1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tàu và Anh: sự khác nhau trong việc dạy đánh bóng bàn.

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi tamock, 21/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Tàu và Anh: sự khác nhau trong việc dạy đánh bóng bàn.

    Đây là nhận xét của một tuyển thủ quốc gia của Anh, người đã có cơ hội nhiều năm tiếp xúc với các cao thủ bóng bàn TQ, cung như tham quan trung tâm huấn luyện quốc gia về bóng bàn của Trung Quốc.

    Nguồn: http://www.callnetuk.com/home/tabletennis/coachingdiffer.htm


    Tôi (tác giả) thường được hỏi về sự khác nhau trong việc dạy trẻ em chơi bóng bàn ở Anh và Trung Quốc. Đây là một câu hỏi lớn. Tôi sẽ thử liệt kê vài điểm khác nhau:

    1. Ở Trung Quốc, khi một đứa trẻ lần đầu tiên đến phòng tập, chú ta và bố mẹ đều coi đó là một việc nghiêm túc. Bất kể thực sự đó là một việc vui thích hay không với đứa trẻ, không liên quan gì đến thầy dạy. Đừng mạo hiểm nói với thầy rằng con của bạn đến tập chỉ là để luyện chơi cho vui. Tôi cá là huấn luyện viên sẽ dậy con bạn "cho vui" và sẽ chẳng phí thời gian để ý đến đứa trẻ. (Bạn không cần thầy dạy bạn "cho vui").

    Trong khi đó ở Anh tôi thường nghe các huấn luyện viên nói "bọn trẻ khoái chơi môn này, phải không nào?" (they've got to enjoy the game, haven't they?)

    Thậm chí thêm nữa, một người thầy Trung Quốc sẽ thường xuyên tìm hiểu xem đứa trẻ có thật sự phù hợp với bóng bàn. Đầu tiên ông ta nhìn bạn xem có chắc khoẻ, mảnh mai, thấp hoặc thế nào đã. Nếu bạn cao 5"8 (1m73) nặng 180 pounds (81 kg), cơ hội của bạn thấp đi trông thấy. Huấn luyện viên có thể khuyên bạn chuyển sang chơi bóng đá hoặc môn nào đó khác.

    Những quy tắc sau quyết định đứa trẻ được dạy thế nào.

    2. Ở nước Anh của chúng ta, trẻ con chơi với bóng trên bàn ngay từ ngày đầu tiên đến tập đánh. Còn ở Tàu, bọn trẻ không được đụng đến bàn một thời gian. Chúng bắt đầu với việc tâng bóng bằng vợt. Khi đứa trẻ đã có cảm giác bóng và tâng thoải mái được vài trăm lượt, thầy sẽ dạy cú đánh tay phải, cung vẫn không cần bàn, thậm chí không cần bóng. Đứa trẻ được dạy cách chuyển động cơ thể và tay chính xác với tư thế đúng, góc cầm vợt. Việc đó tốn vài ngày (cả ngày). Khi đứa trẻ có thể chuyển động không-bóng không-bàn khá chuẩn, nó được đưa đến bàn - nhưng không phải chơi với bạn. Thầy sẽ tung các quả bóng ra cho nó đánh.

    3. "Rất khá, tuyệt, giỏi lắm" là những từ thường trực trên môi một huấn luyện viên người Anh, trong khi "dốt, vô dụng, lười biếng" là ngôn ngữ của một ông thầy người Tàu. Đứa trẻ thậm chí (thường xuyên) được bảo rằng " nếu mày không thể chơi như thế thì chỉ việc đi về, đừng có quay lại!" Ờ, tất nhiên chẳng ai bỏ về chỉ vì thế.

    4. Cách cầm vợt dọc được coi là một khía cạnh đặc trưng của quốc gia. Trong một đội thi đấu 3 người, thường ít nhất một người cầm vợt dọc. Sau một thời gian bị chối bỏ, việc cầm vợt dọc đã thịnh hành trở lại. Một điều tra trong những giải thi đấu nhỏ gần đây cho thấy số người cầm vợt dọc đang tăng. Còn ở Anh chả mống nào thèm quan tâm. Tài liệu của liên đoàn bóng bàn Anh xuất bản viết "Việc cầm vợt dọc rõ ràng là hạn chế do chỉ sử dụng một mặt vợt".

    5. Ở Tàu, trẻ em được tập với những bàn bóng thấp hơn. Người ta tin rằng việc đó rất quan trọng trong việc giúp chúng phát triển kỹ thuật chơi chính xác. Các trận đấu cung được tổ chức trên bàn thấp hơn. Có thêm hai loại bàn với độ cao cho trẻ dưới 10 và dưới 12 tuổi.

    6. Trẻ em tham gia đội tuyển (câu lạc bộ) chuyên nghiệp lúc khoảng 12-13 tuổi. Ở Anh không có câu lạc bộ chuyên nghiệp nào để tham gia cả.

    7. Một điểm chung ở cả hai nơi - bóng đá là món có thể kiếm được nhiều tiền hơn bóng bàn.

    Trung tâm huấn luyện QG của TQ:
    [​IMG]
  2. coint

    coint Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    1 sự so sánh chứng tỏ sự hiểu biết về bóng bàn của người viết...Này, cho tôi đặt hàng bài viết...CÁCH DẠY BÓNG BÀN TẠI VIỆT NAM với...Thnx...
    [r2)]CỨ VÔ TƯ ĐI, RỒI MỌI CHUYỆN SẼ ĐÂU VÀO ĐẤY THÔI...
  3. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Tư liệu không được copy ở những nơi khác, như thế không hay đâu, tự mình viêt theo suy nghĩ của mình như thế sẽ hay hơn bác ạ!!!Mình sẽ hãnh diện rất nhiều khi những gì mà mình tạo ra, chứ trở thành một cổ máy sẽ mất đi tính sáng tạo của cuộc sống
    ANSOXVN
  4. Mitdac

    Mitdac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/12/2000
    Bài viết:
    3.065
    Đã được thích:
    0
    Nếu thế thì để em đi đánh giao lưu với bọn Tây vài tháng rồi sẽ rút ra kết luận sau....
    Tuy nhiên, bài của bác Tamock với em rất có ý nghĩ đấy, để em nghiên cứu xem sự khác biệt giữa lối đánh của Tàu và Tây như thế nào để khắc chế.
    Còn một điều nữa là, hầu hết bọn Tây đều nghĩ là người châu Á chơi bóng bàn, đều bị ảnh hưởng của Trung Quốc, là cách cầm vợt dọc.Riêng em thì cầm theo kiểu bình thường, nên chúng nó cũng hơi lạ.Hơn nữa, bọn Tây hình như không có kiên trì để chơi cắt bóng dài hơi với mình, mà nó muốn đánh bóng sang là tấn công ăn điểm luôn, nên thường dùng giật, líp và đập...
    Thôi, để em đi đánh đã rồi về viết tiếp...

    MITDAC@.....


    The Fool On The Hill
    Sees the sun going down, and the eyes in his head
    See the world spinning around...!
  5. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    Lối đánh của Tàu là :
    -- Tốc độ, sức mạnh, sức xoáy lớn và điểm rơi biến hoá
    -- Có nhiều lối đánh lạ và độc chiêu.
    -- Tính kỷ luật cao.
    -- Thiên về giật bóng nhiều hơn
    -- Luôn đặt vấn đề giao bóng ăn điểm trực tiếp là hàng đầu....
    Lối đánh của bọn Tây là :
    -- Lối đánh đều hai bên, công thủ đều
    -- Lấy chiến thuật làm chủ yếu
    -- Những quả giao bóng chưa hiểm, độ xoáy chưa lớn
    -- Lối đánh toàn diện cả trái cả phải là chủ yếu.
    -- Quả đánh trái tay ngang ngữa với quả phải tay không kém gì
    Lối đánh của Tàu hơn Tây ở tốc độ di chuyển, đọ xoáy nhiều hơn, điểm rơi tố hơn và ăn điểm trực tiếp nhiều hơn
    ANSOXVN
  6. coint

    coint Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Wei, tôi không đồng ý với ansoxvn. Mọi người yêu bóng bàn đều có thể post bài lên ttvnol được, bài sưu tầm thì có sao đâu nào....mọi người cũng đã bỏ công ra tìm kiếm tư liệu để viết bài. Những bài mà bạn viết về các vấn đề kỹ thuật trong bóng bàn tích luỹ từ kinh nghiệm bản thân nhưng những hình ảnh minh hoạ cũng là từ sưu tầm, đúng không? Ai cũng có thể tham gia box dưới nhiều hình thức đâu phải chỉ là viết về kinh nghiệm thi đấu bóng bàn hay là kỹ thuật....Tôi nghĩ bài viết nào cũng đáng được trân trọng...đó là ý kiến của tôi...
    [r2)]Cứ vô tư đi, rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đấy thôi...
  7. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Well, tớ cũng từng là mod, lại thích đánh bóng bàn, nhưng chỉ là nghiệp dư thôi, vào box này tìm hiểu bóng bàn tý thì thấy nó vắng như chùa bà đanh. Nguyên nhân cực kỳ dễ thấy: thiếu tư liệu mà chỉ có kỹ thuật. Thế nên đi dịch ít tư liệu cho vào để rủ rê mọi người bàn luận.
    Nếu chỉ có bàn luận về kỹ thuật chơi bóng bàn không, có thể thấy là chỉ có 2-3 topic là hết. Vài ba topic của người mới vào hỏi về kỹ thuật thực ra là chưa đọc kỹ nên post nhầm ra ngoài. Cộng thêm được một topic nữa để kêu gọi mọi người ghi tên là hết, mà thực ra tớ thấy chưa cần thiết, như tớ chẳng hạn, không phải thành viên box bóng bàn nhưng vẫn thoải mái tham gia được. Topic ghi tên chỉ quan trọng khi có nhiều hoạt động offline. Kể ra có thêm hoạt động bóng bàn offline thì tốt, nhưng khổ một cái là thành viên lại lác đác mà mỗi người một nơi. Tớ không ở VN.
    Bây giờ bạn thử liếc một box khác đông hơn và ngẫm nghĩ mà xem. Lấy ví dụ bóng đá. Có cái gì ở trong đó? Tớ cũng hay đá bóng. Nhưng nếu chỉ tham gia box bóng đá để chia sẻ kỹ thuật và kỷ niệm chơi bóng đá của mình thì có quái gì đâu: chỉ cần đúng 2-3 topic, kiểu vuốt bóng má ngoài chân phải thế nào hay tâng bóng hai chân vớ vẩn, mà cũng quan trọng gì đâu. Box bóng đá sẽ buồn như trấu cắn ngay nếu chỉ có thế. Nhưng, thank God, nó còn thêm tư liệu nữa. Bạn có thể bình luận lời phát biểu của Ronaldo, lối chơi của Beckham, sự khác nhau của bóng đá Nam Mỹ với bóng đá Châu Âu, về sự hào hoa của Ajax hay sự chặt chẽ của AC Milan. Tư liệu lấy đâu ra, vô khối trên internet, trên TV, trên báo, đem về mà chia sẻ với nhau. Bạn không có dịp đá bóng cùng với Ronaldo, nhưng may quá có anh phóng viên Eurosport đã từng gặp Ronaldo, vì thế bạn có thể biết suy nghĩ của anh ta qua Eurosport.
    Một môn thể thao hấp dẫn mọi người không chỉ có chơi, mà còn xem, còn cổ động. Bạn không thể chỉ thích tennis qua những chiều vác cây vợt Wilson ra sân đánh với thằng bạn cùng cơ quan. Mà bạn còn quan tâm xem Agassi phong độ thế nào, thậm chí biết cô vợ cũ của anh ta, chẳng liên quan gì đến Tennis, từng đóng phim "Eo biển xanh" chẳng hạn. Tớ từng thấy vô khối người không thích đá bóng, nhưng thích xem, hiểu biết chiến thuật bóng đá hơn cả tớ, không thích chơi tennis, nhưng quan tâm đến Martina Hingis hơn cả tớ. Môn bóng bàn trên thế giới, không phát triển mạnh và kiếm nhiều tiên như tennis, là bởi tư liệu của nó không được báo chí quan tâm bằng. Hầu như những người vào đây là những người biết đánh bóng bàn, nhưng mấy người theo dõi xem Schlager của Áo đang thi đấu cho câu lạc bộ nào, nước nào phát minh ra bóng bàn, và hiện nay thế giới có giải thi đấu gì?
    Tớ nói như thế để chứng minh rằng, tư liệu thu thập được xung quanh một môn thể thao có khi làm nó thu hút hơn rất nhiều. Chỉ dựa vào những kinh nghiệm chơi của mình không thể đủ hấp dẫn. Mà 99% thành viên lại chỉ là nghiệp dư.
    Bác ansoxvn, cho dù bác là VĐV chuyên nghiệp, nhưng tớ có thể cá rằng cho đến cuối đời bác chắc cũng chả có cơ hội đấu thử với Lưu Quốc Lượng hay Waldner, trong khi anh chàng tuyển thủ quốc gia người Anh ở trên từng chơi với cả hai. Thậm chí cơ hội tham quan trung tâm tập huấn được giấu kỹ của đội tuyển TQ, chờ bác hay ai đó trong box chúng ta đi tham quan về viết bài của mình thì hơi lâu, mà anh chàng tuyển thủ này đã từng sống ở đó. Tại sao không xem xem anh ta viết cái gì, bài viết của anh ta trong website đó, trong đó cũng có nhiều kỹ thuật chơi bóng, cùng nhận xét về các tuyển thủ top thế giới, biết được cũng hay. Một số bài có tính chất giải trí, một số bài là những nhận xét khá thú vị. Ví dụ như các cao thủ thế giới nói gì khi quả bóng kích thước mới ra đời, tớ hơi ngạc nhiên là chính các cao thủ TQ như Wang Liquin nhận xét là bóng mới chả ảnh hưởng gì mấy đến lối chơi, nhưng các cao thủ Phương Tây kêu ca phản đối ầm ỹ. Hoặc anh ta nhận xét về lối chơi của Waldner, một cao thủ Thuỵ điển, là quả giao bóng ăn điểm, trái với nhận xét của bác về bọn Tây, anh ta nhận xét rằng Waldner trở nên lười biếng khi thi đấu bởi quả giao bóng của anh ta quá hiểm hóc.
    Tớ chưa bao giờ, và chắc chẳng bao giờ, được chơi với các cao thủ thế giới, những nhận xét kiểu thế này đành phải lấy từ tư liệu của người khác ra mà thôi, mà ít ra là tớ có dịch nó đấy chứ. Những bài hỏi đáp của bác về kỹ thuật chơi bóng bàn rất hay, và tối cần thiết cho box bóng bàn, nhưng cũng cần thêm tư liệu sưu tầm nữa.

Chia sẻ trang này