1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tàu sân bay - Người khổng lồ trên đại dương !

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 1stAceVN, 01/01/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 1stAceVN

    1stAceVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    Tàu sân bay - Người khổng lồ trên đại dương !

    Với chiều dài gần gấp 3 lần sân bóng đá, trọng tải hàng chục vạn tấn, có giá trị hàng tỷ USD . . . . các tàu sân bay ( aircraft carrier ) thực sự là một người khổng lồ trên đại dương. Nó không chỉ là căn cứ không quân trên biển mà còn là phương tiện để các cường quốc như Mỹ, Nga , Anh . . . phô trương uy lực của mình.
    Trong bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến các tàu sân bay sử dụng năng lượng nguyên tử ( nuclear-powered aircraft carrier ) có lượng giãn nước hàng trăm ngàn tấn của hải quân Hoa Kỳ.


    [​IMG]


    Người khổng lồ trên đại dương

    Về cơ bản, tàu sân bay có chức năng chính là làm nơi đậu cho các máy bay và có một hệ thống đường băng cho phép máy bay có thể cất và hạ cánh thuận lợi. Trong cuộc chiến 10 năm ( 1903-1913 ), Mỹ cùng với Anh và Đức đã cũng thử nghiệm các tàu chiến hiện đại nhất của mình bấy giờ, và đều hiểu ra rằng cần phải phát triển một dạng tàu cỡ lớn có khả năng chuyên chở các máy bay tới bất kỳ nới nào trên thế giới.
    Trong thế chiến thứ nhất( WWI ), tàu sân bay không có vị trí quan trọng lắm, nhưng trong thế chiến thứ hai ( WWII), nó đã trở thành trung tâm chỉ huy về không quân. Trong trận chiến Trân Châu cảng năm 1941, người Nhật đã sử dụng các máy bay tấn công từ các tàu sân bay tiêu diệt gần hết hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ trên quần đảo Hawaii.
    Ngày nay, các tàu sân bay là thành phần chủ yếu trong các chiến dịch quân sự do Mỹ thực hiện như ở Afghanistan, Iraq . . . Mặc dù không được trang bị các loại vũ khí đặc biệt, khi thực hiện nhiệm vụ luôn cần một đội tàu hộ tống 5-7 chiếc, nhưng sức mạnh của tàu sân bay với ưu thế về không quân có thể tạo ra sự khác biệt giữa chiến thắng và thất bại. Nó cho phép Mỹ có thể triển khai lực lượng không quân của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả ở bất cứ nơi nào trên thế giới, đánh đòn phủ đầu bằng không quân với các quốc gia Mỹ thù địch. Bởi vậy không có gì lạ khi Mỹ muốn hăm doạ hoặc chuẩn bị tấn công nước nào là hàng loạt tàu sân bay đưọc điều đến gần hải phận của quốc gia đó.

    Cấu trúc và vận hành


    Thân tàu được làm bằng thép siêu cứng có độ dày vài inch. Vỏ tàu có khả năng bảo vệ hiệu quả trước các cuộc tấn công phá hoại. Phân vỏ tàu nằm dưới nước thu nhỏ hơn so với phần nổi bên trên. Cấu trúc này giúp tăng cường khả năng bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng ngư lôi hay tai nạn trên biển.
    Giống như các loại tàu thuỷ khác, tàu sân bay chuyển động bằng lực đẩy với các động cơ đẩy quay tròn. Bốn chân vịt làm bằng đồng được nối với turbine hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. Một tàu sân bay được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân đặt tại khu vực giữa tàu và được bảo vệ nghiêm ngặt. Năng lượng hạt nhân được giải phóng sẽ tạo ra áp lực làm quay cánh quạt trong turbine và tạo ra lực đẩy làm tàu chuyển động. Thông thường công suất của động cơ trên tàu sân bay đạt tới 280 000 sức ngựa (mã lực), đạt vận tốc tối đa khoảng 69km/h. Các turbine này đồng thời cũng sản sinh ra điện năng cung cấp cho các hệ thống điện trên tàu.

    Cất và hạ cánh trên tàu sân bay

    Khu vực boong ( Fight-deck ) trên tàu sân bay là một môi trường làm việc nhộn nhịp và cũng không kém phần nguy hiểm. Fight-deck trông cũng giống như một đưòng băng trên mặt đất nhưng thực tế nó rất khác do bị bó buộc trong khoảng không gian nhỏ hơn.
    Để cất cánh, máy bay phải chuyển động với vận tốc nhanh để tạo ra một luồng khí chuyển động trên cánh để tạo ra lực nâng. Cánh máy bay có cấu trúc đặc biệt làm cho luồng không khí chuyển động ở mặt trên của cánh có vận tốc lớn hơn luồng không khí chuyển động bên dưới cánh, vì vậy không khí ở phần dưới cánh có áp suất lớn hơn phía trên cánh, làm máy bay được nâng lên. Để máy bay cất cánh dễ dàng, tàu sân bay hỗ trợ lực đẩy không khí trên mặt đưòng băng theo hướng máy bay cất cánh, nó sẽ làm giảm vận tốc cất cánh tối thiểu của máy bay. Công việc này do một thiết bị được gọi là máy phóng ( catapult launch ) đảm nhận, các bạn hãy tưởng tượng nó như một cái máy sấy tóc khổng lồ vậy ! Trung bình một tàu sân bay thường có 4 máy phóng, giúp máy bay tăng tốc cực nhanh trong khoảng cách ngắn.

    [​IMG]


    Khi máy bay sắp cất cánh, người điều khiển máy phóng phải theo dõi sát sao mọi chỉ số áp suất cần thiết và nó thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại máy bay cũng như các điều kiện khác trên boong. Nếu áp suất quá thấp, máy bay sẽ không có đủ vận tốc để cát cánh và có thể rơi xuống biển. Ngược lại, áp suất quá lớn có thể làm gãy càng máy bay. Hệ thống máy phóng có thể đẩy một máy bay có trọng lượng 20 tấn lên tốc độ 266km/h chỉ trong vòng 2 giây. Nếu mọi chuyện diễn ra ổn thoả, tốc độ của máy bay sẽ đủ tạo ra lực nâng và máy bay có thể cất cánh. Ngược lại, phi công sẽ phải kick hoạt hệ thống đẩy ghế lái ( Ejector Seat ) bật ra khỏi máy bay trước và bung dù trước khi máy bay lao xuống biển.
    Cất cánh đã phức tạp như vậy, nhưng việc hạ cánh xem ra còn nguy hiểm hơn. Đây được coi là việc khó nhất mà các phi công phải thực hiện với đưòng băng trên tàu chỉ dài 150m, quá ngắn cho việc hạ cánh thông thường. Để hạ cánh, mỗi máy bay được gắn một chiếc móc ở phía đuôi ( tailhook ). Khi hạ cánh, phi công phải làm sao cho Tailhook móc vào một trong 4 đoạn cáp hãm ( Arresting Wire ) cực chắc làm bằng thép siêu bền. Các đoạn cáp hãm được căng ngang boong và gắn vào 2 đầu của một xilanh sử dụng áp lực nước ( xilanh thuỷ lực ). Nếu chiếc móc vướng vào một trong số các đoạn cáp hãm, nó sẽ làm căng dây cáp và hệ thống xilanh có nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả là làm cho máy bay dừng lại . Hệ thống cáp hãm có khả năng hãm một máy bay nặng 24,5 tấn với vận tốc 241 km/h chỉ trong 2 giây trên đoạn đường băng dài 96m.

    [​IMG]
    Nó chính là Tail hook nè


    Khi chuẩn bị hạ cánh, phi công phải cho máy bay tiếp cận đưòng băng chính xác từ góc phải. Các thao tác hạ cánh bắt đầu khi máy bay lượn theo hình ôvan quanh tàu. Trung tâm điều khiển sẽ quyết định cho phép máy bay hạ cánh tuỳ theo chỉ số mức nhiên liệu của máy bay. Khi nhận được lệnh cho phép hạ cánh, phi công sẽ cho máy bay tiếp cận mặt boong và đẩy động cơ lên mức tối đa, thay vì đưa về mức thấp để hãm máy bay lại. Điều này thoạt nghe có vẻ vô lý, nhưng nếu chiếc móc không vướng vào bất ký đoạn cáp hãm nào, máy bay sẽ có đủ tốc độ để lấy lại độ cao và tìm cách hạ cánh tiếp. Sau khi hạ cánh, máy bay được tháo ra khỏi cáp hãm và được xích vào rìa đường băng. Các máy bay khi đỗ trên boong đều được cố định chặt chẽ bởi một dụng cụ có hình chữ V gắn vào bánh trước máy bay để tránh bị xô lệch khi tàu gặp sóng lớn và được xếp cánh lại để tiết kiệm diện tích.

    Khoang chứa máy bay ( Hangar Bay )

    Boong tàu chỉ đủ khả năng đáp ứng chỗ đỗ cho một số lượng nhỏ máy bay, trong khi một tàu sân bay thường có 80-100 máy bay. Khi không sử dụng, máy bay được cất giữ an toàn trong khoang chứa máy bay ( Hangar Bay ) vốn đưọc coi như một garage của tàu sân bay.
    Khoang chứa máy bay nằm ở lớp boong thứ 2, có kick thước rộng khoảng 34m, dài khoảng 209m và cao khoảng 8m, chiếm 2/3 kick thước lòng tàu và có thể chứa tới 60 máy bay và các thiết bị khác. Xung quanh có 4 hệ thống thang máy khổng lồ có khả năng nâng một lúc 2 máy bay nặng 34 tấn mỗi chiếc với tốc độ nhanh. Phía cuối là nơi bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các hỏng hóc cho máy bay.

    [​IMG] [​IMG]

    Cuộc sống trên tàu sân bay

    Các tàu sân bay đủ rộng để có thể ví như một thành phố trên biển. Tàu có khả năng đáp ứng cho 5000-6000 người làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt trên tàu trong vòng 4 tháng. Tuy nhiên điều kiện sinh hoạt tren tàu bị bó buộc hơn nhiều. Để di chuyển đến một nơi nào đó, người ta phải vừa đi vừa giữ thăng bằng trên các hàng lanh hẹp. Chỗ nghỉ ngơi là những chiếc guờng tầng chật chội. Công việc trên tàu cũng đa dạng như trên đất liền. Khoảng 2500 người chuyên phục vụ các máy bay và khoảng 3000 người khác phục vụ cho tàu bao gồm điều khiển tàu, chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp, vận hành lò phản ứng hạt nhân, y tế, dịch vụ . . . .
    Trên tàu có mọi thứ phục vụ cho cuộc sống con người tuy không được tiện lợi lắm. Hệ thống bếp có khả năng và nhà ăn công cộng có thể phục vụ 18000 suất ăn mỗi ngày. Ngoài ra còn có các dịch vụ giặt là, y tế, cửa hàng, ngân hàng, viễn thông, cắt tóc . . . và một nhà máy lọc nước có khả năng khử độ mặn của nước biển có thể cung cấp khoảng 1,5 triệu lít nước ngọt mỗi ngày, đủ cho khoảng 2000 hộ gia đình sử dụng.

    Nguồn : tự sưu tầm, chọn lọc và biên soạn.




    Được 1stAceVN sửa chữa / chuyển vào 13:45 ngày 01/01/2008

    Được 1stAceVN sửa chữa / chuyển vào 13:46 ngày 01/01/2008
  2. 1stAceVN

    1stAceVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    Các quốc gia sở hữu tàu sân bay :
    Mẽo : 12 chú, trong đó có 10 chú chạy bằng năng lượng hạt nhân với trọng tải 90 000 tấn trở lên, mang đưọc 80-90 máy bay phản lực, tiếp dầu . . . và 6-10 trực thăng
    Ngố : 2 chiếc, một chiếc 65 000 tấn, một chiếc 47 500 tấn.
    Pháp : 2 tàu hạng vừa lượng giãn nước dưới 40 000 tấn
    Anh : 3 tàu hạng nhẹ lượng giãn nước 20 000 tấn, đang đóng mới tàu 35 000-40 000 tấn dự kiến 2012 sẽ hạ thuỷ.
    Italy : 1 tàu hàng nhẹ 13 000 tấn, đang đóng mới tàu 20 000 tấn.
    Tây Ban Nha : 1 em 16 000 tấn
    Brazil : 1 chú 20 000 tấn.
    Cà ri : 1 tàu hạng nhẹ 24 000 tấn, chú Ngố từng đề nghị "tặng" Cà ri chiếc 47 500 tấn nhưng Cà ri phải chi 700 triệu USD để cải tiến và 800 triệu USD để trang bị máy bay
    Thái : 1 tàu sân bay trực thăng hạng nhẹ 11 000 tấn
    Riêng thằng Tung Của thì chắc anh em cũng biết nó rêu rao đóng 1 chiếc, hạ thuỷ 2010-2015
    * Lưu ý : Những số liệu trong 2 bài viết có thể không chính xác, anh em thấy không đúng xin chỉ giáo
  3. 1stAceVN

    1stAceVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    Nghĩ mà thèm cho hải quân Vịt nhà mình có đưọc 1 hoặc vài (!) chú để giữ ao nhà. Mà các bác nghĩ xem nếu với chiều dài sân bay 600m ngoài Cát Dài mà được trang bị máy phóng, móc, cáp như carrier này thì Su hào bắp cải, Mít đặc chứ A380 cũng hạ cánh đc chứ nhỉ
  4. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    vì sao cuộc chiến 10 năm lại chỉ từ 1903 tới 1910 ???
  5. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Tung cu nó có 1 con đồ cổ rồi thưa bác còn con khác nó dự tính hạ thủy sau

    Đã có kha khá topic về hàng không mẫu hạm roài
  6. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Coi chừng đạp phải ph..n của Doctorhuy.
    Coi cái list thì thấy kỳ kỳ, tự kiểm tra lại dùm cái.
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Lock vì trùng, bác nào quan tâm mời vào đây:
    http://www9.ttvnol.com/quansu/833036.ttvn
    Chào thân ái và quyết thắng!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này