1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tây Du Ký với khí công và với góc nhìn của người học Phật

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi chung_trinhquang, 28/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Tây Du Ký với khí công và với góc nhìn của người học Phật

    Ngô Thừa Ân viết lại truyện Tây Du Ký xoay quanh hành trình đi lấy kinh của 4 thầy trò Đường Tăng: Đường Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới, Sa Tăng.

    Tác giả dựng lại câu chuyện về chuyến đi thỉnh kinh của nhà sư Huyền Trang với 3 đệ tử vừa như hư cấu, vừa như thật, khiến cho từ già trẻ gái trai ai cũng thấy dấp dẫn.

    - Tôn Ngộ Không: thần thông biến hóa, trí tuệ nhạy bén có thể nhận ra và diệt trừ yêu ma. Đây là một yếu tố không thể thiếu của người tu tập: TRÍ TUỆ. Tôn Ngộ Không đại diện cho trí tuệ của người tu tập, mà thiếu cái này, người tu tập không thể thành quả, và Đường Tam Tạng đã bị yêu ma ăn thịt từ lâu rồi.

    - Sa Tăng: Là nhân vật hiền và chăm chỉ nhất, bảo gánh thì gánh, kêu vác thì vác, nói đi thì đi, không quản khó nhọc. Sa Tăng chính là đại diện cho sự TINH TẤN.

    - Trư Bát Giới: Hay làm biếng, tham ăn, mê gái... Người tu tập nào cũng có một cái thân, mà đã mang thân thì có ham muốn. Tác giả dùng nhân vật Trư Bát Giới để nói về cái THAM DỤC của người tu vậy.

    Tây Du Ký là hành trình của 4 phương diện tất yếu của người tu tập: Tâm Đạo (Đường Tăng), Tinh Tấn, Tham Dục và Trí Tuệ. Ngoài ra,Tây Du Ký còn chứa nhiều kiến thức sâu sắc về Khí Công.

    Mời các bác đã đọc hay xem Tây Du Ký thảo luận về Khí công trong Tây Du Ký.
  2. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Trong Tây Du Ký thì hầu như nhân vật nào cũng có thần thông.
    Trước khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, khi mới tu luyện được 72 phép thần thông, TNK kết bè lập đảng với các loại Ma Vương hùm beo lang sói sáu động xung quanh Hoa Quả Sơn, rồi đại náo Thiên cung. Thời điểm này, Tôn Ngộ Không cũng như một loại Ma Vương quậy phá vậy.
    Đó là Tôn Ngộ Không trước khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng. Nhưng sau đó, Tôn Ngộ Không chính là người hàng ma phục yêu bảo vệ Đường Tăng. Tôn Ngộ Không chỉ giết yêu ma chứ không hãm hại ai. Trên đường đi Tây Trúc, TNK đã dùng trí tuệ để dẹp đường cho 4 thầy trò chứ không hãm hại người. Ví dụ, nhờ có trí tuệ nên TNK biết Hồng Hài Nhi chính là yêu quái giả dạng bị treo lên cây kêu cứu, TNK đã đập ngay 1 gậy nếu không "vướng" Đường Tăng. Nói TNK đại diện cho trí tuệ có lẽ đúng hơn là đại diện cho thần thông.
    Về chuyện Hồng Hài Nhi. Tại sao TNK từng bị đốt trong lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân 49 ngày đêm mà không hề hấn gì, vậy mà khi bị Hồng Hài Nhi đốt thì chạy te tua, bị thiêu cho bất tỉnh. Đó là vì lửa của Hồng Hài Nhi là lửa tam-muội (lửa định, samadhi), tức là nội hỏa. Lửa này đốt được cả lửa thông thường, cho dù cả 4 vị Long Vương dưới Thủy cung ra sức phun mưa cũng không dập tắt được.
    Chế ngự được tam-muội hỏa chỉ có trí huệ bãt nhã (nước cam lồ của Bồ Tát). Người luyện khí công khi luyện nội hỏa, nếu chưa đủ sức chế ngự loại lửa này thì sẽ bị thiêu ra "tro". Cũng như ai chưa luyện đủ mức mà đánh thức Hỏa xà Kundalini thì sẽ bị cuồng dâm...
    u?c tatu4tuoi s?a vo 22:20 ngy 16/10/2006
  3. hmphongvu

    hmphongvu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    1.911
    Đã được thích:
    0
    Thấy hay hay nên nhảy vào chút Truyện này từ nhỏ em đã mê lắm, đọc đến thuộc lòng. Thế mà giờ mới hiểu lửa tam muội với lửa thường nó khác nhau như bác Chung nói, trước đây em nghĩ lửa thằng nhóc HHN phun ra là do nó ngậm dầu nên nước ko dập được, ai dè nó là lửa xịn
    Về việc TNK có giết mấy chú kẻ cướp, kể ra cũng hơi quá tay. Nhưng em nghĩ TNK đại diện cho sự chính trực thì đúng hơn, chứ ko hẳn là trí tuệ hay thần thông. Còn Đường Tăng thì đúng là chả có chút trí tuệ nào cả, vậy mà ngồi thiền nhập định cũng giỏi lắm (thi với bọn yêu quái cơ mà) =====> ngồi thiền nhập định ko giúp phát triển trí tuệ chút nào cả (đấy là em nói trong TDK nhá)
    Các bác bàn tiếp đi, lâu lắm mới được nghe chuyện, nhớ lại thời ấu thơ thế này
  4. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Em không nhớ đoạn đánh cướp. Đang đọc lại TDK nhưng chưa tới đoạn này. Xin khất bác Pupeo khi nào đọc tới đoạn này em mới xin có ý kiến.
    À nói tiếp chuyện Hồng Hài Nhi, có người nói lửa tam muội là nội hỏa mà Ngài Thích Quảng Đức đã luyện được và dùng nó để đốt quả tim của mình thành xá lợi, nên sau này dù có thiêu quả tim đó nhiều lần ở lò điện mà vẫn ko bị thiêu hủy.
    Hồng Hài Nhi có được lửa tam-muội vì là con của vợ chồng Ngưu Ma Vương - Bà La Sát. Luân xa 1 là cổng giao tiếp với Ma quỷ, là nơi hỏa xà cuộn mình. Ngưu Ma Vương thuộc hàng Ma vương, kết hợp với Bà La Sát, con hỏa xà bị tác động bốc lên thành ra có Hồng Hài Nhi cùng ngọn lửa tam muội.
    Ngoài ra, Ngưu Ma Vương là vô minh, cộng với gió nghiệp của Bà La Sát thành ra lửa vô minh (Hồng Hài Nhi)
  5. huyenquangtu

    huyenquangtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0

    éu?c tatu4tuoi s?a vo 22:21 ngy 16/10/2006
  6. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Nếu là lửa dục thì không thể uy lực đến mức như thế. Nguồn gốc ngọn lửa tam muội của Hồng Hài Nhi được Sơn Thần cho Ngộ Không biết như thế này:
    "Tôi nói ra thì Ðại Thánh đủ hiểu. Nó là con trai Ngưu Ma Vương, mẹ nó là La Sát (Thiết Phiến Công Chúa), còn tên nó là Hồng Hài (Hồng Hài Nhi), xưng hiệu là Thánh Anh đại vương. Trước kia nó tu tại Hỏa Diệm Sơn ba trăm năm, nên tu luyện đặng tam muội chân hỏa".
    Hồi thứ 41, cảnh đánh nhau như thế này: "Bốn vị Long Vương nghe kêu, liền phun nước một lượt. Bởi Tam muội chân hỏa không phải như lửa thường mà tắt, có nước vào như chế thêm dầu. Mưa lớn chừng nào, thì lữa cháy thêm chừng ấy."
    ...Tôn Hành Giả cả mình những khói lửa, phần thì ngộp và nóng, nên nhãy xuống suối cho mát. Chẳng ngờ bị nước rút hơi lửa vào trái tim, hồn liền bỏ xác, nghĩ vậy khá thương."
    Bác nào luyện khí công giải thích tại sao đang bị đốt nóng, TNK ngụp xuống nước thì bị "nước rút hơi lửa vào tim" thì hồn lìa khỏi xác vậy?
    Được chung_trinhquang sửa chữa / chuyển vào 12:52 ngày 29/11/2005
    u?c tatu4tuoi s?a vo 22:21 ngy 16/10/2006
  7. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Không biết có phải bác Pupeo nhắc đến đoạn Tôn Ngộ Không giết chết 6 người thường (là 6 tên cướp) (hồi 14), sau đó bị Đường Tăng mắng thì bỏ đi. (lần thứ 2 Ngộ Không ra đi là lần giết 3 người gia đình nông dân do Bạch Cốt Tinh biến thành thì phải).
    Nếu vì việc giết 6 người này mà nói Tôn Ngộ Không đại diện cho sự cao ngạo, dễ sử dụng thần thông hãm hại người thì chưa hẳn đúng. Là vì thế này:
    Nếu bác để ý kỹ danh tánh của 6 tên cướp là Nhãn Khán Hỉ, Nhĩ Thính Nộ, Tỉ Xú Ái, Thiệt Thường Tư, Ý Kiến Dục, Thân Bổn Ưu, thì thấy chúng không phải là "cướp" thường. 6 tên này chính là lục căn Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt, Thân, Ý (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) của con người không được chế ngự sinh ra lục tặc, lục dục.
    Tôn Ngộ Không khi mới nhập môn với Đường Tăng đã ra tay giết tươi 6 tên cướp, tức lục tặc, này chính là hành động dứt khoát diệt trừ lục dục của người bước vào tu tập. Nếu không quyết tâm đoạn trừ lục dục thì người tu tập coi như toi. Chính vì vậy, Tôn Ngộ Không mới giải thích việc làm của mình như thế này: "- Nếu tôi không giết nó, thì nó lại giết thầy".
    Tôn Ngộ Không đại diện cho trí tuệ của người tu tập là như vậy.
    u?c tatu4tuoi s?a vo 22:22 ngy 16/10/2006
  8. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Thế mà hồi trước đọc sách thấy nó giải thích Ngộ Không biểu trưng cho lý trí của con người, muốn làm chủ tự nhiên, luôn muốn vượt qua giới hạn, Bát Giới là dục, là những ham muốn của con người, Sa Tăng là sự nhẫn nhịn, cam chịu còn Đường Tăng chính là cái thiện của con người . 4 yếu tố trên kết hợp thành một con người bt. Quá trình qua Tây Thiên thỉnh kinh cũng chính là quá trình đấu tranh của con người với chính họ.
  9. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Trở lại chủ đề chính là Khí công trong truyện Tây Du Ký.
    Có người chỉ điểm cho tôi rằng Tây Du Ký là một bí kíp về Khí công.
    Để tu luyện được 72 phép thần thông địa sát, Hầu vương đã phải lặn lội đi tìm thầy. Và đây là đoạn mà lão tiều phu chỉ đường cho Hầu vương:
    "Không xa, không xa. Núi này gọi là "Linh Đài Phương Thốn". Trong núi có một cái động gọi là "Tà Nguyệt Tam Tinh". Trong động có một vị thần tiên xưng dang là Tu Bồ Đề *****".
    Dưới đây là trích một lời chỉ điểm về Tây Du Ký:
    "(...) Tôi xin phép ví dụ cho bạn về (...) tác phẩm Tây Du Ký: ***** Cu Bồ Đề ngụ tại Linh Đài Phương thốn sơn.
    - "Linh Đài" trong bước sơ khởi nằm tại huyệt Linh Đài sau lưng, giữa hai bả vai. Kinh Quan Âm Diệu Thiện có đoạn: "Thần thông nghìn mắt, nghìn tay/ Từ trong một điểm Linh Đài mà ra"...
    - "Phương Thốn" thuở sơ khởi nằm giữa huyệt Khí Hải phía trước và Mệnh Môn phía sau lưng.
    Người Luyện công, nếu hợp nhất được năng lượng ở hai vùng huyệt này thì sẽ cảm nhận được "Cu Bồ Đề" *****. Cùng với thời gian tu luyện "nghìn mắt, nghìn tay sẽ xuất hiện". Này bạn! đây chỉ là các ẩn ngữ để đánh lừa những người tham pháp thôi chứ đừng có mà nghĩ là có nghìn cánh tay hay nghìn con mắt như Phật Bà đấy nhé. Hé! hé!
    Phương thức luyện của tư thế này cũng đơn giản, ngồi thiền hoặc đứng trung bình tấn, chắp tay trước ngực như Ngộ Không khi xưa đi cầu thầy. Sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng học hỏi, ngây thơ như đứa trẻ lên 3 (cũng như bạn vừa tự nhận đấy thôi- trong truyện cũng tả rằng hầu vương chỉ như đứa trẻ lên 3 thôi- già hơn thì khó lắm! bạn hiểu chưa nhỉ)
    Đứng hoặc ngồi như thế trong một thời gian nhất định (cái này Trung Quốc gọi là "Trạm trang"(cái khó là liên tục giữ được trạng thái tâm lý của Hầu Vương trong khoảng 3 tháng) . Năng lượng của Cu Bồ Đề ***** sẽ được đánh động, tràn xuống hai tay, sức mạn của nó (trong trạng thái bạn đang lắng nge) đủ để hai tay bạn chuyển động rung lên....."
  10. Summersby

    Summersby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    ặ bĂc chung_trinhquang 'ỏằc kỏằạ thỏ. Đem lfng kưnh Phỏưt hỏằc, Khư công hỏằc vào soi TÂy Du Kẵ thơ quỏÊ là tuyỏằ?t.

Chia sẻ trang này