1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÀU NGẦM MINI... LỰC LƯỢNG "ĐẶC CÔNG" NGẦM CỦA VIỆT NAM TẠI SAO KHÔNG???

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi yetkieu, 11/02/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Ơ, Nga ăn cắp ý tưởng tàu ngầm bê tông cốt thép của mình à?
  2. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.007
    Đã được thích:
    3.449
    suỵt, coi chừng cụ bị thủ tiêu đấy... :-p
    DuroDakovicM95Degman thích bài này.
  3. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    629
    Ông Phan Bội Trân: 6 tháng có thể làm được 1.000 chiếc tàu ngầm
    Ông Phan Bội Trân tiết lộ, để tấn công 1 chiếc tàu khu trục thì cần khoảng 50 chiếc tàu ngầm, trong đó có 48 chiếc “chia lửa”, còn 2 chiếc tiếp cận tàu đối phương...
    Trong phần trước của cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Phan Bội Trân tiết lộ rằng, với 2 tỷ đồng (khoảng 100.000 USD), ông có thể chế tạo một tổ hợp khí tài đánh chìm được một chiếc tàu khu trục có giá cả trăm triệu USD.

    Ông cũng nhận định rằng, khi hoàn thiện, hạm đội tàu ngầm do ông chế tạo sẽ ngang với Hạm đội 7 của Mỹ.

    Còn điều gì bí mật về sức mạnh của những chiếc tàu ngầm trong kế hoạch của ông Phan Bội Trân mà chúng ta chưa được biết? Mời quý độc giả theo dõi tiếp ở phần dưới đây.

    PV: Như ông nói, tốc độ là một ưu điểm của tàu ngầm do ông chế tạo. Vậy trong tương lai, ông có nghĩ đến biện pháp để tăng tốc độ cho chiếc tàu ngầm của mình không?

    Ông Phan Bội Trân: Tôi đã chạy thử chiếc tàu ngầm của tôi ở dạng mô hình với tốc độ 50 hải lý/giờ rồi.

    Tuy nhiên, khi nghiên cứu để cho tàu chạy nhanh thì tôi thấy có hiện tượng giảm áp. Một cánh quạt chạy trong nước sẽ quay, đẩy nước về mặt sau. Mặt sau của cánh quạt chịu áp suất của nước, phần trước của cánh quạt bị giảm áp suất.

    Phần tăng áp suất không có vấn đề gì nhưng ở phần giảm áp suất thì có vấn đề.

    Khi giảm áp suất đến một ngưỡng nào đó, nước sẽ bay hơi (dù nhiệt độ tại đó là nhiệt độ bình thường) từ mặt cánh quạt giống như hiện tượng đun sôi nước.

    Khí đó sẽ luồn ra mặt sau và như vậy, cánh quạt không tác động lực lên một vùng là nước nữa mà tác động lên một vùng có bọt khí.

    Áp suất ép lên vùng nước có bọt khí này sẽ dẫn đến hiện tượng nén bọt khí làm giảm thể tích. Quá trình như vậy không truyền lực để đẩy con tàu về phía trước.

    Chính vì vậy, khi tăng tốc độ đến một mức nào đó thì mình không thể tăng được nữa. Nếu tăng quá cái tốc độ tạm gọi là tốc độ tới hạn thì tàu sẽ không chạy nữa chứ không phải chạy nhanh hơn.

    Nhưng mục đích của mình là tăng sức đẩy để tàu ngầm chạy nhanh, lúc đó mình phải nghĩ ra cách khác. Tôi đã nghĩ ra nhưng đó là bí mật mà tôi không thể nói ra. Tôi đã thử nghiệm thành công.

    Về mặt lý thuyết, tôi đã thử nghiệm thì thấy tốc độ đạt được hơn 6 lần tốc độ ban đầu (hơn 50 hải lý/giờ). Tuy nhiên, tôi thấy với tàu của tôi, 50 hải lý/giờ là tốc độ tối ưu.

    Nếu tăng đến 70 hải lý/giờ thì mình không bắn được ngư lôi nữa vì tàu nhanh quá. Thông thường tốc độ của tàu đối phương khoảng 37 hải lý/giờ, nếu mình chạy 50 hải lý/giờ là mình đã có thể khóa đường rút chạy của chiếc tàu đó.

    PV: Đã có lần, chia sẻ với báo giới, ông cho hay: Khả năng hoạt động của chiếc tàu ngầm do ông chế tạo chỉ khoảng 30km. Dường như khả năng đó là quá nhỏ so với yêu cầu chiến đấu trong thực tiễn…

    Ông Phan Bội Trân: Nếu không có hệ thống modul thứ 3, mỗi chiếc tàu chỉ hoạt động xa khoảng 30km. Còn tầm xa phụ thuộc vào modul thứ 3.

    Với điều kiện kinh tế của Việt Nam thì có thể bỏ ra một số tiền để chế tạo hệ thống modul thứ 3 này, giúp tàu hoạt động được trong tầm 1.000km.

    Giá một chiếc tàu ngầm kích thước 6m và sản xuất hàng loạt chỉ khoảng 4.000 USD (tàu có 3 chỗ ngồi). Và kể cả khi đã trang bị thêm hệ thống modul thứ 3 để nó có thể hoạt động xa 1.000km thì giá thành cũng không đáng kể so với một chiếc tàu ngầm Kilo.

    Về độ sâu hoạt động, chiếc tàu có thể lặn sâu khoảng 70m bởi nếu lặn sâu hơn thì giá thành sẽ tăng.

    [​IMG]
    CHUẨN ĐÔ ĐỐC
    LÊ KẾ LÂM
    Tôi ghi nhận những gì anh Trân làm là một điều rất đáng khâm phục. Tôi biết tâm huyết của anh là muốn góp một cái gì đó cho đất nước, cho công nghệ của Việt Nam.
    PV: Khi chế tạo chiếc tàu ngầm nhỏ như vậy, hẳn là ông đã hình dung trong đầu cách đánh khi gặp tàu của đối phương, thưa ông?

    Ông Phan Bội Trân: Dĩ nhiên là như vậy. Khi gặp tàu của đối phương, tàu ngầm của tôi sẽ áp sát đến mục tiêu, đương đầu để đánh nhau và sử dụng chiến thuật bầy sói.

    Phương châm đánh là đánh phủ đầu, tức là đưa ra một lực lượng rất đông, ví dụ như 1.000 chiếc. Mà để chế tạo 1.000 chiếc thì nếu theo cách thông thường, về mặt kỹ thuật là rất khó.

    Nhưng trong ngành composite thì 1.000 chiếc, mình có thể làm được trong 6 tháng.

    Để tấn công 1 chiếc tàu khu trục, chiến thuật của tôi là đưa ra khoảng 50 chiếc, trong đó có 48 chiếc “chia lửa”, còn 2 chiếc tiếp cận chiếc tàu đối tượng.

    Khi mình tiếp cận tàu địch thì mình ở dưới tầm radar của đối phương nên sẽ không bị phát hiện. Vì thế tên lửa, pháo và pháo phòng không (pháo 630) của họ sẽ không làm gì được tàu ngầm của mình.

    Khi tiếp cận ở cự ly khoảng 2.000m thì đó là khoảng cách quá gần, nếu 50 chiếc cùng vào bao vây, chiếc tàu khu trục của địch sẽ không chạy thoát được.

    Chiếc tàu nào của mình thuận lợi sẽ bắn. Không loại trừ khả năng sẽ có 4-5 chiếc cùng bắn vì không phối hợp được.

    Về cách đánh, không phải đánh qua đánh lại khiến đối phương bị tiêu hao sinh lực mà phải tiêu diệt gọn đối phương luôn để giữ bí mật tác chiến cũng như bí mật về vũ khí.

    Xin trân trọng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!
  4. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    629
    Tướng Lê Kế Lâm gợi ý trang bị vũ khí nào cho tàu ngầm ông Trân?

    Tướng Lê Kế Lâm nhận xét, loại tàu ngầm nhỏ như ông Phan Bội Trân muốn chế tạo thì không thể dùng tên lửa phóng dưới nước được.
    Lần đầu tiên nghe ông Phan Bội Trân chia sẻ về dự định đóng tàu ngầm, ông Lê Kế Lâm đã nói ngay "Làm tàu ngầm không đơn giản đâu..."

    Nhưng sau đó, chứng kiến nhiệt huyết của người kỹ sư ở Pháp về, ông Lâm đã khuyến khích, động viên ông Trân rất nhiều. Không những thế, ông còn đóng góp những ý kiến về chuyên môn kỹ thuật và quân sự cho các ý tưởng của ông Trân.

    PV: Thưa ông, với sự hiểu biết của mình về tàu ngầm, theo ông, chiếc tàu có kích thước bao nhiêu đối với loại vỏ composite thì đạt được hiệu quả tối ưu?

    Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Theo như anh Phan Bội Trân nói với tôi, anh ấy có thể sản xuất được loại dài khoảng 20 mét, bề ngang 2 mét. Như vậy là đủ rồi.

    Rõ ràng chiếc tàu đó đã có đủ không gian để chứa hệ thống máy, ắc quy, hệ thống thông tin liên lạc và cả vũ khí nữa. Nếu đạt được ở mức đó thì tốt.

    Anh Phan Bội Trân có nói với tôi rằng nếu được đầu tư, có các chuyên gia của cơ quan Nhà nước phối hợp với anh ấy như các kỹ sư hóa, sinh hóa và hóa công nghiệp thì có thể giải quyết công việc đó.


    Ông Lê Kế Lâm không những ủng hộ mà còn hướng cho tôi phải đi hướng nào để có thể có kết quả tốt nhất.
    PV: Thưa ông, ông Phan Bội Trân có chia sẻ rằng ông ấy dùng composite làm vỏ tàu vì vật liệu này rất nhiều ưu điểm. Nhưng đến thời điểm hiện tại, nếu thống kê trên các tàu ngầm đang hoạt động thì số tàu sử dụng kim loại làm vỏ có vẻ chiếm ưu thế gần như tuyệt đối.

    Phải chăng vật liệu composite còn có điểm yếu nào đó khiến nó chưa thể trở thành loại vật liệu lý tưởng cho công nghiệp sản xuất tàu ngầm?

    Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Tôi không phải là chuyên gia về hóa học nhưng qua đọc sách báo thì tôi thấy vật liệu composite sợi thủy tinh mới ra đời cách đây vài chục năm.

    Do đó việc ứng dụng nó vào thực tiễn mới chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất tàu cá ở Nhật Bản và Hàn Quốc với tải trọng vài trăm tấn.

    Còn về việc làm vỏ tàu quân sự thì chưa có nước nào đưa vào sử dụng.

    Lý do thứ nhất là làm vỏ composite sợi thủy tinh phải có khuôn. Mà việc chế tạo một cái khuôn sẽ rất phức tạp và đắt hơn là làm một cái vỏ bằng thép.

    Thứ hai là khả năng chịu lực. Với vỏ tàu bằng thép, người chế tạo đã giải quyết được vấn đề này một cách đơn giản.

    Chúng ta đều biết rằng khi lặn xuống biển, cứ mỗi 10 mét thì áp suất tăng thêm 1 atmosphere (atm) (Áp suất không khí là 1 atmosphere). Nếu bây giờ lặn sâu 100 mét, áp suất đã tăng thêm 10 atm.

    Nếu vỏ tàu làm bằng thép với dạng tròn dễ hơn là dùng vật liệu composite sợi thủy tinh. Có thể, vì lý do đó mà cho đến này chưa có một nước nào chế tạo tàu ngầm quân sự lớn bằng vật liệu composite sợi thủy tinh.

    Tuy nhiên, khi tìm hiểu về loại vật liệu composite sợi thủy tinh này, tôi thấy nó có những ưu điểm rất lớn: Không bị nhiễm từ, giảm được tiếng ồn cũng như phản xạ âm thanh trong nước biển.

    Đó là điểm mạnh của vật liệu composite so với vỏ sắt mà trong tương lai, có thể sẽ được các nhà chế tạo tàu ngầm tận dụng triệt để.


    PV: Ông Phan Bội Trân có chia sẻ rằng: Tàu nhỏ nên sẽ di chuyển nhanh hơn (khoảng 50 hải lý/h) cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất và có khả năng chế tạo hàng loạt.

    Nếu trong tương lai, những chiếc tàu như vậy được Hải quân sử dụng thì chiến thuật chiến đấu sẽ là dùng số đông để tấn công mục tiêu. Theo ông, đó có phải là một điểm mạnh về chiến thuật?

    Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Chiến thuật đó cha ông ta đã sử dụng. Thời xưa, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên ở sông Bạch Đằng đã dùng chiến thuật đó.

    Khi ấy, chiến thuyền của nhà Trần rất nhỏ nhưng lại rất nhanh và nhiều. Ngược lại, chiến thuyền của quân nhà Nguyên to nhưng lại di chuyển chậm.

    Ngay cả thời chúa Nguyễn Phúc Chu đánh quân Anh để bảo vệ Côn Đảo, quân Việt khi đó cũng sử dụng các tàu chiến nhỏ, ít người, di chuyển thật nhanh, đánh nhiều hướng. Rõ ràng, chiến thuật đó là chiến thuật du kích, dùng số đông và nhanh để áp đảo.

    Tuy nhiên, đó là chiến thuật ngày xưa và áp dụng cho các tàu chiến trên mặt nước. Còn hiện nay, đã có những loại vũ khí như súng 6 nòng, 30 ly bắn hơn 2.000 phát/phút nên số đông bây giờ chưa chắc đã ăn.

    Nhưng nếu đánh ngầm trong lòng biển thì lại khác. Tàu ngầm của đối phương sẽ không thể có được vũ khí như tàu chiến mặt nước. Nếu dùng số đông, tập kích nhiều hướng thì sẽ rất ổn.


    PV: Một số bạn đọc cho rằng nếu trong tương lai những chiếc tàu ngầm mini như của ông Phan Bội Trân muốn được Hải quân sử dụng thì phải được trang bị thêm vũ khí.

    Tuy nhiên, với trọng lượng của vũ khí thêm vào tàu, những ưu điểm về tốc độ chưa chắc đã còn được như trước. Chuẩn Đô đốc đánh giá như thế nào về những suy nghĩ này?

    Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Sự hoài nghi của các nhà khoa học cũng như các bạn đọc như thế là đúng.

    Loại tàu ngầm nhỏ như vậy không thể dùng tên lửa phóng dưới nước được. Nhưng sử dụng ngư lôi thì còn phải suy nghĩ. Nếu chúng ta cải tiến một dạng ngư lôi mà không cần ống phóng, điều này cũng có thể.

    Anh Trân có nói với tôi, nếu ngư lôi không cần ống phóng thì có thể đó là một loại vũ khí tối ưu dùng cho loại tàu ngầm mini này. Tuy nhiên, để có được ngư lôi không cần ống phóng thì cần phải cải tiến kỹ thuật.

    PV: Qua việc ông Phan Bội Trân tự chế tạo tàu ngầm với hy vọng cống hiến cho đất nước, Chuẩn Đô đốc có lời nhắn nhủ nào đến thế hệ trẻ Việt Nam - những người chủ tương lai của đất nước?

    Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Qua việc làm của ông Phan Bội Trân cũng như những người say mê sáng chế của Việt Nam, tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn trẻ rằng hãy dấn thân hơn nữa, không tự ti. Hãy học tinh thần khỏi nghiệp và sức sáng tạo của thanh niên Israel.

    Xin trân trọng cảm ơn Chuẩn Đô đốc đã trả lời phỏng vấn!
  5. huyenthoaimuathu8888

    huyenthoaimuathu8888 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2013
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    350
    Lấy đâu ra cảm tử quân để điều khiển loại tàu này được?
    yetkieu thích bài này.
  6. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    thiết kế kiểu kaiten 1 thằng 1 chiếc,vác ngư lôi như hồi thế chiến 2 loại vất từ máy bay xuống ấy :-D chạy ra biển 1 lần vài trăm chiếc đánh võng lạng lách ối thằng ói ra máu
    yetkieu thích bài này.
  7. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.007
    Đã được thích:
    3.449
    ờ, nó rải mìn, thủy lôi, phóng bom chìm, tên lửa thì 100 cái 1 lần cũng thành ve chai hết...
  8. matcua3

    matcua3 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2011
    Bài viết:
    687
    Đã được thích:
    496
    Công nhận ông Trân giỏi về kĩ thuật, nhưng khoản chém gió thì ông ấy còn giỏi hơn gấp nhiều lần. Nhiệt huyết đóng góp như vậy phải noi là tuyệt vời, ít có người dám làm và nói như ông ấy, nhưng có vẻ ông này đang ảo tưởng quá thì phải. Tàu ngầm mini thôi nhưng đâu có đơn giản vậy. Làm được như ông ấy nói thì...đến Mẽo cò ngồi run chứ Tập béo tuổi gì. Chém ác, cộng với báo lá cải thích giật tít nên...nhiều người hoảng. Em hết hồn khi đọc bài này. Việt Nam thế này thì sợ gì bố con thằng nào.
  9. sinbadvking

    sinbadvking Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2014
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    660
    Chém thôi, kiểu Acsimet ấy : hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả trái đất lên ý, mới lại 6 tháng làm 1000 cái tàu ngầm bằng tôn gò chậu ngày xưa và lắp động cơ quạt con cóc vào, húc chết một cái khu trục bằng xốp thì được he he
  10. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    dù có làm được thì đào đâu ra ngư lôi để trang bị :-D
    subasa2015 thích bài này.

Chia sẻ trang này