1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tàu sân bay và cách chống tầu sân bay

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi mig1000, 11/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Thế kỷ 21 là thế kỷ của Đại dương, các quốc gia có biển đều quan tâm nghiên cứu phát triển nguồn lợi từ biển. Tất nhiên, quá trình phát triển của mỗi quốc gia đó đều rất cần có một lực lượng hải quân đủ mạnh để thực hiện các chiến lược về biển. Trong thời gian qua, các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đang đua nhau sản xuất hoặc tìm cách sở hữu các chiếc tàu sân bay hiện đại.
    Bên cạnh đó, những quốc gia được xem là mục tiêu của nhóm tàu sân bay thù địch cũng không ngừng tăng cường các giải pháp phòng chống tàu sân bay và nhóm tàu sân bay như : xây dựng lực lượng không quân hải quân mạnh mang tên lửa chống hạm, xây dựng hệ thống rada và tên lửa bờ biển có khả năng diệt hạm từ xa, xây dựng đội tàu tên lửa cao tốc rẻ, phù hợp quy mô kinh tế, thực hiện theo chiến thuật “hit and run” mang tính răn đe cao, phát triển hạm đội tàu ngầm và tàu nổi với tên lửa chống hạm tầm xa, tiên tiến (đối với những quốc gia có tiềm lực)……
    Topic này lập ra để các mem vào đây cùng múa cho vui xin đừng chửi nhau nhé!


    Dự định gồm 2 phần :
    • Sơ lược về tầu sân bay của các quốc gia trên thế giới.
    • Chiến đấu – Những phương án tấn công tầu sân bay và các phương án phòng thủ của nhóm tàu sân bay.
    Chiến đê!!!!!!!!
  2. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Hải quân hoàng gia Anh

    Bộ Quốc phòng Anh đã ký hợp đồng đóng một cặp tàu sân bay có kích thước lớn nhất trong lịch sử quân sự nước này, với chi phí tổng cộng gần 8 tỷ USD.
    [​IMG]
    hai chiếc tàu sân bay mới này sẽ thay thế cho ba chiếc tàu sân bay lớp Invincible hiện đang hoạt động. Hai tàu mang tên HMS Queen Elizabeth (đưa vào sử dụng năm 2014) và HMS Prince of Wales (đưa vào sử dụng năm 2016) có chiều dài 280 mét và mỗi chiếc chở được 40 phi cơ chiến đấu cộng với trực thăng. Giới chức quốc phòng Anh nhấn mạnh, đây là hai phương tiện cần thiết để mở các cuộc không kích và thực hiện những chiến dịch nhân đạo. Mỗi chiếc tàu sân bay nói trên sẽ có kích thức tương đương với con tàu biển lớn nhất của Anh hiện nay là Queen Elizabeth 2 và có mặt boong rộng bằng 49 sân quần vợt cộng lại. Chúng có độ lớn gấp hơn 3 lần so với các tàu sân bay lớp Invincible hiện có trong hải quân Anh. Mỗi chiếc có trọng tải 65.000 tấn này sẽ mang theo 1.450 thuỷ thủ đoàn và phi công.
    Ấn Độ sẽ có 2 biên đội tàu sân bay vào năm 2015

    Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov và tàu sân bay nội địa Ấn Độ sẽ sớm hình thành 2 biên đội tàu sân bay của Ấn Độ.

    Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (tải trọng 44.570 tấn) đang được tân trang ở Nga, còn tàu sân bay nội địa (IAC) (tải trọng 40.000 tấn) tại Nhà máy đóng tàu Cochin.

    Ngày 19/1, Chuẩn Đô đốc Anil Chawla, Trợ lý Tham mưu trưởng hải quân phụ trách hợp tác nước ngoài và tình báo Ấn Độ, phát biểu: “Chúng tôi chắc chắn sẽ tiến hành triển khai biên chế hoạt động 2 biên đội tàu sân bay vào giữa thập niên này”.

    Hiện nay, mọi nỗ lực đều tập trung cho việc đóng tàu sân bay Đô đốc Gorshkov, được đặt tên Ấn Độ là INS Vikrama***ya, sẽ nhận vào đầu năm 2013. Trong khi đó, tàu sân bay thứ hai là IAC được hy vọng sẽ hạ thủy vào cuối năm 2011.


    [​IMG]Tàu sân bay INS Viraat.
    Hải quân Ấn Độ đang biên chế tàu sân bay INS Viraat (tải trọng 28.000 tấn). Nếu có sự chậm trễ trong dự án IAC (dự kiến sẽ chuyển giao trước năm 2015), tàu sân bay INS Viraat sẽ tiếp tục hoạt động để thay thế.

    Tàu sân bay INS Viraat vẫn có khả năng chiến đấu rất cao trong nhiều năm tới, vì gần đây đã được tân trang hiện đại hóa thêm với các trang bị vũ khí và hệ thống cảm biến mới. Trong buổi lễ phục vụ 50 năm của tàu, đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Chuẩn Đô đốc Chawla cho biết, có thể kéo dài thời gian hoạt động của INS Viraat thêm 10 năm nữa.

    Sức mạnh cho các tàu sân bay

    Trong lễ diễu hành Ngày Cộng hòa Ấn Độ (26/1/2010), Hải quân Ấn Độ đã có kế hoạch thu hẹp mô hình biên chế của tàu sân bay INS Viraat và cho biết máy bay tiêm kích hải quân MiG-29K mua của Nga sẽ là lực lượng chính nổi bật được biên chế trên tàu. Hải quân Ấn Độ còn có kế hoạch giảm số máy bay phản lực Sea Harrier trên tàu sân bay INS Viraat, hiện còn 11 chiếc.

    Với các tàu sân bay mới, Ấn Độ có kế hoạch biên chế 45 máy bay tiêm kích MiG-29K (mua của Nga với giá 2 tỷ USD).

    Ngoài ra, một biên đội tàu sân bay bao gồm các tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa, tàu ngầm và nhiều loại máy bay khác nhau bố trí bao quanh tàu sân bay, nên sẽ không có bất cứ lực lượng tác chiến nào mạnh hơn các biên đội tàu bay (CBG). Chẳng hạn như Mỹ biên chế sở hữu đến 11 biên đội tàu sân bay để triển khai trên toàn cầu, khiến quân đội nước này có khả năng tấn công hầu hết các khu vực trên thế giới.

    Nguồn : http://quocphong.baodatviet.vn/Home...tau-san-bay-vao-nam-2015/20111/128601.datviet

    :)" alt="" smilieid="27" border="0" src="/images/smilies/19.gif" />):)):))


    :)" alt="" smilieid="27" border="0" src="/images/smilies/19.gif" />" smilieid="27" alt="" border="0" src="/images/smilies/19.gif" />

    [r24)]

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    TQ sẽ có 2 hạm đội tàu sân bay thường trú ở biển Đông?

    Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu chế tạo tàu sân bay và trong khả năng của mình, họ sẽ sở hữu đến 5 tàu sân bay vào năm 2020, trong đó 2 tàu sân bay cùng với các tàu hộ tống sẽ tạo thành các hạm đội thường trú ở biển Đông.
    Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ tờ “Tuần báo Hàng không” Mỹ ngày 5/1 cho biết, quân đội Trung Quốc đang xây dựng tàu sân bay đầu tiên của mình và ổn định tính năng của nó trên mọi khía cạnh, cố gắng xây dựng được vai trò ảnh hưởng quân sự mạnh nhất ở khu vực châu Á.
    [​IMG]Tàu sân bay tương lai của Hải quân Trung Quốc
    Năm 2009, tờ "Asahi Shimbun" của Nhật Bản đã từng có một bài báo tiết lộ về tham vọng chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc. Tờ báo này có được tin tức từ phía quân đội và nhà máy đóng tàu của Trung Quốc cho biết, Trung Quốc hiện đang chế tạo 2 tàu sân bay lớp 50.000 tấn tại nhà máy đóng tàu đảo Trường Hưng, Thượng Hải, trong đó có kế hoạch hạ thủy một chiếc vào năm 2014.
    Đồng thời, tàu sân bay Varyag (58.500 tấn) do Liên Xô sản xuất đang được cải tạo ở cảng Đại Liên và có kế hoạch đưa vào sử dụng từ năm 2012. Đến năm 2020 hoặc không lâu sau đó, trên cơ sở tàu Ulyanovsk 1143.7 được Liên Xô thiết kế (nhưng chưa chế tạo), Trung Quốc sẽ còn chế tạo 2 tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử lớp 60.000 tấn.
    "Tuần báo Hàng không" cho biết, điều này có nghĩa là đến năm 2020, Trung Quốc sẽ sở hữu 5 tàu sân bay bao gồm cả tàu Varyag. Công việc cải tạo tàu sân bay Varyag cũng sẽ tạo cơ sở cho chế tạo các tàu sân bay sản xuất trong nước của Trung Quốc trong tương lai.
    Bắt đầu từ năm 2005, công việc cải tạo tàu Varyag của Trung Quốc bắt đầu được dư luận quan tâm, đồng thời đã có một số hình ảnh về nó tuyên truyền trên mạng Internet.
    Tháng 4/2009 tàu "Varyag" đã được kéo vào xưởng đóng tàu số 3 của nhà máy đóng tàu Đại Liên. Từ cuối tháng 4/2009, công việc tập trung vào lắp đặt các thiết bị và sửa chữa thân tàu được liên tục tiến hành. Mãi đến tháng 4/2010, tàu Varyag được kéo ra khỏi xưởng đóng tàu. Gần đây, còn chuẩn bị lắp đặt một hệ thống điện tử hải quân mới.
    [​IMG]Tàu sân bay Varyag đang được Trung Quốc cải tạo
    Năm 2003, Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân - Trung Quốc đã trưng bày mô hình tàu sân bay sản xuất trong nước của Trung Quốc tương tự như Varyag. Mô hình này được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa YJ-63, hệ thống tên lửa phòng không phóng thẳng và hệ thống phòng thủ tầm ngắn 30 mm kiểu 730.
    Vào tháng 11, có tin cho biết, quân đội Trung Quốc đang trang bị hệ thống phòng không tầm ngắn mới nhất FL-3000N cho tàu Varyag; mỗi hệ thống FL-3000N được trang bị 24 quả tên lửa.
    Nhìn bề ngoài nó giống với hệ thống tên lửa phòng không RAM-116 do Công ty "Raytheon" Mỹ phát triển. Tên lửa được sử dụng trong hệ thống FL-3000N được nghiên cứu chế tạo trên cơ sở TY-90, tầm phóng lớn nhất là 9 km.
    Đồng thời, lực lượng không quân có thể được biên chế cho tàu "Varyag" cũng lần đầu tiên được phát hiện ra manh mối. Trên mạng có tin cho biết, tháng 8/2009 Công ty Máy bay Thẩm Dương đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên của chiếc J-15 đầu tiên.
    Tin cho biết, chiếc máy bay này được phỏng chế trên cơ sở T-10K của Su-33. Hiện nay, Công ty Máy bay Thẩm Dương tiếp tục hoàn thiện máy bay J-15 rất có triển vọng này; nó sẽ được trang bị radar mới nhất do Trung Quốc thiết kế, tên lửa không đối không thế hệ thứ năm và tên lửa chống hạm tầm xa YJ-63 có thể phóng từ trên không.
    Đồng thời, quân đội Trung Quốc còn đang chế tạo các tàu hộ tống cho hạm đội tàu sân bay của họ. Mùa thu năm 2009, hai nhà máy đóng tàu bắt đầu chế tạo 2 tàu khu trục, nhưng trang bị và các thiết bị của nó vẫn chưa được tiết lộ ra bên ngoài.
    Được biết, Trung Quốc dự kiến sẽ chế tạo 18 tàu hộ tống phòng không 065A. Hiện nay, đã chế tạo được 2 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử 093.
    Đến năm 2015, tàu sân bau Varyag và tàu sân bay “anh chị em” khác sẽ cùng với các tàu hộ tống của chúng tạo thành những hạm đội có thể được bố trí ở căn cứ hải quân Tam Á, đảo Hải Nam.

    Nguồn : VTC
    =))

    Không được dùng Bom Nuke cũng như tên lửa có gắn đầu đạn Nuke, các bên hết sức kìm chế, chỉ sử dụng vũ khí quy ước nhé!!!!...

    Chú ý Chú ý!!!!!!!

    [r2)]
  3. hongvebobinh

    hongvebobinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    1.443
    Khà khà khà, Cho em góp vui phát!!!!

    Kuznetsov, tàu sân bay độc nhất của Nga

    Tàu sân bay Kuznetsov được đóng tại xưởng đóng tàu Nikolayev South trên bờ Biển Đen thuộc Ukraine. Việc này được khởi động vào 1985 nhưng phải đến 10 năm, tàu sân bay Kuznetsov sau mới chính thức đi vào hoạt động.
    [​IMG]Kuznetsov là hàng không mẫu hạm duy nhất của Hải quân Nga.
    Hàng không mẫu hạm thứ hai được đóng năm 1988 với tên gọi Varyag. Tuy nhiên, Varyag chưa bao giờ góp mặt trong Hải quân Nga vì chiếc tàu này thuộc về Ukraine trong "vụ ly dị" của hạm đội Biển Đen (giữa Nga và Ukraine). Sau đó, Varyag được bán cho Trung Quốc vì không đủ điều kiện để tham gia chiến đấu.

    Sân bay và hệ thống chiến đấu cơ

    Khu vực boong tàu có diện tích 14.700 m2, được trang bị hai thang máy đẩy giúp nâng máy bay từ khoang chứa máy bay lên boong tàu. Khác với các tàu sân bay khác của phương Tây, Kuznetsov không sử dụng hệ thống máy phóng máy bay. Nó hoạt động dựa trên một đường dốc có góc nghiêng 12 độ ở phía cuối boong tàu để tạo đà cho máy bay cất cánh.
    [​IMG]Bề mặt neo đậu máy bay có diện tích 14.700 m2.
    Các máy bay trên tàu Kuznetsov cất cánh với lượng tên lửa không-đối-không trọng tải nhẹ và rời boong tàu với vận tốc lớn hơn tốc độ thất tốc (mức vận tốc mà máy bay không đạt được, sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng, đôi cánh không sinh ra lực nâng đẩy máy bay bay lên).

    Việc thiếu hệ thống máy phóng máy bay đã hạn chế khá nhiều trọng lượng của các loại máy bay thành viên. Một chiến đấu cơ nếu mang đầy đủ tải trọng sẽ không đạt được vận tốc vượt qua tốc độ thất tốc.
    [​IMG]Máy bay cất cánh nhờ đường dốc góc 12 độ.Các thành viên của tàu sân bay Kuznetsov bao gồm: 17 máy bay (12 chiếc Su-33 và 5 chiếc Su-25), 24 trực thăng (4 Kamov Ka-27LD32, 18 Kamov Ka-27PLO và 2 Kamov Ka-27S).
    Hệ thống tên lửa tấn công và bảo vệ
    Tàu sân bay Kuznetsov được trang bị hệ thống tên lửa Granit với 12 bệ phóng tên lửa đất đối đất. Tên lửa Granit (NATO gọi là SS-N-19 Shipwreck) có tầm bắn hơn 400 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thường.
    Ngoài ra, tàu Kuznetsov còn được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Klinok, với 24 bệ phóng dựng theo chiều thẳng đứng và 192 tên lửa, bảo vệ tàu mẹ khỏi các loại tên lửa chống tàu, máy bay chiến đấu và các tàu chiến địch. Mỗi lần phóng tên lửa chỉ mất ba giây, cùng một lúc có thể bắn bốn mục tiêu.

    Tầm triển khai hệ thống là từ 12 đến 15 km. Hệ thống tên lửa phòng thủ trên không Kashstan bảo vệ tàu trước những loại vũ khí chính xác như tên lửa chống tàu, chống radar, máy bay chiến đấu.
    [​IMG]Tổng thông Nga Medvedev đi thị sát trên tàu Kuznetsov.
    Tàu sân bay Kuznetsov còn được trang bị hệ thống chống tàu ngầm Udav-1 với 60 tên lửa. Udav-1, do Hiệp hội sản xuất và nghiên cứu Splav Moscow cung cấp, có thể bảo vệ các tàu mặt nước bằng cách làm chuyển hướng hoặc phá hủy những ngư lôi đang hướng tới tàu. Hệ thống này cũng giúp Kuznetsov đối phó với các loại tàu ngầm và các hệ thống chống phá dưới nước. Udav-1 có tổng cộng 10 ổ súng và có khả năng bắn rocket chống ngầm 111SG, mìn chống ngầm 111SZ và bom chìm chống ngư lôi 111SO.
    Các radar của tàu Kuznetsov bao gồm radar phát hiện mục tiêu trên mặt đất và trên không D/E, radar tìm kiếm F, radar kiểm soát bay G/H, radar dẫn đường I và bốn radar kiểm soát bắn K cho hệ thống súng phòng thủ trên không Kashstan.
    Một vài số liệu về Kuznetsov:

    Quân số: 1.960 người (626 phi hành đoàn, 40 nhân viên), 3.857 phòng.
    Chiều dài: 306,3 m.
    Sống neo: 72,3 m.
    Trọng lượng nước rẽ: 65.000 tấn (tối đa tải trọng).
    Tốc độ: 32 hải lý (59 km mỗi giờ).
    Phạm vi hoạt động: 7.130 km với tốc độ 59 km mỗi giờ.
    Thời gian hoạt động: 45 ngày.
    Động lực: 8 động cơ hơi nước (nồi hơi áp lực), 4 trục truyền động, 200.000 mã lực; 2 động cơ tuabin 50.000 hp; 9 động cơ tuabin phát điện 2.011 mã lực; 6 động cơ diesel 2.011 mã lực.



    Nguồn : Báo đất việt
    [r2)]
  4. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Nga đóng tàu sân bay hạt nhân 60.000 tấn

    Theo RIA Novosti - 2/2009
    Nga sắp đóng tàu sân bay thế hệ mới chạy bằng năng lượng hạt nhân với trọng lượng nước rẽ lên đến 60.000 mét tấn, một quan chức Tập đoàn United Shipbuilding cho biết ngày 27/2.
    Phó Đô đốc Anatoly Shlemov, người phụ trách mảng hợp đồng quốc phòng của công ty, cho biết chiếc tàu sân bay mới vẫn đang nằm trên bàn vẽ, nhưng thiết kế và các đặc điểm cụ thể của nó đã được xác định.
    [​IMG]
    Ông Shlemov nói chiếc tàu sẽ được sử dụng như một sân bay trên biển cho các loại phi cơ cánh quạt và cánh bằng thế hệ mới, đặc biệt là máy bay chiến đấu thế hệ năm, sẽ thay thế máy bay đa năng Su-33 hiện tại, cũng như các phương tiện bay không người lái (UAV).
    “Đó sẽ là một chiếc máy bay thế hệ năm có khả năng cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng”, ông Shlemov kể về mẫu máy bay mới.
    Ông tiết lộ không giống như trước kia, chiếc hàng không mẫu hạm mới sẽ không trang bị các tên lửa hành trình, loại vũ khí không có trong “kế hoạch công tác” của chiếc tàu.
    Ông cho biết có ít nhất 3 chiếc tàu như vậy sẽ được đóng phục vụ hạm đội Thái Bình Dương và hạm đội Phương Bắc.
    Ông Shlemov không tiết lộ thời gian tiến hành dự án do vẫn chưa quyết định xưởng đóng tàu nào sẽ thực hiện hợp đồng.
    Giá xuất xưởng chiếc hàng không mẫu hạm này chừng 4 tỷ USD.
    Hiện tại, Hải quân Nga chỉ có duy nhất một tàu sân bay là Admiral Kuznetsov Project 1143.5, đóng năm 1985 với trọng lượng nước rẽ 55.000 tấn, thủy thủ đoàn 1.500 người và có khả năng chở 50 máy bay.


    Theo LenTa (12/2010)
    Ngay sau khi có thông tin về việc năm 2020 Nga sẽ đóng mới 4 tàu sân bay cho Hải quân, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoli Serdiukov đã lên tiếng bác bỏ rằng, Bộ Quốc phòng Nga không hề có ý định đóng tàu sân bay trong tương lai gần, thậm chí ngay cả kế hoạch hay dự án cũng không.





    :-??:-??:-??
  5. hongvebobinh

    hongvebobinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    1.443
    Vóc dáng tàu sân bay thứ hai của Pháp rõ nét hơn


    Dự kiến, năm 2015 tàu sân bay thứ 2 phục vụ hải quân Pháp và trở thành hàng không mẫu hạm lớn nhất nước này.

    Dự án tàu sân bay thứ hai (Porte-Avions 2, PA2) có kế hoạch chế tạo hàng không mẫu hạm có lượng giãn nước 75.000 tấn, dài 283 m. Số lượng thủy thủ làm việc trên tàu lên tới 1.720 người, trong đó, có khoảng 620 thành viên phi hành đoàn và 100 sĩ quan chỉ huy.

    Thiết kế tàu sân bay

    Tàu sân bay thuộc PA2 có diện tích boong phóng máy bay khoảng 15.700 m2, diện tích khoang chứa máy bay là 4.700 m2, có khả năng mang 32 máy bay chiến đấu Rafale, ba máy trinh sát E-2C và 5 trực thăng NH-90.

    Tàu còn trang bị máy phóng thủy lực C13-2, có thể phóng một máy bay với vận tốc tối đa 150 hải lý mỗi giờ. Và thời gian phóng một phi cơ khoảng 30 giây.
    [​IMG]Boong phóng máy bay của HKMH Porte-Avions (PA2)
    Hệ thống điều khiển

    Tàu sân bay thuộc PA2 sẽ được lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc bên trong và ngoài tàu, gồm các tần số HF, UHF và VHF.

    Bên ngoài tàu có thiết bị kết nối dữ liệu chiến thuật L11, L16 và L22. Các thiết bị đó cho phép việc truyền tải các dữ liệu giữa hệ thống chiến đấu của tàu và trinh sát cơ E-2 diễn ra với tốc độ cao.

    Đồng thời, các thiết bị kết nối dữ liệu sẽ chịu trách nhiệm phân phối thông tin cho các đơn vị hải quân, máy bay chiến đấu và trực thăng.

    Ngoài ra, tàu sân bay thuộc PA2 được lắp đặt hệ thống kiểm soát chiến đấu kết hợp (CMS), radar dò tìm trên không Héracles. Cuối cùng là các thiết bị cảm biến hồng ngoại.

    Máy bay

    Tàu sân bay thuộc PA2 có khả năng mang được 40 máy bay bao gồm: chiến đấu cơ Rafale, trinh sát cơ E-2 và trực thăng NH-90.

    Rafale là loại máy bay chiến đấu đa năng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tấn công mặt đất và trên biển, không chiến, trinh sát.

    Rafale mang tối đa 9 tấn vũ khí trên 13 giá treo (phiên bản hải quân) với các loại vũ khí: tên lửa không đối không Mica, Magic, Sidewinder; tên lửa không đối đất Apache, AS30L, ALARM, HARM, Maverick và PGM-100; cuối cùng là tên lửa không đối hải Exocet/AM-39, Pentigum, AGM-84 Harpoon.

    Máy bay E-2 C được thiết kế với vai trò chủ yếu là cảnh báo sớm trên không, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

    NH-90 là trực thăng đa năng được sử dụng để làm nhiều nhiệm vụ như chống hạm, chống ngầm, vận tải và tìm kiếm cứu nạn. Trong nhiệm vụ chiến đấu, NH-90 mang được ngư lôi chống ngầm, tên lửa chống hạm và tên lửa không đối không.
    [​IMG]Máy bay chiến đấu đa năng Rafale của hải quân Pháp.[​IMG]Máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C.[​IMG]Trực thăng đa năng NH-90.
    Hệ thống phòng vệ

    Tàu sân bay thuộc PA2 trang bị hệ thống phòng không MBDA Aster 15. Tên lửa Aster 15 được chứa trong 8 ống phóng Sylver xếp theo phương thẳng đứng. Aster 15 có tầm bắn từ 1,7 km tới 30 km, trần bay 13 km. Tên lửa sử dụng radar chủ động dẫn đường giai đoạn cuối hành trình bay.

    Tàu còn được vũ trang hệ thống phòng thủ chống ngư lôi và pháo phòng không 20 mm.
    [​IMG]Tổ hợp tên lửa phòng không MBDA Aster 15 chứa trong các ống phóng thẳng đứng Sylver
    Động lực của tàu

    Tàu sân bay thuộc PA2 không sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thay vào đó là động cơ theo truyền thống.

    Ban đầu, nhà thiết kế dự định dùng hai động cơ tuốc bin khí MT-30 Roll Royce. Tuy nhiên, tháng 9/2006, hải quân Pháp quyết định chọn loại động cơ mới và hệ thống động lực này sẽ tăng tốc độ của PA2 từ 26 lên 29 hải lý mỗi giờ.

    Theo đó, DCN Propulsion và Alstom sẽ liên kết với General Electric phát triển thiết kế mới này, động lực của tàu sẽ dựa trên bốn động cơ tuốc bin khí LM2500+G4.

    Tầm hoạt động của tàu sân bay thuộc PA2 khoảng 10.000 dặm với tốc độ trung bình 15 hải lý mỗi giờ.

    Nguồn : Báo Đất Việt
    [r2)]
  6. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Làm kiểu này giống điểm tin quá, nhà tớ thấy bác mig nên viết về từng nước và tàu sân bay của họ hơn là đem báo vào đây.
  7. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Viết cũng chỉ là hái lượm thôi, về tàu sân bay thì báo VN khá nhiều nên tớ mang báo vào cho nhanh để vào phần "Ăn cỗ" ấy mà.

    "Cỗ nào chẳng có thịt gà.....

    Đàn ông phải có đàn bà.... mới vui":)):))

    Bổ sung thêm cho chú Hồ.ng vệ chút.

    Pháp có tàu Charles De Gaulle - Mượn của daibangden bên quansu.net cho nhanh để vào phần cỗ:))

    Vào năm 1980, Hội đồng Quốc phòng Pháp đã lên kế hoạch xây dưng hai tàu sân bay nguyên tử, nhằm thay thế cho hai tàu sân bay “Clemeceau” và “Foch”, đã được đóng trong những năm 1960. Tuy nhiên, năm 1986, Hội đồng Quốc phòng chỉ đồng ý đặt hàng một tàu sân bay, sau đó đã nhận tên gọi “Charles De Gaulle”. Thực tế, tàu sân bay mới chỉ bắt đầu được đóng từ năm 1989 và thường vị đình hoãn vì lý do tài chính. Công việc đóng tàu được hoàn thành vào 7 tháng 5 năm 1994, nhưng sau khi được hạ thủy, đến tháng 3 năm 2000, “Charles De Gaulle” mới chính thức được đưa vào biên chế. Về kế hoạch đóng chiếc tàu sân bay thứ hai, hiện tại không có thông tin. Giá thành của việc đóng “Charles De Gaulle” đã ảnh hưởng đến các kế hoạch khác của Hải quân Pháp, và quyết định giữ lại tàu sân bay “Foch” trong lực lượng dự bị đã bị gạt bỏ - cuối cùng được chấp nhận bán cho Brazil, và sau khi hoàn thành công việc hiện đại hóa vào năm 2002, “Foch” đã gia nhập biên chế Hải quân Brazil.


    [​IMG]

    “Clemanceau” (“Clem”) đã đưa ra khỏi hoạt động trong Hải quân Pháp – và tương lai tại Pháp sẽ chỉ còn lại tổng cộng một tàu sân bay có khả năng chiến đấu, mặc dù nó đảm bảo sức mạnh và được trang bị tốt. Nhóm thiết bị bay trên “Charles De Gaulle” gồm 40 máy bay – trong đó, cơ bản là máy bay tiêm kích “Super Etandard” và máy bay chiến đấu đa năng “Rafael-M”.

    Ngoài ra, Hải quân Pháp còn đặt mua 4 máy bay E-2C “Hawkeye” để trang bị cho “Charles De Gaulle”, tuy nhiên đã gặp phải khó khăn vì đường băng trên tàu ngắn hơn vài mét so với tiêu chuẩn cần thiết để cho máy bay mẫu E-2C có thể cất cánh. Đường băng sẽ được nâng lên trong tương lai gần. Tàu sân bay còn được trang bị các loại máy bay trưc thăng “Panther” và “Super Frelon”, những loại trực thăng bắt đầu từ năm 2003 sẽ thay thế cho trực thăng đa năng NH 90.

    Năm 1999, sau các cuộc thử nghiệm trên biển “Charles De Gaulle” đã được đưa trở lại về xưởng và được hiện đại hóa trong vòng nửa năm nhằm khắc phục độ rung của bánh lái, xuất hiện khi tăng tốc độ và các nhược điểm khác, xuất hiện trong quá trình thử nghiệm, đồng thời nâng cấp, hoàn thiện hệ thống điều khiển. Sau khi hoàn thành những công việc trên một cách hình thức, “Charles De Gaulle” đã được đưa vào biên chế Hải quân Pháp năm 2000 và được tiếp nhận các nhóm máy bay trên boong. Không tính đến các khoản chi phí quá mức do tình trạng tài chính và các vấn đề khác, sự kiện “Charles De Gaulle” gia nhập lực lượng Hải quân đã là một nỗ lực lớn trong ngành đóng tàu của Pháp, mặc dù sự thiếu vắng một tàu sân bay song sinh đã hạn chế đáng kể những khả năng tác chiến của nó.

    Các thông số cơ bản:

    Phân loại: tàu sân bay nguyên tử

    Lớp tàu: “Charles De Gaulle”

    Lượng choán nước: 36 600 tấn (tiêu chuẩn); 40 550 tấn (đầy đủ)

    Chiều dài: 238m; sân bay trên boong tàu: 261m

    Chiều rộng: 31,5m; sân bay trên boong tàu: 64m

    Độ mớn nước: 8,5m

    Thiết bị năng lượng: nguyên tử, 2 trục; 2 lò phản ứng mẫu K15, 300megawat; 2 tuốc bin khí GEC “Alston” 76 200 sức ngựa

    Tốc độ: 27 hải lý

    Thủy thủ đoàn: 1150 người + 600 phi công

    Trang bị: 4x8 thiết bị phóng EUROSAM VLS tên lửa phòng không “Aster” 15; 2x6 thiết bị phóng Marta Sadral PDMS tên lửa phòng không “Mistral”; 8x20mm thiết bị pháo Fiat 20F2; bẫy thủy lôi SLAT

    Trang thiết bị điện tử: Tomson CSF DRBS 11B, DRBV 26D, DRBV 15D “Sea Tiger” – đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu trên không; ra đa hàng hải Racal 1229 (DRBN 34A), Thomson CSF “Arabel” – đài ra đa định vị điều khiển bắn; hệ thống SLAT cảnh báo thủy lôi

    Thiết bị bay: 30-30 máy bay phản lực và trực thăng.

    Tuy nhiên em này có vẻ hơi bị chuối, số phận lao đao, đặt ki vào ngày kim lâu hay sao ấy, xem thêm ở đây :
    "Charles de Gaulle: Lợn lành thành lợn què" - http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/Charles-de-Gaulle-Lon-lanh-thanh-lon-que/201010/49759.aspx
    [r2)]
  8. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Bao giờ VN có thể đóng được tàu sân bay?
  9. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Nhớ có lần lan than trên mạng có đọc được vài vần để
    Chuyện là tình cờ 1 vị tướng TQ hỏi 1 vị tướng Mỹ là TSB là bất khả xâm phạm vậy thì nó có điểm yếu gì không thì người tướng Mỹ này vui vẻ trả lời là phần tàu nằm dưới nước là dể bị tổn thương nhất
  10. anhtuan133

    anhtuan133 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    102
    Quanh TSB có tàu ngầm bảo vệ, các phương tiện chống ngầm căng tai theo dõi. Bên cạnh đó còn có cá heo chống người nhái.
    TSB cũng rất lớn, ăn 1 vài quả torpedo cũng chưa hề hấn gì. Đã từng có vụ máy bay đeo bom đáp lên sàn bị nổ nhưng TSB vẫn đưa được về cảng để sửa http://antg.cand.com.vn/vi-vn/vuan/2008/6/68399.cand
    TSB thường đứng cách nơi chiến sự hàng ngàn km nên tấn công bằng máy bay hay tên lửa là rất khó. Vùng biển sâu khiến tàu ngầm dễ lộ. Phương tiện chống ngầm tác chiến khiến tàu ngầm khó đột nhập. Hạm tàu thường có nhiều chiếc, khó mà phân biệt đâu là tàu khu trục đâu là TSB.
    TSB bị đánh chìm chỉ có trong WW2.
    Sang WW3 có DF21 có thể đánh chìm TSB.
    Nếu bạn muốn đánh chìm Varyag thì có thể tìm mua DF21 ngay từ bây giờ :-))

Chia sẻ trang này