1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÀU NGẦM MINI... LỰC LƯỢNG "ĐẶC CÔNG" NGẦM CỦA VIỆT NAM TẠI SAO KHÔNG???

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi yetkieu, 11/02/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Troioilatroi

    Troioilatroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2014
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    2
    Một biến thể của tàu ngầm thôi
  2. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    630
    Báo Trung Quốc đưa sức mạnh quốc phòng Việt Nam lên mây

    Đặc công Việt Nam sánh ngang với SEAL của Mỹ

    Sau khi ca ngợi sức mạnh của dàn vũ khí hiện đại của Việt Nam, truyền thông Trung Quốc không quên dành những ‘mỹ từ’ để ca ngơi lực lượng đặc công người nhái Việt Nam.

    Theo Hoàn Cầu ngày 20/12, trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam có một lực lượng người nhái thực lực rất mạnh. Đặc biệt là phân đội người nhái tinh nhuệ của trung đoàn đột kích 126 Việt Nam, mỗi đội viên đều có thể mang nặng lặn sâu 50 m, lặng lẽ ở dưới nước tới 24 giờ, hoặc hoạt động bí mật ở khu vực bãi cát rộng mà không bị trinh sát.

    Là lực lượng tinh nhuệ của Quân đội Việt Nam, lực lượng đột kích lấy người nhái làm chính huấn luyện rất nghiêm ngặt. Khoa mục huấn luyện bắt đầu từ lặn sâu để lấy đồ vật.

    ‘Sư đoàn người nhái’ trong lực lượng đặc công nước Việt Nam có thể áp sát chiến hạm đối phương trong phạm vi 3m đến 4m sau đó đặt thủy lôi rồi sau đó kích nổ. Tác giả Uông Xuyên nhắc tới trận đánh ngày 1/5/1964, khi đó 6 người nhái Việt Nam dùng thủy lôi từ tính làm nổ tung khoang máy của tàu sân bay ‘Card’ của Hải quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

    20 phút sau, chiếc tàu tải trọng 15.000 tấn của hải quân Mỹ chìm nghỉm. Thống kê của Uông Xuyên cho rằng trong cả cuộc chiến, người nhái Việt Nam đã đánh chìm 1.000 tàu của hải quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.

    Theo Uông Xuyên, sư đoàn người nhái 126 được thành lập năm 1969, đây cũng là sư đoàn ra tiếp quản Trường Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sư đoàn này về sau được biết đến phổ biến với cái tên Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 126.

    Uông Xuyên nói Lữ đoàn 126 được đầu tư cực lớn về tiền tài, con người và các trang bị chiến đấu hiện đại. Tuy nhiên, do không có thông tin gì về lực lượng đặc công Việt Nam, bài báo trên Tân Hoa Xã tiếp tục đưa ra những lý giải khá mơ hồ.

    Lữ đoàn 126 được một số người cho là ‘con át chủ bài’ của Việt nam trong việc gìn giữ chủ quyền biển đảo và các vùng nước thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Một số thông tin nói lữ đoàn 126 có cơ sở huấn luyện ở giữa một ngon núi có sông lớn chảy qua.

    Trước đây, từng có báo cáo cho rằng Lữ đoàn 126 có hai trụ sở đặt tại Long An và Khánh Hòa, mỗi năm huấn luyện khoảng 30-50 người nhái đặc biệt tinh nhuệ.

    Sau khi đưa ra một vài số liệu mà Uông Xuyên nói là ‘tài liệu báo cáo’ và ‘tài liệu được Việt Nam’ công khai, tác giả tự kết luận rằng ở TP.HCM còn có các trung đoàn người nhái 11A, 11B với nhiệm vụ phản gián. Trang thiết bị, chiến thuật và kỹ năng của hai đội người nhái 11A, 11B được Uông Xuyên cho rằng ‘không kém gì đặc nhiệm Hải quân SEAL của Mỹ’.
    vinhnxvt thích bài này.
  3. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    SEAL mỹ chuyên đi ám sát với khủng bố chứ nhiệm vụ có giống Đặc công nước việt nam đâu, lính mỹ lên phim thì hay, chứ độ lì thì không bằng lính ta rồi, mà báo china dịch lung tung cả, M26 từ trước đến nay vẫn là đặc công nước mà có phải hải quân đánh bộ đâu
    vinhnxvt thích bài này.
  4. okngrdx

    okngrdx Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/11/2014
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    36
    nó cũng khá giống của mình đấy chứ không phải như e nghĩ đâu:-j
  5. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    SEAL là vắt tắt của những thứ gì mà bác bảo giống mình, đặc công nhà ta không có kiểu bắt cóc, ám sát đâm sau lưng như nó, mà báo china thì nó dịch lung tung nên cũng chẳng muốn nói thêm nữa
  6. 1962

    1962 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2015
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    120
    May ra SEAL giống một đoàn đặc công nào đấy của Tổng cục 2
    kuyomuko, yetkieu, tiemkich1 người khác thích bài này.
  7. shamanking_quang

    shamanking_quang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    1.591
    Đã được thích:
    360
    Ý bác là đoàn trinh sát đăc nhiệm K3, đoàn 74 và 94?
  8. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    630
    Cái tên đặc công hình như chỉ có nha ta sữ dụng .... Ngày xưa các Chú bộ đội giải phóng về mà nghe nói Chú ấy là lính đặc công là chúng Mình ngưỡng mộ vô cùng vì trong mắt bọn trẻ chúng Mình ngày ấy họ là nhũng anh hùng tài giỏi mọi mặt
    Tụi lính Mỹ seal là một đội quân tinh nhuệ nhất trong lực lượng quân đội của họ .... Và trong đội quân ấy có huấn luyện một lực lượng có nhiệm vụ tương tự như lính đặc công nước nhà mình.... Nên tụi khựa nó so sánh nhà Minh với một đội quân hàng đầu thế giới cũng là một niềm vui .... biết đâu Chúng đã nếm mùi lợi hại của các yêt kiêu nhà Mình rồi cũng nên
  9. Fallschirmjaeger

    Fallschirmjaeger Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    323
    đặc công mình tây nó gọi là lính sapper hoặc storm/assault pioneers . đại khái là lính công binh chuyên tấn công phá hoại = chất nổ
    còn về SEAL thì nó đảm nhiệm nhiều thứ lắm Sea Air Land mà trong đó cũng có nnững đội giống đặc công mình : chuyên đánh phá = chất nổ
    thời nay đặc công mình cũng đang dần chuyển sang công tác ~ như SEAL là đánh khủng bố , đổ bộ dù , giải cứu con tin , trinh sát v..v.v.
    yetkieu thích bài này.
  10. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    630
    Tàu lặn điều khiển từ xa ra sông Hương
    Bùi Ngọc Long
    6
    [​IMG]

    Một chiếc tàu lặn mô hình mang tên Hoàng Sa dài 2,7 m, cao 1 m, đường kính thân tàu 0,4 m, nặng 120 kg, vừa được ông Lê Ngà chế tạo thành công, có thể lặn sâu tới 10 m và không cần người lái.

    Là một công nhân kỹ thuật của Nhà máy bia thuộc Công ty TNHH bia Huế, đồng thời là thành viên của Câu lạc bộ Máy bay mô hình Huế, với niềm đam mê của mình, ông Lê Ngà (50 tuổi, trú phường Tây Lộc, thành phố Huế, Thừa Thiên-Huế) bỏ ra gần 2 năm ròng rã để nghiên cứu chế tạo một chiếc tàu lặn mô hình.

    Bắt đầu từ năm 2013, với những nguyên vật liệu tự có, tranh thủ những ngày nghỉ và thời gian ban đêm, ông Ngà mày mò tìm hiểu tài liệu về thiết kế tàu lặn, tự tìm kiếm vật liệu rồi gò hàn, lắp ráp…

    “Làm một mình tuy có vất vả nhưng bù lại là được thỏa mãn niềm đam mê khi bỏ công sức vào từng chi tiết, tự lắp ráp từng bộ phận cho đến hoàn thành cả con tàu, đó là niềm vui khi gặt hái kết quả thành công”, ông Ngà chia sẻ.

    Chiếc tàu lặn hoàn thành vào cuối năm 2014, có kích thước dài 2,7 m, cao 1 m, đường kính thân tàu 0,4 m, nặng 120 kg.

    Thân tàu được làm từ vỏ của bình gas công nghiệp dày 5 cm nên khi xuống độ sâu có thể chịu áp lực cao của nước. Phần máy và bộ điều khiển của tàu được lắp ráp từ loại máy điện và thiết bị của máy bay mô hình.

    Tàu hoạt động theo nguyên lý hút nước vào khoang chứa để lặn xuống và bơm nước ra để nổi lên. Phần đuôi gồm có hệ thống chân vịt với tốc độ quay 10.000 vòng/phút để tạo lực đẩy cho tàu.

    Hệ thống lái và cân bằng được chế tạo bằng 3 lá chắn tự động ở đuôi, cùng với tháp điều khiển. Trên tàu có hệ thống đèn pha cùng với camera gắn phía trước.

    Sau nhiều lần thử nghiệm và chỉnh sửa, cuối năm 2014, nhân đầy tháng của con trai mình, ông đã đưa tàu ra sông Hương để chạy trình diễn.

    Sau khi chiếc tàu nặng 120 kg được thả xuống nước, ông Ngà khởi động máy và tàu đã di chuyển trên sông Hương trong sự thán phục của mọi người.

    Trước đó, trong các lần thử nghiệm tại bể bơi ngoài trời, ông cũng đã cho tàu lặn sâu xuống khoảng 3 m, di chuyển rồi nổi lên rất nhẹ nhàng.

    Điểm độc đáo của tàu lặn Hoàng Sa so với các loại tàu lặn do một số cá nhân ở các địa phương khác chế tạo là vận hành bằng thiết bị điều khiển từ xa và không cần người lái.

    Ông Ngà cho biết: “Hiện tại bộ tín hiệu điều khiển có thể cho phép tàu lặn sâu được hơn 10 m, tuy nhiên ra sông Hương tôi chưa dám cho lặn sâu. Vì nếu gặp sự cố trục trặc gì, nó không nhận được tín hiệu điều khiển mà lặn mất thì cũng khó khăn trong việc dò tìm”.

    “Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện thêm và đang đặt mua bộ điều khiển đặc chủng dành cho tàu lặn để tàu hoạt động tốt hơn”.

    Ngoài ra, ông cũng đang dự kiến sẽ gắn thêm hệ thống định vị cũng như hệ thống phát tín hiệu cảnh báo khi tàu gặp sự cố để xử lý những tình huống đột xuất khi tàu hoạt động.

    Ông cho biết: “Khi tàu hoạt động tốt hơn sẽ cho phép lặn sâu ở những môi trường sông, hồ, ao, đầm để ghi hình, dò tìm các vật liệu…”

    “Sau khi hoàn thiện thêm, tôi sẽ mời một số nhà khoa học, các chuyên gia và ban ngành chức năng để tổ chức một buổi giới thiệu và trình diễn”, ông Ngà lạc quan.

    Ông cũng chia sẻ: “Là một người đam mê nên chắc chắn cũng sẽ còn nhiều thiếu sót, nhưng bằng nhiệt huyết của mình, tôi mong sẽ nhận được sự ủng hộ, góp ý của các nhà chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện. Hy vọng tàu Hoàng Sa sẽ có ích để phục vụ công việc nghiên cứu dưới nước với nhiều mục đích khác nhau sau này”.
    tiemkich thích bài này.

Chia sẻ trang này