1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tây bắc group: Nhật ký những chuyến đi - Mục lục trang 1: Thư viện bản đồ trang 44

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi tabalo, 11/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Ảnh minh hoạ trên: Hạnh Dung - Bản giốc, 1998. Photo: Quốc Hùng.
    Để thay đổi không khí của các bài viết, kỳ này chúng tôi xin upload lên một bài viết về chuyến đi Mù căng chải, Mường Tè năm 2002. Những sự kiện trong bài viết đều có thật nhưng hơi được " chuyện chưởng " hoá.
    Tên của bài viết này là " Chuyện chưởng chép lại "
    -------------------------------------
    Hồi thứ nhất
    Giữa nửa đêm, chủ lữ quán xanh mặt
    Bỏ trang phục, quái lữ khách hiện hình

    ...Bấy giờ khách trọ tại lữ quán Yên bái chỉ nghe rì rầm trong đêm một thứ âm thanh lạ lùng và khó hiểu. Âm thanh này mỗi lúc càng lớn hơn chứng tỏ phải phát xuất từ một chuyển động của một đoàn lữ khách lớn và kinh dị. Chúng còn đang xôn xao đoán già đoán non thì bỗng nghe xoẹt một tiếng, ngoảnh lại đã thấy hai trang nam tử cưỡi tuấn mã sắt, nai nịt gọn gàng cờ phướn đầy đủ. Tưởng thế đã hết nhưng hoá ra tháp tùng lại là hai nữ kiệt trông cũng không kém phần quái dị, đầu đã đội mũ kín như bưng lại còn thêm chiếc mạng che mặt chỉ để lộ cặp mắc sắc như gươm. Mấy quái khách này đều dận đủ bộ giáp đi đường dầy sụ tưởng như có ngã cũng không hề hấn gì.

    Chủ quán đang kinh hoàng loanh quanh hết ra lại vào không biết làm gì, nhận nhóm lữ khách này cũng đâm dở dang vì chúng trả giá quá rẻ, lại vừa là ngày mở hàng đầu tiên của năm mới, nhưng để chúng một lần nữa khăn gói ra đi thì thật cũng bất tiện, phần thì sợ hàng xóm chê cười đầu năm không biết giữ khách, phần thì cũng sợ mất món tiền to, bỗng nghe đánh rầm một tiếng, trên không loang loáng ánh lạnh như chưởng lực vừa va chạm nhau. Té ra, bốn vị trang tử vừa tới mới chỉ là tiền đội đi tìm chỗ trọ. Chính đội thì giờ đây xuất hiện hơn thập ngũ vị nữa. Người nào người nấy đều trang phục như nhau, mũ mão kín mít, nói cười huyên náo, cờ hiệu rõ ràng, ngựa nghẽo nai nịt trông vô cùng là hoành tráng, đã thế lại còn dắt thông thiên thoại ( điện thoại di động ) ở thắt lưng rõ ra là một toán lữ khách tinh nhuệ. Chủ quán ba hồn bảy vía bay hết lên mây cả, thôi thì cho bọn này ở rẻ quách cho xong, còn hơn là từ chối chúng lỡ lại gây thù gây oán thì thật là rách việc.

    Toán người nọ giờ đây vào được lữ quán sang trọng lại vừa túi tiền thì lấy làm khoái trá lắm bèn kiếm chỗ để gỡ bỏ trang phục, Té ra không phải ai khác mà chính nhóm Tây bắc du hành. Điểm mặt hoá ra toàn những tay quen thuộc trong giới giang hồ. Hai vị đầu tiên vào quán là Tùng huynh đệ cũng chẳng xa lạ gì với những nẻo đường cát bụi, hai cô nương đi cùng là Thuỷ mặc ( Thuỷ MC ) và Huyền cô nương của nhà băng Ây nờ dét. Thứ đến là một hảo hán mặt sắt đen sì, chân tay lực lưỡng, ấy là Minh hắc diện công, vị này đang thọ giáo tại thông thiên thoại Tây phương ấu Lạc Sơn (erricson). Mới thấy Minh hắc diện công là đã thấy tiểu thư Mai D đi cùng, tiểu thư này nguyên là một bông hoa của núi rừng xứ Lạng, theo phụ mẫu về gây dựng cơ nghiệp chốn kinh kỳ, nay không hiểu sao lại xuất hiện ở đây. Lại có cả một tay thầy cãi chuyên nghiệp mang danh Linh K luật gia. Hảo hán này vừa ngao du vừa lẩm bẩm ôn luyện các môn luật chưởng và nổi tiếng trong giang hồ là một tay hay chọc ngoáy. Lần này y mang theo một giai nhân cũng không xa lạ gì, đó là Bạch diện cô nương tiểu Vân Anh. Cô nương này lăm lăm trong tay một bàn tính và cuốn sổ dày cộp, cáu bẩn. Hoá ra thị là người tay hòm chìa khoá của nhóm lữ khách dị thường kia. Đã nói đến thầy cãi không thể không nhắc đến hai quái nhân khác là Nguyên K công và Hà T B . Chúng đều là những thầy cãi tuột cương nay đầu quân cho nhà dây thép. Hộ tống theo là hai quái nương mang danh mĩ miều là T Xuânnương và Cầm B nương. Hãy khoan nói đến T Xuânnương, Cầm B nương nương cũng là một tay lang bạt kỳ hồ trong cái vẻ nhu mì câng câng của một nữ nhi.
    Lại nói đến một lữ khách đi cùng với phu nhân, ấy là Lừ đừ lão công Hùng háu, gã này như thường vẫn lăm lăm một binh khí đen sì có thể thòi ra thụt vào, nay lại còn bị phu nhân là nương tử Thảo ía xách tai giật đi giật lại đến là đỏ nhừ mới thôi. Hai tay mới nổi trên giang hồ đi cùng cặp là thầy địa đồ Nam và tiểu thư Hà TL . Cuối cùng là một tay giang hồ khác có tên là Kiên T lạc công, lão này lỉnh kỉnh những đồ cùng đạc, toàn những thứ hàng nặng, té ra là một tay chăn ngựa được giao việc chăm sóc đàn ngựa nghẽo đi cuối cùng nên gọi là hậu đội. Tay này được một giang hồ cách cách chăm sóc có vẻ hơi nhõng nhẽo tên là Lan Lan nương nương.

    Đoàn lữ khách quái dị kia sau khi đã hiện nguyên danh bèn lục tục kéo nhau ai về phòng nấy, trông đến là hỉ hả. Bỗng sằng sặc Minh hắc diện công ngửa mặt lên trời cười ba tiếng, rõ thật là kinh dị.

    -------------------------------------------------------------
    TÂYBẮCGroup, nhóm du lịch bằng xe máy
  2. Jess

    Jess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
  3. Jess

    Jess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
  4. vuhn2509

    vuhn2509 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Nhân đọc về vụ Tây Bắc du ký, nhớ đến đoạn đi qua chiếc cầu mỏng như lá lúa ở ngã ba đi Mường Tè, xin trích đăng bài báo sau để TBers còn biết mà đề phòng nhé
    Nỗi đau cầu Mường Chiến và chuyện "sống chết mặc bay"


    Người dân Mường Chiến vẫn phải dựng cầu treo để đi lại
    Cuối năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử xã Ngọc Chiến - Mường La, Sơn La có một chiếc máy ủi lùi lũi tiến vào để san ủi đất chuẩn bị thi công một công trình thuỷ lợi. Đông đảo bà con và các cháu nhỏ leo lên cây cầu treo bắc qua dòng suối Chiến để... xem "vật thể biết đi kỳ lạ" ấy. Đùng một cái, cầu treo bị xoắn rồi đứt, hất tất tật vài trăm người xuống dòng suối xâm xấp nước với đầy đá hộc. Một cháu bé chết ngay tại chỗ, mấy chục người bị thương...
    Nấm mồ và những nạn nhân dưới chân núi Pu Có
    Từ huyện lỵ vào Mường Chiến dài gần 50 cây số đường dốc đứng toàn đá hộc, khi chúng tôi có mặt, con đường này đang bị tắc vì sạt núi. Nhà anh Cà Văn An nằm dưới thung lũng nhỏ nhìn lên đỉnh Pu Có bốn mùa mây giăng, anh An là bố đẻ của cháu Cương (8 tuổi) đã bị chết trong đợt cầu đứt vừa qua.

    Vợ chồng anh An vẫn còn ngồi ngơ ngẩn bên bếp lửa giữa nhà sàn lợp mái bằng gỗ pơmu. Đứa con gái còn lại của anh chị bé tẹo đang nằm thiêm thiếp trên một tấm mền cáu bẩn.

    Cháu Cương mất khi đang lên học lớp 2. Hôm ấy, thằng Cương đi học về, nó và tất cả đám học sinh ra cầu xem máy ủi. Cái máy gì to, bánh nó không tròn mà lại dài, nó cứ bò trên đá hộc ở suối như một con cuốn chiếu khổng lồ. Thằng Cương lạ quá, nó nhao ra sát chỗ máy ủi để xem máy nó phụt khói, xem bánh (xích) nó kêu loảng xoảng. Bà con và đám học sinh bị đuổi mới nhao cả lên mặt cầu phao đứng.

    Chiếc cầu làm từ năm 1973, do bàn tay các ông thợ vườn tự chế, nó đã ọt ẹt lắm rồi. Hai bên trụ của nó đóng bằng cọc gỗ pơmu, ván lát sàn cũng bằng pơmu già, tốt lắm. Chỉ hiềm một nỗi là dây dợ sắt cáp nó lại hay gỉ, thế là bùng nhùng bùng nhùng rồi oặt một cái, cáp cầu đứt hất tất cả hơn hai trăm bà con lẫn đám học trò xuống lòng suối cạn đầy đá. Máu người hoà vào nước lạnh của suối Chiến. Người ta kéo đến ùn ùn, ai nấy khiêng nạn nhân chạy về trụ sở hợp tác xã. Chật kín cả trạm y tế, cả sân hợp tác.
    Đen đủi nhất trong số ấy có cháu Cương. Cháu bị nặng nhất mà không hề biết! Sau khi bị ném xuống suối, cháu vẫn ôm đầu đứng dậy, còn loay hoay chạy đi tìm đôi dép bị tuột với lại quyển vở. Tìm không thấy, cháu chóng mặt ngồi ở hòn đá thương những người máu chảy đầm đìa bên cạnh. Lát sau, cháu xỉu dần và... chết.

    Nhà ở tít trong hốc núi, lại quá nghèo, gần chục năm ở trên cõi trần, cháu Cương chưa một lần được đi ăn phở, chụp ảnh. Thế nên, bây giờ, hễ có ai hỏi thăm chị lại thút thít khóc ước ao giá mà chị có một tấm ảnh thằng cu Cương để mỗi lần nhớ con chị giở ra mà ngắm.
    Trạm trưởng Trạm y tế xã Ngọc Chiến, anh Lò Văn Xiên, tỏ vẻ rất trăn trở sau vụ này. Anh bảo, gần một tuần sau, ngoài huyện, ngoài tỉnh mới biết chuyện để "tấn công" vào cứu chữa các nạn nhân. Đúng là đường sá cách trở quá mức. Tối ấy, trạm y tế xã đã tiếp nhận được 28 nạn nhân bị nặng.

    Mà ngay trong quan niệm của bà con cũng buồn cười. Có cháu gẫy xương đùi hẳn hoi, cháu kêu khóc ầm ĩ, thịt da sưng tấy, sốt ly bì, nhưng ra đến trạm xá rồi, gia đình cứ đòi mang về. Họ bảo, mang về bó thuốc lá của thầy lang trong bản có khi còn tốt hơn. Hàng chục người gẫy chân gẫy tay, gẫy răng, sứt tai, mẻ mũi... vẫn cứ nằm nhà!

    Mãi rồi, bốn người nặng nhất được "bầu chọn" đem ra Trung tâm Y tế huyện, hốt hoảng báo cáo tình hình lên Sở Y tế. Sở hãi quá mới thành lập đoàn cứu trợ vượt hơn 80km đường khủng khiếp kia để vào Ngọc Chiến, cháu Phóng bị gẫy đùi đã được người ta đem cáng vào bốc ra khỏi căn nhà sàn ván thưng ở tít bản Mường Chiến, thế là lần đầu tiên cháu được ra tới tỉnh.

    Quàng Văn Thư (22 tuổi) bị thương không nặng lắm, nhưng lại phải chịu rất nhiều đau đớn. Bởi cậu chỉ gẫy mỗi cánh tay bên phải, vì "chưa nặng lắm" nên cậu bị loại ra trong danh sách bầu chọn được đưa ra tỉnh. Cậu bị bỏ lại bản để... bó thuốc lá. Suốt 10 ngày đêm, Thư mất ngủ, cơn đau hành hạ kinh khủng. Đến mức, chuyến sau, tỉnh lại phải cho người vượt rừng vào đón nốt Thư ra thị xã chữa bệnh!
    Sau cháu bé tử nạn, có lẽ Quàng Văn Khoán, sinh năm 1977, là người đen đủi nhất. Hôm đó, Khoán bế đứa con 4 tuổi của mình cũng ra cầu ngắm xe ủi.
    Cầu lật, hai bố con Khoán văng xuống vực. Khoán ngất xỉu luôn, 5 giờ sau mới tỉnh. Không ngờ rồi thằng con Khoán vẫn sống, chỉ bị mất ít máu; còn Khoán thì suốt đời bị chột mắt!
    Những cây cầu... tự sản... tự đứt
    Sau sự kiện lạ mà đau của suối và ngách rừng Nậm Chiến này, nghe đâu, UBND tỉnh Sơn La đã có chỉ thị kiểm tra lại chất lượng của toàn bộ các cây cầu treo đang được sử dụng trong tỉnh!

    Có người đem chuyện này ra bàn luận, gọi là lối "mất bò mới lo làm chuồng"! Bởi việc đứt cầu cũng đã từng xảy ra không ít ở các huyện Sông Mã, và cả Mường La này cướp đi tính mạng của không ít người rồi.

    Hơn thế, nhìn lại sứ mệnh của một cây cầu như cầu Nà Din vừa đứt ấy khiến người ta kính nể và... kinh hãi. Nó được bà con chặt gỗ ở rừng về chôn cọc xuống hai bờ suối rồi căng dây sắt, đẽo ván đóng vào sàn để đi một cách hết sức thủ công và ngẫu hứng. Nó được hoàn thiện từ năm 1973 thế mà đến tận khi bị đứt, vẫn chưa một lần có ai nghĩ đến việc là cần duy tu bảo dưỡng cho nó!

    Tại Ngọc Chiến, có đến mười mấy cây cầu đều được làm theo lối này. Chúng tôi đi từ Mường La vào Ngọc Chiến, vẫn hãi hùng khi vượt qua những cầu gỗ mọt lỗ chỗ. Qua xã Nậm Păn, có một cây cầu còn mọt tới mức, người ta phải đóng một cái cọc bên cạnh cọc chính để gá "sơ cua" phòng khi cột chính bất thình lình... muốn nằm.
    Ông Tòng Văn Păn, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến đúng là một người hùng trong việc làm cầu cấp bản cho biết: Tất tật cầu ở đây đều do ông tự tay thiết kế. Với bà con ở bản, dựng cây cầu cũng nhẹ như làm cái chuồng lợn góc vườn thôi mà.

    Xin được nhấn mạnh rằng, Tây Bắc có quá nhiều sông suối,và không ở đâu người ta làm cầu khác kiểu làm "tự túc" như ở Ngọc Chiến, đấy mới là điều đáng sợ. Hơn thế, cảnh "ví dầu cầu khỉ lất lay" ở Đồng bằng sông Cửu Long có khi còn sơ sài hơn ở Tây Bắc, nhưng sông rạch trong miền Tây đậm ngọt phù sa, thân xác người có rơi bũm xuống nước cũng chẳng làm sao. Chứ Tây Bắc, cầu nào cũng bắc qua vực thẳm róc rách nước và lổn nhổn đá hộc.

    Đặc biệt câu chuyện "hậu cầu đứt" này khiến người ta không khỏi bất bình. Gạt nước mắt khóc than một cái là cả bản kéo đi đề nghị chính quyền làm cầu, doanh nghiệp nọ đã vào cuộc tắp lự. Họ hăm hở đào hố đổ bêtông hai bên bờ suối ngay cạnh cái cây cầu đứt kia rồi... lặng lẽ bỏ đi. Nghe đâu công tác đấu thầu và thuê mướn gì đó của những người có tiền, có chức còn trục trặc.

    Uất quá, cán bộ và bà con bản mới bàn nhau làm một cái cầu tạm mà đi, cầu này còn tạm bợ hơn cả những cây cầu từng chết người đang kể ở trên. Vừa rồi, thằng Lò Văn Phích, 22 tuổi liều mình đi xe máy Minkhơ qua cầu, bị rơi xuống suối. Thằng Phích vỡ đầu mà chiếc xe thì tan tành.
    Một mùa lũ nữa lại sắp bắt đầu. Việc bà con gặp nạn... chỉ vì đi xem một chiếc máy ủi lần đầu tiên từ thế giới văn minh bò vào rừng vắng của mình đã khiến tôi đau đến ngỡ ngàng; song câu chuyện sống chết mặc bay từ số phận long đong của một cây cầu bên dòng suối Chiến kia mới thực sự là không thể hiểu nổi!
    Theo Lao động

  5. vuhn2509

    vuhn2509 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Nhân đọc về vụ Tây Bắc du ký, nhớ đến đoạn đi qua chiếc cầu mỏng như lá lúa ở ngã ba đi Mường Tè, xin trích đăng bài báo sau để TBers còn biết mà đề phòng nhé
    Nỗi đau cầu Mường Chiến và chuyện "sống chết mặc bay"


    Người dân Mường Chiến vẫn phải dựng cầu treo để đi lại
    Cuối năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử xã Ngọc Chiến - Mường La, Sơn La có một chiếc máy ủi lùi lũi tiến vào để san ủi đất chuẩn bị thi công một công trình thuỷ lợi. Đông đảo bà con và các cháu nhỏ leo lên cây cầu treo bắc qua dòng suối Chiến để... xem "vật thể biết đi kỳ lạ" ấy. Đùng một cái, cầu treo bị xoắn rồi đứt, hất tất tật vài trăm người xuống dòng suối xâm xấp nước với đầy đá hộc. Một cháu bé chết ngay tại chỗ, mấy chục người bị thương...
    Nấm mồ và những nạn nhân dưới chân núi Pu Có
    Từ huyện lỵ vào Mường Chiến dài gần 50 cây số đường dốc đứng toàn đá hộc, khi chúng tôi có mặt, con đường này đang bị tắc vì sạt núi. Nhà anh Cà Văn An nằm dưới thung lũng nhỏ nhìn lên đỉnh Pu Có bốn mùa mây giăng, anh An là bố đẻ của cháu Cương (8 tuổi) đã bị chết trong đợt cầu đứt vừa qua.

    Vợ chồng anh An vẫn còn ngồi ngơ ngẩn bên bếp lửa giữa nhà sàn lợp mái bằng gỗ pơmu. Đứa con gái còn lại của anh chị bé tẹo đang nằm thiêm thiếp trên một tấm mền cáu bẩn.

    Cháu Cương mất khi đang lên học lớp 2. Hôm ấy, thằng Cương đi học về, nó và tất cả đám học sinh ra cầu xem máy ủi. Cái máy gì to, bánh nó không tròn mà lại dài, nó cứ bò trên đá hộc ở suối như một con cuốn chiếu khổng lồ. Thằng Cương lạ quá, nó nhao ra sát chỗ máy ủi để xem máy nó phụt khói, xem bánh (xích) nó kêu loảng xoảng. Bà con và đám học sinh bị đuổi mới nhao cả lên mặt cầu phao đứng.

    Chiếc cầu làm từ năm 1973, do bàn tay các ông thợ vườn tự chế, nó đã ọt ẹt lắm rồi. Hai bên trụ của nó đóng bằng cọc gỗ pơmu, ván lát sàn cũng bằng pơmu già, tốt lắm. Chỉ hiềm một nỗi là dây dợ sắt cáp nó lại hay gỉ, thế là bùng nhùng bùng nhùng rồi oặt một cái, cáp cầu đứt hất tất cả hơn hai trăm bà con lẫn đám học trò xuống lòng suối cạn đầy đá. Máu người hoà vào nước lạnh của suối Chiến. Người ta kéo đến ùn ùn, ai nấy khiêng nạn nhân chạy về trụ sở hợp tác xã. Chật kín cả trạm y tế, cả sân hợp tác.
    Đen đủi nhất trong số ấy có cháu Cương. Cháu bị nặng nhất mà không hề biết! Sau khi bị ném xuống suối, cháu vẫn ôm đầu đứng dậy, còn loay hoay chạy đi tìm đôi dép bị tuột với lại quyển vở. Tìm không thấy, cháu chóng mặt ngồi ở hòn đá thương những người máu chảy đầm đìa bên cạnh. Lát sau, cháu xỉu dần và... chết.

    Nhà ở tít trong hốc núi, lại quá nghèo, gần chục năm ở trên cõi trần, cháu Cương chưa một lần được đi ăn phở, chụp ảnh. Thế nên, bây giờ, hễ có ai hỏi thăm chị lại thút thít khóc ước ao giá mà chị có một tấm ảnh thằng cu Cương để mỗi lần nhớ con chị giở ra mà ngắm.
    Trạm trưởng Trạm y tế xã Ngọc Chiến, anh Lò Văn Xiên, tỏ vẻ rất trăn trở sau vụ này. Anh bảo, gần một tuần sau, ngoài huyện, ngoài tỉnh mới biết chuyện để "tấn công" vào cứu chữa các nạn nhân. Đúng là đường sá cách trở quá mức. Tối ấy, trạm y tế xã đã tiếp nhận được 28 nạn nhân bị nặng.

    Mà ngay trong quan niệm của bà con cũng buồn cười. Có cháu gẫy xương đùi hẳn hoi, cháu kêu khóc ầm ĩ, thịt da sưng tấy, sốt ly bì, nhưng ra đến trạm xá rồi, gia đình cứ đòi mang về. Họ bảo, mang về bó thuốc lá của thầy lang trong bản có khi còn tốt hơn. Hàng chục người gẫy chân gẫy tay, gẫy răng, sứt tai, mẻ mũi... vẫn cứ nằm nhà!

    Mãi rồi, bốn người nặng nhất được "bầu chọn" đem ra Trung tâm Y tế huyện, hốt hoảng báo cáo tình hình lên Sở Y tế. Sở hãi quá mới thành lập đoàn cứu trợ vượt hơn 80km đường khủng khiếp kia để vào Ngọc Chiến, cháu Phóng bị gẫy đùi đã được người ta đem cáng vào bốc ra khỏi căn nhà sàn ván thưng ở tít bản Mường Chiến, thế là lần đầu tiên cháu được ra tới tỉnh.

    Quàng Văn Thư (22 tuổi) bị thương không nặng lắm, nhưng lại phải chịu rất nhiều đau đớn. Bởi cậu chỉ gẫy mỗi cánh tay bên phải, vì "chưa nặng lắm" nên cậu bị loại ra trong danh sách bầu chọn được đưa ra tỉnh. Cậu bị bỏ lại bản để... bó thuốc lá. Suốt 10 ngày đêm, Thư mất ngủ, cơn đau hành hạ kinh khủng. Đến mức, chuyến sau, tỉnh lại phải cho người vượt rừng vào đón nốt Thư ra thị xã chữa bệnh!
    Sau cháu bé tử nạn, có lẽ Quàng Văn Khoán, sinh năm 1977, là người đen đủi nhất. Hôm đó, Khoán bế đứa con 4 tuổi của mình cũng ra cầu ngắm xe ủi.
    Cầu lật, hai bố con Khoán văng xuống vực. Khoán ngất xỉu luôn, 5 giờ sau mới tỉnh. Không ngờ rồi thằng con Khoán vẫn sống, chỉ bị mất ít máu; còn Khoán thì suốt đời bị chột mắt!
    Những cây cầu... tự sản... tự đứt
    Sau sự kiện lạ mà đau của suối và ngách rừng Nậm Chiến này, nghe đâu, UBND tỉnh Sơn La đã có chỉ thị kiểm tra lại chất lượng của toàn bộ các cây cầu treo đang được sử dụng trong tỉnh!

    Có người đem chuyện này ra bàn luận, gọi là lối "mất bò mới lo làm chuồng"! Bởi việc đứt cầu cũng đã từng xảy ra không ít ở các huyện Sông Mã, và cả Mường La này cướp đi tính mạng của không ít người rồi.

    Hơn thế, nhìn lại sứ mệnh của một cây cầu như cầu Nà Din vừa đứt ấy khiến người ta kính nể và... kinh hãi. Nó được bà con chặt gỗ ở rừng về chôn cọc xuống hai bờ suối rồi căng dây sắt, đẽo ván đóng vào sàn để đi một cách hết sức thủ công và ngẫu hứng. Nó được hoàn thiện từ năm 1973 thế mà đến tận khi bị đứt, vẫn chưa một lần có ai nghĩ đến việc là cần duy tu bảo dưỡng cho nó!

    Tại Ngọc Chiến, có đến mười mấy cây cầu đều được làm theo lối này. Chúng tôi đi từ Mường La vào Ngọc Chiến, vẫn hãi hùng khi vượt qua những cầu gỗ mọt lỗ chỗ. Qua xã Nậm Păn, có một cây cầu còn mọt tới mức, người ta phải đóng một cái cọc bên cạnh cọc chính để gá "sơ cua" phòng khi cột chính bất thình lình... muốn nằm.
    Ông Tòng Văn Păn, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến đúng là một người hùng trong việc làm cầu cấp bản cho biết: Tất tật cầu ở đây đều do ông tự tay thiết kế. Với bà con ở bản, dựng cây cầu cũng nhẹ như làm cái chuồng lợn góc vườn thôi mà.

    Xin được nhấn mạnh rằng, Tây Bắc có quá nhiều sông suối,và không ở đâu người ta làm cầu khác kiểu làm "tự túc" như ở Ngọc Chiến, đấy mới là điều đáng sợ. Hơn thế, cảnh "ví dầu cầu khỉ lất lay" ở Đồng bằng sông Cửu Long có khi còn sơ sài hơn ở Tây Bắc, nhưng sông rạch trong miền Tây đậm ngọt phù sa, thân xác người có rơi bũm xuống nước cũng chẳng làm sao. Chứ Tây Bắc, cầu nào cũng bắc qua vực thẳm róc rách nước và lổn nhổn đá hộc.

    Đặc biệt câu chuyện "hậu cầu đứt" này khiến người ta không khỏi bất bình. Gạt nước mắt khóc than một cái là cả bản kéo đi đề nghị chính quyền làm cầu, doanh nghiệp nọ đã vào cuộc tắp lự. Họ hăm hở đào hố đổ bêtông hai bên bờ suối ngay cạnh cái cây cầu đứt kia rồi... lặng lẽ bỏ đi. Nghe đâu công tác đấu thầu và thuê mướn gì đó của những người có tiền, có chức còn trục trặc.

    Uất quá, cán bộ và bà con bản mới bàn nhau làm một cái cầu tạm mà đi, cầu này còn tạm bợ hơn cả những cây cầu từng chết người đang kể ở trên. Vừa rồi, thằng Lò Văn Phích, 22 tuổi liều mình đi xe máy Minkhơ qua cầu, bị rơi xuống suối. Thằng Phích vỡ đầu mà chiếc xe thì tan tành.
    Một mùa lũ nữa lại sắp bắt đầu. Việc bà con gặp nạn... chỉ vì đi xem một chiếc máy ủi lần đầu tiên từ thế giới văn minh bò vào rừng vắng của mình đã khiến tôi đau đến ngỡ ngàng; song câu chuyện sống chết mặc bay từ số phận long đong của một cây cầu bên dòng suối Chiến kia mới thực sự là không thể hiểu nổi!
    Theo Lao động

  6. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Tay băng giá, đại trưởng lão ve vuốt,
    Miệng cả cười, lừ đừ công trổ tài

    Lại nói chuyện giữa đêm khuya thanh vắng chúng bỗng nghe tiếng cười sằng sặc của Minh hắc diện công thì vô cùng hoang mang, Thì ra hảo hớn này vốn tơ tưởng tiểu thư Mai D đã lâu nhưng không phải lúc nào cũng có dịp tỏ nỗi niềm cùng nàng. Nay không biết thì thào với tiểu nhị ra sao mà y sắp ngay cho ở cùng chỗ với tiểu thư thì lấy làm khoái trá lắm, tự thưởng cho mình một tràng cười thật là hả hê. Chợt có vẻ cả thẹn vì thiên hạ xung quanh dòm ngó thì đành im bặt. Chúng cũng biết vậy nhưng phần thì sợ nắm đấm của hảo hán này phần cũng nể vì y cũng có vai vế trong làng nên lơ đi giả vờ không nghe thấy. Đoạn cả bọn lại lên phòng tiếp như không có chuyện gì xảy ra. Chuyện đến đây không nói nữa.

    Lại nói đến canh ba canh tư hôm sau khi lam sương chướng khí còn trùng trựng điệp điệp, nhật quang còn vùi kỹ trong chăn bỗng thấy làn hơi lạnh rùng rùng lần mò khắp lưng. Ai nấy hoảng hồn thu về thế thủ bất đồ tỉnh ngủ hẳn mà chuẩn bị binh khí sẵn sàng đối phó cùng với thích khách. Nhìn kỹ hoá ra không có thích khách nào mà ra một hảo hớn được cả đạo bầu tạm làm đạo trưởng. Hảo hớn này chính là trưởng lão Tùng Anh. Nguyên lão này có một chưởng lực vô cùng kinh dị gọi là bàn tay băng giá. Lão lại có thói quen là cứ đến canh tư thì đánh thức mọi người bằng cách sờ mó ve vuốt khắp người ta, hễ ai không tỉnh dậy thì lão nhất định thọc vào chốn sâu thẳm nhất để phát chưởng. Hễ dính chưởng này thì y như rằng người ta chỉ có thể vơ vội quần áo mà mặc đại cho xong chứ cứ dây dưa ra thì khốn. Bởi vậy khi chưởng lực này mới ra đòn phủ đầu là ai nấy đã tỉnh ngủ hết và sửa soạn lên đường.

    Đàn ngựa sắt cũng được no nê và chăm sóc kỹ lưỡng, vả lại mới qua có một đêm hành trình nên trông thật là sung sức. Con thì ngẩng cao đầu hí một hồi dài, con thì gõ lộp cộp ra chiều sốt ruột. Con hùng dũng khuyềnh khoàng giữa đường mang danh là Đại Liên ( Daelim ), lại có con ngựa cái nhỏ nhắn xinh xắn nhưng chạy cũng khá là chiến , con này có tên là Liễu Mã ( Yamaha ). Đêm qua không nhìn thấy tỏ tường hoá ra con nào con nầy đều dựng cờ xí ở trên lưng, bay phất phơ trông quả là ngộ.

    Bấy giờ ai nấy đã chuẩn bị sẵn sàng để vượt Hồng hà đi vào Nghĩa lộ trấn bỗng phát hiện ra một con ngựa tên là Hắc kỵ ( Husky ) mắc tật rỉ nước. Nguyên trong ngựa sắt có một bộ phận tối quan trọng gọi chế hoà khí chuyên luyện khí vào ét xăng để thành hợp khí dùng cho buồng đốt. Nay không hiểu ra sao bộ này của ngựa lại đâm ri rỉ ra rõ thật là chán. Khổ thân cho hậu đội tướng quân Kiên T lại phải loay hoay hết tháo ra rồi lại lắp vào từ tinh mơ cho đến tận giờ tí vẫn chưa ra làm sao. Cuối cùng chữa được bệnh rỉ nước thì ngựa lăn quay ra nhất định không chịu khởi động. Lại còn bị cái bọn du khách quái dị kia tài thì ít mồm miệng thì nhiều, tay nào tay ấy đều xắn cả lên đứng mà thuyết giáo phải làm thế nọ thế kia nhưng ngựa sắt vẫn nhất định nằm ì đấy. Thật là hoang mang bỗng một lão quái đứng bên cạnh che miệng cả cười. Chúng phát khùng lên suýt nữa tẩn cho lão quái một trận. Lão quái sợ quá suýt tè ra quần vội vàng phân bua. Thì ra đây là Lừ đừ lão công Hùng háu, y đứng xem bọn này đã lâu nhưng nhất định không chịu mở miệng, nay thấy việc thì cứ rối tinh cả lên mà sắp tới chính Ngọ rồi. Giận quá y phác nên một vài đường cơ bản về cơ cấu vận hành của ngựa sắt khiến bọn kia sững sờ miệng cứ há hốc ra mà nghe. Đoạn y sai mỗi người một việc thoáng một cái ngựa sắt lại nổ ngon lành. Thật là một người tinh tường về bách khoa sự việc. Nhìn lại đám người kia ai nấy im thin thít có vẻ cả thẹn lại còn hơi xun xoe nịnh bợ lão công làm cho phu nhân Thảo ía cũng được thơm lây. Lão này được khen thì ra chiều hỉ hả lắm mũi cứ nở lên từng ly.

    Đời sau có thơ khen rằng: Một người lo bằng một kho người làm

    Chuyện ngựa nghẽo xong xuôi thì đã tới chính Ngọ. Thế là cả đoàn lếch thếch khởi hành nhằm hướng Tây.

    Lại nói chuyện đoàn lữ khách nọ rời khỏi Yên bái trấn thì đã quá ngọ bèn vận hết công lực Tây tiến. Thời tiết lúc này quả là u ám, gió lạnh run rẩy từng cơn, mưa thì lất pha lất phất trông thật là buồn nản. Vậy mà đoàn quái khách kia đi đến đâu thì khí huyết bừng bừng đến đấy, hào khí toả sáng thật là oai phong lẫm liệt. Khí huyết này nguyên cấu thành từ hai phần một gọi là phần hồn, phần kia gọi là phần xác. Phần hồn thì đoàn này có thừa do được luyện khí từ bấy lâu nay cho chuyến đi này. Riêng phần xác thì tỉ lệ thuận với độ vơi đầy của dạ dày nên mới được có chừng ba chục dặm thì trông đã nhược nhạc lắm. Té ra bấy giờ quá ngọ đã lâu mà dạ dày thì vơi sạch nên trông ai nấy hồn xiêu phách lạc tưởng chững muốn té chứ chẳng muốn đi. Trưởng lão lấy làm kinh hoảng bèn quyết định tìm tửu quán để phục hồi lại phần xác.

    Tửu quán mà đoàn khách nọ chọn nằm trong thung lũng Ba khe, là nơi giao lộ của con đường tam thập nhị nối từ kinh kỳ lên. Chính nơi đây là chỗ năm ngoái người ta dùng ngựa sắt để chở thi hài mà chúng đã có dịp tận mắt chứng kiến. Nay phải dừng chân chỗ này thì quả cũng là bất đắc dĩ nhưng cũng không có cách nào khác khiến mọi người bụng đã run vì đói nay lại còn run vì sợ như thấy âm khí còn lảng vảng nơi đây. Được cái tửu quán nọ tương đối tươm tất lại có một tiệm hát cô đầu ( KaraOK) ngay kế bên khiến đoàn lữ khách hết sức là hưng phấn, thế là trong lúc tửu bảo đang dọn đồ ăn mấy nhị nương khoái quá bèn uốn éo nhảy nhót trông rõ là dâm dục, chuyện đến đây không nói nữa.

    Lại nói Nghĩa lộ nguyên là một lị lớn của Nghĩa lộ châu, nay vì châu này hợp nhất với châu Yên bái thành một châu gọi chung là châu Yên bái thì trấn này trở nên buồn hẳn. Tỉnh không ra tỉnh, quê không ra quê, cả trấn được có hai lữ quán một lữ quán thì tiểu nhị bỏ đi đánh bạc không thèm tiếp khách thế là lữ quán kia tha hồ chặt chém khách lãng du. Rời khỏi Ba khe huyện tới được Nghĩa lộ trấn thì trời đã sâm sẩm tối chúng không còn cách nào khác là phải thò cổ cho lữ quán mất dạy kia chặt đẹp. Được cái chính tại lữ quán sơn cước này hai lão quái khách là Linh K luật gia và Nguyên Kcông lại gặp được bạn đồng học thuở xưa của mình. Thị này cùng thọ giáo với hai lão kia tại Luật tử giám thủa còn hàn vi. Nay trở về sơn cước trông thị già đi đến cả chục tuổi khiến hai lão không còn nhận ra lại còn chắp tay vái cứ như là gặp được bậc cha chú. Nhận mặt xong xuôi chúng ra chiều sung sướng lắm bèn kéo nhau tuốt tuột về tư gia của mụ kia d? chén chú chén anh cho thêm phần thắm thiết.
    Muốn biết sự thể ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ
    -------------------------------------------------------------
    TÂYBẮCGroup, nhóm du lịch bằng xe máy
  7. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Tay băng giá, đại trưởng lão ve vuốt,
    Miệng cả cười, lừ đừ công trổ tài

    Lại nói chuyện giữa đêm khuya thanh vắng chúng bỗng nghe tiếng cười sằng sặc của Minh hắc diện công thì vô cùng hoang mang, Thì ra hảo hớn này vốn tơ tưởng tiểu thư Mai D đã lâu nhưng không phải lúc nào cũng có dịp tỏ nỗi niềm cùng nàng. Nay không biết thì thào với tiểu nhị ra sao mà y sắp ngay cho ở cùng chỗ với tiểu thư thì lấy làm khoái trá lắm, tự thưởng cho mình một tràng cười thật là hả hê. Chợt có vẻ cả thẹn vì thiên hạ xung quanh dòm ngó thì đành im bặt. Chúng cũng biết vậy nhưng phần thì sợ nắm đấm của hảo hán này phần cũng nể vì y cũng có vai vế trong làng nên lơ đi giả vờ không nghe thấy. Đoạn cả bọn lại lên phòng tiếp như không có chuyện gì xảy ra. Chuyện đến đây không nói nữa.

    Lại nói đến canh ba canh tư hôm sau khi lam sương chướng khí còn trùng trựng điệp điệp, nhật quang còn vùi kỹ trong chăn bỗng thấy làn hơi lạnh rùng rùng lần mò khắp lưng. Ai nấy hoảng hồn thu về thế thủ bất đồ tỉnh ngủ hẳn mà chuẩn bị binh khí sẵn sàng đối phó cùng với thích khách. Nhìn kỹ hoá ra không có thích khách nào mà ra một hảo hớn được cả đạo bầu tạm làm đạo trưởng. Hảo hớn này chính là trưởng lão Tùng Anh. Nguyên lão này có một chưởng lực vô cùng kinh dị gọi là bàn tay băng giá. Lão lại có thói quen là cứ đến canh tư thì đánh thức mọi người bằng cách sờ mó ve vuốt khắp người ta, hễ ai không tỉnh dậy thì lão nhất định thọc vào chốn sâu thẳm nhất để phát chưởng. Hễ dính chưởng này thì y như rằng người ta chỉ có thể vơ vội quần áo mà mặc đại cho xong chứ cứ dây dưa ra thì khốn. Bởi vậy khi chưởng lực này mới ra đòn phủ đầu là ai nấy đã tỉnh ngủ hết và sửa soạn lên đường.

    Đàn ngựa sắt cũng được no nê và chăm sóc kỹ lưỡng, vả lại mới qua có một đêm hành trình nên trông thật là sung sức. Con thì ngẩng cao đầu hí một hồi dài, con thì gõ lộp cộp ra chiều sốt ruột. Con hùng dũng khuyềnh khoàng giữa đường mang danh là Đại Liên ( Daelim ), lại có con ngựa cái nhỏ nhắn xinh xắn nhưng chạy cũng khá là chiến , con này có tên là Liễu Mã ( Yamaha ). Đêm qua không nhìn thấy tỏ tường hoá ra con nào con nầy đều dựng cờ xí ở trên lưng, bay phất phơ trông quả là ngộ.

    Bấy giờ ai nấy đã chuẩn bị sẵn sàng để vượt Hồng hà đi vào Nghĩa lộ trấn bỗng phát hiện ra một con ngựa tên là Hắc kỵ ( Husky ) mắc tật rỉ nước. Nguyên trong ngựa sắt có một bộ phận tối quan trọng gọi chế hoà khí chuyên luyện khí vào ét xăng để thành hợp khí dùng cho buồng đốt. Nay không hiểu ra sao bộ này của ngựa lại đâm ri rỉ ra rõ thật là chán. Khổ thân cho hậu đội tướng quân Kiên T lại phải loay hoay hết tháo ra rồi lại lắp vào từ tinh mơ cho đến tận giờ tí vẫn chưa ra làm sao. Cuối cùng chữa được bệnh rỉ nước thì ngựa lăn quay ra nhất định không chịu khởi động. Lại còn bị cái bọn du khách quái dị kia tài thì ít mồm miệng thì nhiều, tay nào tay ấy đều xắn cả lên đứng mà thuyết giáo phải làm thế nọ thế kia nhưng ngựa sắt vẫn nhất định nằm ì đấy. Thật là hoang mang bỗng một lão quái đứng bên cạnh che miệng cả cười. Chúng phát khùng lên suýt nữa tẩn cho lão quái một trận. Lão quái sợ quá suýt tè ra quần vội vàng phân bua. Thì ra đây là Lừ đừ lão công Hùng háu, y đứng xem bọn này đã lâu nhưng nhất định không chịu mở miệng, nay thấy việc thì cứ rối tinh cả lên mà sắp tới chính Ngọ rồi. Giận quá y phác nên một vài đường cơ bản về cơ cấu vận hành của ngựa sắt khiến bọn kia sững sờ miệng cứ há hốc ra mà nghe. Đoạn y sai mỗi người một việc thoáng một cái ngựa sắt lại nổ ngon lành. Thật là một người tinh tường về bách khoa sự việc. Nhìn lại đám người kia ai nấy im thin thít có vẻ cả thẹn lại còn hơi xun xoe nịnh bợ lão công làm cho phu nhân Thảo ía cũng được thơm lây. Lão này được khen thì ra chiều hỉ hả lắm mũi cứ nở lên từng ly.

    Đời sau có thơ khen rằng: Một người lo bằng một kho người làm

    Chuyện ngựa nghẽo xong xuôi thì đã tới chính Ngọ. Thế là cả đoàn lếch thếch khởi hành nhằm hướng Tây.

    Lại nói chuyện đoàn lữ khách nọ rời khỏi Yên bái trấn thì đã quá ngọ bèn vận hết công lực Tây tiến. Thời tiết lúc này quả là u ám, gió lạnh run rẩy từng cơn, mưa thì lất pha lất phất trông thật là buồn nản. Vậy mà đoàn quái khách kia đi đến đâu thì khí huyết bừng bừng đến đấy, hào khí toả sáng thật là oai phong lẫm liệt. Khí huyết này nguyên cấu thành từ hai phần một gọi là phần hồn, phần kia gọi là phần xác. Phần hồn thì đoàn này có thừa do được luyện khí từ bấy lâu nay cho chuyến đi này. Riêng phần xác thì tỉ lệ thuận với độ vơi đầy của dạ dày nên mới được có chừng ba chục dặm thì trông đã nhược nhạc lắm. Té ra bấy giờ quá ngọ đã lâu mà dạ dày thì vơi sạch nên trông ai nấy hồn xiêu phách lạc tưởng chững muốn té chứ chẳng muốn đi. Trưởng lão lấy làm kinh hoảng bèn quyết định tìm tửu quán để phục hồi lại phần xác.

    Tửu quán mà đoàn khách nọ chọn nằm trong thung lũng Ba khe, là nơi giao lộ của con đường tam thập nhị nối từ kinh kỳ lên. Chính nơi đây là chỗ năm ngoái người ta dùng ngựa sắt để chở thi hài mà chúng đã có dịp tận mắt chứng kiến. Nay phải dừng chân chỗ này thì quả cũng là bất đắc dĩ nhưng cũng không có cách nào khác khiến mọi người bụng đã run vì đói nay lại còn run vì sợ như thấy âm khí còn lảng vảng nơi đây. Được cái tửu quán nọ tương đối tươm tất lại có một tiệm hát cô đầu ( KaraOK) ngay kế bên khiến đoàn lữ khách hết sức là hưng phấn, thế là trong lúc tửu bảo đang dọn đồ ăn mấy nhị nương khoái quá bèn uốn éo nhảy nhót trông rõ là dâm dục, chuyện đến đây không nói nữa.

    Lại nói Nghĩa lộ nguyên là một lị lớn của Nghĩa lộ châu, nay vì châu này hợp nhất với châu Yên bái thành một châu gọi chung là châu Yên bái thì trấn này trở nên buồn hẳn. Tỉnh không ra tỉnh, quê không ra quê, cả trấn được có hai lữ quán một lữ quán thì tiểu nhị bỏ đi đánh bạc không thèm tiếp khách thế là lữ quán kia tha hồ chặt chém khách lãng du. Rời khỏi Ba khe huyện tới được Nghĩa lộ trấn thì trời đã sâm sẩm tối chúng không còn cách nào khác là phải thò cổ cho lữ quán mất dạy kia chặt đẹp. Được cái chính tại lữ quán sơn cước này hai lão quái khách là Linh K luật gia và Nguyên Kcông lại gặp được bạn đồng học thuở xưa của mình. Thị này cùng thọ giáo với hai lão kia tại Luật tử giám thủa còn hàn vi. Nay trở về sơn cước trông thị già đi đến cả chục tuổi khiến hai lão không còn nhận ra lại còn chắp tay vái cứ như là gặp được bậc cha chú. Nhận mặt xong xuôi chúng ra chiều sung sướng lắm bèn kéo nhau tuốt tuột về tư gia của mụ kia d? chén chú chén anh cho thêm phần thắm thiết.
    Muốn biết sự thể ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ
    -------------------------------------------------------------
    TÂYBẮCGroup, nhóm du lịch bằng xe máy
  8. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Hồi thứ ba

    Dụng khoả thân, quái mỹ nữ hạ thủ,
    Di hình ký, Mặc cô nương xuất đòn

    Tinh mơ hôm sau đám người kia đã lục tục trở dậy sắp đồ sắp đạc để khởi hành. Người thì tất bật chạy đi chạy lại, kẻ thì cơm đùm cơm nắm trông thật là bát nháo. Lại có kẻ mượn cớ đã thấy khật khừ dăm chén.

    Giữa lúc đang vui đáo để thì bỗng lù lù xuất hiện đâu một mụ già lưng còng tóc bạc mũi khoằm. Chúng ngỡ đâu không thèm để ý đến mụ già lẩm cẩm này bỗng đều giật thót mình toát mồ hôi lạnh khi nghe điệu cười thật là ghê rợn của y thị, ?o Cha chả các vị hảo hán định vượt cổng trời lên Mù cáng chải ? "

    Dường như trong điệu nói của mụ có hơi ẩm buốt giá và một vẻ đe doạ ngấm ngầm. Đoạn mụ lại cất tiếng cười, điệu cười lảnh lót như kim khí cứa vào nhau. Mười vị hảo hán thì bất giác có đến tám vị lùi hẳn lại khi nghe thấy giọng nói chết chóc kia. Trên gương mặt của thị tuy không biểu lộ cảm xúc gì dường như có thể nhìn rõ sự khủng khiếp sẽ hiện dần trên con đường vượt cổng trời.

    Đương lúc các hảo hán chưa biết phải động thủ ra sao, bỗng từ đâu bay ra một đạo hào quang chói loà, đạo hào quang này nguyên phát ra từ linh khí của mấy vị giang hồ dầy dạn, tức thì mụ già thất kinh loạng choạng lùi lại mấy bước, gậy chống lảo đảo rồi bỗng tan vào sương khói mà biến mất. Thì ra tại mỗi nơi quái địa đều có âm khí lảng vảng hay hiện hình để doạ kẻ đi đường. Tuy nhiên âm khí này hễ gặp dương khí mạnh hơn là không địch nổi tan mất, nay vận vào đây quả không sai. Tuy rằng không nhìn thấy âm binh kịch chiến nhưng đằng sau thực là một trận kỳ phùng tranh tài: muốn vượt quái địa buộc lữ khách phải đủ công lực để bỏ ngoài tai mọi lời gièm pha.

    Khi không bây giờ chói loà ánh nhật quang, lòng người phấn khởi tay bị tay gậy khấp khểnh tiếp tục con đường thiên lý.
    Lại nói chuyện toán người nọ vượt chừng dăm ba chục dặm đường thì phát lên một nương rộng mênh mang có tên là Tú lệ điếm. Tú lệ điếm này là nơi cư ngụ của mấy tộc người thiểu số là dân Thái đen và dân Mông hoa, bọn này tuyền là những tay thiện chiến vùng núi rừng vì vậy khách đi qua đây đều phải rất cẩn thận. Đây chính là đầu hồi để bước vào cổng trời Khau Phạ. Đám người kia đang lúc phăm phăm bỗng dúi dụi vào nhau dừng cả lại. Văng vẳng đâu đây tiếng hát véo von. Kỳ diệu hơn nữa xa xa trong bóng ngút hơi ngàn thấp thoáng mấy nàng tiên nữ đang khoả thân mơn trớn làn da ngọc ngà của mình. Thế gian bồng lai tiên cảnh tưởng như ở đây chỉ có một. Các hảo hớn có anh hùng đất nào đi nữa cũng không vì thế mà không buông chút động lòng nơi đây. Bởi vậy bao nhiêu binh khí cùng người đẹp quăng sạch sành sanh mà dúi hết giác quan vào để thưởng thức mỹ nữ tắm tiên.


    Đương lúc hả hê giác quan mở hội bỗng trưởng lão cùng huynh đệ rùng mình nổi da gà. Quái lạ, giữa trời đông giá rét sao lại có mỹ nữ trần như nhộng tắm táp ve vuốt thế kia. Lại nữa hình ảnh lúc mờ lúc tỏ, khi tỏ thì rõ ra là mỹ nữ nhưng lúc mờ nghe như có ám khí dâng đầy sau lưng. Bất đồ mỹ nữ vận mình lắc một cái, không trung bấy giờ ngũ sắc đương phơi phới bỗng dưng lụi tàn cả, rõ là có nghịch tặc quanh quất đâu đây. Các anh em lùi cả lại ai nấy đều đụng tay vào binh khí mà sẵn sàng hạ thủ nhưng vẫn lơ láo dòm trộm mỹ nữ tắm. Bấy giờ trời đất đã mù mịt lắm rồi mây đen ở đâu cuồn cuộn kéo về.

    Tự dưng trong không trung nổ đánh ầm một cái, hoả khí bốc lên ngùn ngụt chúng còn đang hết hồn chưa hiểu ra sao đã thấy Thuỷ Mặc cô nương nhảy tót ra, uốn éo quay cuồng, tay cẩm một quả chùi trông hết sức là lạ lẫm, vung vung vẩy vẩy, thò chỗ này một tí, chõ chỗ kia một tẹo cứ như là bà đồng lên cơn nhảy nhót. Nguyên cô nương này tu luyện tại Chiếu yêu đài (VTV) đã lâu, nay mới có dịp dụng võ. Y có một chưởng vô cùng lợi hại gọi là Di hình thần ký ( Video camcorder ) có thể ghi nguyên hình của vạn vật trong vũ trụ và nhân gian lại. Bảo bối này cũng như kính chiếu yêu của Phật bà quan âm bồ tát trong Tây du ký ( thật ) vậy. Thế nên thiên hạ ai cũng sợ bảo bối này hết vì phàm đã là người ta cha mẹ sinh ra thì phần mất dạy bao giờ cũng lớn hơn phần thiện mà ai chả sợ lộ chân tướng.

    Yêu quái bấy giờ đã hiện nguyên hình. Té ra không phải ai khác mà chính là mụ già khi sáng. Mụ bày trò mỹ nữ tắm tiên hòng lừa bịp anh em sa vào chốn cỏ cây hoa lá, thật là hiểm độc vô cùng. Tội nghiệp các trang hảo hớn suýt nữa mất mạng vì thói phong tình, nay mặt mũi xanh như tàu lá lủi thủi lui gót lại còn bị người đẹp đi cùng lườm với nguýt, bấy giờ anh em cứ đùn đẩy nhau ra tạ lỗi và cảm cái ơn cứu mạng của Thuỷ mặc cô nương,

    Thuỷ mặc cô nương thấy ngứa mắt quá bèn lên tiếng: " Thôi đi lại còn bày trò, hảo hớn anh hùng thiên hạ gì mà dúi mắt vào xem đàn bà tắm !"

    Thật là đã dại lại còn bị mắng,

    Đời sau có thơ chê rằng: Khốn nạn thay cái lũ đàn ông,
    Anh hùng thiên hạ cũng chỉ vì cái lông đàn bà ?

    Lại nói chuyện các hảo hớn suýt tiêu ở Tú lệ điếm, nay bụng bảo dạ quyết không mắc lỡm phen nữa, khí thế là bừng bừng chuẩn bị vượt Khau phạ quan vào đất Mù Cáng chải. Người ngựa dìu nhau được dăm dặm đường thỡ ụi thôi, ngay trước mặt lù lù một quả núi thật là hoang dã, cao ngút trời quanh năm mây mù phủ kín. Trưởng lão kinh hãi lùi lại mấy bước. Đường Tam tạng xưa đi lấy kinh chắc cũng không phải qua quả núi này. Nhìn quanh không thấy anh em nào cả bụng bảo dạ chắc đi về chầu ông bà ông vải phen này. Lại thấy khí núi hung tợn cuộn lên, mưa sa lắc rắc lạnh kinh hồn, âm khí mù mịt cách hai bước không thấy rõ mặt người. Mỗi bước đi như có mỗi cặp mắt dã thú ác nhân dõi theo chỉ chờ dịp là hạ thủ. Trưởng lão ngửa mặt lên trời than " Than ôi anh hùng nay phải gửi xác chốn này ư? ". Dứt lời may thấy mấy huynh đệ khác cũng đang lôi thôi lếch thếch kéo nhau lại gần, anh em không ai bảo nhau xuống tấn đứng về thế thủ sẵn sàng phòng bị.

    Thì ra quả núi này cả trăm năm mới có một lần không có mây còn lại là mù mịt, tiếng Mông gọi là Khau Phạ, hễ muốn vào Mù cáng chải không thể không qua chốn này mà mười người đi qua có khi gửi xác lại chín. Bất đồ chân bước chùn hẳn lại mà không ai là không nhớ đến điệu cười kim khí của mụ già dị nhân, bao nhiêu công lực bèn vận hết ra để xua tan giá rét mây mù...

    Dìu dắt nhau cuối cùng đám khách nọ cũng vượt được Khau phạ. Lạ thay vượt qua đỉnh đèo trời bỗng dưng khô ráo lạ thường cảnh trí quang quẻ sạch sẽ. Chúng ai nấy đều phấn khich nhằm hướng trấn thẳng tiến.

    Mù Cáng chải là một trấn cuối cùng của châu Yên bái về hướng Tây, nơi đây tưởng khỉ ho cò gáy hoá ra lại sầm uất hơn cả mấy trấn dưới xuôi.

    Tuy nhiên vẻ thị thành của trấn nhỏ này làm cụt hết cả hứng của đám quái khách, chúng bèn tìm lữ quán ngả lưng thôi thì chờ quách ngày hôm sau.

    Giữa lúc mọi người đang vui vẻ tấp nập bỗng Huyền cô nương thất kinh la lớn. Thì ra nãy giờ mải mót mà không ai để ý thấy sự vắng mặt của hiền đệ Tùng dịch từ khi nào. Rõ ra không thể chủ quan khinh địch

    Muốn biết sự thể ra sau, xin xem hồi sau sẽ rõ.
    Ảnh minh họa: Gái Thái tắm ở Tú Lệ
    -------------------------------------------------------------
    TÂYBẮCGroup, nhóm du lịch bằng xe máy
  9. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Hồi thứ ba

    Dụng khoả thân, quái mỹ nữ hạ thủ,
    Di hình ký, Mặc cô nương xuất đòn

    Tinh mơ hôm sau đám người kia đã lục tục trở dậy sắp đồ sắp đạc để khởi hành. Người thì tất bật chạy đi chạy lại, kẻ thì cơm đùm cơm nắm trông thật là bát nháo. Lại có kẻ mượn cớ đã thấy khật khừ dăm chén.

    Giữa lúc đang vui đáo để thì bỗng lù lù xuất hiện đâu một mụ già lưng còng tóc bạc mũi khoằm. Chúng ngỡ đâu không thèm để ý đến mụ già lẩm cẩm này bỗng đều giật thót mình toát mồ hôi lạnh khi nghe điệu cười thật là ghê rợn của y thị, ?o Cha chả các vị hảo hán định vượt cổng trời lên Mù cáng chải ? "

    Dường như trong điệu nói của mụ có hơi ẩm buốt giá và một vẻ đe doạ ngấm ngầm. Đoạn mụ lại cất tiếng cười, điệu cười lảnh lót như kim khí cứa vào nhau. Mười vị hảo hán thì bất giác có đến tám vị lùi hẳn lại khi nghe thấy giọng nói chết chóc kia. Trên gương mặt của thị tuy không biểu lộ cảm xúc gì dường như có thể nhìn rõ sự khủng khiếp sẽ hiện dần trên con đường vượt cổng trời.

    Đương lúc các hảo hán chưa biết phải động thủ ra sao, bỗng từ đâu bay ra một đạo hào quang chói loà, đạo hào quang này nguyên phát ra từ linh khí của mấy vị giang hồ dầy dạn, tức thì mụ già thất kinh loạng choạng lùi lại mấy bước, gậy chống lảo đảo rồi bỗng tan vào sương khói mà biến mất. Thì ra tại mỗi nơi quái địa đều có âm khí lảng vảng hay hiện hình để doạ kẻ đi đường. Tuy nhiên âm khí này hễ gặp dương khí mạnh hơn là không địch nổi tan mất, nay vận vào đây quả không sai. Tuy rằng không nhìn thấy âm binh kịch chiến nhưng đằng sau thực là một trận kỳ phùng tranh tài: muốn vượt quái địa buộc lữ khách phải đủ công lực để bỏ ngoài tai mọi lời gièm pha.

    Khi không bây giờ chói loà ánh nhật quang, lòng người phấn khởi tay bị tay gậy khấp khểnh tiếp tục con đường thiên lý.
    Lại nói chuyện toán người nọ vượt chừng dăm ba chục dặm đường thì phát lên một nương rộng mênh mang có tên là Tú lệ điếm. Tú lệ điếm này là nơi cư ngụ của mấy tộc người thiểu số là dân Thái đen và dân Mông hoa, bọn này tuyền là những tay thiện chiến vùng núi rừng vì vậy khách đi qua đây đều phải rất cẩn thận. Đây chính là đầu hồi để bước vào cổng trời Khau Phạ. Đám người kia đang lúc phăm phăm bỗng dúi dụi vào nhau dừng cả lại. Văng vẳng đâu đây tiếng hát véo von. Kỳ diệu hơn nữa xa xa trong bóng ngút hơi ngàn thấp thoáng mấy nàng tiên nữ đang khoả thân mơn trớn làn da ngọc ngà của mình. Thế gian bồng lai tiên cảnh tưởng như ở đây chỉ có một. Các hảo hớn có anh hùng đất nào đi nữa cũng không vì thế mà không buông chút động lòng nơi đây. Bởi vậy bao nhiêu binh khí cùng người đẹp quăng sạch sành sanh mà dúi hết giác quan vào để thưởng thức mỹ nữ tắm tiên.


    Đương lúc hả hê giác quan mở hội bỗng trưởng lão cùng huynh đệ rùng mình nổi da gà. Quái lạ, giữa trời đông giá rét sao lại có mỹ nữ trần như nhộng tắm táp ve vuốt thế kia. Lại nữa hình ảnh lúc mờ lúc tỏ, khi tỏ thì rõ ra là mỹ nữ nhưng lúc mờ nghe như có ám khí dâng đầy sau lưng. Bất đồ mỹ nữ vận mình lắc một cái, không trung bấy giờ ngũ sắc đương phơi phới bỗng dưng lụi tàn cả, rõ là có nghịch tặc quanh quất đâu đây. Các anh em lùi cả lại ai nấy đều đụng tay vào binh khí mà sẵn sàng hạ thủ nhưng vẫn lơ láo dòm trộm mỹ nữ tắm. Bấy giờ trời đất đã mù mịt lắm rồi mây đen ở đâu cuồn cuộn kéo về.

    Tự dưng trong không trung nổ đánh ầm một cái, hoả khí bốc lên ngùn ngụt chúng còn đang hết hồn chưa hiểu ra sao đã thấy Thuỷ Mặc cô nương nhảy tót ra, uốn éo quay cuồng, tay cẩm một quả chùi trông hết sức là lạ lẫm, vung vung vẩy vẩy, thò chỗ này một tí, chõ chỗ kia một tẹo cứ như là bà đồng lên cơn nhảy nhót. Nguyên cô nương này tu luyện tại Chiếu yêu đài (VTV) đã lâu, nay mới có dịp dụng võ. Y có một chưởng vô cùng lợi hại gọi là Di hình thần ký ( Video camcorder ) có thể ghi nguyên hình của vạn vật trong vũ trụ và nhân gian lại. Bảo bối này cũng như kính chiếu yêu của Phật bà quan âm bồ tát trong Tây du ký ( thật ) vậy. Thế nên thiên hạ ai cũng sợ bảo bối này hết vì phàm đã là người ta cha mẹ sinh ra thì phần mất dạy bao giờ cũng lớn hơn phần thiện mà ai chả sợ lộ chân tướng.

    Yêu quái bấy giờ đã hiện nguyên hình. Té ra không phải ai khác mà chính là mụ già khi sáng. Mụ bày trò mỹ nữ tắm tiên hòng lừa bịp anh em sa vào chốn cỏ cây hoa lá, thật là hiểm độc vô cùng. Tội nghiệp các trang hảo hớn suýt nữa mất mạng vì thói phong tình, nay mặt mũi xanh như tàu lá lủi thủi lui gót lại còn bị người đẹp đi cùng lườm với nguýt, bấy giờ anh em cứ đùn đẩy nhau ra tạ lỗi và cảm cái ơn cứu mạng của Thuỷ mặc cô nương,

    Thuỷ mặc cô nương thấy ngứa mắt quá bèn lên tiếng: " Thôi đi lại còn bày trò, hảo hớn anh hùng thiên hạ gì mà dúi mắt vào xem đàn bà tắm !"

    Thật là đã dại lại còn bị mắng,

    Đời sau có thơ chê rằng: Khốn nạn thay cái lũ đàn ông,
    Anh hùng thiên hạ cũng chỉ vì cái lông đàn bà ?

    Lại nói chuyện các hảo hớn suýt tiêu ở Tú lệ điếm, nay bụng bảo dạ quyết không mắc lỡm phen nữa, khí thế là bừng bừng chuẩn bị vượt Khau phạ quan vào đất Mù Cáng chải. Người ngựa dìu nhau được dăm dặm đường thỡ ụi thôi, ngay trước mặt lù lù một quả núi thật là hoang dã, cao ngút trời quanh năm mây mù phủ kín. Trưởng lão kinh hãi lùi lại mấy bước. Đường Tam tạng xưa đi lấy kinh chắc cũng không phải qua quả núi này. Nhìn quanh không thấy anh em nào cả bụng bảo dạ chắc đi về chầu ông bà ông vải phen này. Lại thấy khí núi hung tợn cuộn lên, mưa sa lắc rắc lạnh kinh hồn, âm khí mù mịt cách hai bước không thấy rõ mặt người. Mỗi bước đi như có mỗi cặp mắt dã thú ác nhân dõi theo chỉ chờ dịp là hạ thủ. Trưởng lão ngửa mặt lên trời than " Than ôi anh hùng nay phải gửi xác chốn này ư? ". Dứt lời may thấy mấy huynh đệ khác cũng đang lôi thôi lếch thếch kéo nhau lại gần, anh em không ai bảo nhau xuống tấn đứng về thế thủ sẵn sàng phòng bị.

    Thì ra quả núi này cả trăm năm mới có một lần không có mây còn lại là mù mịt, tiếng Mông gọi là Khau Phạ, hễ muốn vào Mù cáng chải không thể không qua chốn này mà mười người đi qua có khi gửi xác lại chín. Bất đồ chân bước chùn hẳn lại mà không ai là không nhớ đến điệu cười kim khí của mụ già dị nhân, bao nhiêu công lực bèn vận hết ra để xua tan giá rét mây mù...

    Dìu dắt nhau cuối cùng đám khách nọ cũng vượt được Khau phạ. Lạ thay vượt qua đỉnh đèo trời bỗng dưng khô ráo lạ thường cảnh trí quang quẻ sạch sẽ. Chúng ai nấy đều phấn khich nhằm hướng trấn thẳng tiến.

    Mù Cáng chải là một trấn cuối cùng của châu Yên bái về hướng Tây, nơi đây tưởng khỉ ho cò gáy hoá ra lại sầm uất hơn cả mấy trấn dưới xuôi.

    Tuy nhiên vẻ thị thành của trấn nhỏ này làm cụt hết cả hứng của đám quái khách, chúng bèn tìm lữ quán ngả lưng thôi thì chờ quách ngày hôm sau.

    Giữa lúc mọi người đang vui vẻ tấp nập bỗng Huyền cô nương thất kinh la lớn. Thì ra nãy giờ mải mót mà không ai để ý thấy sự vắng mặt của hiền đệ Tùng dịch từ khi nào. Rõ ra không thể chủ quan khinh địch

    Muốn biết sự thể ra sau, xin xem hồi sau sẽ rõ.
    Ảnh minh họa: Gái Thái tắm ở Tú Lệ
    -------------------------------------------------------------
    TÂYBẮCGroup, nhóm du lịch bằng xe máy
  10. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Hồi thứ tư.

    Xuất luân hồi, Tùng dịch tử luyện đan
    Khoái trăng hoa, Minh K công lỡ vận


    Lại nói chuyện đương lúc mọi người vui vẻ cười huyên náo bỗng không thấy Hiền đệ Tùng dịch đâu, tất thảy đều lo lắng toả ra bốn phía truy tìm.

    Đã qua dăm tuần trà, các hảo hán đều đã lùng sục vài vòng và quay cả lại nhưng lạ thay vẫn bặt vô âm tín. Ngửa mặt nhìn trời thấy trăng sao đêm nay thật là khác lạ, đã xa xôi hoang vắng lại vừa nhấp nha nhấp nháy vẻ giễu cợt. Nhìn quanh thấy đất Mù Cáng chải này cũng chẳng giống đâu, hai bên là hai triền núi cao chất ngất còn ở giữa là một khe suối sâu thẳm, chắc chắn là một nơi đã từng chôn vùi biết bao anh hùng quái kiệt. Các hảo hán bụng đương lo lắng vì thiếu mất một tay thiện chiến lại thêm phần vừa lạnh vừa đói, không thể nào không cảnh giác.

    Bỗng như xa xôi đâu đó thoang thoảng một làn hơi lạnh rồi như nhịp dần theo bước thời gian làn hơi mạnh dần lên như một cơn gió. Lơ vơ trong khí lạnh của núi rừng tự dưng một lão tiều phu, lão này trông thật khác người, tiều phu gì mà mặt mũi thì gân guốc, tay chân thì lực lưỡng, mắt thì vừa ác lại vừa toèn nhoèn ướt. Lấy hết can đảm một hảo hớn bước ra: " Linh K luật gia xin có lời bái kiến lão gia "
    Lão già kia chẳng e hèm lấy một tiếng, lại còn ra vẻ khó chịu khi bị quấy rầy.
    Linh K bụng đã run đến mười phần, không lẽ lại đứng đực đấy thì quá là bỉ mặt, bèn run run hỏi: " Cảm phiền đại ca cho hỏi có thấy một nam tử loanh quanh trên đường phía núi không ? ?o
    " Ha ha ha, ý nhà ngươi muốn hỏi món thịt săn của ta vừa xong chăng? Lại xó rừng kia mà đem xương về nấu phở ...?
    Đoạn lão vụt biến mất, cũng nhanh như khi lão xuất hiện.

    Cả bọn đứng đực mặt ra không biết làm gì, mặt xanh nanh vàng cả ra vì sợ. Nguyên khi xưa nơi đây đã từng có những tộc người lấy thịt người làm thực phẩm, nay không biết tộc này đã lớn mạnh đến đâu mà ngang nhiên coi người như chim như thú!

    Bấy giờ không gian đã tĩnh lặng tới mấy khắc, các hảo hán cùng nương nương vẫn còn như hoá đá bỗng có một tiểu nhị rón rén bước ra: ?o Bẩm các đại ca, các đại ca có tha tội con mới dám nói ?o
    Linh K luật gia tuy đã bay sạch hồn vía, nhưng được cái cũng thuộc hàng cao thủ trong giang hồ nên hắng giọng hỏi " Gì?"

    ?o Dạ bẩm con thấy có một công tử đi về phía kia ?o Dứt lời y trỏ về phía góc của lữ quán.
    Vừa hay thấy Tùng dịch hảo hớn đủng đỉnh bước lại, vừa đi vừa huýt sáo véo von, ra chiều vui thích lắm.

    Linh K luật gia vơ ngay bảo bối của mình là luật chưởng bát bộ công choảng đánh choang lên đầu Tùng dịch một cái. " Cái thằng mắc dịch này, mày biến đi đâu nãy giờ mà để anh em hoảng hồn, chị em sướt mướt còn tao suýt nữa cũng bị biến thành món thịt săn? "

    Té ra hảo hán này đang có một bài luyện đan, đan này không luyện bằng nồi bằng chõ mà phải luyện bằng ruột già, đan này cũng không luyện bằng củi bằng bếp mà phải luyện bằng lửa lòng. Đan này cứ mỗi ngày luyện một lần, mỗi lần vài canh giờ nên chúng không để ý, chứ nếu có sẽ thấy hảo hán này mỗi ngày biến mất khỏi anh em ngót nghét hai canh, y chui vào một chỗ ngồi thiền thật là tĩnh lặng gọi là ngũ cốc luân hồi ( toilet ). Đan này luyện xong thì chắc chắn như viên sỏi, rắn như sắt như đá, chó gặm gãy răng, ngựa dẫm vỡ móng. Lạ kỳ là đan này luyện xong thì chẳng có tác dụng làm gì, chỉ thoả mãn cái nỗi buồn khó tả của Tùng dịch tiểu công, nờn không thể xếp vào bộ binh khí hay bảo bối quý hiếm, mà giỏi lắm cũng chỉ đem xay ra thành bột hoà với nước mà đem tưới cây. Đan này gọi là Thiết Hoàng đan hay nôm na trong dân gian gọi là " Phân bắc ".

    Bấy giờ anh em gặp lại nhau còn lành lặn nguyên xi thì mừng mừng tủi tủi, quyết định mở tiệc khao ba quân, chuyện tới đây không nói nữa.

    Lại nói chuyện sáng hôm sau tinh mơ, chúng đã thấy Lừ đừ lão công tay bị tay gậy nai nịt thật là sẵn sàng khác hẳn ngày thường, bèn lấy làm ngạc nhiên lắm. Hỏi ra mới biết lão gia này giữa đường đứt gánh, đi chưa được nửa chặng đường mẹ già ở quê nhà đã gọi về làm lễ Song hỉ cho ngươì thân, rõ thật là anh hùng hảo hán nửa mùa, đã ra khỏi nhà lại vẫn vương vấn chuyện tư gia. Thật đáng hổ thẹn hết chỗ nói! May mà xưa kia Cập thời vũ Tống công minh cũng dăm ba bận bỏ anh em về nhà nên lão quái này nay cũng có cớ mà vin vào.

    Các hảo hán nghe mãi mới thủng câu chuyện, lượng sức mình khuyên ngăn không được bèn ồ lên một tiếng, dứt lời ai vào việc nấy thoắt cái đã gọn gàng như mới chuẩn bị lên đường.

    Tỉnh lộ từ Mù Cáng chải tới Than Uyên thật là chẳng đáng phí công phí lời miêu tả, chỉ biết đường gì mà bụi mù, đèo dốc cũng chẳng có lấy một cái ra hồn, núi thì trọc lốc, người thì nhem nhuốc chỉ được mỗi cái hay là vớ được một gia gia đang nấu rượu lậu. Rượu này nấu bằng cây sắn tầu, dí lửa vào là bùng lên cháy, thật là một thứ rượu nặng. Được thứ này thì thật là đúng ý mấy hảo hớn, bởi vậy nên Hậu đội công Kiên T sướng quá tợp đầy một bình,

    Chẳng mấy chốc đã đến Bình lư trấn, là nơi Lừ đừ lão công chia tay để trở về quê nhà. Đương lúc mọi người bịn rịn khóc lóc mãi chẳng thôi Minh K hắc diện công bèn cất lời: " Lão gia, thôi thì lão gia cùng nương nương hồi hương, anh em giữ chân không được, lão gia đi đường thứ nhất là phải thật thận trọng, thứ nhì không được uống rượu, thứ ba chớ làm chuyện gì bậy bạ với nương nương thì các anh em ở đây mới an tâm. Minh K ta thay mặt các anh em có chút quà lót tay. Lão gia chớ có từ chối, đây là bảo bối, lão gia đem về thái nhỏ sao vàng ngâm với rượu rồi hạ thổ để trong chín tháng mười ngày, uống vào bổ dương tráng thận, thiên hạ thật không gì quý bằng!" Nói đoạn rút trong tay áo ra một bảo bối gọi là ái ân cách biệt túi ( OK ). Nguyên bảo bối này thật là một thứ quí giá, nó vừa vặn như vòng kim cô của Tôn ngộ không ( Con khỉ này cũng có tài biến hoá lúc to như trái núi, lúc nhỏ như cây kim nhưng hễ to hế nào thì vòng kim cô cũng to ra như vậy ), nhưng khác với vòng kim cô là đội vào thì thấy đau, còn bảo bối này đội vào thì thấy sung thấy sướng, lại chưa nói bao nhiêu công năng tuyệt kỹ khác mà đến Lão tôn có trở dậy thì không thể biết nổi.

    Lừ đừ lão công vớ được bảo bối thì sung sướng lắm, nhanh như cắt thu lấy rồi ba chân bốn cẳng chuồn sớm, chỉ sợ Minh k đòi lại thì nguy, chuyện đến đây không nói nữa.

    Lại nói Minh k công bấy giờ cùng với hậu đội đuổi theo chính đội chạy trước một quãng đã xa, bụi bay mù trời.

    Minh K bụng lâng lâng vui sướng, nhớ lại cảnh trốn tiểu thư Mai D đi xem mỹ nữ tắm tiên cảm thấy trong lòng thật là phơi phới, vừa đi vừa hát vang đường, không lời nào tả xiết. "Thật là chốn thần tiên, nàng nào nàng nấy đều phây phây, da thịt nõn nà, cười nói giả lả, trong bụng mười phần thì đã ưng đến chín, rõ là chỉ còn chờ ta hạ mã " Đương lúc tâm hồn giao hoan, giác quan hưởng lạc thì bỗng hẫng một cái nhìn thấy con đường trước mặt nứt làm hai, một khe sâu đen ngòm bỗng lù lù trước mặt, Minh K cố giật cương cho thiết kỵ lên đường chính thì lạ thay, càng giật thì ngựa sắt càng lao xuống khe hẹp. Bấy giờ tình thế đã nguy lắm rồi Hắc diện công đã sắp sửa đi vào cõi vĩnh hằng bỗng thấy người nhẹ bỗng, nhìn lại đã thấy mình nằm gọn chổng lỏn trên đường, bên cạnh là Mai D tiểu thư đang đứng chống nạnh. Thì ra Hắc diện công mải nhớ về hình ảnh thần tiên nơi Tú lệ, đang sung sướng tưởng tiểu thư Mai D không hay biết bỗng chợt nhớ đến Di hình thần ký của Thuỷ Mặc cô nương, mồ hôi lạnh toát chân tay lẩy bẩy đường quang không đi lại đâm sầm xuống rãnh, may nhờ có Mai D tiểu thư cũng không phải tay vừa, thấy tình thế cấp bách bèn tóm lấy của quý của lão gia kia giật lại mới cứu được cái mạng của y, chuyện thật là khôi hài hết chỗ nói. Minh K ra khỏi cơn nguy cấp nhuệ khí bay đâu mất một nửa, chân thì trẹo một cái trông thật là đáng thương, chúng cũng lấy làm cám cảnh cho một hảo hán lúc sa cơ lỡ thế.

    Hậu đội công Kiên T cùng Minh K hắc diện công đuổi kịp chính đội thì đã tối lắm rồi, lại nhìn thấy một trấn thật là sầm uất ven đường, bèn loay hoay tìm chỗ ở trọ.

    Muốn biết sự thể ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ
    -------------------------------------------------------------
    TÂYBẮCGroup, nhóm du lịch bằng xe máy

Chia sẻ trang này