1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÀU NGẦM MINI... LỰC LƯỢNG "ĐẶC CÔNG" NGẦM CỦA VIỆT NAM TẠI SAO KHÔNG???

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi yetkieu, 11/02/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longmuonhieu

    longmuonhieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2013
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    232
    yetkieu thích bài này.
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Đúng hoàn toàn ủng hộ bác Trân phải làm phải có tâm huyết, nhất định không lùi bước trước dèm pha chê bai và dìm hàng của các vị "có trách nhiệm" phản biện xã hội như vừa qua. Tôi tin rằng đất nước rất càn những cá nhân tài năng dũng cảm như bác Trân, bác Hòa cùng nhiều anh chị đang ngày đêm áp ủ khát vọng bay cao , bay xa của KHCN nước nhà, uy dũng tự tin trước kẻ thù. :)
    yetkieu thích bài này.
  3. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    630
    Cha đẻ 'Tàu phá thủy lôi' kỳ vọng tàu ngầm Trường Sa

    Đã có một mô hình con tàu lặn, nổi theo ý muốn của con người nhưng ước mơ làm tàu ngầm của Việt Nam vẫn chỉ dừng ở mô hình.
    • Trong một cơ duyên, tôi có dịp gặp kỹ sư Nguyễn Hữu Bảo, trước đây công tác tại Phân Viện Thiết kế tàu thủy, người từng chế tạo thành công con tàu không người lái phá thủy lôi mang tên T5. Ông cũng chính là vị kỹ sư từng được giao nhiệm vụ chế tạo động cơ cho mô hình chiếc tàu với ý tưởng manh nha là tàu có thể bơi ngầm dưới nước để phục vụ mục đích chiến đấu.

    Làm tàu ngầm để đối phó với hàng không mẫu hạm

    Sở dĩ tôi gặp được kỹ sư Bảo cũng là nhờ KS Hoàng Hùng, Thư ký Hội Công nghiệp tàu thủy Việt Nam giới thiệu khi cùng quan tâm tới công trình tàu ngầm của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình).

    Vốn là trước đó từ những năm 1967 các kỹ sư tại Phân Viện Thiết kế tàu thủy, nay là Viện Khoa học công nghệ tàu thủy có nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các phương tiện để phục vụ cho chiến tranh. Chính vì thế ý tưởng làm một con tàu bơi chìm dưới nước theo sự điều khiển của con người mà không bị lộ mục tiêu được đặt ra.

    “Khi đó hàng không mẫu hạm được bảo vệ rất kỹ. Do vậy chỉ có cách có một phương tiện bí mật, bất ngờ đến thật gần mới có thể làm được. Cái này chỉ có thể là tàu ngầm”, KS Bảo nói.

    [​IMG]
    KS Nguyễn Hữu Bảo (áo kẻ) giới thiệu với KS Hoàng Hùng về nguyên lý làm việc của mô hình tàu ngầm ông từng tham gia thiết kế
    Tuy nhiên ở vào hoàn cảnh lúc đó, để có một con tàu nổi lên, chìm xuống theo ý đồ của mình không phải chuyện đơn giản.

    “Cho nên chúng tôi chỉ dám làm một mô hình, nguyên lý thực nghiệm để xem với khả năng hiện có các nhà khoa học có làm được hay không. Nhiều phương án đã được đưa ra, nhưng cuối cùng nhóm nghiên cứu đã chọn hành trình dài nhưng tiêu thụ nhiên liệu phải ít nhất. Và ăc quy là lựa chọn để cung cấp nhiên liệu cho động cơ tàu”, KS Bảo cho biết.

    Trông người lại ngẫm đến ta

    Ước vọng là như vậy nên khi nghe tin ông Nguyễn Quốc Hòa làm thành công con tàu có thể lặn, nổi được ông Bảo mừng và cảm động vô cùng.

    KS Nguyễn Hữu Bảo nhớ lại, ngày đó được cấp trên giao nhiệm vụ ông cùng KS Nguyễn Bình từng học đóng tàu tại Ba Lan cùng nhau thiết kế thử nghiệm một mô hình con tàu ngầm loại nhỏ. Mô hình này chiều dài chỉ khoảng chưa đến 2m, rộng hơn 40cm.

    “Tôi phụ trách phần động cơ, anh Bình lo phần vỏ tàu. Mô hình con tàu được thiết kế và chế tạo tại chỗ bởi một cô thợ hàn lo hàn theo các chi tiết chúng tôi đặt ra. Khi đó KS Nguyễn Bình đã dùng tôn để hàn vỏ tàu. Hình hài con tàu cũng đã được dựng lên”, ông Bảo nhớ lại.

    Còn phần động cơ, kỹ sư Bảo nghĩ tới làm sao để sử dụng ăc quy với hiệu suất cao nhất. Sau đó cũng nhờ đọc sách, ông quyết chọn động cơ từ thủy động. Tức là dùng năng lượng điện nhỏ nhất, lợi dụng nước biển là vật dẫn điện để tạo từ trường đủ mạnh tác động với thanh dẫn điện chính là nước biển (vì nước biển có muối). Khi đó sẽ tạo cho động cơ chuyển động hút nước phía trước, đẩy ra phía sau quay chân vịt và khiến cho con tàu chạy được.

    “Lúc đó chúng tôi không nghĩ tới phải cần không khí, hay oxy phức tạp như công nghệ AIP. Nhưng hạn chế của động cơ từ thủy động lại phụ thuộc vào từ trường. Để sinh ra từ trường thì phải có năng lượng. Nhưng từ cái gì để sinh ra từ trường đủ lớn thì chúng tôi không giải quyết được. Và mọi việc cũng tắc lại từ đó”, ông Bảo nuối tiếc.

    Đặc công tàu ngầm – tại sao không?

    Dù cuối cùng mô hình tàu ngầm của các kỹ sư Phân viện thiết kế tàu thủy đã có thể lặn, nổi trong bể được nhưng chỉ có thể đáp ứng yêu cầu của một mô hình. Còn để thành một con tàu thực sự thì lúc này các nhà khoa học đã biết chắc rằng chưa thể.

    “Chính vì như vậy nên nay khi biết ông Hòa làm được con tàu có thể lặn, nổi rồi dùng cả công nghệ AIP thì thực sự là khâm phục. Dù biết rằng điều kiện hiện nay ông Hòa có thể nghĩ đến các thiết bị gì cần cho con tàu là có thể trao đổi, nhập, mua bán được, song điều đó vẫn thể hiện một ý chí phi thường”, Kỹ sư Bảo nhận xét.

    Theo kỹ sư Bảo, có rất nhiều ứng dụng tốt cho cả quốc phòng và dân sinh nếu con tàu của ông Hòa thực sự được thử nghiệm bài bản, thành công.

    “Cho nên lúc này cả nhà khoa học và cơ quan quản lý cần vào cuộc, giúp cho tàu ngầm Trường Sa thực hiện các bước thử nghiệm cần thiết. Có như thế thì mới có thể bước những bước tiếp theo với con tàu này được”, KS Bảo nói.

    Theo ông Bảo, trong những năm chiến tranh, gian khó là thế nhưng các kỹ sư đã nghĩ đến chế tạo một con tàu phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng, vậy thì nay cớ gì mà không làm được?

    “Tôi mong rằng từ các nhà quản lý, khoa học hãy nhìn rộng hơn, cởi mở để tạo động lực cho ông Hòa thử nghiệm, điều chỉnh công trình của mình một cách tốt nhất. Nếu thành công thì đây thực sự là thành quả của người Việt và mở ra hàng loạt các ứng dụng hữu ích với con tàu này. Chỉ đơn cử như đặc công tàu ngầm cũng là có ích rất nhiều”, kỹ sư Nguyễn Hữu Bảo kỳ vọng.
    hanhgl thích bài này.
  4. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Lão Bảo già nhưng trí lão không già. Trí tuệ việt xứng đang làm nên kỳ tích...
    yetkieu thích bài này.
  5. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Khát vọng tàu ngầm Việt ‘tắc’: Tiền chi ra nhưng...dự án chét yểu!

    (Quan điểm) - “Không riêng gì tàu ngầm, với nhiều lĩnh vực khoa học khác, sự đầu tư không đến cùng khiến cho tiền vẫn mất mà sản phẩm thì không có”.
    Tiến sĩ Đinh Khắc Minh, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ tàu thủy bộc bạch khi trả lời câu hỏi vì sao khát vọng nghiên cứu, chế tạo tàu ngầm của các kỹ sư đóng tàu có mà đến nay vẫn chỉ dừng ở mức mô hình.

    Tiền chi nhưng không ra sản phẩm cuối cùng

    Nhắc lại hành trình nghiên cứu tàu ngầm, TS Minh cho biết từ năm 1967 dù trong hoàn cảnh chiến tranh rất khó khăn, nhưng các kỹ sư của Viện đã mày mò nghiên cứu thử mô hình chiếc tàu với ý tưởng manh nha là tàu có thể bơi ngầm dưới sông, dưới biển để phục vụ mục đích chiến đấu.

    Và rồi mô hình con tàu cũng được xây dựng với phần động cơ từ thủy động. Tức là dùng năng lượng điện nhỏ nhất, lợi dụng nước biển là vật dẫn điện để tạo từ trường đủ mạnh tác động với thanh dẫn điện chính là nước biển (vì nước biển có muối).Khi đó sẽ tạo cho động cơ chuyển động hút nước phía trước, đẩy ra phía sau và khiến cho con tàu chạy được.Còn phần vỏ được thử dùng bằng tôn mỏng.

    Mô hình tàu ngầm này đã ra đời và có thể lặn, nổi trong bể được nhưng chỉ có thể đáp ứng yêu cầu của một mô hình.Nguyên nhân là vì hạn chế của động cơ từ thủy động lại phụ thuộc vào từ trường. Để sinh ra từ trường thì phải có năng lượng. Nhưng từ cái gì để sinh ra từ trường đủ lớn thì lúc đó các kỹ sư không giải quyết được.Và mọi việc cũng chỉ dừng lại ở đó.

    Rồi sau đó đến năm 1990-1997 Viện lại tiếp tục công trình nghiên cứu lớn hơn. Tức là lúc này hướng nghiên cứu tập trung sâu hơn về tàu ngầm mi ni thế hệ mới.

    “Các chuyên gia nghiên cứu của Viện đã tập trung nghiên cứu vấn đề năng lượng hoạt động của tầu ngầm, xác định nguyên lý hoạt động hệ thống đảm bảo tăng khả năng lặn sâu và nổi của tàu ngầm.Tuy nhiên lúc đó chỉ là công trình nghiên cứu riêng do Viện tự xây dựng và tiến hành nên kết quả đạt được cũng chỉ là ban đầu”, TS Minh nói.

    Và rồi đến khi Vinashin thành lập Viện đã được Bộ Giao thông vận tải giao về Vinashin nên Viện không còn tiếp tục theo đuổi những nghiên cứu đặc biệt như vậy.

    Khi về Vinashin Viện có nhiệm vụ phục vụ mục đích phát triển ngành công nghiệp đóng tàu theo hướng tiếp cận, chuyển giao công nghệ đóng mới tàu cỡ lớn để xuất khẩu nên hoạt động nghiên cứu phát triển có phần trì trệ, hoạt động nghiên cứu về tàu ngầm cũng vì thế mà không có kết quả gì tiến triển hơn”, ông Minh nuối tiếc.

    “Nói như vậy để thấy các nhà khoa học rất quan tâm để làm nhưng chính sách nhà nước có quan tâm động viên họ làm hay không lại là chuyện khác.Về KHCN Đảng và Nhà nước rất khuyến khích, chủ trương Nghị quyết đúng nhưng việc triển khai giải pháp thì còn nhiều bất cập”, ông Minh nói.

    Ví dụ trước mắt cần có một sản phẩmphức tạp A thì cần phải nghiên cứu với từng giai đoạn khác nhau. Phải theo vòng xoáy trôn ốc từ thấp đến cao, cho đến khi ra sản phẩm và thậm chí sẽ phải làm tiếp để nâng cấp hơn nữa sản phẩm đó.

    “Thế nhưng chúng ta thường chỉ làm ở giai đoạn thấp.Các đề tài, chương trình nghiên cứu đã cho ra kết quả ban đầu nhưng lại không tiếp tục nghiên cứu tiếp lên để hoàn thiện.Chính việc dừng lại như vậy dẫn đến tình trạng chỉ chế tạo thử nghiệm,sản xuất đơn chiếc, nhỏ lẻ và luôn có ý nghĩ rằng không bằng thế giới nên phải đi mua.Nhưng không ai nghĩ rằng muốn bằng được thế giới thì phải đầu tư tiếp để nâng cao lên.Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí rất nhiều”, Tiến sĩ Minh diễn giải.

    Theo ông Minh, bất kể kết quả nghiên cứu nào cũng vậy để thành công đều phải nghiên cứu thử nghiệm rất nhiều lần.“ không ít các đề tài nghiên cứu được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao nhưng rồi sau đó lại bỏ bẵng và rồi tình trạng tiền thì vẫn phải chi nhưng rồi sản phẩm cuối cùng không được. Không riêng gì tàu thủy mà kể cả các lĩnh vực khác đều không thành công đi đến kết quả cuối cùng để có sản phẩm đưa vào thực tế có hàm lượng chất xám cao có nguyên nhân từ việc thiếu đầu tư đến cùng”, TS Minh khẳng định.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Trường Sa của kỹ sư người Thái Bình phần nào thỏa ước nguyện của các kỹ sư người Việt Nam
    Sợ thất bại thì sao thành công được?

    Tình trạng không đi đến cùng, không theo đuổi mục đích nghiên cứu là có thật và tồn tại ở nhiều lĩnh vực. GS.TS. Đinh Văn Ưu, Khoa Khí tượng Thuỷ văn & Hải dương học, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, người từng chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu thừa nhận tình trạng, có những đề tài nghiên cứu đã có kết quả, chi hết 2 tỷ đồng, để ra sản phẩm cuối cùng, cần chi thêm 500 triệu đồng nữa. Thế nhưng với lý do hết thời hạn, cơ quan quản lý sẵn sàng dẹp đề tài này sang một bên, dựng đề tài mới và bắt đầu làm lại từ đầu.

    GS.TS Đinh Văn Ưu cũng không thiếu các ví dụ để minh chứng cho việc lãng phí “nhỡn tiền”.GS Ưu cho rằng, một công trình vài ba tỉ đồng, thực hiện trong 4-5 năm, chia ra cho nhiều người thực hiện thì cũng chỉ là số nhỏ. Tại nhiều bộ, ngành, có những dự án đầu tư hàng nghìn tỉ nhưng chưa chắc đã đi đến kết quả như mong đợi.

    Tuy nhiên TS Minh cho rằng tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện được.Tức là khi thực tế có nhu cầu cấp thiết, các cơ quan nghiên cứu triển khai đề xuất nhiệm vụ và kiến nghị thì cơ quan cấp trên phải hiểu được và sớm chấp nhận đầu tư thậm chí giám chấp nhận thất bại, khoa học là như vậy, cũng không thể cầu toàn.

    “Không có gì nghi ngờ khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại của các nhà khoa học trong nước nhưng vấn đề khúc mắc ở chỗ phải tập trung nghiên cứu sâu, nghiên cứu chuẩn thì phải đồng bộ, tập trung cao xử lý vấn đề cho đến cùng nhằm tạo ra sản phẩm cho thực tế”, ông Minh nói.

    Dẫn minh chứng từ chính công trình tàu ngầm Trường Sa của kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình, TS Minh cho rằng lĩnh vực tàu ngầm thì quá phức tạp và có quá nhiều vấn đề phải bàn tiếp. Song sản phẩm này minh chứng cho cái gọi là quyết tâm sáng tạo của người Việt, đừng bỏ giở giữa chừng chắc sẽ thành công ở mức độ nào đó.

    “Sở dĩ ông Hòa đã bước đầu đạt được thành công sáng tạo là do ông Hòa dám bỏ tiền trong túi của mình ra để thực hiện khát vọng của mình kể cả ông giám chấp nhận thất bại để rồi tiến tới thành công. Quyết là làm nên nếu thực sự đi đến cùng thì sẽ thành công thôi”, TS Minh khẳng định.

    Khẳng định trình độ các kỹ sư và năng lực công nghệ hiện tại của Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận với tiến bộ của thế giới để nghiên cứu và chế tạo thành công một con tàu ngầm mi ni ở trong nước. Song TS Minh cho rằng chính kiểu đầu tư không đi đến tận cùng nên đến nay chế tạo được tầu ngầm theo đúng nghĩa vẫn chỉ là ước mơ.

    Bích Ngọc

    Nói đi nói lại cũng thế, các nhà khoa học chính thống của VN ở các trường ĐH, viện NC chuyên ngành, hàn lâm KH...dứt khoát không "dở" hơn ông Hòa...nhưng quyết tâm của họ, khát vọng của họ, năng lực tự thân không "lớn" bằng ông ấy.
    Hãy xem giản đồ đơn giản: Thị trường đặt hàng = Nhà khoa học và cơ sở nghiên cứu, chế tạo + bảo hộ đầu ra từ xã hội, doanh nghiệp => Thành công hoặc không=> nền KHKTCN có thực lực, có quyết tâm, động lực sáng tạo cũng vì chính sự tồn tại của mình. Mặt khác thị trường, xã hội loại bỏ những bất cập, méo mó để giữ lại tinh túy nhất mà chúng ta đang thừa hưởng hôm nay và mai sau...Như một đứa trẻ nếu không vận động vui chơi, nghịch ngợm bày trò...thì không thể có kỹ năng sống cơ bản, sáng tạo, vượt thử thách về sau...nhà khoa học phát minh cũng thế thôi. KHKTCN Phương tây hiện đại hơn, thực tế hơn Phương đông (kể cả Nga) bởi họ đi đúng bản chất của khoa học, đưa nghiên cứu sáng tạo ra đời sông. Tóm lại Phương tây hơn ở khoa học thực nghiệm và họ đạt được giá trị gia tăng XH to lớn từ nghiên cứu cho đến sản phẩm=> Hiện đại, giàu có. Ngược lại thì tốn kém chất xám, tài lực xã hội mà không tạo ra giá trị nào từ NCKH...=> Tụt hậu, nghèo!
    Nhớ lại khoảng những năm 1993-94 tôi có đọc một bài viết đại để thế này: Sau khi LX sụp đổ nước Nga cực kỳ khó khăn, thực trạng KHKT Nga tụt hậu và thiếu thốn không trả lương nổi cho cán bộ KH...nhân cơ hội vàng các đại gia Nhật đã thửa được với giá rất "phải chăng" công trình nghiên cứu về công nghệ năng lượng là tối ưu hiệu suất nhà máy sản xuất điện, đang nằm ở ngăn kéo phòng lưu trữ Nga. Sau khi nhanh chóng triển khai trong thực tế công nghiệp điện họ đã tiết kiệm cơ man nào là $ và hiệu ích môi trường. Và đương nhiên người Nga nếu muốn sử dụng phải đổ cả núi $ nhập máy móc thiết bị cả cứng và mềm với bản quyền Japan!? :cool:
    nguyentnutyetkieu thích bài này.
  6. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Lại chém gió rồi nàng ơi.
    Tối ưu hiệu suất nhà máy điện hay nhà máy gì thì nó nằm ở phương trình mô hình hóa các phần tử cso tối ưu hay không.
    Tối ưu rồi thì nạp vào phần mềm phần cứng mà chạy, chả có phần mềm phần cứng thì kéo thước loga rít, bấm calculator vẫn ra kết quả như thường.
    Nhật có hả, chắc tối ưu quá nên có quả cắt điện cả Tokyo rất tối ưu khi tàu cá vướng dây cáp:
    "The second-largest blackout to hit modern Japan plunged parts of Tokyo into darkness for about three hours in the early morning, disrupting train service and cutting off power to nearly 1.4 million households. According to the Tokyo Electric Power Company, a ship's crane accidentally hit power cables on the Edo River. A fire department official said there were reports of people trapped in elevators but could not provide details. In July 1987, 2.8 million households lost power for hours because of high demand at the peak of summer."
    http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9C0CE1D8173EF936A2575BC0A9609C8B63
    Xưa nay chưa nghe Mạc tư khoa bị mất điện toàn tập như dzậy bao giừo, chứng tỏ bọn Ngố chưa tối ưu, không hửong ứng giừo trái đất chi mô sất cả.
    Còn phương trình tối ưu thì các ông Kolgomorov, Lebedev, Markov...đã viết sách cho không biếu không từ năm 70, y như phương trình tính tàng hình của U phim sép, có bí mật chi mô hè.
    Thế mà đến lúc áp dụng thì Mẽo máy tính chạy như cướp cho ra đời cái F 117 đắp chiếu toàn tập, mất giống hoàn toàn, thai sản tit ngóm, nàng ạ
    halosun thích bài này.
  7. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Chém chứ còn gì nữa chàng ơi:)
    Trời ạ chàng Gà trống thân yêu của iêm, vì anh Nga không đưa ra thực tiễn nên bán mất tiêu thì làm gì có mà dùng! "Còn phương trình tối ưu thì các ông Kolgomorov, Lebedev, Markov...đã viết sách cho không biếu không từ năm 70, y như phương trình tính tàng hình của U phim sép, có bí mật chi mô hè." Đó chính là cái yếu của Nga lây sang vịt ta. Nghiên cứu cơ bản luôn "chiếu trên" đi trước thời đại, thế nhưng lại về cuối thạm chí không tới đích...:(
    Cái phần cứng/phần mềm chi chi ấy Nga chưa làm ra nên Nhật nó làm thế thì thôi rồi...
    Hì hì cắt điện nó liên quan gì mấy đến hiệu suất NM điện chàng ơi?
    Lần cập nhật cuối: 21/04/2014
    yetkieu thích bài này.
  8. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Hố hố, thế hiệu suất cao quá, tận dụng nguồn nên thiếu một đường cấp là chết ngẻo như đường nước sông Đà, đấy là tối ưu kiểu nông dân chỉ cấp một đường đỡ tốn nên cả thủ đô thắp đèn dầu tự diễn phim JAV cho đỡ buồn
    Công nhận cái bọn báo mạng tài thật, chém về tàu ngầm chả cần biết AIP, chém về nhà máy điện chả cần biết tối iu với sáng iu nó khác gì nhau cũng cứ chém tá lả à.
    Thôi, nàng cứ ôm ngậm cái tối iu phim JAV đấy đến lúc...tịt, đây hết hứng.
    OnlySilverMoonhalosun thích bài này.
  9. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Chàng gà trống này cũng tài thật đấy thượng vàng hạ cám đều biết tuốt, lo từ cái đầu người có tóc gì cho đến cái WC họ ngồi coi có thối không nhỉ? Lều báo cũng có đứa, ông gà trống thích bao đồng chuyện chị em tự câu like cá nhân quá hỉ hé hé. Người ta nói chuyện có trước có sau, ngữ nghĩa đàng hoàng gà trống choai cứ vô bới tung tóe lên cả nhể. Không biết thì ngồi im trong chuồng đi sẽ có người quăng cho nắm thóc nhé, đừng cào loạn lên chỉ có sỏi thôi...Tối ưu hiệu suất nhà máy điện lại so với tai nạn truyền tải và sử dụng điện cơ hố hố:)
    yetkieu thích bài này.
  10. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    630
    Tàu ngầm Trường Sa có thể được đưa ra nước ngoài thử nghiệm

    [​IMG]

    “Trong trường hợp không được cơ quan chức năng cấp phép ra biển thử nghiệm, tôi sẽ tính đến phương án đưa tàu ngầm Trường Sa ra nước ngoài để hoàn thành giấc mơ”, ông Hòa cho hay.

    Ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa (TP. Thái Bình), người chế tạo tàu ngầm Trường Sa, cho biết, kế hoạch đưa tàu ngầm ra môi trường biển thử nghiệm đang trong quá trình chờ được cấp phép.

    “Đơn thư đã được gửi lên tất cả các cơ quan chức năng liên quan từ tỉnh đến bộ ngành Trung ương. Trong lúc chờ sự phản hồi, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tính toán chặt chẽ phương án thử nghiệm.Tàu ngầm đã sẵn sàng ra biển”, ông Hòa cho biết.
    Tác giả tàu ngầm Trường Sa khẳng định, địa điểm thử nghiệm lần này sẽ ưu tiên diễn ra tại vùng biển Thái Bình, các vùng khác chỉ là phương án cuối cùng. “Khi nhận được phản hồi chính thức từ phía cơ quan chức năng, tôi mới tính đến các bước đi tiếp theo. Vùng biển Tiền Hải, Thái Bình sẽ là lựa chọn hàng đầu”, ông Hòa cho biết.

    Trong cuộc trò chuyện với PV, ông Hòa nêu rõ quyết tâm đưa tàu ngầm Trường Sa ra biển. Trong trường hợp bị từ chối thử nghiệm tại vùng biển quê nhà, ông sẽ sang các tỉnh lân cận xin cấp phép. Thậm chí, vị giám đốc này còn tiết lộ, tàu ngầm Trường Sa hoàn toàn có thể được đưa ra nước ngoài chạy thử.

    “Tôi tin sẽ sớm được cơ quan chức năng đồng ý. Trường hợp bị từ chối, tôi sẽ tính đến phương án đưa tàu ra nước ngoài xin thử nghiệm”, ông Hòa khẳng định.

    “Sau khi thử nghiệm thành công ở hồ rộng gần 3 ha, các thông số kỹ thuật tàu đều bình thường. Hôm 5/4, bề mặt ngoài tàu đã được sơn lại”, “cha đẻ” tàu ngầm Trường Sa nói.

    Trong lần thử nghiệm trước đó, ông Hòa đều trực tiếp xuống khoang lái điều khiển tàu. “Một khi ra môi trường biển, tôi cũng sẽ trực tiếp xuống khoang lái điều khiển tàu. Tôi tin cuộc thử nghiệm tới sẽ thành công”, ông Hòa chia sẻ.

    ???????????????????????????????????????????????????????????????

Chia sẻ trang này