1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tây Du Ký (Sinh) Sự

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi thatlakhohieu, 08/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thatlakhohieu

    thatlakhohieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Tây Du Ký (Sinh) Sự

    Phần 1: khởi động

    Vốn mê Tây Du Ký từ nhỏ, tui cũng ước ao một lần đi về trời tây cho biết. Có điều chuyện mà tui sắp kể ra đây khác với của Ngô Thừa Ân rất rất nhiều chổ. Này nhé, đầu tiên Ngô Tiên Sinh viết cho đọc giả toàn cầu đọc, từ cậu bé mới mọc mấy cái răng đến ông lão sắp về miền cực lạc với Tam Tạng vẫn còn muốn múa may như Ngộ Không lí lắc. Còn chuyện của tui họa may ra có mấy chàng trai dễ tính đọc mà thôi. Nói vậy cũng có cái lý của nó vì Tây Du Ký trọn bộ rất nhiều tập với nhiều tình tiết éo le, còn chuyện của tui vỏn vẹn có 4 phần như cái cuộc thi ?ođường lên đỉnh Ô Lim Píc?À? gì gì đó của VTV: khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc và về đích. Vậy tui vào phần khởi động luôn nhé, kẻo không các bạn buồn ngủ rồi lại trách tui dài dòng.

    Vừa ăn tết xong, tui nhận được yêu cầu của sếp chuẩn bị lên đường làm một chuyến ?ođem chuông đi đánh xứ người?vào tháng 4. Chuông của tôi thuộc loại đồng pha sắt nên không dám cho nó ngân nga nhiều. Còn xứ người ở đây là cái nơi xa lơ xa lắc, nghe đâu là quê hương của cái ông gì mà vừa hít vừa le được, hình như là hitlle thì phải. Thú thật nhé, lúc đó bề ngoài tui tỏ vẻ bình thản như không có chuyện gì xảy ra, nhưng trong lòng thì vừa lo lại vừa sướng rơn cả bụng. Lo vì không biết chuông mình đánh có ai nghe không, còn sướng vì từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ tui có đi đâu bao giờ đâu. Nói không phải tự ti chứ từ nhà(ở quê) đến trường(TP.HCM) tui chưa một lần lạc đường ở bất kì địa danh nào khác. Mấy anh mấy chú học giỏi hay con nhà khá giả còn có cơ hội tây tiến, chứ như tui và các bạn thuộc xóm nhà lá thì quả đây là từ trên trời rơi xuống. Thôi thì tổ đãi mình cứ hưởng. Nào là chuẩn bị passport, rồi xin VISA nè (đừng quên kiên nhẫn chờ lấy nó nhé), rồi thêm mấy vật dụng cá nhân, áo ấm, mấy lọ thuốc tây (cứ như là mình sắp mắc tất cả các loại bệnh tới nơi vậy). Thêm mấy câu dặn dò của mẫu hậu ?nhớ đừng tốt bụng quá nghen con, nhất là không giữ hoặc xách dùm đồ của người khác?. Tui cũng không quên nhét vào mấy cuốn sách to đùng làm hành trang(sau này tôi mới biết đó là sai lầm lớn, hồi sau sẽ rõ).

    Ngày đi cũng đã đến, tui diện bộ quần áo oách nhất của mình, phen này bọn tây chắc lác mắt ra nhìn cũng nên. Tôi đường hoàng ra sân bay TSN trước 2h theo quy định. ?oỞ đâu cần hải quan có, ở đâu khó có hải quan? là câu châm chích ngôn mà tui nghĩ ra sau khi bị các bác nhiệt tình tra hỏi cặn kẽ với một tờ khai nho nhỏ cộng với lệ phí hải quan to to(hình như 12$ thì phải). Sau đó chờ thêm 2 giờ đồng hồ nữa(lại điệp khúc trễ hẹn) tui mới được bước lên máy bay trực chỉ Malaysia trên chuyến bay transit. Ngồi trên máy bay êm ru chợt bồi hồi nhớ Đường Tam Tạng khi xưa khổ sở trèo đèo lội suối thỉnh kinh còn mình nhắm mắt một cái đã đến sân bay malaysia. Phi trường ở đây rất rộng, được thiết kế theo ?oxì tai? thiên văn học với nhiều trụ tròn đan chéo lẫn nhau vừa hiện đại vừa ấn tượng. Các chuyến bay transit của hãng Malaysia Airway tập trung về đây, sau đó hành khách lại được phân loại theo nơi mình cần đến. Để đến được chuyến bay ?oGiẹc má nỳ? tui phải đón tàu điện đến Gate số 25 và không quên vặn đồng hồ thêm 1giờ nữa. Cùng đi với tui và là người Việt có một bác đã lớn tuổi cùng với 2 cô gái xem chừng cũng đi lần đầu như tui. Bác lớn tuổi thì đi về như cơm bữa, khỏi bàn, còn 2 cô gái nghe đâu sang Đức để lấy chồng, chợt cảm thương cho thân gái đường xa vạn dặm tìm chồng phương xa(mặc dù toàn đi máy bay thôi).

    Bạn có tin là không có gì khổ hơn ngồi trên máy bay những 12 tiếng đồng hồ, hết ăn rồi lại ngủ, mà thức ăn thì khỏi nói, bây giờ tui không khỏi cảm giác rùng mình. Lúc thức thì xem chương trình giải trí, nghe nhạc, chơi game trên cái màn hình bé tí gắn sau mỗi ghế ngồi, chân tay tui tê rần rần. Thỉnh thoảng tui cũng đi đi lại lại vừa thư giãn vừa giải quyết cái ?osự đời khó nói? của mình. Tôi cố ru mình một giấc ngủ muộn, vừa choàng mắt tỉnh dậy, đồng hồ chỉ 6h30, nhìn qua cửa sổ nhỏ mờ mờ, mặt trời hừng lên đằng đông đỏ rực một góc trời. Mây tầng tầng lớp lớp như đan vào nhau, cứ ngỡ đang ở chốn thiên đình. Đang miên man với dòng suy nghĩ chợt tiếng của phát thanh viên thông báo?hành khách chuẩn bị, máy bay sắp hạ cách trong vòng 30 phút nữa?. Tui buột chặt dây đeo lại, và chuẩn bị cho cảm giác ù tai vì hạ cánh. Máy bay hạ dần độ cao, qua làn mây mỏng, thành phố Frankfurt hiện ra trước mắt.

    Đây rồi thành phố hiện đại của một nước tư bản nghe đâu đứng hàng thứ 3 trên thế giớ thì phải. Cây xanh bao trùm thành phố, những đại lộ thênh thang với cơ man xe tải, xe con nối đuôi nhau một cách có trật tự cứ như là được lập trình sẵn vậy. Trời hẵng còn sớm, những giọt sương cuối xuân không giấu được cái lạnh xe người. Các ống khói vươn lên trời cao nhả từng cụm từng cụm giống như bác nông dân làm một điếu thuốc lào buổi sớm mai ở quê nhà vậy. Khoát vội cái áo choàng tôi bước xuống máy bay, với niềm hân hoang khôn tả, lại nhận được lời hứa giúp đỡ của bác lớn tuổi khi nãy. Tôi ước gì làm xong thủ tục nhập cảnh sớm để đắm mình trong không khí của trung tâm tài chính hàng đầu châu âu, thành phố Frankfurt. Biết đâu ngoài kia đang có người đợi mình, trên tay là một lẵng hoa cũng nên. Giấc mơ đó không kéo dài được lâu, vì trước mặt tui là nhân viên hải quan của nước bạn, còn bác lớn tuổi thì lặn mất tăm. Tui dám cá với bạn hắn chưa bao giờ cười, người thì to cao, mặt thì đanh lại, hỏi toàn những câu khó nghe (cũng có thể do trình độ tiếng Anh của tui có hạn). Trả lời một cách trót lọt, tui được qua. Mừng quá đến nỗi tìm không ra terminal 2 của mình. Ông bà ta nói ?oĐường đi trong miệng mình? quả thiệt không sai, chỉ có điều tui vận dụng hơi nhiều lần, dễ chừng trên dưới 10 lần cộng với đón một chuyến tàu điện nữa tui cũng đã đến được nhà ga của sân bay. Mua cái vé về Bonn nơi tui công tác hết 34 Euro. Các bạn biết 34 Euro là bao nhiêu tiền Việt Nam không? Gần 700.000Đ lận đó. Cứ quy đổi ra tiềng Việt đi, hoặc đổi ra thóc tui bảo đảm bạn sẽ có tinh thần tiết kiệm triệt để. Thêm cú sốc cho tui nữa là sự đúng giờ của họ, trên tấm vé ghi rõ ràng là 9h5 xuất phát, thế mà tui có trễ gì nhiều cho cam. Chừng 10 phút là cùng thế mà tàu chạy mất tiêu. Lúc này mới thấy thương cái sự ?ogiờ dây thun? của ngành đường sắt chúng ta, họ vô cùng thông cảm cho cái sự trễ giờ vốn dĩ ăn sâu vào dòng máu Việt, trong đó có tui. Đành đợi thêm 1 tiếng đồng hồ nữa cho chuyến tàu kế tiếp. Ô kìa tàu đến rồi, ôi sao chuyến tàu này lạ hoắc thế, thôi thì cứ nhảy đại lên xem thế nào. Tạm biệt Frankfurt thân yêu nhé, tạm biệt nơi tôi vừa gắn bó chưa đầy 3h đồng hồ, tôi đi về Bonn, cựu thủ phủ của Tây Đức cũ. Điều gì đang chờ tui trên chuyến tàu định mệnh này, xem hồi sau sẽ rõ.
    summer 2005.
    NVL.
    [imghttp://larscapes.com/frankfurt/view_from_main_tower_840x560.jpg[/img]
  2. immerallein

    immerallein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Gớm bác chơi hai chữ "định mệnh" nghe ghê quá.... cứ như đoàn tàu sắp đi vào "lịch sử" ko bằng ý.
  3. thatlakhohieu

    thatlakhohieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Phần 2: Tăng Tốc
    Đoàn tàu lăn bánh tiến về hướng tây nam của nước Đức. Kéo vội mớ hành lý trĩu nặng(vì có quá nhiều sách), tôi bước vào khoang hành khách có dòng chữ class 1. Quái lạ sao chẳng thấy ai ngoại trừ một gã như là thương nhân đang ngồi nhâm nhi ly cà phê. Thầm nghĩ người dân của xứ sở Mercedes hay BMW chắc có nhiều ôtô không thèm đi tàu hỏa. Được ?okhuyến cáo? tàu sẽ chạy dọc theo một con sông khá nổi tiếng đó là sông Rhine. Tôi chọn cho mình chổ ngồi gần cửa sổ để dễ dàng quan sát, trong đầu ôn lại một chút kiến thức kinh điển về nó, hổng biết chính xác không. Tôi xin chép lại như sau:
    Sông Rhine dài 1.300 Km, là con sông dài thứ hai ở châu âu và là một trong những con sông nổi tiếng nhất. Nó bắt nguồn từ dãy Alps ở phía Nam và chảy ra biển Bắc, làm thành biên giới thiên nhiên giữa Đức và Thụy Sỹ, kéo dài từ hồ Constance cho đến thành phố Basel của Thụy Sỹ, và giữa Đức với nước Pháp từ Basel đến Karlsruhe. Dọc hai bờ sông Rhine là những khu vườn nho rậm rạp, những pháo đài, những lâu đài cổ và những thị trấn đẹp như trong tranh. Trong tổng số chiều dài của con sông thì có 900 km thuyền bè có thể đi lại được, đó cũng là tuyến đường sông tấp nập nhất Châu Âu, với trung bình 9.000 tàu thuyền đi lại trên sông mỗi tháng.
    Dòng sông uốn lượn theo sườn núi như một dải lụa, có những khúc cua thật ngoạn mục. Một điều rất lạ là mỗi lần tàu đi qua các khúc cua là có giọng ca của một cụ già ở khoang bên cạnh cất lên thật hùng tráng. Sau này tìm hiểu tôi mới biết bài ca mà cụ hát có liên quan đến câu chuyện về các chàng thủy thủ khi cho tàu đi ngang qua các khúc cua này, vì mãi nghe các cô thôn nữ trên lưng chừng núi cất tiếng hát trong trẻo nên để tàu va phải núi, tất cả đều hy sinh(chết như vậy có được phong liệt sỹ không nhỉ). Đẹp thì đẹp thật, nhưng thật sự tôi cảm thấy không có hồn bằng dòng sông chở nặng phù sa quê nhà, nơi ngàn đời đã nuôi dưỡng tôi và bạn.
    [​IMG]
    sông Rhine nước chảy đôi bờ
    Để anh chín dại mười khờ sang đây
    Ngắm cảnh đẹp được chừng 15 phút, nhân viên kiểm soát vé xuất hiện, tay lăm lăm máy kiểm tra thẻ thanh toán. Tới đây cũng nói thêm, đi tàu không phải ai cũng mua vé, có khi họ trả tiền trên tàu bằng thẻ thanh toán hoặc đặt vé qua mạng. Anh ta yêu cầu tôi cho xem vé, tôi chìa ra. Anh ta nhìn hồi lâu rồi ngước lên nhìn tôi với ánh mắt kỳ lạ. Nếu pha thêm vào đó một chút trìu mến thì chắc trở thành hai người yêu nhau, nếu pha thêm một chút giận dữ thì đích thị là kẻ thù rồi. Thì ra vé của tôi không được ngồi ở class 1 mà phải chuyển xuống class 2. Lại lọ mọ kéo hành lý xuống nơi dành cho mình, tôi mới biết dân Đức cũng đi tàu nhiều ra phết, và không phải ai cũng thích ngồi class 1 kia đâu nhé. Anh nhân viên khi nãy bấm vào tấm vé của tôi 1 lỗ y hệt mấy anh CSGT của mình vậy. Anh ta quay đi và không quên dặn một câu ?khi tàu đến Siegburg thì xuống và đi ngược về Bonn nhé ?. Thôi chết tôi rồi, tôi đã đi lộn chuyến tàu, có khổ không chứ. Tôi bắt đầu hơi lo và tự trấn an mình ?ođi ngược lại cũng đâu có sao?. Chú thích luôn là tàu từ Frankfurt về Bonn có 2 loại, tàu IC đi mất 2h còn tàu ICE đi chỉ 1h, giá tiền như nhau, nhưng nơi dừng thì khác nhau. Siegburg cách Bonn khoản 30 km, tôi đã lộn qua chuyến tàu ICE rồi.
    Khoản 1h đồng hồ tàu đỗ xuống ga Siegburg, tôi ngơ ngác nhìn sân ga vắng lặng. Bối rối thực sự, chợt thấy có chuyến tàu điện đi ngược lại tôi vội vàng nhảy lên. Mạnh dạn bắt chuyện với một phụ nữ trung niên, phụ nữ Đức thật là tốt bụng làm sao(nịnh đầm họ một tí thì giải quyết được khối chuyện đấy), họ chỉ bảo rất tận tình, tôi biết được tàu này có đi về Bonn. Thế là an tâm ngồi ngắm cảnh tiếp tục.

    Giữa Bonn và Siegburg là một vùng nông thôn hiện đại. Người ta đã cơ khí hóa hoàn toàn, những cánh đồng dài tít tắm, nhưng có điều không thẳng cánh cò bay bằng Mê Kông Denta của mình đâu(cái này phải nở mũi thôi). Các luống rau mọc đều sat sát, xanh mơn mởn đặc trưng của xứ ôn đới vào hè. Thỉnh thoảng vài bác nông dân điều khiển máy cày máy kéo, thậm chí nhiều loại máy tôi chưa nhìn thấy bao giờ. Khi lao động họ mặc quần áo bảo hộ như công nhân thực sự làm tăng thêm tính văn minh, nghiêm túc. Dọc hai bên đường là các cô bé, cậu bé trượt trên những đôi giày trượt patanh, vai mang balô đầu đội mũ lưỡi trai, quần jean thụng, áo thun dài trông rất là hiphop. Những ngôi nhà phong cách nông thôn Châu Âu ẩn mình sau những rặng cây thi thoảng lại xuất hiện. Tàu lướt qua các đường hầm tối tăm, băng qua các góc phố nhỏ hẹp hay bon bon trên đường làng vắng lặng, tất cả đang chở trên mình niềm khát khao mãnh liệt của gã trai mong mỏi quê hương mình cũng như thế. Tàu điện liên tục đỗ vì phương tiện này chỉ dành cho giao thông nội vùng, các bà nội trợ, các cô cậu bé học trò, hoặc người từ phương xa về mà nơi đến xa nhà ga tàu hỏa có thể dùng nó.
    Một giờ đồng hồ cho sông Rhine và 30 phút cho vùng nông thôn thế cũng đã là quá đủ, tôi nghĩ chắc nước Đức chỉ có vậy. Khi tàu về Bonn, tôi biết mình đã lầm. Nhiều điều kỳ thú đang diễn ra nơi đây, các bạn xem hồi sau sẽ rõ. Bây giờ tôi phải gọi điện cho sếp ra đón. Khổ nỗi trong túi tôi không có lấy 1 cắc làm sao gọi điện thoại công cộng. Đành nhờ một cô bé gọi giúp. Sếp tui ngơ ngác hỏi ?oSao mày đứng dưới đường hầm dành cho tàu điện ngầm??. Và rồi ông phì cười khi nghe tôi giải thích. Lúc này đã là 12h, ông đưa tôi đi ăn cơm. Tôi đi ngủ sau một chuyến bay dài nhé các bạn, vả lại để lấy sức ngày mai tiếp tục khám phá. Hẹn gặp ngày mai nhé.
    (còn tiếp)
    Summer 2005
    NVL
    [​IMG]
  4. tigris

    tigris Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    .
    "Quê hương tôi [không] có con sông xanh biếc." Dòng sông mà chở nặng phù sa thì chắc chỉ có sông Hồng thôi bạn nhỉ. Sông Mê Kông thì có vẻ "hiền hòa" hơn, mỗi khi nước lên thì từ từ hơn. Tớ cứ ước ao giá mà ta có thể kè được con sông Hồng, cạnh đó là những con đường uốn lượn theo dòng sông. Phù sa và nước thì dùng các thiết bị máy móc hút lên.... Như vậy thì tốt biết bao.
    Tham gia chủ đề với bạn nhé!
    Dòng sông Rhine là cũng thuộc loại "dữ". Những khúc ngoặt trên sông vì vậy rất nguy hiểm cho người đi thuyền. Ở Việt Nam, thời xưa thì các cụ nghĩ ra các truyền thuyết để giải thích cho các sự kiện thiên nhiên mà mình không lí giải nổi. Ở Đức cũng vậy, và vì "đất nước của những nhà soạn nhạc và thơ" nên họ làm thơ. Thực ra thì chỉ có một cô "thôn nữ" thôi. Cô đó, hay gọi một cách "thơ" hơn, nàng đó tên là Loreley. Nhà thơ lớn của Đức là Heinrich Heine vào năm 1823 trong một chiều ở cạnh dòng Rhein đã làm một bài thơ về nàng:
    [​IMG]
    Das Loreleylied
    Ich weiY nicht was soll es bedeuten
    DaY ich so traurig bin;
    Ein Märchen aus alten Zeiten,
    Das kommt mir nicht aus dem Sinn.
    Die Luft ist kühl und es dunkelt,
    Und ruhig flieYt der Rhein;
    Der Gipfel des Berges funkelt
    Im Abendsonnenschein.
    Die schönste Jungfrau sitzet
    Dort oben wunderbar,
    Ihr goldenes Geschmeide blitzet,
    Sie kämmt ihr goldenes Haar.
    Sie kämmt es mit goldenem Kamme
    Und singt ein Lied dabei;
    Das hat eine wundersame,
    Gewaltige Melodei.
    Den Schiffer, im kleinen Schiffe,
    Ergreift es mit wildem Weh;
    Er schaut nicht die Felsenriffe,
    Er schaut nur hinauf in die Höh´.
    Ich glaube, die Wellen verschlingen
    Am Ende Schiffer und Kahn;
    Und das hat mit ihrem Singen
    Die Loreley getan.
    [​IMG]
    Tạm dịch hiểu:
    Tôi không hiểu vì sao
    Rằng chiều nay tôi buồn
    Câu chuyện kể thời nao
    Cứ ám ảnh tôi luôn
    Trời thực lạnh và tối
    Sông Rhein vẫn chảy êm
    Đỉnh núi rực chiều tối
    Trong ánh sáng dần đêm
    Nàng trinh nữ ngồi đó
    Trên đỉnh đẹp tựa sao
    Trạng sức nàng tỏa rạng
    Mái tóc vàng bay cao
    Nàng chải với lược vàng
    Và hát một bài ca
    Một bài ca huyền diệu
    Với giai điệu cuồng ca
    Chàng thủy thủ trên thuyền
    Xao động bởi bài ca
    Chàng không nhìn vỉa đá
    Chàng chỉ nhìn lên xa
    Tôi nghĩ sóng đã nhận
    Chiếc thuyền và chàng trai
    Tất cả vì bài hát
    Của nàng Loreley.
  5. thatlakhohieu

    thatlakhohieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Phần 2: tăng tốc(tiếp theo)
    Những tưởng có thể đánh một giấc tới sáng hôm sau, nhưng âm thanh mê hoặc của cây ghita đánh thức tôi dậy lúc 5h chiều. Bên song cửa sổ một thiếu nữ german đang lướt những ngón tay nhỏ nhắn điệu nghệ trên phím đàn. Cô đang chơi một bản nhạc classic bằng sự tập trung cao độ của mình. Bonn chiều mùa hè với không gian lãng đãng, mọi vật tưởng chừng ngưng đọng lại. Những giọt nắng yếu ớt cố len vào phòng ngủ của tôi qua cửa sổ trên mái nhà như khoe với mọi người về một thành phố của âm thanh và nghệ thuật. Vâng điều đó hoàn toàn đúng nếu điểm qua một chút về thành phố này:
    Theo tài liệu, những nguời lính Roman xây dựng cầu bắc qua sông Rhine tại Bonn đầu tiên vào năm 11 trước CN. Cái tên ?oBonna? được ghi nhận chính thức khoản năm 13 đến 19 trước CN. Nơi in đậm dấu ấn lịch sử 2000 năm của Bonn là ngôi làng Villa Basilica và dinh thự Electoral Palace hình thành nên đại học Bonn ngày nay. Nói không quá khi xem Bonn là thành phố của âm nhạc và văn hóa. Năm 1770, Ludwig van Beethoven đã chào đời ở đây, người đã để lại cho nhân loại những bản giao hưởng xuất thần, sonar, tình ca mãi mãi đi vào lịch sử. Du khách tới đây không không nên bỏ qua(cho những người sắp đi) và không khỏi ngỡ ngàng(cho những người đã đi) trước những viện bảo tàng, những cuộc triển lãm, buổi hòa nhạc và vô số các hoạt động nghệ thuật khác. Bonn cũng từng là thủ đô tạm thời của Tây Đức cũ trước khi thống nhất.
    Bằng lòng với những gì mình biết thì sếp tôi cũng vừa về đến nơi. Ông rủ tôi đi dạo phố, một nếp văn hóa thường thấy của người phương tây. Tôi đi trên những con đường dành cho người đi bộ dẫn vào quảng trường chính của thành phố. Ở Châu Âu quảng trường là nơi quan trọng nhất, mọi hoạt động của thành phố đều diễn ra ở đây. Cửa hiệu san sát nhau, với cửa kính trong suốt để du khách có thể thấy hàng hóa bên trong. Quán cà phê và Quán bia chiếm phần đông trên vỉa hè. Bia là thứ nước giải khát nổi tiếng của Đức mà tôi sẽ đề cập trong phần sau. Du khách không chỉ ngắm nhìn quang cảnh mà còn được đãi một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn, miễn phí nữa. Các nhạc công đường phố chơi đủ loại nhạc cụ, họ ngồi cách nhau sao cho âm thanh không trộn lẫn vào nhau, dìu dặt trên mọi ngõ ngách của thành phố. Du khách nào tán thưởng tài năng thì có thể ủng hộ họ tùy thích, nhưng điều tôi thật sự ấn tượng là họ chơi nhạc một cách say mê như thể ?ocơm áo gạo tiền? không hiện hữu trên nốt nhạc bình dân kia.
    [​IMG]
    Đường phố rộn ràng của Bonn
    Nói đến Bonn mà không nhắc đến đại học Bonn là một thiếu sót lớn. Cũng có lẽ vì rất có cảm tình với môi trường học thuật của châu âu nên tôi không bỏ lỡ cơ hội khám phá nó. Bonn Unisversity là trường đại học lớn của Đức với lịch sử gần 200 năm, ngày 18/10/1818 vua Friedrich Wilhelm III khởi công xây dựng trường đại học này. Trải qua năm tháng thăng trầm của mình, giờ đây Bonn đã trưởng thành và nằm trong topten các trường đại học của Đức với thế mạnh về nghiên cứu. Các bạn có thểm xem số liệu sau:
    -Giáo Sư: 530
    -Giáo viên: 3,000
    -Sinh viên: 31,500
    -Sinh viên nước ngoài: 5,200
    -ngân sách: 289 triệu Euro
    -Cơ sở hạ tầng: 350 buildings trên khắp thành phố
    -quan hệ quốc tế: quan hệ với 56 trường đại học ở châu âu, châu mỹ, châu á và Australia.
    [​IMG]
    Để vào học trường này quả là điều rất khó đối với sinh viên châu Á. Tôi không có tham vọng kể về chuyện làm thế nào apply thành công vào trường , thôi thì kể một số truyện bên lề vậy. Đầu tiên là chuyện cái nhà ăn sinh viên. Nhân một buổi trưa hứng chí sếp rủ tôi đi ăn cơm sinh viên. Nối đuôi vào hàng đợi dài 2 cầu thang, độ chừng 30phút chúng tôi lấy được khay đựng thức ăn cho lên thanh trượt. Đẩy khay đi, tới món nào mình thích thì gắp bỏ vào, sau đó tới quầy tính tiền. Thức ăn cho sinh viên có khác, nhiều chất nhưng thực lòng tôi nuốt không vô(có lẽ do chưa quen khẩu vị). Ăn xong tự mang khay thức ăn đặt lên thanh trượt đến chổ rửa. Chúng tôi ngồi nghỉ dưới những tán cây rộng lớn của vườn thí nghiệm nông nghiệp. Đất ở Bonn rất đất đỏ nhưng họ dành nhiều hecta để làm vườn thí nghiệm đủ thấy mức độ ưu tiên giáo dục như thế nào.
    Chuyện thứ hai là học trên giảng đường. Cũng vì quá mê môi trường học thuật mà một hôm tôi lén vào giảng đường để tham dự một giờ giảng. Tôi thấy không khí cũng chả khác gì ở ta, giáo viên dùng đèn chiếu (projector) và powerpoint hỗ trợ, sinh viên lắng nghe chăm chú. Khác biệt ở đây là mức độ tham gia bài giảng của giáo viên và sinh viên. Giáo viên không giảng kiểu đọc chép, họ chỉ tóm lượt các ý chính trên bài giảng còn sinh viên tham gia bài giảng rất nhiệt tình, họ trao đổi khá thoải mái và thẳn thắn. Bật mí cho các bạn là tôi không biết tiếng Đức, chỉ cảm nhận như vậy qua không khí của buổi học. Cũng chính vì điều này mà gây ra tình huống dở khóc dở cười như sau. Tôi chọn cho mình vị trí sau cùng gần lối ra vào (để dễ dàng chuồn khi có sự cố), nghe thầy giảng chừng 15 phút(mặc dù không hiểu) thì có một cô bé đi vào và hỏi một tràng tiếng Đức. Tôi đoán cô bé muốn hỏi lớp này có phải là lớp X do thầy Y phụ trách không, nhưng vì ngại nói cho họ biết tôi đang học chui và không biết tiếng Đức nên tôi lắc đầu tỏ ý nói tôi không biết. Cô ta tưởng tôi nói phủ định nên bỏ ra ngoài. Sau đó một lúc lâu tôi cũng ra theo thì gặp cô ta nhìn tôi với ánh mắt như trách mắng vì đã nói dối. Tẩu vi thượng sách thôi.
    Nhiều tháng công tác trôi qua, tôi đã đi rất nhiều nơi, qua nhiều thành phố khác nhau hay các quốc gia Châu Âu lân cận, thậm chí sau khi về Việt Nam tôi vẫn không nguôi nhớ về Bonn và một địa danh khác nữa(xem hồi sau sẽ rõ). Nhớ những buổi chiều đạp xe dọc sông Rhine, hay nằm ngửa trên thảm cỏ sân trường đại học. Nhớ những giờ xong việc nhâm nhi ly bia ngọt ngào hay những buổi tối đi nhảy với các ?oông bà tây? trong điệu nhạc Rock kinh điển của thập niên 70. Nếu được phép cho lời khuyên tôi xin nói các bạn hãy sống hết mình, hãy mạnh dạn hòa nhập vào văn hóa nước bạn vì đó là cơ hội tốt để học hỏi thêm rất nhiều điều. Tôi nhớ về Bonn không chỉ có vậy, điều đọng lại sâu sắc nhất vẫn là tình người nơi đây. Những mảnh đời những câu chuyện của người Việt sống xa quê hương vẫn phải kể cho các bạn trong phần kế tiếp, mong các bạn tiếp tục đón đọc.
    (còn tiếp)
    Summer 2005
    NVL
    cảm ơn bạn tigris đã có những đóng góp rất bổ ích cho bài viết này.
  6. Linhperfumes

    Linhperfumes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Em chưa qua Tây lần nào, hâm mộ bác ghê.
  7. thatlakhohieu

    thatlakhohieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Tôi dự định post bào viết này hằng ngày và sẽ có rất nhiều kỳ, đi qua các vùng và lãng thổ khác nhau(thêm Hà Lan và Bỉ nữa). Các bạn sẽ ghi nhận được những thông tin bổ ích như: du học, du lịch, lao động, kết hôn, định cư hợp pháp và bất hợp pháp qua những trải nghiệm thực tế và dưới góc nhìn chủ quan phi sách vở. Cũng vì thế sẽ có rất nhiều sai sót, mong các bạn ủng hộ bằng cách bổ sung hay chỉnh sửa thông tin thiếu chính xác.
    Các bạn nào có kinh nghiệm rồi thì đóng góp bằng các bài viết thêm, còn bạn nào chưa đi thì đặt câu hỏi để mọi người cùng trả lời. Mỗi ngày tôi dành ra 2 tiếng để viết bài cũng chỉ mong chia xẻ một chút hiểu biết của mình.
  8. thunamtuoc

    thunamtuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2003
    Bài viết:
    4.035
    Đã được thích:
    0
    chia sẻ chứ nhỉ
    em bookmarks cái link rùi. sẽ theo dõi tất cả các bài viết của bác
  9. thatlakhohieu

    thatlakhohieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Phần 2: tăng tốc(cuối cùng)[/size=4]
    Hiện tại Đức có 85.000 người Việt sinh sống. Tuy nhiên, cộng đồng này không sống tập trung mà rải rác khắp nước Đức, tập trung nhiều nhất ở Berlin. Bonn không có nhiều người Việt sinh sống bằng các vùng khác, chỉ độ dăm bảy gia đình. Do đó, tình đồng hương thật đáng quý biết bao. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, tôi không có ý định liệt kê tất cả các trường hợp, chỉ nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu, nhưng cũng nói lên phần nào cuộc sống đồng bào ta nơi xứ người. Tôi cũng xin không nêu tên thật, vì lý do riêng tư. Những nhân vật xuất hiện trong bài viết của tôi sẽ theo suốt chiều dài câu chuyện vì mỗi người là một kỷ niệm nơi tôi đi qua.
    Trường hợp thứ nhất mà tôi muốn kể là một người phụ nữ trung niên mà tôi rất quý. Cô tên là A., cô vừa là người Việt vừa không phải là người Việt. Bạn thắc mắc phải không? Vâng cô ấy là người Đức chính gốc, nhưng có thể nói từ lâu Việt Nam đã là quê hương thứ hai của cô, vì đức lang quân của cô là Việt Kiều và cũng là sếp của tôi. Trong thời gian công tác tại đây, cô đã giúp tôi rất nhiều điều, từ ăn ở, giặt dũ, giải đáp thắc mắc về văn hóa?Tôi đã từng thấy cô làm chả giò, tuy không khéo lắm nhưng cũng làm khối cô gái Việt Nam phải bái phục đấy. Bạn có tin là cô có thể hát bài ?oQuỳnh Hương? của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn thật hay và thật chuẩn xác. Thiếu nữ German với ngón đàn điệu nghệ ở trên chính là ?ocon gái yêu? của cô đấy. Cô có gương mặt rất phúc hậu, và tính cách rất Việt Nam, phải chăng là duyên số khi làm ?odâu Việt?. Tôi viết những dòng này với lời tri ân sâu sắc đến cô và gia đình cô.
    Một bộ phận không thể thiếu của người Việt ở hải ngoại là du học sinh. Tình cờ tôi có quen một chị sinh viên tên N. Chị sang đây làm master ngành môi trường ở đại học Bonn, trước chị học KHTN ở TP.HCM. Chị đã giúp tôi hiểu thêm về nền giáo dục của Đức như thế nào. Chị kể học ở Đức không tốn học phí vì được miễn, chính vì thế mới có chuyện vui như sau: trong cuộc bầu cử thủ tướng mới đây ở Đức, cánh sinh viên là người quan tâm ai thắng ai thua nhiều nhất. Vì sao ư? Không phải họ quan tâm đến tình hình chính trị đâu mà coi xem ai thắng và chính sách tranh cử của họ là gì? có bắt đóng học phí không?. Thông thường để nhận học bổng vào bậc đại học và cao học là rất ít, chủ yếu là dành cho nghiên cứ sinh tiến sỹ và sau tiến sỹ. Bậc đại học thì buột bạn phải biết Tiếng Đức ở trình độ nhất định thì mới apply được còn bậc cao học thì có thể apply vào các khóa tiếng Anh. Vì vậy nếu bạn muốn làm master bằng tiếng Anh cũng có thể với điều kiện điểm TOEFL của bạn phải cao(550 chẳng hạn, tùy trường nữa nhé). Các bạn nào yêu thích làm du học sinh Đức yên tâm rồi, không đóng học phí nhưng hãy coi chừng mức sinh hoạt phí là khá đắt, tối thiểu cũng khoản 350-400 Euro/tháng đó.
    Thỉnh thoảng đi chơi về khuya, chúng tôi hay ghé quán ăn của người Việt Nam. Một chút hương vị cơm rang làm tôi đỡ nhớ nhà hơn, 10h thì quán đóng cửa nhưng vì nể tình là người Việt nên anh đầu bếp hay ngồi lại trò chuyện với chúng tôi. Anh tên là T. người gốc Quảng Bình. Chúng tôi thường uống vài chai bia và nói về cuộc sống, về tương lai. Anh kể người Việt sang đây vất vả lắm, chủ yếu làm nhà hàng hoặc bán thực phẩm Châu Á. Như anh chẳng hạn, phải làm việc từ 7h sáng đến 10h đêm, sau đó làm vài chai bia rồi lăn ra ngủ. Tiền lương cũng không có nhiều, thỉnh thoảng cũng có gởi về quê hương để giúp đỡ gia đình. Anh dự định cuối năm nay sẽ về cưới vợ, rồi kinh doanh ở VN. Vâng tôi chúc cho những ước muốn của anh sẽ trở thành hiện thực, và trong lòng cũng thầm thán phục sếp tôi, để thành công nơi xứ người quả là điều không dễ.
    Trong số những người bạn của sếp tôi có vợ chồng anh V và chị A, có thể nói họ là người bạn rất tốt theo nghĩa ?oTối lửa tắt đèn có nhau?. Anh chị có mở một nhà hàng và rất vất vả cho nó, sáng anh dậy từ 4 giờ sáng lái xe sang tận Bỉ để mua gà vịt(dạo đó chưa xuất hiện cúm gà). Rồi làm quần quật suốt ngày, nhưng mỗi lần có món gì ngon mang đậm chất quê nhà như tiết canh vịt chẳng hạn là anh gọi điện cho sếp tôi ngay. Chuyện của anh chị lẽ ra không nên kể ra đây, nhưng để chia xẻ thông tin với mọi người tôi mạo muội xin lỗi anh chị vậy. Anh và chị là vợ chồng nhưng thực sự không có giấy kết hôn, vì ai cũng đã có gia đình rồi. Bạn chớ hiểu lầm, gia đình riêng của 2 người hoàn toàn là giả mạo mà thôi. Anh vì muốn định cư lâu dài ở Đức nên đã làm kết hôn giả và chị cũng vậy, chỉ có điều anh chị gặp và mến nhau khi đã có ?otổ ấm? của mình rồi. Thời gian thử thách là 3 năm, thỉnh thoảng cơ quan chức năng kiểm tra họ có sống thực với nhau hay không? lại đến nơi họ chung sống. Trong những ngày này mạnh ai nấy về ?otổ ấm của mình?. Câu chuyện kết hôn giả nhưng đòi sống thật là rất nhiều, không phải ai cũng may mắn như anh V chị A, các bạn nào muốn sang đây bằng con đường này hãy cảnh giác.
    Để kết thúc loạt bài viết về Bonn tôi xin kể về nét văn hóa rất hay ở đây, đó là ?ođi chợ trời ở Bonn?.Một sáng cuối tháng năm, vừa thức dậy tôi được sếp hỏi: ?oHôm nay có muốn mua đồ rẻ không?? Sẵn đang cần một ít vật dụng và đồ lưu niệm hợp với hầu bao của mình, tôi tức tốc làm ?ođiểm trang? kiểu nhà binh và đi ôtô đến khu ?ochợ trời? mỗi năm chỉ tổ chức một hai lần này. Xe dừng, loay hoay nhìn hoài mà chẳng thấy chợ đâu? Chỉ thấy xa xa người người đi lại nhộn nhịp trên những mô đất cao quá mái nhà, phủ bởi thảm cỏ xanh rì đặc trưng Châu Âu. Dường như đoán được thắc mắc của tôi, sếp mỉm cười: ?oCứ đi rồi khắc biết.?. Không mất nhiều thời gian để leo lên dốc, trải ra trước mắt chúng tôi là một khu đất rộng nhiều hecta giống hệt sân gôn đang mùa thi đấu. Lều trại được căng ra trên những lối mòn hình sao. Các ?othương nhân? không phải là người chuyên buôn bán, họ chỉ là gia đình bình thường. Vì trong nhà còn những vật dụng không dùng đến, họ mang ra bán cho những người cần mua với giá rất rẻ, một đôi giầy trượt patanh, một chiếc xe đạp, vài cuốn sách cũ,?Các cô bé cậu bé rất thích theo bố mẹ đi chợ trời, và các nhóc được bố mẹ giao cho trọng trách rao giá cả, một cách học làm thương gia chăng.
    [​IMG]
    ?oHai Euro một món nhá?
    Chán ngắm cảnh chợ, tôi và sếp lại đi dạo một tí cho khuây khỏa đầu óc. Tuy đã vào hè nhưng tiết trời dịu mát. Chính quyền dành hẳn một khu đất khá rộng để làm khu triển lãm hội chợ, v.v.v. Nhưng do không sử dụng hết công suất, nên đành thiết kế theo dạng công viên để vừa có thể giải trí. Những đàn vịt trời và bồ câu sà suốt mặt đất như chẳng để ý đến người đang đi dạo, cho thấy mức độ thân thiện của con người nơi đây với thiên nhiên. Vâng Bonn là thế, bình yên, thanh thản. Nếu được chọn lựa một nơi trên đất Đức để sống, tôi không ngần ngại trả lời đó là Bonn.
    [​IMG]
    Nào ta cùng đi dạo
    Tôi và bạn đã trải qua phần ?otăng tốc? để khám phá Bonn, giờ đây cũng đã đến lúc bước vào phần ?ovượt chướng ngại vật?. Đúng như tên gọi của nó, hứa hẹn nhiều gay cấn và hấp dẫn, diễn ra trên vùng đất mới, Marburg thành phố của sinh viên. Phần này mới thực sự để lại ấn tượng mạnh nhất trong tôi. Trong môi trường làm việc đa quốc gia, tôi làm gì để tồn tại và thành công(dù rất nhỏ). Mời các bạn xem tiếp phần sau.

    (còn tiếp)
    Summer 2005
    NVL
  10. Ginko

    Ginko Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Tôi và bạn đã trải qua phần ?otăng tốc? để khám phá Bonn, giờ đây cũng đã đến lúc bước vào phần ?ovượt chướng ngại vật?. Đúng như tên gọi của nó, hứa hẹn nhiều gay cấn và hấp dẫn, diễn ra trên vùng đất mới, Marburg thành phố của sinh viên. Phần này mới thực sự để lại ấn tượng mạnh nhất trong tôi
    Ý, bác này đến Marburg hồi nào sao em ko biết? Marburg có mỗi 2 sinh viên chính gốc VN (ko tính các bạn Việt kiều), ngoài ra người Việt sinh sống ở đó cũng khoảng 50 - 60 người. Nếu bác ở đó lâu và có đi mua đồ ở cửa hàng Asia Shop thì thể nào em cũng được nghe kể lại. Thế mà ko biết a, Marburg bé tí tẹo mà. Bác kể chuyện nhanh nhanh em nghe với.

Chia sẻ trang này