1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tây Du Ký với khí công và với góc nhìn của người học Phật

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi chung_trinhquang, 28/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Đó là một sự lý giải rất hay về TDK. TDK viết ra con đường tu luyện, mà tu luyện chính là quá trình đấu tranh để trở về con người bản nguyên của mình.
    Tùy vào mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau về câu chuyện và các nhân vật. Có người thậm chí khám phá ra được rất nhiều khẩu quyết luyện công trong truyện Tây Du Ký.
  2. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    TỏĂi vơ TÂy Du Kẵ khó 'ỏằc, mỏằ-i ngày em 'ỏằc 'ặỏằÊc vài trang mà sau 'ó nghâ cỏÊ chỏằƠc ngày câng không hiỏằfu ra 'ặỏằÊc hỏt, vơ 'ỏằc 'ỏn 'Âu câng vỏƠp "công Ăn". Tôn NgỏằT Không hay 'ỏằ'i 'Ăp hài hặỏằ>c, lĂu cĂ, nhặng mỏằ-i nói cỏằĐa Tôn NgỏằT Không luôn ỏân chỏằâa nhỏằng kiỏn thỏằâc cỏằc kỏằ sÂu xa vỏằ tu luyỏằ?n. Vư 'ỏằƠ, khi Đặỏằng Tfng hỏằi còn bao lÂu nỏằa thơ 'ỏn 'ặỏằÊc TÂy Trúc (Chạa Lôi ,m ỏằY Linh SặĂn), Hành GiỏÊ mỏằ>i trỏÊ lỏằi: "Sặ phỏằƠ 'i tỏằô bâ 'ỏn già, già rỏằ"i bâ lỏĂi, 'ỏằT nghơn lỏĐn già bâ nhặ thỏ vỏôn còn khó, chỏằ? mong sặ phỏằƠ làm sao mà 'ỏằi quay 'ỏĐu là 'ỏn ngay Linh SặĂn ". Kinh sỏằÊ chặa!
    ĐoỏĂn trên ỏằY trong hỏằ"i 24 nói vỏằ fn trỏằTm quỏÊ nhÂn sÂm. ĐÂy câng chưnh là 'oỏĂn nói vỏằ phâp tu tiên. QuỏÊ NhÂn SÂm là cỏằĐa TrỏƠn Nguyên ĐỏĂi Tiên "là tỏằ. Đỏằi sinh 'ặỏằÊc 3 ngày, tỏằâ chi hoàn tòan, ngâ quan 'ỏằĐ cỏÊ" là quỏÊ mỏằTt cỏằĐa mỏằTt cÂy linh 'an, lòai cÂy 'Ê có khi "hỏằ-n 'ỏằTn vỏằôa phÂn, hỏằ"ng mông mỏằ>i phĂn, trỏằi 'ỏƠt chặa mỏằY mang". QuỏÊ NhÂn SÂm này có 'ỏãc 'iỏằfm là "gỏãp kim thơ rỏằƠng, gỏãp mỏằTc thơ khô, gỏãp thỏằĐy thơ hâo, gỏãp thỏằ. thơ vào".
    BĂc nào tu luyỏằ?n Khư công chỏằâng 'ặỏằÊc ThĂnh Thai có thỏƠy ThĂnh Thai giỏằ'ng QuỏÊ NhÂn SÂm này không?
    ỏÔy vỏưy cho nên, khi TNK 'Ănh 'ỏằ. cÂy hòan 'ặĂn, Minh Nguyỏằ?t và Thanh Phong mỏằ>i "nói mê nói sỏÊng" là: "Thôi chỏt rỏằ"i! Làm hỏĂi cÂy hòan 'ặĂn trong Ngâ Trang quĂn, dòi dài tiên ta sỏẵ bỏằ< 'oỏĂn tuyỏằ?t...."
    Được chung_trinhquang sửa chữa / chuyển vào 09:27 ngày 02/12/2005
  3. huyenquangtu

    huyenquangtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0

    éu?c tatu4tuoi s?a vo 22:22 ngy 16/10/2006
  4. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Khớ khớ... Em đoán vậy thôi, có biết thánh thai nó có mồm ngang mũi dọc như thế nào đâu? Vì quả nhân sâm có hình người, mà lại là bảo bối của nhà tiên, nên đoán vậy.
    Mà mới bắt đầu thỉnh kinh mà đã có thánh thai thì có sao đâu, vì Thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh chứ đâu đi thỉnh thai. Tôn Ngộ Không cũng đắc được đạo tiên trước khi đi thỉnh kinh hơn 500 năm. Mà có được thánh thai đâu phải là kết quả cuối cùng của tu luyện nhỉ? Không cẩn thận sẩy thai như chơi ấy chứ!
    Nhân tiện bác nói về hướng Nam, truyện kể Thái Thượng Lão Quân mỗi lần xuống hạ giới chiêu dụ Hầu Vương thì đều quay mặt về hướng Nam mà nói. Các bác cho em hỏi tại sao ổng luôn phải hướng về phía Nam vậy?
    u?c tatu4tuoi s?a vo 22:23 ngy 16/10/2006
  5. redhot

    redhot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Thấy chủ đề này cũng vui mặc dù thấy có vẻ thần thoại , hihi.
    Đọc TDK hồi nhỏ tới giờ vẫn còn thắc mắc một chổ. Hình như trong TDK có nói là "Chỉ loài nào có 9 lỗ mới có thể tu luyện được". Không biết tôi nhớ có chính xác không. Bạn ChungTrinhQuang đọc kỹ vậy chắc còn nhớ?
  6. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Em cũng nhớ đoạn đó là lời Thái Bạch Kinh Tinh nói với Ngọc Hoàng Thượng Đế, sau khi Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ không biết được Tôn Ngộ Không học đạo tiên ở đâu. Thái Bạch Kinh Tinh mới nói là người và vật hễ có chín khướu (9 lỗ) thì đều có thể tu đạo tiên. 9 lỗ là 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi, miệng, và 2 lỗ ở dưới...
    Đọc TKD em không thấy thần thoại, chỉ có điều mình không hiểu được thôi. Ví dụ thế này, kể lại chuyện Hầu Vương đi tìm thầy, được chỉ đường là ở núi Linh Đài Phương Thốn Sơn, trong núi này có động tên là Tà Nguyệt Tam Tinh, trong động có 1 vị thần tiên... "Tà Nguyệt Tam Tinh" có nghĩa là trăng khuyết và 3 chấm sao, tức là chữ Tâm (f). Thầy ở trong động Tà Nguyệt Tam Tinh chính là ở ngay cái Tâm của người học... Còn Linh Đài Phương Thốn Sơn ở đâu message trên có người nói rồi.
    Mình đọc Tây Du Ký bằng tiếng Việt, mà từng câu từng chữ trong chuyện đều ẩn chứa mật nghĩa, cho nên truyền tải được bao nhiêu thì phụ thuộc vào đạo học của người dịch. Em đang đọc mấy bản dịch, chả bản nào khớp với bản nào, so sánh với nhau thì bản nào cũng có chỗ thiếu...
    Vậy nên phải đợi khi nào ít nhất là đọc được tiếng Tàu thì em mới dám thảo luận tiếp. Chứ như này thì là đại ngông cuồng.
    Được chung_trinhquang sửa chữa / chuyển vào 13:28 ngày 06/12/2005
  7. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Bác nào đã và đang tu thì lại đi đúng trên con đường mà 4 thầy trò Đường Tăng đi thôi.Ngộ Không đại diện cho trí tuệ là đúng rùi.Nhưng trí tuệ không thì chưa đủ,nên phải có cái vòng kim cô .Tui xem phim Tây du kí thấy chuyện nhân quả ,tu chuyển nghiệp cũng hay , như vụ con rùa ở cuối chuyện. Hehe có bác tu bao nhiêu năm ,một đời sống ngay thẳng hiền lành may mắn đều đều,giờ ra đường xe vẫn tông cái rầm một phát,trả cho cái nghiệp từ kiếp nào đó , đúng là bó tay
    À tui còn khoái chuyện lúc 4 thầy trò đã đến Tây trúc , được ngài A Nan CaDiep đòi hối lộ cái bát vàng mới được nhận kinh.Giờ gái đẹp , nhà lầu xe hơi còn dễ bỏ chứ cái bát vàng không dễ bỏ à nha
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    khá khen cho các bác này kiến thức uyên thâm thật, kevin ấn nhần vào link này, giờ càng thổ thẹn cho mình quá, trước giờ cứ nghĩ mình uyên bác hu hu hu h..
    Theo thiển ý của kevin thì các bác nói rất đúng. Hình ảnh kết hợp của thầy trò Tam Tạng lại ẩn giấu một khái niệm quan trọng đó là khái niệm về tâm. Mỗi nhân vật từ Đường Tam Tạng cho đến con ngựa đều biểu trưng cho một đặc tính thường thấy của tâm.
    Thiển ý xin mạn phép bàn một số vần đề về chuyện Tây Du
    Thứ nhất là Đường tăng : Theo sử, Đường tăng pháp hiệu Huyền Trang, tên thật Trần Vĩ. Ông cố là Trần Khâm, làm quan chức Đông chinh Tướng quân, tước Nam dương Khai quốc Quận công đời Bắc Ngụy. Ông nội là Trần Khương, làm quan Quốc tử Bác sĩ đời Bắc Tề. Cha là Trần Huệ (cũng đọc Tuệ), làm quan huyện Giang Lăng, từ quan trong niên hiệu Đại Nghiệp đời Tùy Dạng đế (605-616). Trần Huệ sinh được bốn trai, con thứ hai là Trần Tố, làm hòa thượng, hiệu Trường Tiệp, trụ trì chùa Tịnh độ, thành Lạc Dương. Trần Vĩ là út, sinh năm 596 (hay 602?), đời Tùy Văn đế, tại huyện Câu Thị, Lộ Châu (thuộc tỉnh Hà Nam sau này).
    Tạo sao Đường tăng đi thỉnh Kinh ? năm 618 (23 tuổi), vì tránh loạn ở thành Lạc Dương, Đường tăng và anh về Tràng An, ở chùa Trang nghiêm. Cả hai lại vào Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, học hỏi với các cao tăng trong năm năm.
    Năm 623 (28 tuổi), dù anh không chấp thuận cho đi xa, ông cũng lén theo thuyền buôn xuôi dòng Trường Giang tới Kinh Châu (thuộc tỉnh Hồ Bắc sau này), rồi chu du cầu học khắp các tỉnh phía bắc Trung Quốc. Càng đi nhiều, học hỏi nhiều, lại càng hoang mang vì những kiến giải khác nhau của các sư, các tông phái, ông muốn sang Ấn Độ khảo cứu đạo Phật tận gốc.
    Năm 626 (31 tuổi), gặp một cao tăng Ấn Độ từ chùa Na lan đà theo đường biển sang Trung Quốc, ông càng nung chí sang Ấn học Phật. Nhưng khi ông dâng biểu xin qua Ấn, triều đình không cho phép.
    Năm 629 (34 tuổi), ông lên đường đi về phương tây (thừa cơ hội vua Đường Thái tông, vì mưa đá mất mùa, cho dân đói ở kinh thành được tự do di tản mưu sinh).
    Bên trên các bạn có nói về HỒng hài nhi, cùng lửa Tam Muội ( theo kevin nghĩ Lửa Tam muội không là cái gì khác, mà chính là Lửa Tại Tâm, Lửa trong tâm mới là ngọn lửa mmãnh liệt nhất có thể thiêu cháy mọi thứ , còn trong chuyện hư cấu như thế nào ? Đường tăng phải chịu cái nóng như thiêu đốt khi qua vùng Hỏa Diệm Sơn chắn đường sang phương tây thỉnh kinh, lửa bốc ngùn ngụt 800 dặm (con số này rất giống với sử), chung quanh không một ngọn cỏ, bốn mùa nóng bức. Bát giới đề nghị hãy chọn phương đông, phương nam, hay phương bắc không có lửa mà đi. Đường tăng không nghe, vì chỉ đi về hướng tây mới lấy được kinh Phật.
    Như vậy, vùng Hỏa Diệm Sơn (800 dặm) được hư cấu từ sa mạc Gobi (cũng rộng 800 dặm). Việc Đường tăng không chịu đổi hướng đi như lời Bát giới đề nghị cũng giống với sử nữa, đó là khi Đường tăng không chịu quay trở lại đường cũ lúc bị lạc trong sa mạc Gobi.
    Còn chuyện thiền của Đường Tăng ? chắc các bạn box thiền cũng biết Theo sử, chẳng thấy chép rằng Đường tăng đã bị bọn ăn thịt người bắt. Nhưng đáng lưu ý sự kiện này: Khi ông tới nước Kiệt Nhược Cúc Đồ [Kayakubja, bang Uttar Pradesh sau này], ở lại ba tháng, rồi xuôi sông Hằng, tiếp tục chu du về phía đông. Thuyền đi được chừng 100 dặm thì gặp mười ghe cướp chận lại; ông bị bắt đem về sào huyệt [có sách nói ông đi cùng tám mươi người; việc xảy ra ở vùng A Đà Mục Khư (Ayamukha)].
    Bọn cưóp đặt ông lên bàn thờ, chuẩn bị nghi thức hạ sát để tế sống nữ thần Durga. Ông biết mình sắp chết, vô phương kêu cứu. Tuyệt vọng, ông khép hai mắt, tập trung tư tưởng, dốc tâm cầu nguyện chư phật. Như có phép lạ, cuồng phong bỗng nổi lên dữ dội, quét đổ mọi thứ trên bàn thờ; bọn cướp sợ hãi phải thả ông ra.
    Theo TDK, đủ loại yêu tinh già, trẻ, đực, cái, thậm chí có cả yêu ?onhí? Hồng hài nhi, luôn luôn tìm trăm phương nghìn kế bắt sống Đường tăng ăn thịt. Chúng đều tin rằng Đường tăng là chân tu nhiều kiếp, ăn một miếng thịt của ông, sẽ thành trường sinh bất tử.
    .... Biết bao nhiêu ẩn số trong chuyện tây du mà ta phải hiểu, như bạn CHung_trinh quanh tân sự ,muốn hiểu tây du, ta phải học tiếng tàu trước , nhiều dịch giả dịch thóat ý quá làm mất đi cái hay của Ngô thừa ân thí dụ nhiều chuyện Tây du thoạt xem, tưởng đâu rặt chuyện nghịch lý, vô lý. Tại sao Tề thiên náo loạn thiên cung, cõi trời nghiêng ngửa, vậy mà lắm phen cam đành thất điên bát đảo với lũ yêu ma? Tề thiên không ngán Lão tử, thế sao chẳng trị nổi con trâu xanh của Lão tử sổng chuồng ở núi Kim Đâu? [TDK V 1988: 227-247; TDK VI 1988: 5-51]
    Tề thiên tuy có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái biết ngay chân tướng yêu ma nhưng không phải luôn luôn đều dễ dàng chế ngự được yêu ma. Phải lắm phen cất công đi tìm phật, tiên, bồ tát cứu nạn. Bồ tát và phật tiên trong Tây du tượng trưng cho đạo đức chơn chánh. Vậy, phải chăng lý trí tuy có khả năng xét suy phân biện phải trái rạch ròi, nhưng chưa đủ mạnh mẽ? Đối với tha nhân, sửa chữa cái xấu, cải tạo cái ác có khi không bằng lý lẽ, hay sức mạnh, mà phải cảm hóa bằng đạo đức nghĩa nhân. Còn với chính bản thân, có những cái xấu, cái ác mà lương tri, lương tâm đã tự biết là xấu, là ác, là không nên nhúng tay vào, nhưng con người lại quá yếu đuối, thường không đủ sức cưỡng lại nổi những ham muốn mãnh liệt, đành buông xuôi. Khi đó, chỉ còn có nhân nghĩa đạo đức là chiếc phao cuối cùng cho khách hồng trần bấu víu để khỏi đắm chìm trước cơn phong ba bão táp của hải hà dục vọng.
    Phật tiên hay Thượng đế cõi trời còn là hình ảnh biểu tượng của chính đại quang minh, của đại nhân quân tử. Yêu ma quỷ quái là phản diện, tiêu biểu cho tiểu nhân, giả trá, lọc lừa. Tề thiên vốn không từng lép vế với cõi trời mà lại nhiều phen chịu ngậm hờn cùng lũ quỷ. Trong cuộc đấu tranh của con người với con người, từ nghìn xưa đến nay, soi gương kim cổ, phải chăng ai cũng thấy rằng ta không sợ đấu lý, đấu tranh với người biết điều, đại độ, chính trực, mà ta lại đều phải sợ giáp mặt cùng kẻ hẹp hòi, ngu dốt, chấp nê. Hai mặt trận với hai đối thủ rõ ràng khác biệt!
    Đọc Tây du hóa ra không phải đọc Tây du, mà là đọc lại chính ta. Ngô Thừa Ân hóa ra không phải Ngô Thừa Ân mà là mật ngữ siêu thoát của Lão, Phật. Ngô là họ Ngô; Thừa là thừa hưởng, thọ nhận; Ân là ân sâu đức cả. Ai xưa kia đã thọ hưởng được cái học của thánh hiền mà giác ngộ, không nỡ đem giấu làm của báu tư riêng, nên lấy cuộc văn chương, mượn trò chữ nghĩa bày truyện Tây du? Thọ nhận ân Ai mà Ngô Thừa Ân muốn đáp tạ ân Ai?
    Thiển ý của kevin chỉ có bấy nhiêu, mong học hỏi và trao đổi cùng quý vị ở đây vậy.
  9. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Sao dạo này box im ắng thế nhỉ?
    Mình mới kiếm được bài viết có đề cập đến Tây du ký. Mọi người đọc thử xem.
  10. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Lý Chí Thường Trường xuân Chân nhân tây du ký (trích dịch)
    Lời dẫn của người dịch
    Khưu Trường xuân tên thật là Khưu Xứ Cơ, tự là Thông Mật, hiệu là Trường xuân tử, quê ở Thê Hà, Đăng Châu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông). Ông được Nguyên Thái tổ tức Thành cát Tư hãn (1162-1227) mời đến triều đình Mông Cổ, cách Trung Quốc vạn dặm về phía Tây.
    Nguyên Thái tổ phái hai mươi chiến sĩ Mông Cổ đi mời, dẫn đường, hộ tống quốc khách. Khưu Chân nhân sang Tây Tạng, đem theo mười tám đệ tử. Nguyên Thế tổ hỏi về phép trị nước, Chân nhân bảo lấy kính Trời yêu dân (kính Thiên ái dân) làm gốc. Nguyên Thế tổ lại hỏi về thuật sống lâu (trường sinh cửu thị), Chân nhân đáp hãy giữ lòng trong sạch ít ham muốn (thanh tâm quả dục) làm căn bản.
    Nguyên Thế tổ rất đẹp dạ, tặng Chân nhân danh hiệu Thần tiên, phong tước Đại tông sư, giao cho Chân nhân chủ trì Trường xuân cung, cai quản Đạo giáo cả nước, nhờ thế mà Toàn chân giáo cực thịnh.
    Toàn chân giáo (cũng gọi Toàn chân đạo, Toàn chân phái) do Vương Trùng dương sáng lập vào đầu đời Kim (triều nhà Kim bắt đầu năm 1115). Toàn chân phái chủ trương Tam giáo hợp nhất, tính mệnh song tu, hoặc tu tính trước tu mệnh sau. Toàn chân phái chiếm lĩnh trọn phương bắc Trung Quốc, còn phương nam là giang sơn của phái Chính nhất (chuyên về phù lục).
    Vương Trùng dương có bảy đại đệ tử được đời tôn là Bắc thất chân (bảy vị Chân nhân phương bắc), sau này họ lập thành bảy chi phái của Toàn chân giáo:
    - Mã Ngọc lập Ngộ tiên phái, chuyên về thanh tĩnh, lý luận thanh đàm và luyện nội đơn.
    - Đàm Xứ Đoan lập Nam vô phái, bảo thủ chủ trương của Vương Trùng dương.
    - Lưu Xứ Huyền lập Tùy sơn phái.
    - Khưu Xứ Cơ lập Long môn phái, có ảnh hưởng nhất so với sáu chi phái kia. Long môn cũng là tên núi, thuộc Lưỡng Châu, Khưu Chân nhân hay ẩn cư ở núi này. Tác phẩm chủ yếu của ông là Đại đan chân chỉ, trình bày chỗ bí yếu của thuật luyện đan (ngồi thiền) là tính mệnh song tu (vừa tu tính vừa tu mệnh).
    - Vương Xứ Nhất lập Du sơn phái.
    - Hác Đại Thông lập Hoa sơn phái.
    - Tôn Bất Nhị (trước khi xuất gia là vợ của Mã Ngọc) lập Thanh tịnh phái.
    Cuộc đời tu hành của Bắc thất chân được tiểu thuyết hóa thành truyện Thất chơn nhơn quả. Sang nửa sau thế kỷ XX, vào những năm sáu mươi, nhà văn Kim Dung (Hong Kong) đưa tất cả bảy nhân vật này vào truyện chưởng với biệt hiệu Toàn chân Thất tử.
    [Phần viết này (về Khưu Trường xuân và Toàn chân giáo) căn cứ theo [Hồng Phi Mô 1992: 25-30]. (Lê Anh Minh dịch)]
    Trong số mười tám đệ tử theo Khưu Chân nhân sang Tây Tạng có Lý Chí Thường.
    Lý là người ghi chép lại cuộc vạn lý tây du này. Năm 1219, từ phía bắc của Bắc Kinh, đoàn người đi về Mông Cổ, theo hướng tây nam băng qua Tashkent và Samarkand, rồi theo hướng nam đến Perwan (ngay phía bắc của Kabul), thuộc Afghanistan.
    Tashkent sau là thủ phủ của Uzbek (Nga), thuộc miền Trung Á. Nó nằm trên một gò ở gần chân dãy núi Thiên Sơn. Nơi đây cũng là một ốc đảo lớn nằm dọc theo con sông Chirchik, sản xuất nhiều trái cây và bông vải, được coi là một trong những miền sản xuất hàng hóa vải sợi lớn nhất châu Á.
    Samarkand sau cũng là thành phố của Uzbek, ở trung nam nước Nga. Nó từng là một trạm chủ yếu trên con đường Tơ lụa thời cổ. Người Ả Rập chiếm nó năm 712, biến nơi đây thành một trung tâm văn hóa rất lớn của Hồi giáo. Thành cát Tư hãn chiếm đoạt lại thành phố này năm 1220, và đến năm 1365 nó trở thành kinh đô của vua Mông Cổ là Tamerlane (1336-1405), cũng viết là Tamburlaine, hay Timur. Từ năm 1868 nó thuộc về người Nga.
    Kabul là thành phố quan trọng vì nó kiểm soát con đường mậu dịch phía đông bắc dẫn vào Pakistan. Do đó, trong lịch sử ba nghìn năm của nó, thành phố này thường xuyên bị ngoại xâm. Nó từng là kinh đô của đế quốc Mông Cổ (1504-1526), và trở thành thủ phủ của Afghanistan từ năm 1773. (LAD chú).

Chia sẻ trang này