1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÀU NGẦM MINI... LỰC LƯỢNG "ĐẶC CÔNG" NGẦM CỦA VIỆT NAM TẠI SAO KHÔNG???

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi yetkieu, 11/02/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. look and feel

    look and feel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    5
    Ý tưởng tàu ngầm mini là rất hay, nó hoàn toàn áp dụng được với đặc công nước. Nhưng!!!
    Chỉ áp dụng được khi nước ta bị chiếm đóng hay bị chia cắt (tức là chiến trường là nội địa Việt Nam) do địa hình nước ta là nhiều sông ngòi kênh rạch ngắn, nhiều vũng, vịnh lau sậy để ẩn nấp phục kích. 1,2 đặc công/cảm tử quân chui vào đó rồi đánh phá các cảng biển/căn cứ hải quân tàu bè của địch thì số dách!

    Còn ra biển lớn thì chỉ có Kilo mới kham nổi,
    yetkieu thích bài này.
  2. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    Bác giải thích như thế nào khi Nhật mang mini tới tận cảng sidney ... thì đó cũng là một hướng mà chúng ta cần nghiên cứu

    Bác nói đúng khi cho rằng mini chỉ phát huy hiệu quả trọng không gian nhỏ .... như sông rạch và những vùng biển gần bờ... mà bờ biển giữa ta với địch cũng tiếp giáp nhau mà .... nhìn xa hơn tí tớ thấy vẩn còn cái hay ....

    Tam Á cách bờ biển gần nhất nhà vịt bao xa nhỉ.... bơi được ra tới đó chơi thì vui nhỉ
  3. look and feel

    look and feel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    5
    Để đưa 1 cái mini đi xa ra khỏi nội địa (tức đánh vào cảng biển đối phương ở đất đối phương), thì công tác hậu cần cho nó khá là nặng nề, có 2 cách:

    - Tàu mini thì tháo dỡ nó ra thành như các linh kiện đóng gói lại rồi gửi đi từng phần để tới điểm tập kết lắp lại (như cách làm hồi đưa PT-76 lần đầu vào miền Nam). Cách này thì công tác tình báo phải tốt mới làm được và hậu cần phải cũng hoàn hảo.
    - Cho tàu ngầm lớn chở đến gần địa điểm tập kết rồi thả tàu con ra tự bơi vào làm nhiệm vụ rồi hẹn địa điểm khác đón về. Đây là cách Hải quân Mỹ hay xài dùng để chở lính SEAL.

    2 cách này Việt Nam chưa đủ điều kiện hậu cần như vậy, và chiến lược hải quân Việt Nam là ưu tiên phòng thủ trên lãnh thổ nên đầu tư kiểu này hơi khó!

    Cho nên áp dụng mini ở nội địa là cách có thể làm được ngay (nếu có chiến tranh)
  4. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    Mình là mình thích cách thứ 2 hơn... vì thực tế nhiều thằng đã dùng cách này hiệu quả .....với lại tền đầu tư một con "Mẹ" với vài con "Con" vẩn rẻ hơn một em kilo mà..... nếu chịu chơi cái em 26.. gì đó cúa thằng Pháp thì ... cuộc đời vẩn đẹp sao (mơ tí)
    Tớ không thích quan điểm áp dụng mini nội địa của bác .... có thằng nào vào được nội địa mà áp dụng .... quan điểm của tớ lấy tấn công làm phòng thủ mà
  5. look and feel

    look and feel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    5
    Nguy cơ xâm chiếm nước ta thì hiện nay chỉ có mỗi thằng Tàu chứ thằng nào nữa!
    Chiến lược Hải quân Việt Nam nói riêng và quốc phòng Việt Nam nói chung vẫn là phỏng thủ trong phạm vi bảo vệ lãnh thổ thôi! chưa lấy tấn công phủ đầu trước trên lãnh thổ đối phương làm phòng thủ được đâu!
    Ví dụ: 06 con Kilo quậy dưới nước + 4 " Con Ghẻ" Gerpard 3.9 tung tăng trên nước (mới có 2 con)+ 06 thằng P-3 Orion (dự kiến mua) lượn trên đầu nữa thì tạm ổn với năng lực răn đe tàu ngầm và chống ngầm ở lãnh hải biển Đông .
  6. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    [​IMG]
    gì thế này
  7. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    SEAL Pod - Hệ thống tàu cá nhân thế hệ mới
    Một loạt các tàu cá nhân bao gồm cả tàu vận chuyển tốc độ cao, tàu ngầm cá nhân thế hệ mới được gọi là SEAL Pod đã được giới thiệu tại triển lãm vũ khí DSEI 2013. Sự ra mắt của SEAL Pod là kết quả của sự hợp tác giữa James Fisher Defence (JFD) và công ty DCE AB, công ty chuyên tư vấn và gia công tàu biển hàng đầu của Thủy Điển.





    [​IMG]





    SEAL Pod bao gồm tàu tốc độ cao SEAL Carrier – có khả năng vận chuyển lính và các khí tài khác với tốc độ cao, Sub SEAL – tàu ngầm nhỏ có khả năng vận chuyển một nhóm biệt kích tiếp cận các mục tiêu trên biển, Torpedo SEAL – một dạng ngư lôi cá nhân có sức chứa 2 người.

    SEAL Carrier: Tàu vận chuyển tốc độ cao, có thể đạt vận tốc 60km/h trước khi chuyển đổi thành dạng tàu ngầm để tiếp cận mục tiêu. Nó có thể được triển khai bởi một máy bay trực thăng 2 cánh quạt. Được điều khiển bởi 2 người và có thể chở một nhóm lính gồm 6 người. SEAL Carrier có thể được sử dụng trong các hoạt động bí mật, trinh sát, vận chuyển, nó cũng có khả năng chiến đầu bằng hệ thống vũ khí điều khiển từ xa.





    [​IMG]





    Sub SEAL: Một dạng tàu ngầm mini, có thể hoạt động ở độ sâu 30m dưới mặt nước biển. Nguồn năng lượng được cung cấp từ hệ thống pin Lithium giúp nó có thể đi một quãng đường 70km tiếp cận mục tiêu, động cơ cánh quạt giúp chiếc tàu ngầm đạt vận tốc 10 km/h. Nó được sử dụng cho các hoạt động chính bao gồm triển khai một nhóm biệt kích gồm 6 người, trinh sát biển, thu thập thông tin. Sub SEAL không được trang bị các hệ thống vũ khí .





    [​IMG]





    Torpedo SEAL: Có dạng một quả ngư lôi, nhưng được thiết kế để vận chuyển 2 thợ lặn bên trong. Nó được thiết kế để có thể dễ dàng triển khai từ các tàu ngầm, giống như các loại ngư lôi bình thường. Torpedo SEAL đem lại giải pháp tiếp cận mới, nhanh chóng và bí mật. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để phục vụ các mục đích trinh sát dưới nước.





    [​IMG]





    3 mẫu khí tái mới của JFD cho thấy tầm nhìn chiến lược mới của Hải quân, khi mà các hoạt động tác chiến trên biển trở thành một phần quan trọng trong các cuộc chiến. Sự ra mắt của SEAL Pod đem lại những giải pháp tiếp cận mới cho các lực lượng đặc biệt, triển khai nhanh trong các hoạt động bí mật, bao gồm chống khủng bố, giải cứu cũng như trinh sát
  8. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    663
    Hậu duệ Phan Bội Châu:Tàu ngầm VN sẽ đạt tầm thế giới

    - Ông Phan Bội Trân, người sản xuất chiếc tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam cho rằng cần phải có nhiều hơn những sáng tạo quân sự mang tính đột phá mới có thể bảo vệ chủ quyền

    Trao đổi với báo Đất Việt ngày 24/2/2014, ông Phan Bội Trân, người chế tạo thành công chiếc tàu ngầm mini đầu tiên của Việt Nam cũng như Đông Nam Á chia sẻ về những dự định của mình với chiếc tàu ngầm này.

    Tàu ngầm Yết Kiêu 1 của ông Phan Bội Trân chiều dài 3,2m, chiều cao 1m và ngang 1m, nặng hơn một tấn nhưng có đầy đủ tính năng của một tàu ngầm. Tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa trên 15 hải lý/giờ. Vỏ tàu được làm bằng composit nên độ bền cao hơn vỏ thép.

    Ông Trân cho biết: “Với vỏ thép, quá trình làm khuôn đúc rất phức tạp. Còn với vỏ composit, khuôn làm vỏ cũng bằng chính composit dễ và giá thành cũng thấp hơn”.

    Theo ông Trân, hơn 90% linh kiện được tìm mua hoặc chế tạo trong nước, chỉ mỗi động cơ là phải mua từ nước ngoài. “Nếu sản xuất số lượng nhiều, tôi cũng sẽ mua công nghệ sản xuất động cơ để đảm bảo 100% tàu ngầm này đạt thương hiệu Made in Vietnam” – ông khẳng định.

    [​IMG]
    Tàu ngầm @yetkieu tại thời điểm vừa mới thử nghiệm thành công. (Ảnh Internet)
    Tàu thử nghiệm thành công vào năm 2010 và cho đến nay đã phát triển thành nhiều phiên bản, có ứng dụng trong hai lĩnh vực dân sự và quân sự.

    Ông Phan Bội Trân là Việt kiều nhưng đã trở về sống ở Việt Nam. Theo ông Trân, cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn. Cụ được triều đình cử vào cai quản một vùng đất phương Nam mà bây giờ là vùng Dĩ An- Bình Dương. Theo chân cụ, con cháu họ Phan cũng theo vào lập thành dòng họ Phan khá lớn ở khu vực này. Sau khi cụ tổ mất, dân trong vùng đã lập đền thờ.

    Cha ông Trân từng tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam. Sau những đòn tra tấn dã man không khuất phục được ông, chúng đành thả ông ở tình trạng tàn phế. Năm 1975, đất nước thống nhất khi ông An đang du học tại Pháp.

    Là sinh viên ngành hóa, ông được học chuyên sâu về vật liệu composit, đặc biệt là những loại composit chuyên được ứng dụng cho các thiết bị trong tàu ngầm, máy bay trực thăng. Sau khi học xong, ông Trân làm việc tại một hãng chuyên chế tạo tàu ngầm và có cơ hội nghiên cứu kỹ thuật chế tạo tàu ngầm. Năm 1996, ông trở về Việt Nam và mở phân xưởng nghiên cứu về composit.

    [​IMG]
    Tàu ngầm phiên bản một người lái tại thời điểm vừa thử nghiệm thành công (Ảnh internet)
    Để bảo vệ chủ quyền, đừng quá phụ thuộc vào vũ khí đi mua

    Chia sẻ về những ứng dụng của tàu ngầm Yết Kiêu trong lĩnh vực quân sự, ông Trân cho biết: “Hiện tại tàu ngầm Yết Kiêu đang được nghiên cứu và phát triển theo hướng tổ hợp khí tài, có khả năng chiến đấu hiệu quả. Tôi đã hoàn thiện về lý thuyết những tính toán của mình, với sự giúp đỡ về mặt chuyên môn của nhiều chuyên gia, cũng như tính kỹ chiến thuật của quân sự và bắt đầu bắt tay vào việc. Nếu thành công, tổ hợp khí tài của Việt Nam này đủ sức đương đầu với hạm đội 7 mạnh nhất thế giới của Mỹ, không riêng những đội quân khác”.

    “Quá trình nghiên cứu, chế tạo dự án này kinh phí được sử dụng toàn bộ từ tiền của tôi và khoản thừa kế mà tôi được nhận, không sử dụng tiền của nhà nước. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận được sự tư vấn, hỗ trợ, giám định từ phía hải quân, đồng thời việc thử nghiệm đều được tiến hành trong khu quân sự và được coi là một dự án bí mật.” – Ông Trân cho biết.

    Ông Phan Bội Trân phân tích: “Theo quan điểm của tôi, việc mua sắm vũ khí quân sự hiện đại của các nền quốc phòng nước ngoài là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, có một câu châm ngôn của Tây phương mà chúng ta cần lưu ý, “tiền bạc là sợi dây gân của chiến tranh”, nếu đi theo định hướng đó là mình thua rồi.

    Chất lượng, hiệu quả của khí tài tỉ lệ thuận với tiền bạc, hay nôm na là tiền nào của nấy. Nhưng nếu ta có sự đầu tư đúng đắn, hiệu quả vào chất xám thì nguyên tắc trên hoàn toàn có thể bẻ ngược lại.

    [​IMG]
    Tàu ngầm Yết Kiêu chạy trong bể thử nghiệm
    Năm 1945, khẩu súng của quân đội Việt Nam tự chế bắn được 40m, nhưng nếu cứ mang ông Trần Đại Nghĩa ra bôi bác thì liệu ta có súng SKZ, súng chống tăng, hay cứ trông chờ vào tên lửa của Liên Xô, liệu ta có đủ sức bắn rơi B52 trên bầu trời Hà Nội?”

    “Chúng ta đang đặt niềm tin vào Kilo, nhưng ta chỉ có 6, trong khi đối phương gấp 10 chúng ta. Nếu ta mua được Kilo, thì các nước giàu đã mua được những thứ hiện đại hơn, như Trung Quốc mua được tàu ngầm lớp Lada của Nga chẳng hạn. Và cũng không thể trông đợi vào việc phía Nga bán Kilo cho chúng ta mà không bán cho các nước khác, bởi họ làm kinh tế, cứ có tiền là họ bán.”

    Ông Phan Bội Trân nhấn mạnh: “Nước ta tuy không phải nước nghèo, nhưng chưa phải là nước giàu, tiền bạc chúng ta không có, thì phải sử dụng chất xám của mình để tạo ra những tổ hợp khí tài để trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam có thể dư sức sản xuất.

    Thực thế, dân tộc ta đã làm được một điều không tưởng khi chiến thắng đế quốc Mỹ mạnh nhất thế giới. Chẳng có lý do gì để con cháu sau này không thể tiếp tục bước đi như những cha anh đi trước”.
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Ta thay đám tầu phóng lôi ở Vùng 1 thành tầu ngầm mini là hợp lý đấy các cụ.
    Ở Vịnh BB thì chỉ cần phóng lôi trong tầm nhìn là được roài. Quan trọng là nó tránh được các đợt không kích của 3 ship
  10. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Trong vịnh thì làm mấy cái thùng lặn gắn ngư lôi rồi lấy tàu kéo kéo ra mà ngồi rình
    OnlySilverMoon thích bài này.

Chia sẻ trang này