 11/02/2014.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Mềnh đề nghị bác Yết làm việc với lãnh đạo cho TS lên hồ TĐ Hòa Bình để lặn thử nghiệm AIP, sẵn dịp cho các bác EVN ké để xuống xem lòng hồ bồi lấp bi nhiu rùi:)
    Nếu cuộc lặn thành công cho em nó ở lại đó luôn để bảo vệ CT chiến lược này:)
    yetkieu thích bài này.
  2. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    hoà binh không có sóng làm sao biết được khả năng cân bằng của TS chịu đươc gió cấp mấy;)..... nên sắp tới bác Hoà cho ra biển bơi luôn cho nó bảnh ...... với lại còn thử nhiều thứ khác trong môi trường biển nủa mà Bác
  3. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Cụ khỏi lo TS từ lúc mới ra đời đã gặp nhiều sóng dữ rồi nên chịu được tất:) Tớ chỉ muốn cái AIP nó hoạt động ở thủy cung có đủ hơi vài hiệp với long vương không rồi mới tính tiếp. Dục tốc bất đạt cụ à, từ từ đã nhé:)
    yetkieu thích bài này.
  4. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    Vì sao tàu ngầm Trường Sa chưa dám ra biển thử nghiệm?

    Sáng ngày 31/3/2014, trao đổi với phóng viên, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa cho biết hiện chưa có kế hoạch rõ ràng cho lần thử nghiệm tiếp theo của tàu ngầm Trường Sa.

    “Hiện tại tôi tiếp tục tập trung vào một số kế hoạch kinh tế của công ty, tàu ngầm Trường Sa là một niềm đam mê, nhưng công ty vẫn cần phải sản xuất, vẫn cần phải có thu nhập. Còn về tàu Trường Sa, hiện tại tôi đã cân đối lại một số chi tiết để chuẩn bị cho ra biển thử nghiệm lần tới.”

    Ông Nguyễn Quốc Hòa khẳng định sẽ không có chuyện thử nghiệm tại sông mà lần thử nghiệm tới sẽ thử trực tiếp ở biển.

    Ông chia sẻ: “Mục đích tôi đóng con tàu này là để ra biển, lần thử nghiệm ở hồ vừa qua đã khẳng định tàu có thể di chuyển dưới nước như tôi tính toán ban đầu, và đây cũng là một lần tập lái. Còn về khả năng lặn nổi của tàu, hoạt động AIP, tất cả đã được thử nghiệm rất nhiều lần trong bể, tất cả đã hoàn hảo để đi đến những thử thách cao hơn.”

    Kế hoạch của ông Hòa nếu ra biển, sẽ tiếp tục cẩu tàu ngầm lên xe ô tô và đưa tới cửa biển Thái Bình để con tàu tự bơi.

    Về lý do chưa định ngày mang tàu ra biển thử nghiệm, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết: “Hiện tại con tàu muốn thử nghiệm ngoài biển thì cần phải xin được cấp phép thử nghiệm, hiện tại tôi chưa biết sẽ xin giấy phép thử nghiệm tàu này ở đâu. Và thêm nữa, tôi cũng mong muốn có một cơ quan nhà nước hỗ trợ lần thử nghiệm này.”
    Chia sẻ về những hoạt động chuẩn bị cho tàu ngầm Trường Sa ra biển, hiện tại con tàu đang được để ở xưởng của công ty Quốc Hòa, tàu sẽ được nạp đầy nhiên liệu, oxy, được sơn hoàn thiện lớp vỏ, mức choán nước sẽ được kẻ vạch. Tên tàu sẽ được viết sau khi sơn toàn bộ con tàu.

    Nhiều chuyên gia mách nước thử nghiệm

    Theo tìm hiểu, Luật Hàng hải Việt Nam chưa đề cập đến phương tiện tàu ngầm. Danh mục đăng kiểm cũng chưa hề có. Danh mục các mặt hàng kinh doanh sản xuất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chưa có danh mục sản xuất tàu ngầm.

    Từ đó, nếu đưa ra khỏi khuông viên của Công ty cơ khí Quốc Hòa thì sẽ chưa có một cơ chế nào để kiểm soát, đồng nghĩa với việc có thể bị khép vào phương tiện không đủ tiêu chuẩn lưu hành. Đồng nghĩa với việc, dù có thử nghiệm thành công, tàu ngầm của ông Hòa cũng không được phép lưu thông trên sông, biển.

    Thậm chí, ngay cả việc thử nghiệm để chứng minh tàu ngầm của ông Hòa đã thành công, có đủ tiêu chuẩn "tham gia giao thông" hay không cũng gần như bất khả thi, bởi chưa một cơ quan nào có tiêu chuẩn, quy định để đánh giá tàu ngầm.

    [​IMG]
    Tàu Trường Sa thử nghiệm di chuyển trên hồ
    Tuy nhiên, Kỹ sư đóng tàu Nguyễn Thái Bình, Hội Khoa học Kỹ thuật Biển TP HCM trả lời với báo Đất Việt trước đó, cho biết: "Để kiểm nghiệm tàu ngầm của ông Hòa có thành công hay không là một điều vô cùng đơn giản."

    Kỹ sư Bình chia sẻ: "Đừng cho rằng tàu ngầm Trường Sa là một thứ gì đó phức tạp, khó hiểu. Trước hết, nếu muốn kiểm tra tàu này có đủ khả năng lưu thông trên hệ thống giao thông đường thủy hay không, thì cứ coi nó như một con đò, một con thuyền máy. Thử nghiệm nó thì cắm cho nó cái cờ thử nghiệm trên đầu (cờ chữ P), không cho lặn và bắt chạy lòng vòng trên mặt sông mặt biển. Như thế là Trường Sa đã đảm bảo khả năng của một con tàu cơ bản rồi nhé".

    "Tiếp đến, để Trường Sa là tàu ngầm, thì chỉ việc đưa tàu ra một đoạn nước sâu, neo vào đó, sau đó đóng nắp tàu, cho tàu lặn xuống và nếu sau một vài tiếng mà tàu vẫn có thể nổ máy thì đồng nghĩa với việc hệ thống AIP của ông Hòa thành công. Kết hợp hai yếu tố này lại, Việt Nam sẽ có chiếc tàu ngầm đầu tiên tự sản xuất với công nghệ không khí tuần hoàn tiên tiến. Và thực sự thì việc này chỉ cần một đơn vị đăng kiểm phương tiện đường thủy của Thái Bình cũng có thể làm được, đâu cần phải ban bộ khoa học phức tạp. Khi nào ông Hòa muốn sản xuất hàng loạt, muốn kinh doanh thì lúc đó hẵng hay." - Kỹ sư Bình phân tích.

    [​IMG]
    Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải tham quan tàu ngầm Trường Sa
    Còn Tiến sĩ vật lí Nguyễn Văn Khải, người đã từng vào tận tàu ngầm Trường Sa để tham quan, cùng quan điểm với Kỹ sư Bình, tiến sĩ Khải cho biết: “Nếu như lo ngại việc ông Hòa gặp nguy hiểm, tôi hiểu những người đam mê khoa học, trước hết họ tin, hiểu, và làm chủ sản phẩm của mình. Nếu thực hiện một cách đúng mực, con tàu sẽ không mang lại nguy hiểm gì. Và nếu có nguy hiểm, thì đó là cái giá của một người nghiên cứu, chế tạo. Tôi tin ông Hòa biết điều đó và sẵn sàng chấp nhận.”

    “Còn về vấn đề thử nghiệm, trước hết chúng ta đừng quan trọng hóa vấn đề. Thậm chí, hiểu một cách hài hước, cũng không nên gọi là tàu ngầm, cứ coi như nó là một con tàu bình thường, và có thể chìm xuống nước. Nếu như thế, lúc tàu nổi trên mặt nước, nó chỉ là một cái thuyền, cái tàu, cứ để nó bơi, cho nó cắm cái cờ thử nghiệm để tàu khác biết mà tránh xa. Còn lúc nó lặn, ở độ sâu 5m, 7m, liệu có thể đâm vào phương tiện nào nhỉ? Theo tôi biết thì ngoài Trường Sa ra sẽ chẳng có ai ở dưới mặt nước lúc đó.” – tiến sĩ Khải hóm hỉnh phân tích.
    karate_hn thích bài này.
  5. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Mấy chiên da này chém tứ lung tung hết cả:

    Ông kỹ sư nào bảo thừ nghiệm chạy trên sông không cho lặn như thế là tàu này nếu đưa vào sử dụng cũng không được lặn, vì lặn thì ai mà tránh được ông. Mà tàu lặn không được lặn thì làm tàu nổi cho xong.

    Ông Khải bảo cứ cho ra Trường Sa lặn thoải mái, bác nói cứ như đùa, không đâm nhưng nhỡ ra chỉ một lần tàu ngầm tự chế húc vào tàu ngư dân nước khác là to chuyện, nó cứ nhất định bảo đấy là tàu Kilo rồi đòi phải có trạm thuỷ âm giám sát đảm bảo an toàn cho vùng đánh cá chung thì vui nhỉ.

    Chưa nói kinh phí bê ra biển, ra Trường Sa ai lo. Vui chơi phải có giới hạn. Nếu đưa vào công trình thử nghiệm nghiên cứu phải có mục đích rõ ràng, nghiệm thu đạt chuẩn chứ cứ lơ tơ mơ như xe công nông thế thì..
  6. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    1.301
    Lão bị lũ lều báo câu view làm cho ngộ rồi à, cái tàu người ta thích thử nghiệm thì cho thử nghiệm, bài viết trên cũng ăn nói có chừng mực, có vấn đề gì đâu. Trên sông thì chắc ông Hòa ko ngu cho thử đâu, sông ở Thái Bình nhỏ, tàu thuyền qua lại cũng khá nhiều. Nhưng nếu đem ra bờ biển, thì đơn giản, Thái Bình đầy chỗ thử được. Cái tàu nó tên là TS, chứ ai điên mà vác nó ra Trường Sa cho sinh sự + tốn tiền.
    Còn tiền thử nghiệm chắc cho thì ông ta chả nhẽ ko lấy, chứ ông ta chắc cũng đếch cần đâu. Thông tin vỉa hè báo về là nhà ông này hơi bị có điều kiện đấy!
    hanhglyetkieu thích bài này.
  7. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    Quốc có quốc pháp... muốn làm gì cũng phải dựa trên sự cho phép cuả luật pháp bạn ơi ..... đang chờ đặc cách cho trường hợp đặc biệt, vì con tàu trường sa bị liệt vào quân trang quân dụng không cho phép tư nhân tự vận hành .... Còn chi phí thì từ trước tới giờ ông Hoà có ngữa tay xin của ai đồng nào không
    Lần cập nhật cuối: 02/04/2014
  8. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Phân vân làm gì nữa QH, QĐ và nhân dân ủng hộ KS Hòa, việc mang tàu ra của biển Thái Bình thử nghiệm là hợp với đạo lý cơ bản về coi trọng hiền tài cũng như vì nghiên cứu khoa học trong giai đoạn "ủ dột" của KHKT CN VN và sáng tạo xã hội giai đoạn hiện nay.
    Những ý kiến nâng cao quan điểm "ngăn chặn" TS tiến ra biển khơi theo nhà tớ là ích kỷ, dìm hàng công trình ý nghĩa như TS và bản thân KS Hòa. Nên nhớ tất cả những phát minh, sáng chế đều ra đời bằng sự đồng cảm, chấp nhận vì lợi ích chung của cộng đồng trên cơ sở niềm tin, lòng dũng cảm đôi khi pha chút lãng mạn, kiêu hãnh của chủ nhân công trình. Dễ hiểu nỗi dè dặt hoài nghi cùng sự hiềm khích đố kỵ từ cộng đồng cũng chính là "rào cản" kỹ thuật, đạo đức và pháp lý mà công trình phải vượt qua để được phép sinh ra và phát triển như bao CT khác.
    Có thể thấy lòng say mê nghiên cứu sáng tạo VN chưa thực sự bùng nổ, đồng hành với sự PT đi lên của đất nước có phải chăng có nguyên nhân từ những "phản biện" tưởng như khoa học, khách quan đầy trách nhiệm nhưng đằng sau đó là những rào cản phi lý, áp đặt chủ quan với vô vàn lý do rất "đời". Sự ra đời của CT mới có phải chăng cũng là sự phủ định tư duy, khuôn phép cũ đôi khi hằn học thậm vô lý. Lịch sử thế giới có không ít những giai thoại về điều này.
    Tơ đề xuất cụ Yết viết dự án dự phòng cho TS lên Biển Hồ Tơ Nưng Pleiku Gia Lai nếu không vượt qua được gạch đá, lòng vị kỷ...để thử nghiệm trên biển quê hương Thái Bình nhé. Mọi chi tiết xin LH số điện thoại 059 234567, CN làm luôn không nghỉ:D
    yetkieu thích bài này.
  9. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    Còn nhiều vấn đề mà ông Hoà phải vược qua.....

    Tàu ngầm Trường Sa: Công nghệ AIP vẫn là một dấu hỏi!

    KS Đỗ Thái Bình, Hội KHKT Biển TP HCM, Thành viên Hội Đóng tàu Mỹ (SNAME) trao đổi với Đất Việt khi hay tin kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa di chuyển tàu ngầm từ bể thử ra hồ lớn thử nghiệm.

    Trong lần thử nghiệm này ông Hòa đã không thử nghiệm tàu lặn trong lần này bởi lượng nước của hồ không đủ độ sâu. Hồ sâu 3m, trong khi để lặn cần tối thiểu 5m như trong bể thử nghiệm. Thêm nữa ông cũng chỉ thử nghiệm hệ thống chạy động cơ ngoài, chưa sử dụng công nghệ tuần hoàn không khí.


    Tàu ngầm Trường Sa ra hồ lớn chạy trong tiếng reo hò của nhiều người dân Thái Bình
    Dù đánh giá cao và tỏ ý hoan nghênh, khen ngợi kỹ sư Hòa, song KS Đỗ Thái Bình cho rằng: "Nếu là một nhà kỹ thuật thì thấy tàu ngầm Trường Sa chạy như một chiếc cano nhỏ bình thường có thể bơi trong nước còn mọi đặc tính về chiếc tàu ngầm chưa được thể hiện".

    Theo ông Bình: "Thực sự những việc ông Hòa làm rất đáng khâm phục nhưng nói tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm thành công thì chưa đúng. Bởi đơn cử như công nghệ thử AIP - điểm cốt yếu, xương sống của con tàu chưa được thử nghiệm thành công".

    Chỉ cần đặt câu hỏi thử AIP với tác giả tàu ngầm và thì cần có một báo cáo nghiêm túc về mặt khoa học.

    Ví dụ không cần phải đưa tàu ra hồ mà có thể thử AIP độc lập mà tác giả nên lập một phòng thử AIP nghiêm túc. Tức là nhà kỹ thuật phải nhìn trên con số. Ví dụ đặt con tàu trong một căn phòng kín, sau đó cho máy chạy mà không cần lai chân vịt (chạy không tải).

    "Tức là chỉ cần nhờ AIP con tàu vẫn sống. Nói một cách nôm na là bịt mũi con tàu lại không cho nó thở khí trời mà tự chạy trong nhà kín có được không?. Nếu trong môi trường kín, hệ thống tuần hoàn không khí hoạt động, máy vẫn nổ mà không gây cháy nổ thì thực sự là ông Hòa đã làm được", KS Bình gợi ý.


    Tuy nhiên vị kỹ sư này cũng lưu ý, cách thử nghiệm công nghệ AIP này rất nguy hiểm, nó có thể dẫn đến cháy nổ. Thao tác AIP rất đáng ngại. Do vậy đây vẫn là một dấu hỏi.

    Kỹ sư Bình cho biết, công nghệ AIP chạy tiêu tốn rất nhiều oxy mà lại không nhận oxy bên ngoài.

    "Việc thao tác bằng chai oxy lỏng ở bên trong là cả một vấn đề mà nhất lại là trong một không gian hẹp như vậy. Chỉ mong ông Hòa làm trong buồng kín cho chạy máy nổ, biểu diễn AIP được đo đạc cẩn thận", KS Bình nói.

    Ông Bình cũng còn hàng loạt điều băn khoăn: Đặc tính lặn cũng chưa thấy. Rồi khi lặn có cân bằng các khoang nước hay bị chúi đầu, chúi đuôi khi lặn. Chìm xuống có két nước, đánh chìm rồi thao tác bơm ra sao. Nếu chìm nổi được ở độ sâu được thì cũng tốt chứ không nên ra chỗ chỉ có 2m để không thể chìm nổi được.Rồi xem bao nhiêu khoang chìm, bao nhiêu khoang nổi, tốc độ nước vào ra ra sao...

    "Tất cả những điều này những người trong nghề rất băn khoăn và lo lắng", KS Bình nói.

    Chính vì như vậy ông Bình mong muốn ông Hòa chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho lần thử nghiệm tới và gửi lời chúc thành công tới vị kỹ sư này.
    hanhglkarate_hn thích bài này.
  10. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.187
    Đã được thích:
    5.586
    Tay này chắc là kỹ sư đóng ghe thôi. Điều khiển tàu lặn khó hơn điều khiển tàu nổi nhiều lần. Tàu nổi không cần làm gì nó cũng nổi, còn tàu lặn thì gần như tương đương máy bay rồi, nội cái việc giữ cho nó thăng bằng lơ lửng trong nước không cho lật ngửa bụng ra cũng đã là khó rồi chứ đừng nói các thao tác di chuyển. Thử nghiệm như trên mà kết luận là thành công thì bó chiếu.
    hk111333, kuyomukokarate_hn thích bài này.

Chia sẻ trang này