1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÀU NGẦM MINI... LỰC LƯỢNG "ĐẶC CÔNG" NGẦM CỦA VIỆT NAM TẠI SAO KHÔNG???

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi yetkieu, 11/02/2014.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Phát chán với tư duy đốt đýt của nhà thầy, nhìn lại lịch sử các phát minh công nghệ như James Watt hay Newcomen cũng xuất phát từ những lý do rất "đời" là bơm nước phục vụ lợi ích ông chủ mỏ.
    Các phản biện dù là chính thức trên văn bản hay "ngoài luồng" trên mạng ảo nếu xuất phát từ nhữung người có nền tảng về khoa học kỹ thuật đều xuất phát từ chỗ muốn rõ ràng về mục đích, tính năng sản phẩm, các tính năng độc đáo của sản phẩm.
    Họ dị ứng với những câu nổ văng trời như "niềm tự hào dan toc" hay những câu khiêu khích kiểu "một đống tiến sĩ chỉ giỏi vẽ giấy không bằng ông kỹ sư tự tay hàn"; gây sự ngăn cách giữa nghiên cứu lý thuyết và công nghệ ứng dụng.
    Tóm lại, chính các nhà báo cũng phải tìm ra những người có thể hiểu về công nghệ và biết trình bày một bài báo mang tính kỹ thuật, không dùng cảm tính.
    Nếu cần cảm tính, ta có thể buộc một con gà kêu quang quác vào nắp tàu ngầm rồi lặn. Như thế vừa có lễ hiến sinh tế cờ, vừa có tiếng kêu nức lòng binh sĩ:D.
    Rất đậm đà chất tâm linh, giàu bản sắc phong thủi.
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    "Đời" của tôi nói nó khác của cụ...hỉ, nộ, ái, ố, tham, sân, si... đấy chứ:)
    Tôi vốn vẫn nghĩ như cụ gà đấy thôi, khoa học cần phải minh xác lý thuyết lẫn thực tiễn, cái cần phải nói rõ là sản phẩm của KS Hòa không đáng để ném đá, dè bỉu quá mức như một số vị "dân dã" có, "chuyên môn" có, "Bác học" có, "lều báo" có, ...Nhân sự kiện sáng chế "độc đáo" này phaỉ chăng ta nhân rộng cái tâm dám nghĩ dám làm và lòng tự hào, tự tôn của KS Hòa nói riêng và cộng đồng KT VN nói chung, chỉ cần thế thôi. Còn TS có chạy đc, có lặn ngon có được cấp giấy khai sinh thì là chuyện khác nữa cần có thêm thời gian và tâm lý chuản bị. Tất nhiên không ai muốn TS thất bại và chẳng ai mong TS kém cỏi, thiểu năng ra đời...:D
    yetkieu thích bài này.
  3. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Tự hào tàu ngầm Trường Sa và nỗi nhục của Hàng không Việt Nam!
    Thứ năm, 03/04/2014, 07:30 (GMT+7)


    (Xã hội) - Khác với dự án chế tạo Tàu ngầm Hoàng Sa, Yết Kiêu hay Máy bay trực thăng tự phát của những tư nhân đam mê sáng tạo …, dự án chế tạo Máy bay “Made in Vietnam” được Thủ tướng Phan Văn Khải giao nhiệm vụ từ những năm 2003.


    Vậy mà đất của ta, biển của ta, trời của ta mà máy bay VAM – 2 sơn cờ đỏ sao vàng do các Viện sỹ giáo sư tiến sỹ – chuyên gia hàng không nghiên cứu sản xuất thành công lại không được phép bay. Quả là một nghịch lý đến mức ngang với quyền tự quyết của một quốc gia bị xâm phạm.

    Có một “bộ Hàng không” dở hơi đến như thế !

    Dự án “chào Thiên niên kỷ mới” có từ những năm “mở màn” của “Thiên niên kỷ” thứ 3 và thế kỷ XXI. Tự tay Thủ tướng Phan Văn Khải lúc đó đã ký công văn số 55/TB-VPCP–18/4/2003 giao cho GS.TS -Viện sỹ hàn lâm quốc tế Nguyễn Văn Đạo – chủ tịch hội Cơ học Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chế tạo máy bay cánh quạt loại nhỏ 2 chỗ ngồi để ngành hàng không Việt Nam được bay lên từ đôi cánh của chính mình mang “màu cờ sắc áo”. GS TS Nguyễn Thiện Nhân lúc đó là phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao dự án và cam kết thành phố sẽ hỗ trợ tối đa, huy động các nguồn lực để tham gia đề án này, sẵn sàng ứng trước một phần chi phí trong giai đoạn ban đầu.

    [​IMG]
    Phi công Phạm Duy Long trên chiếc máy bay siêu nhẹ VAM1

    Nhóm các nhà khoa học đã cùng với Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ mới, tập hợp những kỹ sư trẻ của bộ môn hàng không thuộc Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để thiết kế chế tạo máy bay, bắt tay nghiên cứu chế tạo ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng.

    Dự án được các doanh nghiệp Việt Kiều hưởng ứng nhiệt liệt và tài trợ vì họ có chung dòng máu Lạc Hồng – muốn VN được “sánh vai với các cường quốc” về công nghệ hàng không. Ông Nguyễn Sang, Giám đốc NT Enterprise Inc và ông Trần Trung Tín Giám đốc Asean Telecom Network đặt nhiều hy vọng vào tính khả thi của đề án mà còn hứa sẵn sàng tiêu thụ các sản phẩm nếu đạt tiêu chuẩn quốc tế, với số lượng đặt hàng đợt đầu tiên là trên 100 chiếc, đồng thời vận động đầu tư cho dự án 5 triệu USD.

    [​IMG]
    Vào lúc 9g30 sáng qua 8-12, chiếc máy bay VAM do Hội Cơ học VN chủ trì sản xuất thử đã cất cánh tại sân bay Nước Trong, Long Thành, Đồng Nai.

    Công việc nghiên cứu chế tạo máy bay VAM – 1 sớm hoàn thành, nhưng các thủ tục xin phép bay thử nghiệm VAM-1 kéo dài do sự cửa quyền “xin – cho” từ Cục HKDD VN nên mãi đến tháng 7-2005 đề tài mới nghiệm thu đợt 1, và đến 12-2005 mới bắt đầu được bay thử nghiệm.

    Chờ “dài cổ” để được cấp phép, vậy mà việc kéo máy bay ra chạy thử kỹ thuật tại sân bay Phước Long – Bình Phước phải hoãn vì đơn vị quản lý sân đã cho thuê mặt sân để phơi nông sản chưa kịp thu hồi.

    Mãi tới 18-12-2005 máy bay VAM-1 sơn cờ VN do phi công Phạm Duy Long lái đã cất cánh thành công tại sân bay Nước Trong – Đồng Nai với 3 lần cất hạ cánh nhẹ nhàng. Sau khi tiếp đất phi công Long đã ôm chặt một sỹ quan không quân khóc nức nở… trước mắt Hội đồng giám khảo bay thử nghiệm gồm các giáo sư tiến sỹ ở Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải do đại tá không quân Lương Quốc Bảo làm chủ tịch .

    VAM–1 sơn cờ đỏ sao vàng bay cao trên 1.000 m, với kết quả khả quan này, Hội Cơ học Việt Nam đã quyết định chế tạo máy bay siêu nhẹ VAM–2 hoàn toàn nội địa hóa, ngoại trừ động cơ máy bay do Áo sản xuất. Các giáo sư tiến sỹ đã đầu tư nhiều công sức nghiên cứu cải tiến và tạo kinh phí để cho ra đời VAM–2. Chiếc máy bay siêu nhẹ này nặng khoảng 450 kg, tốc độ bay 140 km/giờ và tầm bay là 400 km, dùng xăng A92 như xe gắn máy với công suất động cơ 50 mã lực. Chỉ cần khu đất khoảng 1 ha với đường băng dài 200 m là trở thành bãi đáp cho VAM–2. Việc học lái cũng đơn giản và việc bảo quản dễ dàng như xe gắn máy mở ra một tiềm năng lớn .

    [​IMG]
    Phi công Phạm Duy Long đã thực hiện chuyến bay đầu tiên loại máy bay VAM1 do VN lắp ráp với ba lần lên xuống thành công.

    Tháng 3-2007, một hội đồng khoa học gồm nhiều GS- TS và chuyên gia có uy tín đã nghiệm thu kỹ thuật chiếc máy bay VAM-2. Đây cũng là chiếc máy bay dân dụng siêu nhẹ đầu tiên được sản xuất tại nước ta, mở ra những hứa hẹn cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam.

    Những tưởng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, sức lao động sáng tạo một đội ngũ Viện sỹ hàn lâm, giáo sư tiến sỹ, kỹ sư, cùng với việc đánh giá của Hội đồng khoa học, hội đồng nghiệm thu thử ngiệm VAM 1 thành công thì VAM 2 càng thành công hơn. Thời gian để hoàn tất thủ tục bay thử của VAM – 1 là 2 năm, còn VAM – 2 từ đó đến nay đợi chờ thủ tục để cất cánh. Như vậy từ khi có quyết định của Thủ tướng từ 2003 đến nay, máy bay VAM 2 “made in Vietnam” trở thành “bò sát” ngủ trọn một thập kỷ trên mặt đất.

    Dự án tầm quốc gia cùng sự nghiệp chế tạo máy, niềm tự hào của nền hàng không VN biến mất từ đó do bị “cảnh sát hàng không” tuýt còi. Cục Hàng không dân dụng cửa quyền tới mức vượt trên cả quyền hạn của Thủ tướng, thủ tiêu khát vọng cất cánh của cả một dân tộc, phủ nhận thành quả lao động sáng tạo của tất cả các Viện sỹ – GS.TS đã nỗ lực vì một sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

    Một “Bộ Hàng không” đang kìm hãm bầu trời trong bàn tay của họ ban phát quyền “xin – cho”, vừa kìm hãm các hãng hàng không trong bần cùng, vừa gây khó để trục lợi trong việc cấp phép bay và kéo lùi sự nghiệp hàng không tụt hậu nhất trong ASEAN.

    Đã đến lúc phải để máy bay “Made in Vietnam” cất cánh!

    Khi một phi công VN trở thành nhà toán học vạch và tính được quỹ đạo cho tàu Apollo lên cung trăng và ứng dụng cho tàu “Con Thoi”, người VN trở thành phi hành gia châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, thì giấc mơ chế tạo máy bay “Made in Việt Nam” để bay lên vẫn đang trong vòng bao vây cấm vận “vì lý do an ninh” của “cảnh sát hàng không”!

    Chiếc máy bay siêu nhẹ “made in Việt Nam” mang cờ đỏ sao vàng đâu có mang bom đạn để đe dọa an ninh cho VN hay các nước. Nạn quá tải và thảm họa giao thông trên mặt đất khiến cho các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra mua sắm máy bay và được bay, còn máy bay do VN sản xuất lại bị cấm bay là một điều phi lý.

    Thời tiết, khí hậu, địa hình cùng trên 70 sân bay nước ta từ đất liền đến hải đảo đều rất phù hợp cho loại máy bay siêu nhẹ để có thể sử dụng cho nhiệm vụ điều tra nghiên cứu thổ nhưỡng, phun thuốc trừ sân, quản lý đất đai, khắc phục thiên tai, cấp cứu ý tế, du lịch, công vụ đến những phi vụ đặc biệt về quốc phòng – an ninh như tuần tra bờ biển, kiểm soát an toàn môi trường, thần tốc ngăn chặn tội phạm … trước vấn nạn nạn kẹt xe và tai nạn giao thông trên các quốc lộ, đặc biệt giúp cho cư dân vùng biển đảo khó khăn về giao thông được gần hơn với đất liền khi có biến động.

    Câu hỏi: Tại sao lại cấm máy bay do VN sản xuất cất cánh đang chiếu thẳng trách nhiệm vào lãnh đạo Cục HKVN – cơ quan quản lý Nhà nước về Hàng không và thực thi luật HKDDVN!

    Giữa lúc Cambodia đã thành công chế tạo xe hơi điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh Smartphone, vậy mà 1000 giáo sư tiến sỹ GTVT và hàng ngàn GS.TS về cơ học, động lực học, tự động hóa … với 50 trường đại học viện nghiên cứu về GTVT, Bách khoa “Made in VN” không có một “dấu ấn” nào về công nghệ hàng không hay xe hơi là điều đáng hổ thẹn.

    [​IMG]
    Toàn cảnh buổi thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa
    Sáng nay (28.3), ông Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc Cty cơ khí Quốc Hòa, cụm CN Phong Phú (TP. Thái Bình) đã cho tàu ngầm Trường Sa ra thử nghiệm ở một hồ nhân tạo tại KCN Vĩnh Trà (cách Cty khoảng 3 km). Ông Hòa...

    Giữa lúc thế giới hội nhập, giành những thành tựu rực rỡ về khoa học công nghệ thì hàng trăm tiến sỹ cục HKVN nghẽn mạch tư duy, sợ sệt trói chặt hàng không trong cảnh “gà què ăn quẩn cối xay”, ngăn cản việc máy bay VN cất cánh, đưa sự nghiệp hàng không nước nhà từ “bần cùng sinh móc túi”, “ bần cùng sinh cẩu thả “ tới “ bần cùng sinh … buôn lậu quốc tế”, chưa thoát ra khỏi tư duy nông dân, tác phong nhếch nhác luộm thuộm, cẩu thả … đang làm hoen ố hình ảnh VN trên trường quốc tế và nguy cơ bức tử sự nghiệp hàng không nước nhà .

    [​IMG]
    Sáng 28-3, tàu ngầm mini mang tên Trường Sa do doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa chế tạo đã chạy nổi thành công trên mặt hồ trong tiếng reo hò của hàng trăm người dân chứng kiến.

    Hy vọng thành công của tàu ngầm Trường Sa thế hệ đầu tiên sẽ là “cú hích” cho hàng trăm giáo sư tiến sỹ Cục HKVN và bộ GTVT để không còn phải hổ thẹn trước nghị lực sáng tạo của nhân dân!

    Bài viết của Tiến sỹ Trần Đình Bá (Hội Khoa học kinh tế VN)

    Tôi đồng tình với bài viết này của TS Nguyễn Đình Bá, câu chuyện "Đầu voi đuôi chuột" của KHCN Việt Nam đã báo động từ lâu rồi. Hàng trăm, hàng ngàn công trình khoa học cấp bộ, ngành chỉ rình rang giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm ...sau đó quẳng vào tủ cho mối, gián chuột làm ổ...Các GSTS, nhà kỹ thuật nghiên cứu chuyên nghiệp đâu hãy trả lời vì sao Việt Nam vẫn dửng dưng trước thực tế hàng hóa tiêu dùng, công nghiệp nặng, chế tạo máy móc thiết bị cho GTVT, nông, ngư nghiệp, CN thu hoạch chế biến...hoàn toàn lép vế trước đối thủ nước ngoài thậm chí cả nước bạn đi sau Cam pu Chia? các bác có động lòng trắc ẩn trước hàng loạt nông dân, thợ thầy chân đất, mắt toét cho ra đời hàng tá sản phảm giải phóng sức lao đọng và chi phí sản xuất cho người dân: Máy cắt lúa cầm tay, máy chẻ nan tre, máy bóc ngô, lạc, lò đốt rác thải y tế....cao cấp hơn là tàu ngầm mini TS, MB trực thăng siêu nhỏ. Nói thực trước đây ở Tây Nguyên Việt Nam có một loại xe độ chế gọi là "đầu ngang" dùng động cơ diesel tàu, gác lên xát xi xe tải cũ là một phương tiện đa năng hiệu quả kinh tế rất lớn ở địa hình Tây Nguyên đồi dốc bùn lầy. Cơ quan chức năng cứ lăm le nghị định với TT để truy sát nó và chưa hề có động thái nào nghiên cứu kỹ càng tác dụng ưu việt của nó đối với vùng đất nó sinh ra. phải nói rằng công nông, đầu ngang đã góp một phần to lớn tạo nên một vùng kinh tế nông nghiệp trù phú ở đây với bạt ngàn cà phê, tiêu, các loại nông sản khác...Đã đến lúc nhà khoa học phải xắn tay, đội nón ra cuộc sống để làm đúng chức năng xã hội của mình. Kế sống của quí vị phải là những sản phẩm cụ thể thiết thực chứ không phải ở những đề án khủng, siêu thực...mà hàng đống ngân sách bỏ ra cho đội ngũ nghiên cứu để bỏ dở...:cool:
    karate_hn thích bài này.
  4. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    Khong phai Ngau nhien ma nguoi Dan ung ho manh me cac phat minh cua cac nong Dan .... Du khong biet rang cac phat minh do Di duoc den dau ..... Cung chi vi trong long ho mong muon va khich le nhieu hon nua tri tue VN van dong khi ho con dang me ngu
    hanhgl thích bài này.
  5. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Đính chính cho bấc Yết lại một tí, gọi là sáng kiến, cải tiến hay cùng lắm sáng chế thôi phát minh chưa đúng bác nhé.
    yetkieu thích bài này.
  6. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    uhm............ chính xác
  7. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
  8. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
  9. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    Tàu ngầm tấn công năng lượng xanh có gì đặc biệt?

    [​IMG]

    Điểm đặc biệt của tàu ngầm U212A trong Hải quân Đức là vừa có chức năng chiến đấu mạnh, song lại sử dụng công nghệ ‘xanh’ tiên tiến nhất hiện nay.

    [​IMG]

    Hãng Howaldtswerke Deutsche Werft (HDW) của Đức bắt đầu thực hiện dự án U212 vào năm 1988. Thân tàu có 3 khoang. Trong phần mũi bố trí các hệ thống bắn, các ống phóng ngư lôi, thủy thủ đoàn, đài chỉ huy, các acquy.
    [​IMG]
    Trong phần đuôi bố trí chính các module của hệ thống động lực. Còn các khối pin nhiên liệu bố trí ở khoang giữa.
    [​IMG]
    Một trong những đặc điểm kết cấu của U212A là bên ngoài sườn đài chỉ huy có lắp các cánh lái nằm ngang và các cánh lái hình chữ Х ở đuôi, bảo đảm khả năng điều khiển tốt nhất cho tàu khi lặn.
    [​IMG]
    Loại pin năng lượng hydro đặc biệt do HDW phát triển giúp cho tàu ngầm không phải phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân và các động cơ điện-diesel hiện sử dụng trên các tàu ngầm hiện đại.
    [​IMG]
    Việc sử dụng pin nhiên liệu hydro đã cho phép giảm thiểu xuống mức gần như bằng 0 việc xả thải chất có hại vào môi trường và sử dụng với hiệu quả cao năng lượng và nhiên liệu trên tàu ngầm.
    [​IMG]
    Tàu ngầm này còn có nhiều ưu thế ‘chiến lược’ so với các tàu ngầm khác.Ví dụ, nhờ các pin nhiên liệu hydro, tàu ngầm U212A có thể lặn lâu hơn các tàu ngầm nguyên tử.
    [​IMG]
    Ngoài ra, nhờ động cơ hydro có hiệu quả cao và sử dụng các tấm chắn đặc biệt bằng hợp kim phi từ tính và gốm, tàu ngầm hầu như không phát nhiệt và không tạo tiếng ồn.
    [​IMG]
    Các quan chức quân đội Đức cho biết, tàu ngầm được trang bị 12 ngư lôi hạng nặng có điều khiển.
    [​IMG]
    Tính năng chiến-kỹ thuật chính của tàu ngầm U212A: Chiều dài x chiều rộng 56 x 7m; Lượng giãn nước khi lặn/khi nổi, tấn 1.830/1.450; Tốc độ chạy ngầm/chạy nổi, hải lý/h: 20/12.
    [​IMG]
    Tàu U212A có dự trữ hành trình 8.000 hải lý; Độ sâu lặn tối đa, m: 700; Thủy thủ đoàn 27 người; Vũ khí 12 ngư lôi hạng nặng có điều khiển và 24 thủy lôi.
    karate_hn thích bài này.
  10. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    Tiết lộ kế hoạch chi tiết thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa

    Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết đã sẵn sàng thử nghiệm trên biển, phương án để thử nghiệm cũng đã được lên kế hoạch chi tiết.
    Kế hoạch thử nghiệm tàu ngầm
    Sáng ngày 4/4/2014, trao đổi với phóng viên báo Đất Việt, ông Nguyễn Quốc Hòa, chủ nhân của tàu ngầm Trường Sa cho biết con tàu đã ở trạng thái sẵn sàng cho cuộc thử nghiệm.

    Sau lần di chuyển trên hồ nước hôm 28/3, ông Nguyễn Quốc Hòa đã kiểm tra được nhiều tính năng của con tàu mà trong bể không thể thử nghiệm được. Ông bật mí thêm, trong lần thử nghiệm đó, doanh nhân này đã thử nghiệm cả những trường hợp xử lý thoát hiểm khi tàu gặp sự cố.

    Hiện tại, tàu hoàn toàn đủ khả năng để tiếp tục thử nghiệm trên biển và mọi khâu chuẩn bị cũng đã hoàn thành. Kế hoạch cho chuyến thử nghiệm này cũng đã được hoàn thiện.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Quốc Hòa xuống tàu ngầm thử nghiệm trên hồ.
    Theo chia sẻ của ông Hòa, địa điểm sẽ được tiến hành tại vùng biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Vùng biển được lựa chọn có độ sâu từ 20 – 30m.

    Đoàn thử nghiệm hôm đó sẽ gồm ba tàu, tàu ngầm Trường Sa và hai tàu cá. Hai tàu cá sẽ đóng vai trò tàu cảnh báo. Một tàu đi trước, một tàu đi sau. Hai tàu này đều được trang bị máy tầm ngư để có thể theo dõi được tàu ngầm Trường Sa đang ở đâu trong khi lặn xuống nước, di chuyển hay dừng lại…

    “Khi tàu lặn sẽ chỉ như một con cá lớn và máy tầm ngư có thể theo dõi được điều này. Sẽ không có gì nguy hiểm với những tàu thuyền xung quanh. Bản thân tôi cũng đã lựa chọn vùng biển vắng để thử nghiệm.” – Ông Nguyễn Quốc Hòa nhận định.

    Ngoài ra, chủ nhân tàu Trường Sa cũng đã lên sẵn những phương án dự phòng trong trường hợp tàu gặp sự cố.

    “Tôi có tham khảo ý kiến của một số chuyên gia và có sự thay đổi nơi đặt bình oxy lỏng, bình dầu nguyên liệu để tăng tính an toàn cho tàu. Ngoài ra, con tàu còn được trang bị hệ thống xả khí để nổi nhanh chóng trong trường hợp tàu gặp trục trặc khi đang lặn. Tôi đã tính toán đầy đủ, để nếu xảy ra trường hợp xấu nhất thì cùng lắm mất tàu chứ không thể mất người.”

    Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết: “Tại vùng nước sâu khoảng 20m, các thợ lặn vẫn hoạt động bình thường, với con tàu này, mọi vết hàn, độ dày lớp vỏ, các chốt, vít đều được tính toán để chịu được áp suất nước ở độ sâu lớn hơn. Vì thế, con tàu hoàn toàn có thể yên tâm thử nghiệm lần này.”

    [​IMG]
    Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa trao đổi với phóng viên
    Về bản thân, ông Hòa vẫn giữ thói quen luyện tập bơi khoảng 1km/ngày, ông cho biết thể lực của ông hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc thử nghiệm.

    Về việc xin phép thử nghiệm, ông Hòa cũng đã có sự chuẩn bị và tin rằng các cấp lãnh đạo của Thái Bình sẽ ủng hộ chiếc tàu Trường Sa.

    Độ an toàn của AIP?

    Sau khi di chuyển trên mặt nước hoàn hảo, có một số chuyên gia, kỹ sư đóng tàu đã lên tiếng lo ngại về vấn đề an toàn của hệ thống không khí tuần hoàn AIP, đặc biệt khi tàu sử dụng nguyên liệu là Oxy lỏng, trong không gian chật hẹp rất dễ gây cháy nổ.

    Chia sẻ về những ý kiến này, ông Nguyễn Quốc Hòa bày tỏ trong quá trình nghiên cứu AIP, ông biết hệ thống này là một thứ đỏng đảnh và cũng rất nguy hiểm. Tuy nhiên, những nguy hiểm này không phải không có cách khắc phục:

    “Tôi không biết các anh ấy (kỹ sư, chuyên gia góp ý kiến phản biện – PV) đã tham gia vận hành hệ thống AIP chưa hay chỉ đọc và thấy nói là nó nguy hiểm và không biết nguy hiểm ở đâu, thế nào. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, khi người ta biết nó dễ cháy nổ thì phải có biện pháp phòng chống cháy nổ.

    Đến ngay như thuốc nổ nguy hiểm như vậy nhưng người ta vẫn biết cách chế ngự nó. Đơn giản như cái ô tô, xăng là một thứ rất dễ cháy nổ, thậm chí còn dễ cháy nổ hơn rất nhiều lần so với oxy lỏng. Chẳng lẽ chúng ta không có biện pháp chế ngự nó cho cái ô tô?

    Nếu như cứ sợ và lo lắng rất có thể sẽ không có bước tiến nào. Nhưng tôi cũng đã có sự tham vấn và tiếp thu ý kiến của nhiều chuyên gia, như trong việc bố trí lại vị trí đặt của bình oxy lỏng, bình dầu nhiên liệu… để đảm bảo tính an toàn nhất cho con tàu và người sử dụng.”
    karate_hn, OnlySilverMoonhanhgl thích bài này.

Chia sẻ trang này