1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÀU NGẦM MINI... LỰC LƯỢNG "ĐẶC CÔNG" NGẦM CỦA VIỆT NAM TẠI SAO KHÔNG???

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi yetkieu, 11/02/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. truongcan

    truongcan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2014
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    13
  2. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.055
    Đã được thích:
    629
    Bênh sơ trách nhiêm quá năng
  3. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.055
    Đã được thích:
    629
    Lý do tàu Trường Sa không được dự Ngày khoa học VN

    Công trình tham dự Ngày “Khoa học và công nghệ Việt Nam” phải tiêu biểu, có tác động lớn trong phát triển KT-XH và có giải thưởng.
    • Theo TS Lê Xuân Định, Cục trưởng cục thông tin khoa học công nghệ Quốc gia đã lý giải như vậy trước những ý kiến quan tâm tới tiêu chí của một công trình khoa học có mặt tại triển lãm nhân Ngày KH&CN Việt Nam sắp công bố vào 18/5 tới.
    Chưa về đích sao có huy chương?

    Sở dĩ có câu chuyện này là vì nhiều người hiện đang quan tâm đến công trình Tàu ngầm Trường Sa của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình.

    Theo đó có nhiều ý kiến đặt vấn đề nên đưa công trình này tới triển lãm nhân “Ngày KH&CN Việt Nam để thể hiện khát vọng vươn tới những công nghệ hiện đại của con người Việt”.

    Tuy nhiên, Ths Vũ Mạnh Hiền, giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Bình cho biết: “Mô hình tàu ngầm của ông Hòa có mang đi hay không thì đó là việc của ông ấy, mình không thể can thiệp vào được. Thêm nữa ông Hòa chưa được cấp bằng sáng chế sáng tạo gì. Muốn đi ông phải có bằng sáng chế, hay tiêu chuẩn như thế nào, đủ đạt tiêu chuẩn thì mới mang đi triển lãm được”.

    Trước ý kiến này, TS Lê Xuân Định, Cục trưởng cục thông tin khoa học công nghệ Quốc gia cũng cho biết: “Tất cả các công trình khoa học, kết quả nghiên cứu tham gia triển lãm lần này phải có tiêu chí rõ ràng. Đây là sự tổng hợp của các đơn vị quản lý theo các ngành, lĩnh vực là kết quả tiêu biểu, là các hoạt động khoa học công nghệ có tác động lớn trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Bản thân những kết quả này đã được công nhận rồi.

    Theo ông Định, thông thường những kết quả được quan tâm nhiều nhất là những công trình, cụm công trình đã được giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ và các giải thưởng khác.

    Liên quan tới công trình tàu ngầm Trường Sa của ông Hòa, TS Định cho biết: “Đối với những công trình đang trong quá trình nghiên cứu, hay đang trong thử nghiệm thì chắc chắn không thể đưa đi triển lãm, trưng bày”.

    TS Định cũng ví von: “Không ai trao huân chương cho một người đang chạy mà không biết là đã về đích hay chưa. Do vậy những gì triển lãm trước công chúng phải là kết quả đã được công nhận và có tác động trong cuộc sống, dân sinh”.

    Hoạt động phải hướng tới khoa học

    Theo chương trình, Lễ công bố Ngày KH&CN Việt Nam tại Hà Nội nhằm tuyên truyền rộng rãi các thành tựu KH&CN, tôn vinh đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KH&CN và động viên thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh- sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Ngày KH&CN Việt Nam năm 2014 có chủ đề “KH&CN- động lực phát triển nhanh và bền vững”. Để ngày KH&CN Việt Nam được thực hiện thống nhất, mới đây, Bộ KH&CN đã ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức tới các Bộ, ban ngành và địa phương, các tổ chức khoa học để triển khai thực hiện.

    Các hoạt động thực hiện sẽ tập trung trong tuần lễ diễn ra Lễ công bố từ 14-19/5. Bên lề Lễ công bố có trưng bày, giới thiệu hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN; Chiến lược phát triển đến năm 2020; thành tựu nổi bật của Việt Nam 10 năm qua...

    Tuy nhiên hiện có một số địa phương đến “góp mặt” ngày này chỉ là các tiết mục cầu lông, bóng bàn mang tính chất hội thao.

    GS.TSKH Nguyễn Ngọc Kính, Phó Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho rằng thực sự không nên để những hoạt động này lấn át chủ đề chính.

    “Với ngày KH&CN thì chắc chắn phải có các kết quả nghiên cứu đưa đi triển lãm. Đây cũng là dịp để cộng đồng thấy được bức tranh tổng thể về khoa học công nghệ nước nhà như thế nào, rồi sự đầu tư của khoa học đã mang lại hiệu quả đến đâu. Nhìn chung các hoạt động phải hướng tới kết quả khoa học công nghệ tiêu biểu và bám sát chủ đề”, GS Kính nói.
  4. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.055
    Đã được thích:
    629
    Tướng đặc công VN kể những chuyện ít biết về giải phóng Trường Sa

    [​IMG]

    Chiến sĩ đoàn đặc công 126 giải phóng đảo Song Tử Tây - Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử quân sự

    Theo lời tướng Mai Năng, sau khi trinh sát đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, ông đã báo cáo là nếu ta đánh sở chỉ huy của địch thì có thể chiếm được đảo ngay...
    Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Hải quân nhân dân Việt Nam phối hợp cùng một bộ phận Quân khu V tiến hành giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đảo Song Tử Tây là đảo đầu tiên thuộc quần đảo Trường Sa được giải phóng. Tiếp theo đó một loạt đảo như Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca… thuộc quần đảo này đã được giải phóng.

    Nhớ về trận đánh hào hùng năm xưa, Thiếu tướng Mai Năng, anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên Tư lệnh binh chủng Đặc cônghuyền thoại, người trực tiếp chỉ huy trận đánh sân bay Cát Bi, chỉ huy bộ đội đặc công tham gia giải phóng Trường Sa năm 1975 kể: "Lúc đó Bộ Chỉ huy của ta đưa ra ba phương án: Phương án 1 là đánh các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ; phương án hai là đánh các đảo do các lực lượng khác chiếm giữ trong đó có đảo Ba Bình (do Đài Loan chiếm giữ); phương án ba là đánh các đảo do Philippines chiếm giữ.

    Sau khi đánh xong các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ, phía chỉ huy của ta đình lại phương án hai và phương án ba, không đánh Ba Bình cũng như các đảo do Philippines chiếm giữ nữa”.

    Nói về đảo Ba Bình, Thiếu tướng Mai Năng nhớ lại: “Đây đảo lớn, tôi đã cùng tổ của mình bí mật bơi vào trinh sát. Trên đảo đó có cả sân bay. Tôi đã báo cáo lại là nếu ta đánh sở chỉ huy của địch thì có thể chiếm được đảo ngay nhưng quan trọng sau đó là phòng thủ như thế nào”.
    Tướng Năng chia sẻ thêm: “Thời điểm năm 1975, tôi nhận nhiệm vụ vào Đà Nẵng chỉ huy đơn vị hợp thành giữa Trung đoàn đặc công hải quân và đặc công quân khu V. Đánh Trường Sa, kế hoạch này không phải chúng tôi được biết từ trước. Vào tháng 3 chúng tôi mới nhận nhiệm vụ với danh nghĩa là tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh chứ không phải danh nghĩa là đánh Trường Sa. Theo chỉ thị là phải nhanh chóng đánh chiếm các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ thuộc quần đảo Trường Sa, không để cho kẻ nào chiếm các đảo đó. Đi suốt từ Đà Nẵng ra Song Tử Tây là 480 hải lý, mỗi hải lý là 1.850m”.

    Tướng Mai Năng nhận định: "Tại thời điểm đó, có ba cái khó với lực lượng đặc công: Thứ nhất, đặc công mà chưa thấy, chưa đến, chưa sờ thì xem như chưa có chuẩn bị chu đáo. Thứ hai, đặc công chưa biết địch biết ta ra sao. Thứ ba, đặc công chưa qua thực tế tác chiến các căn cứ, cứ điểm vì đặc công nước chuyên đánh tầu, đánh theo phương án này là mới nên đó là cái khó. Nói một cách khái quát là bí mật, bất ngờ chưa có. Nếu đánh đặc công là: bí mật, bất ngờ, luồn sâu, ép sát, đánh hiểm, đánh lớn. Thế thì ở đây hoàn toàn chưa có yếu tố nào. Nhưng quyết tâm là phải đánh."

    Ngày 14/4/1975 quân ta đánh Song Tử Tây. Lênh đênh trên sóng 3 ngày thì tàu của ta áp sát đảo. Sau 30 phút từ hiệu lệnh của khẩu súng DKZ phát ra, đảo Song Tử Tây được giải phóng.

    Tướng Mai Năng khẳng định: "Song Tử Tây là đảo kiên cố nhất của quân VNCH ngày ấy, nhưng chúng ta cũng giải phóng nhanh chóng. Rút kinh nghiệm triển khai đánh vào các đảo khác như Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn… quân địch hốt hoảng nên ra lệnh rút. Khi đó ta phải nhanh chóng ra lệnh đánh chiếm các đảo còn lại để tình hình không phức tạp thêm”.

    Cũng theo lời Tướng Mai Năng, khi tiến quân giải phóng Trường Sa, chúng ta chỉ có vũ khí thô sơ: Súng chỉ có tiểu liên, súng hỏa lực dùng chủ yếu B41 vì tiện nhất, bắn chính xác nhất; cũng có trang bị cối, DKZ nhưng đó chỉ là dùng cho phòng thủ chứ không phải dùng cho tấn công.

    Trang phục chủ yếu quần áo lót để tiện cho bơi. Phao bảo hiểm luôn ở trong người nhưng khi nào cần mới bật lên.

    Hải quân đưa vào chiến trường miền Nam trên 5.000 quân được huấn luyện ngoài Bắc chi viện chiến trường sông biển miền Nam. Đây cũng là thành công của Bộ tư lệnh đặc công đã suy nghĩ, nghiên cứu và xây dựng lực lượng đặc công của Hải quân.
  5. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.055
    Đã được thích:
    629
    Đất Thái Bình sưa nay nhân tài nhiều nhưng sao có những con người yếu năng lực và thiếu trách nhiệm khi ngồi vào ghế LĐ...thật tiếc
    Nhớ hồi yết kiêu 1 ra đời có sự đồng thuận nhất định của LĐ cũng như QĐ chứ không như bây giờ ... sự cởi mở của người MN có khác tư duy người MB chăn

    Tàu ngầm Trường Sa không được thử nghiệm chỉ vì..."cái ghế"?

    [​IMG]
    Ông Phan Bội Trân, hậu duệ của nhà cách mạng Phan Bội Châu, người chế tạo tàu ngầm Yết Kiêu có lý giải về việc tàu ngầm Trường Sa phải ra tỉnh khác thử nghiệm.
    Tất cả cũng vì... cái ghế!


    Ngày 25/4/2014, ông Nguyễn Quốc Hòa nhận được một văn bản thông báo kết luận về việc xin phép thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa từ phía UBND tỉnh Thái Bình. Theo đó, tàu Trường Sa 1 sẽ không được phép thử nghiệm theo như kế hoạch đặt ra tại phao số 0 cảng Diêm Điền vào chiều ngày 29/4/2014 và phải trông chờ vào một số cơ quan khác để tiếp tục lên kế hoạch.

    Cũng theo kết luận này, việc thử nghiệm này bị đẩy từ trách nhiệm của các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình sang trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và Hải quân vùng I.

    Trao đổi với ông Phan Bội Trân, hậu duệ của nhà cách mạng Phan Bội Châu, và cũng là người chế tạo chiếc tàu ngầm mini đầu tiên tại Việt Nam mang tên Yết Kiêu tồi ngày 28/4/2014, ông Trân đã bày tỏ những suy nghĩ của mình về quyết định này của UBND tỉnh Thái Bình.

    [​IMG]
    Ông Phan Bội Trân (áo trắng)
    “Việc này là hết sức dễ hiểu, việc thử nghiệm là nguy hiểm, mà ta đã biết những vị quan chức này rồi, mấy ông chỉ lo cái ghế của ông thôi, còn chuyện cái tàu ngầm không dính dáng gì đến ông. Nếu cho phép thử nghiệm mà xảy ra sự cố gì, và đặc biệt với cái tàu ngầm thì sự cố rất dễ xảy ra, thành ra mấy ông sợ lắm.

    Nếu thành công các ông chẳng được lợi ích gì, mà không thành công, rồi có sự cố thì cái ghế các ông đang ngồi cũng bị ảnh hưởng. Tôi nghĩ kết quả gồm hoan nghênh và đùn đẩy trách nhiệm như vậy là... hợp lý!” – Ông Phan Bội Trân nhận định.

    “Đặt trường hợp ông Hòa liều lĩnh ra biển thử nghiệm mà không qua xin phép, tức là đã có một con tàu không số hiệu, không đăng ký tham gia giao thông đường thủy. Nếu thử trên sông thì CSGT đường thủy sẽ bắt, nếu thử trên biển thì Cảnh sát biển sẽ bắt. Bởi không bắt ông này, tức là họ làm trái quy định pháp luật, mà trái như vậy biết đâu sẽ là cái cớ để sau này nội bộ lôi ra mà đấu đá. Tựu chung cũng là vì cái ghế. Vì thế ông Hòa lúc này chỉ đành ngậm ngùi làm theo hướng dẫn của tỉnh mà thôi.”

    Ông Trân cho biết thêm: “Theo quan điểm của tôi, đến thời điểm này, tôi khẳng định con tàu của ông Hòa hoàn toàn có đủ khả năng di chuyển trên mặt nước hoặc dưới mặt nước. Chỉ có điều ông Hòa nên làm từng bước và đừng mạo hiểm lặn ở độ sâu ngoài tính toán của bản thân.”

    Khi được hỏi về hiện trạng của chiếc tàu ngầm Yết Kiêu sau khi thử nghiệm thành công từ cuối năm 2010, ông Phan Bội Trân cho biết từ con tàu phiên bản 1 người lái, hiện tại ông đã phát triển thành phiên bản 2 người lái với cửa ra vào trên nóc tàu, thay vì phải chui từ bụng tàu lên như trước.

    Không gian trong tàu cũng rộng hơn, cửa sổ lớn hơn, ắc quy nguyên liệu và oxy dự trữ cũng được kéo dài thời gian hoạt động.

    “Đây là phiên bản dân sự của tàu ngầm mini Yết Kiêu, hiện tại đã có một nhà kinh doanh người Pháp đặt chúng tôi sản xuất để xuất sang Malaysia, Campuchia, Thái Lan để phục vụ du lịch.

    Hãy để những người như ông Hòa nghiên cứu, sáng tạo. Mọi người nên nhớ rằng đây chỉ là phiên bản thử nghiệm, khi thành công rồi nó sẽ có rất nhiều ứng dụng ở các phiên bản tiếp theo. Còn nếu thất bại, dù gì cũng chỉ là mất tiền thôi mà.” – Ông Trân cho biết.

    Mách nước tàu Trường Sa thử nghiệm

    Từ kinh nghiệm của ông Phan Bội Trân, tàu ngầm Yết Kiêu được thử nghiệm hanh thông như vậy vì ngay từ đầu ông đã cậy nhờ những cán bộ trong Học viện Hải quân TP.HCM cho thử trong bể thử nghiệm của họ.

    Trong bể này, ông Trân được 20 chiến sĩ hải quân bơi xung quanh sẵn sàng giải cứu khi gặp sự cố. Trên bờ có một cần trục chờ sẵn để vớt con tàu lên khỏi bể nhanh nhất, và luôn túc trực một bác sĩ cấp cứu. Học viện Hải quân đã chuẩn bị cho ông Trân những điều kiện thử nghiệm tốt nhất.

    “Theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình cũng đã mở ra cho ông Hòa một cơ hội, nếu được Hải quân vùng I giúp đỡ, việc thử nghiệm sẽ dễ dàng và an toàn hơn. Hải quân sẽ cử 4 tàu đi theo đội hình chữ nhật, cắm cờ thử nghiệm hoặc tập trận, các tàu thuyền đi qua sẽ tránh xa. Đồng thời chờ sẵn cạnh đó một tàu có cần cẩu lớn để sẵn sàng trục vớt tàu ngầm Trường Sa. Tôi nghĩ như vậy là an toàn nhất.” – Ông Phan Bội Trân nhận định.
  6. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.055
    Đã được thích:
    629
    Những người lính đặc công dẫn xe tăng vào Dinh Độc Lập trưa 30/4
    [​IMG]

    Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lính đặc công được giao nhiệm vụ chiếm cầu và giữ thông cầu cho đại quân tiến vào Sài Gòn.
    Họ vốn chỉ quen đánh và rút lui ngay, nay lại phải bám trụ để giữ để giữ mục tiêu.

    Đặc công quây kín Sài Gòn

    Lúc bấy giờ, Sài Gòn - Gia Định là một chiến trường chủ yếu của lực lượng đặc công, được tập trung ưu tiên lực lượng: Trong nội đô Sài Gòn có Lữ đoàn đặc công biệt động 316, với biên chế 4 tiểu đoàn vùng ven (80, 81, 82, 83) và 13 cụm biệt động nội thành (từ Z20 đến Z32). Lữ đoàn trưởng là Nguyễn Thanh Tùng (tức Mười Cơ), chính ủy lữ đoàn Nguyễn Thúc Tịnh (tức Mười Khánh).

    Xung quanh thành phố, có Sư đoàn đặc công 2, biên chế đến 7 trung đoàn (10, 113, 115, 116, 117, 119 và 429), làm nhiệm vụ chiến đấu trên các hướng chiến lược quanh Sài Gòn. Sư đoàn trưởng là Nguyễn Văn Mây, chính ủy sư đoàn Lê Bá Ước. Khi quân chủ lực tiến vào, còn có thêm Trung đoàn đặc công 198 đứng trong đội hình Quân đoàn 3.

    Từ ngày 8/4/1975, để chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng đặc công được chia làm ba hướng, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Miền:

    - Hướng đông (gồm cánh đông và đông nam) có Trung đoàn 113, Trung đoàn 116, Trung đoàn 10 (Sư đoàn 2); Tiểu đoàn 80 và các Z22, Z23, Z24 (Lữ đoàn 316); Tiểu đoàn 4 Thủ Đức. Đồng chí Tống Viết Dương được cử làm tư lệnh, đồng chí Lê Bá Ước được cử làm chính ủy.

    - Hướng bắc (gồm cánh bắc và tây bắc) có Trung đoàn 115 (Sư đoàn 2), các tiểu đoàn 81, 83, các Z20, Z28, Z31, Z32 (Lữ đoàn 316), Trung đoàn 198 (Quân đoàn 3). Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng được cử làm tư lệnh, đồng chí Tư Được được cử làm chính ủy.

    - Hướng tây (gồm cánh tây và tây nam) có Trung đoàn 117, Trung đoàn 429 (sư đoàn 2); các tiểu đoàn 82, Z25, Z26, Z30 (Lữ đoàn 316). Đồng chí Nguyễn Văn Mây được cử làm tư lệnh, đồng chí Bảy Dũng được cử làm chính ủy.

    Đến ngày 24/4/1975, lực lượng đặc công trên các hướng lại được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh các Quân đoàn.

    Những cây cầu máu lửa
    Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng đặc công được giao hai nhiệm vụ quan trọng:

    Một là tổ chức đánh chiếm và chốt giữ 14 chiếc cầu cùng một số căn cứ địch án ngữ đường vào Sài Gòn - Vũng Tàu, tạo thuận lợi cho các binh chủng hợp thành thần tốc tiến vào Sài Gòn.

    Hai là bắn phá sân bay Tân Sơn Nhất, “vít chặt” sông Lòng Tàu, đánh chiếm một số mục tiêu quan trọng bên trong, kết hợp với chủ lực tiến công từ ngoài vào hỗ trợ quần chúng nổi dậy ở một số khu vực nội đô Sài Gòn.

    Ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.

    Trên hướng Đông và Đông Nam, bộ đội chủ lực Quân đoàn 2 đã đánh chiếm Bà Rịa và phát triển xuống Vũng Tàu. Đêm 28/4/1975, cụm biệt động Z24 ở Vũng Tàu tổ chức đánh chiếm cầu Rạch Bà, ấp Long Xuyên và giữ cầu cho bộ đội vượt sông. Tình hình phát triển thuận lợi, cụm biệt động Z19 cướp tàu của địch tiến vào cảng Rạch Dừa … Hai cụm biệt động Z24 và Z29 phối hợp cùng Sư đoàn 3 và thị đội Vũng Tàu đánh chiếm khu radar Núi Lớn, phát động quần chúng nổi dậy giải phóng toàn bộ Vũng Tàu.

    Trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà, Trung đoàn đặc công 116 đánh chiếm cầu Biên Hoà (ngày 27 và 28/4/1975), phân chi khu Bến Gỗ, sau đó đánh địch phản kích làm chủ hoàn toàn cả hai đầu cầu và một đoạn đường. Cùng thời điểm đó, Tiểu đoàn 81, Z22, Z23 và Tiểu đoàn 4 Thủ Đức đánh chiếm cầu Rạch Chiếc và cầu Tân Cảng. Các ngày 27 và ngày 28, Đoàn 10 Rừng Sác đánh đồn bảo an Phước Khánh, bắn ĐKB vào cảng Nhà Bè; ngày 30 chiếm cảng Nhà Bè, thu 126 tàu các loại.

    Trên hướng Bắc và Đông Bắc, khi bộ đội Quân đoàn 4 đánh chiếm chi khu quân sự Trảng Bom, tiến về Biên Hoà, thì đêm 27/4/1975, Trung đoàn đặc công 113 tổ chức đánh chiếm cầu Ghềnh, cầu Hoà An, căn cứ thiết giáp Hốc Bà Thức. Kẻ địch lập tức phản kích tái chiếm cầu Ghềnh. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt trong suốt hai ngày 28 và 29/4/1975, Cầu Ghềnh vẫn được giữ vững, tạo điều kiện cho Quân đoàn 4 thần tốc đánh chiếm Biên Hoà, phát triển vào Sài Gòn.

    [​IMG]
    Đánh phá sân bay Tân Sơn Nhất

    Trên hướng Tây Bắc, khi Quân đoàn 1 tiến công bao vây địch ở Phú Lợi, buộc địch ở Thủ Dầu Một, Lái Thiêu phải đầu hàng; Quân đoàn 3 đánh chiếm Trảng Bàng, tiến vào Bà Quẹo, Ngã tư Bảy Hiền thì ngày 24/4/1975, Trung đoàn 115 đánh chiếm các cầu Bình Phước, Tân An, Rạch Cát, Chợ Mới, cầu Sắt; sau đó đánh lui nhiều đợt phản kích của địch trong ngày 29/4/1975, chốt giữ cầu cho đến khi chủ lực ta tiến qua. Một bộ phận của Trung đoàn 115 đánh chiếm đài phát thanh Quán Tre, đánh Trung tâm huấn luyện Quang Trung.

    Cũng trong ngày 29/4, Trung đoàn 198 đánh chiếm cầu Bông, cầu Sáng, Thành Công Binh. Đến 11 giờ 30 phút ngày 29/4/1975, Trung đoàn 24 của Sư đoàn 10, Tiểu đoàn xe tăng 1 (Quân đoàn 3) đã qua cầu Bông vào Sài Gòn đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, Trung đoàn 28 của Sư đoàn 10, Trung đoàn pháo binh 4 và Tiểu đoàn xe tăng 2 (Quân đoàn 3) qua cầu Sáng tiến vào Sài Gòn đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy.

    Ngày 29/4, Trung đoàn 117 bắn 400 viên ĐKB vào sân bay Tân Sơn Nhất từ 0 giờ đến 5 giờ sáng và phối hợp với Tiểu đoàn 4 Gia Định chiếm giữ cửa phía bắc sân bay.

    Sáng ngày 30/4/1975, lực lượng biệt động nội tuyến gồm 14 chiến sĩ do đồng chí Bảy Vĩnh chỉ huy đột nhập vào Bộ Tổng tham mưu ngụy, đánh chiếm trung tâm điện toán, bắt sống đại tá Chu Văn Hồ và đồng bọn; đồng thời phối hợp với Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3), Sư đoàn 320B (Quân đoàn 1) đánh chiếm toàn bộ Bộ Tổng tham mưu ngụy và cắm cờ giải phóng trên "tổng hành dinh" của chúng.

    Trên hướng Tây và Tây Nam, khi Đoàn 232 đánh chiếm Hậu Nghĩa, phát triển vào Ngã năm Vĩnh Lộc, biệt khu Thủ đô, Tân An, Thủ Thừa, chia cắt lộ 4 giữa Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long thì ngày 29, Trung đoàn 429 đánh chiếm khu Trung tâm radar Phú Lâm, vây ép, buộc liên đoàn biệt động quân số 7 phải đầu hàng. Một bộ phận của Trung đoàn 429 đánh chiếm đồn Ký Thúc ôn, cầu Nhị Thiên Đường. Ngày 29/4/1975, Tiểu đoàn 80 và một bộ phận của Z22 đánh chiếm trụ sở An Phú Đông, loại khỏi vòng chiến đấu 1 đại đội biệt động quân và nhiều tên cảnh sát dân vệ, bảo vệ sở chỉ huy cánh tây nam của ta.

    Trong lúc quân địch hoang mang, dao động cực độ, sáng 30/4/1975, các đơn vị đặc công và biệt động đánh chiếm nhiều mục tiêu ở ven đô và nội thành. Tiểu đoàn 197 đánh chiếm nhà thượng nghị viện và hạ nghị viện cùng một số mục tiêu và truy quét tàn quân địch ở Quận 1, Quận 2. Tổ biệt động nữ do đồng chí Sáu Thu chỉ huy đánh chiếm Phú Trung, Phú Thọ Hoà, kêu gọi cảnh sát ngụy đầu hàng, giải tán các tổ chức phòng vệ dân sự và phát động nhân dân Quận 10 nổi dậy giành chính quyền.

    Dấu ấn đặc trưng của đặc công trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đó là những trận đánh chiếm cầu và giữ thông cầu cho lực lượng binh chủng hợp thành (tăng thiết giáp, bộ binh, pháo binh, phòng không …) vượt qua, thần tốc tiến vào Sài Gòn. Việc đánh chiếm cầu một cách bất ngờ không mấy khó khăn với các chiến sĩ đặc công. Nhưng sau đó, kẻ địch sẽ sử dụng lực lượng lớn phản kích rất mạnh. Các chiến sĩ đặc công vốn chỉ quen đánh bất ngờ và rút lui nhanh chóng, nay lại phải bám trụ để giữ vững mục tiêu. Rất nhiều chiến sĩ đặc công đã ngã xuống để giữ thông đường cho bộ đội chủ lực vượt qua.

    Ở cầu Ghềnh, sau hai ngày chiến đấu giữ cầu, đã có đến 50/52 người lính của Đại đội 1, Trung đoàn 113 anh dũng hi sinh. Tiểu đoàn 81 và các cụm biệt động Z21 và Z23 (Lữ đoàn 316) chỉ với 100 người phải chiến đấu với hơn 2.000 quân địch có xe tăng, máy bay và giang thuyền trên sông yểm hộ để giữ cầu Rạch Chiếc. Qua hai ngày đêm chiến đấu, đã có 52 người hi sinh. Sau khi bị địch đánh bật ra, sáng 30/4/1975, đặc công lại tiếp tục phản công tái chiếm cầu, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực vượt qua.

    Hộ tống xe tăng tiến vào Dinh Độc lập

    [​IMG]
    Đại đội trưởng Đặc công Phạm Duy Đô (người cầm cờ)

    Trên hướng xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, 250 chiến sĩ đặc công bộ, đặc công nước Trung đoàn 116 đã đánh chiếm và giữ cầu Đồng Nai trong suốt 3 ngày 27, 28 và 29/4/1975. Trung đoàn trưởng Võ Tấn Sĩ đã phải trực tiếp dẫn một tiểu đoàn đặc công vào đánh Tổng kho Long Bình, lấy vũ khí bổ sung cho các chiến sĩ đánh địch giữ cầu.

    Đêm ngày 29/4/1975, xe tăng của Lữ đoàn 203 (Quân đoàn 2) đã đến cầu Đồng Nai. Bộ binh không theo kịp tốc độ hành tiến của xe tăng. Trung đoàn 116 để lại một tiểu đoàn đặc công nước giữ cầu, còn lại tổ chức lực lượng đi cùng xe tăng tiến vào giải phóng Sài Gòn.

    11 giờ 30 phút, đoàn xe tăng của Lữ đoàn 203 có đặc công dẫn đường hùng dũng tiến vào dinh Độc Lập. Các chiến sĩ đặc công cùng đơn vị bạn bao vây toàn bộ khu nhà. Trung úy xe tăng Bùi Quang Thận và đại đội trưởng đặc công Phạm Duy Đô (Đại đội 1, Tiểu đoàn 19, Trung đoàn 116) xông thẳng lên tầng thượng dinh Độc Lập hạ cờ chính quyền Sài Gòn, kéo cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên đỉnh cột cờ lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngay sau đó, đại đội trưởng Phạm Duy Đô và chiến sĩ đặc công Phạm Huy Nghệ đã phát hiện toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn trong phòng họp. Tướng Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

    [​IMG]
    Được đặc công dẫn đường và hộ tống, xe tăng Lữ đoàn 203 thần tốc tiến vào Dinh Độc lập lúc 11h30 trưa 30-4-1975

    Một trang sử mới của dân tộc Việt Nam đã được mở ra sau ngày 30/4/1975. Trong chiến thắng tuyệt đẹp của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có sự đóng góp không nhỏ của các chiến sĩ đặc công anh hùng.
  7. truongcan

    truongcan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2014
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    13
    Doanh nhân Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu gợi ý đưa tàu ngầm Trường Sa ra thử nghiệm trong cảng du thuyền tại Khu du lịch Tuần Châu.
    Ngày 30/4, ông Nguyễn Quốc Hòa, người chế tạo tàu ngầm Trường Sa cho biết, sau khi bị cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình từ chối không cho phép ra vùng biển quê nhà thử nghiệm, ông và các cộng sự đang tính phương án đưa tàu ra vùng biển đảo Tuần Châu.

    “Sau khi cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình từ chối cấp phép ra vùng biển địa phương thử nghiệm, tôi đã tiếp tục gửi đơn xin phép lên Bộ Quốc phòng. Gần đây, tôi nhận được lời mời của anh Tuyển. Tôi đang xem xét đưa tàu ra Tuần Châu thử nghiệm”, ông Hòa tiết lộ.

    Trước đó, cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình đã họp bàn và quyết định từ chối việc cho phép tàu ngầm ra biển cách cảng Diêm Điền khoảng 12 km để thử nghiệm. Theo lãnh đạo tỉnh này, lý do khiến tàu ngầm Trường Sa bị từ chối cấp phép là phương tiện cứu hộ địa phương chưa đáp ứng được. Hiện tại, mọi công đoạn chuẩn bị để tàu ngầm Trường Sa ra biển đã hoàn tất.

    Trao đổi trên Zing, bà Cao Thị Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, cho biết: “Chiều 22/4, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức cuộc họp để nghe các sở, ngành báo cáo về vấn đề này. Theo đó, mặc dù đã có văn bản báo cáo, nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được chỉ đạo từ phía Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh quân khu".

    Theo bà Hải, quan điểm của các cơ quan ở tỉnh Thái Bình là ủng hộ chương trình thử nghiệm của tàu ngầm Trường Sa. Tuy nhiên, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh lo sợ rằng, nếu thử nghiệm ở Thái Bình, tất cả các phương tiện, tàu cứu hộ của họ không thể đảm bảo an toàn tính mạng cho người tham gia.

    Mới đây, trả lời báo chí, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam cho biết, rất ủng hộ doanh nhân Hòa nghiên cứu chế tạo tàu ngầm Trường Sa 01.

    Cụ thể, Bộ Quốc Phòng đã cử 2 đoàn công tác của Quân chủng về Thái Bình để đóng góp ý kiến cho ông Hòa trong quá trình đóng và thử nghiệm tàu ngầm. Theo ông Hiến, Trường Sa 01 không phải là một con tàu quân sự nên việc thử nghiệm nó nên giao cho một cơ quan dân sự, có thể là Bộ Khoa học và Công nghệ.
    Trao đổi với Đất Việt khi biết chuyện của Tàu ngầm Trường Sa, ông Phan Bội Trân, hậu duệ của nhà cách mạng Phan Bội Châu, người chế tạo tàu ngầm Yết Kiêu mách nước từ chính kinh nghiệm của ông trước đây từng thử nghiệm tàu ngầm Yết Kiêu.

    Theo đó ông đã nhờ những cán bộ trong Học viện Hải quân TP.HCM cho thử trong bể thử nghiệm của họ.

    Trong bể này, ông Trân được 20 chiến sĩ hải quân bơi xung quanh sẵn sàng giải cứu khi gặp sự cố. Trên bờ có một cần trục chờ sẵn để vớt con tàu lên khỏi bể nhanh nhất, và luôn túc trực một bác sĩ cấp cứu. Học viện Hải quân đã chuẩn bị cho ông Trân những điều kiện thử nghiệm tốt nhất.

    “Theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình cũng đã mở ra cho ông Hòa một cơ hội, nếu được Hải quân vùng I giúp đỡ, việc thử nghiệm sẽ dễ dàng và an toàn hơn. Hải quân sẽ cử 4 tàu đi theo đội hình chữ nhật, cắm cờ thử nghiệm hoặc tập trận, các tàu thuyền đi qua sẽ tránh xa. Đồng thời chờ sẵn cạnh đó một tàu có cần cẩu lớn để sẵn sàng trục vớt tàu ngầm Trường Sa. Tôi nghĩ như vậy là an toàn nhất.”, ông Phan Bội Trân nhận định.
    http://soha.vn/quan-su/tuan-chau-moi-tau-ngam-truong-sa-den-thu-nghiem-20140501083318244.htm
    yetkieu thích bài này.
  8. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.055
    Đã được thích:
    629
    Mình xin tác giả cho cất tạm bức ảnh này vào đây để bảo quản chứ xong vụ này mất hết "dấu vết"

    [​IMG]
  9. TOQUOCDANHDU

    TOQUOCDANHDU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2009
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    76
    Vi hiến cái con m ẹ gì? Đi xin phép nhằm cái bọn dở hơi cám lợn, mà thật ra nói ngược lại mới đúng: bọn dở hơi ngồi chổ cấp phép.
  10. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.055
    Đã được thích:
    629
    Vụ dàn khoan .... trách nhiệm đặt nặng lên vai các anh

    Đặc công Hải quân Việt Nam - Những siêu nhân ngoài đời thực

    [​IMG]
    Bộ đội đặc công Hải quân Việt Nam gồm những chiến sĩ được tuyển lựa nghiêm ngặt nhất, huấn luyện với những khoa mục khắt khe nhất.
    Ngàn người chọn một

    Với đặc thù của đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, đòi hỏi quân nhân phải có sức khỏe tốt nên chiến sĩ trong các đơn vị đặc công nước không được tuyển trực tiếp từ địa phương mà phải tuyển chọn từ những tân binh ưu tú nhất của các đơn vị quân đội. Sau mỗi mùa tuyển quân, kết thúc quá trình huấn luyện tân binh, các cán bộ Đoàn đặc công lại đến các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân để tuyển người vào đặc công nước.

    [​IMG]
    Luyện tập tiếp cận mục tiêu từ dưới nước

    Ngoài những tiêu chí như sức khỏe tốt, ứng viên phải trải qua các bước kiểm tra đặc biệt, trong đó có việc ngồi lên chiếc ghế “xoay tít mù” trong vòng 3 phút. Khi ghế dừng lại, ứng viên phải đi qua một đoạn đường kẻ vạch rộng 80cm, dài 2m mà không được dẫm lên vạch, đến chiếc bảng rồi viết rõ ràng một chữ nào đó theo yêu cầu. Rất nhiều người không vượt qua được bài kiểm tra mở màn này. Yêu cầu khắt khe nên từ vài nghìn chiến sĩ ở các đơn vị thường cũng chỉ chọn được khoảng 50 tân binh cho huấn luyện đặc công nước.

    Từ số này, đơn vị lại tiếp tục chọn vài người xuất sắc nhất để đưa vào đội người nhái sau khi họ vượt qua được bài kiểm tra “ép nhái” trong một chiếc máy hình ô-van khổng lồ diện tích khoảng 10m2. Sau khi đưa khoảng 5-6 người vào trong chiếc máy đó, giám khảo sẽ vận hành, tăng giảm áp suất trong máy. Áp lực tạo nên khí nén cực lớn sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể chiến sĩ.

    Sở dĩ phải thực hiện bài luyện tập “ép nhái” vì khi người nhái lặn xuống nước ở độ sâu vài chục mét, họ phải chịu áp lực cực lớn tác động lên toàn cơ thể. Nếu người chiến sĩ không có sức khỏe tốt và khả năng chịu được áp lực khi lặn xuống độ sâu đó có thể xảy ra tai nạn chết người. Sau quá trình “ép nhái”, những người có sức khỏe tốt nhất được tuyển vào đơn vị người nhái, những người khác được biên chế vào đơn vị đặc công nước và đội đặc nhiệm chống khủng bố.

    Huấn luyện khắt khe

    Đặc công nước có thể bơi liên tục hàng chục km, ngâm mình trên mặt nước cả ngày. Đặc công người nhái, "xuất quỷ nhập thần", lặn sâu vài chục mét, bất ngờ tấn công các mục tiêu khó nhất. Đó là những nét phác thảo sơ bộ về những người lính đặc công Hải quân.

    Một trong những khoa mục huấn luyện rất bình thường của các chiến sĩ đặc công nước nhưng cũng có thể gây ngưỡng mộ lớn đối với nhiều người ngoại đạo là giữa tiết trời lạnh 120C, các chiến sĩ chỉ mặc trên mình chiếc quần đùi, trầm mình xuống nước bơi một mạch 10 km ra phía cửa biển hay vùi mình trong cát hàng giờ liền giữa trời nắng 400C.

    [​IMG]
    Luyện tập đột kích lên đảo

    Huấn luyện đặc công hải quân còn bao gồm rèn thể lực để có thể mang vác vũ khí, khí tài nặng di chuyển bí mật. Rèn luyện võ thuật là điều không thể thiếu đối với người lính đặc công. Kỹ thuật hoá trang yêu cầu người lính có thể ém quân, nằm giấu mình trên cát, dưới bờ sông, kênh rạch cả ngày, ngay trước mặt nhiều người mà không bị phát hiện. Đó còn là các chiến thuật đột nhập, vượt qua các chốt canh phòng của đối phương hay vượt các chướng ngại vật như dây thép gai, bãi mìn, dây điện...

    Khoa mục khắc nghiệt nhất trong chương trình huấn luyện đặc công Hải quân là “thả trôi”. “Huấn luyện thả trôi là bài tập bắt buộc nhằm luyện cho bộ đội đặc công khả năng chịu đựng, có thể sống sót trên biển trong những tình huống đặc biệt”. Khi huấn luyện thả trôi, các chiến sĩ phải mang theo những vũ khí, trang bị cần thiết như khi chiến đấu gồm dao đa dụng, súng, khối nổ, thức ăn, nước uống rồi dầm mình dưới biển để cho trôi dạt. Yêu cầu bắt buộc là mỗi chiến sĩ phải thả trôi 25 giờ liên tục, nhưng có nhiều người vượt chỉ tiêu, thả trôi được tới 38 giờ. Vì phải ngâm mình trong nước liên tục nên thức ăn của lính đặc công Hải quân cũng rất đặc biệt (gồm những tuýp nhỏ bằng hộp kem đánh răng, có đủ các vị như thịt bò, thịt lợn, gà, bảo đảm mỗi tuýp cung cấp 2.500 calo).

    Đối với đơn vị người nhái, ngoài các bài tập như các chiến sĩ ở Đội đặc công nước, họ được huấn luyện thành thục kỹ thuật lặn sâu, ngụy trang dưới nước, tránh các thiết bị dò tìm người nhái… Người nhái ngày nay được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại hơn những người nhái ngày xưa. Khi lặn cũng không hề sủi tăm, không cần chân vịt…

    [​IMG]
    Chiến sĩ đặc công người nhái

    Trong chương trình huấn luyện còn có khoa mục đối kháng. Giữa 2 đơn vị quy ước với nhau, một bên “đánh” còn một bên “giữ” vị trí. Bên “đánh” là đặc công hải quân báo trước cho bên “giữ” nội dung: “Trong khoảng thời gian từ 16 - 22h, ngày X sẽ “đánh” mục tiêu là cầu tàu A”. Lập tức bên “giữ” tổ chức lực lượng, bố phòng chặt chẽ bằng cách rải lưới khắp cầu tàu, cho canô chạy liên tục, cứ 3m lại có một người canh gác cầu tàu. Tuy nhiên, chưa hết giờ quy định, bên “đánh” điện báo: Đã gắn “mìn” (được quy định là một miếng bìa màu, dán vào cầu tàu A).

    Chính nhờ được huấn luyện kỹ càng, khắt khe, đặc công nước có thể vượt qua được những hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt nhất để tấn công mục tiêu. Những người lính đặc công Hải quân hôm nay kế thừa truyền thống quý báu của cha anh, không ngừng huấn luyện, làm chủ phương tiện kỹ thuật, xứng đáng là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ của Hải quân nhân dân Việt Nam.
    hanhgl thích bài này.

Chia sẻ trang này