1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tây Du Ký với khí công và với góc nhìn của người học Phật

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi chung_trinhquang, 28/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Chết thật! Thật là thiếu sót, mình post thiếu. Vô cùng xin lỗi mọi người... Quá hạn, ko e*** được bài nữa.
    Sau bài thơ trên còn 1 đoạn nữa:
    --------------------
    Bài thơ này không thể hiểu theo mặt chữ. Anh nhi, xá lợi, mộc mẫu, kim công, minh đường (mi gian: chỗ giữa hai mi mắt), thận thủy (nước thận), hoa trì, trùng lâu, can hỏa (lửa gan), v.v... đều là thuật ngữ thiền đạo Lão mà những ai đã đọc Thượng thanh Huỳnh đình nội cảnh đều gặp đi gặp lại trong ba mươi sáu chương kinh. Đây là một trong những bài thơ loại ?okhẩu quyết? luyện kim đơn của đạo gia.
    Câu ?oNước thận từ mi về đầu lưỡi" chính là dạy uốn cong đầu lưỡi để tạo ra tân dịch (nước miếng) lúc hành thiền.[Xem lại chiếc cầu vồng trên bến Lăng vân trong bài Nẻo về bên ấy.]
    Ngô Thừa Ân rõ ràng rất tôn trọng đạo Lão, coi Lão là chánh pháp ngang hàng với Nho, Phật. Tây du ký kể rằng tại chùa Lôi âm, khi trao kinh Phật cho Đường tăng, Phật tổ Như lai dặn dò: ?oCái thử nội hữu thành tiên liễu đạo chi ảo diệu.? Nghĩa là: Trong đó có phép mầu đắc đạo thành tiên. (Lê Anh Minh phiên âm, theo bản chữ Hán [TDK 1987: 752].)
    Vì cho Nho, Thích, Lão đồng đẳng, xếp chung một bảng giá trị, nên khi trao kinh cho Đường tăng thì Phật tổ cũng dạy: ?oTuy vi ngã môn chi quy giám, thực nãi Tam giáo chi nguyên lưu.? Có nghĩa rằng: Tuy là giới luật của cửa Phật nhưng cũng là nguồn dòng của Tam giáo.( Lê Anh Minh phiên âm, theo bản chữ Hán [TDK 1987: 752].)
    Quả thực bao hàm trong Tây du ký là dòng tư tưởng Tam giáo đồng tông hay đồng nguyên. Ngô Thừa Ân và Tây du ký bất hủ là do nhiều yếu tố, nhưng thiết tưởng phần lớn cũng vì tác giả truyện Tây du đã có tư tưởng rất trong sáng, đã siêu vượt lên mọi xu hướng độc tôn về triết giáo.
    ------------------------
    u?c tatu4tuoi s?a vo 22:26 ngy 16/10/2006
  2. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Hi Huyenquantu. ''''''''Minh đường thận thủy nhập hoa trì'''''''' thì rõ rồi. Mình vừa bổ sung bài viết. (Và cũng đã rõ chỉ khi nào mới được "bắc cầu"...)
    Còn ''''''''kim mộc giao tính đồ'''''''' thì sao? Huyenquangtu giải thích được không? Ở mức độ giống như câu trên thôi, không cần đi sâu vào vấn đề. Theo mình đoán: Kim là cha, Mộc là mẹ còn con là gì?
    Ở con người thì phế thuộc kim, Can thuộc mộc. Mình còn nghe nói chữa bệnh theo phương pháp Đông y thì nhiều người lấy chữa gan làm gốc.
    Ngô Thừa Ân vốn là một cao thủ về võ học và tu luyện chứ chẳng sai.
    Được muoi_mot sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 10/01/2006
  3. huyenquangtu

    huyenquangtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0

    éu?c tatu4tuoi s?a vo 22:27 ngy 16/10/2006
  4. hurjun

    hurjun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng, gọi là Tam Hoàng. Rồi đến vua Phục Hi, Thần Nông , Huỳnh , Nghiêu và Thuấn gọi là Ngũ Ðế .
    Thuở ấy, Trung quốc chia làm bốn châu : Ðông Thắng Thần châu , Tây Ngưu Hạ châu, Nam Thiện Bộ châu , Bắc Cư Lư châu.
    Ðặc biệt là nơi ven biển lại có một nước tên Ngao Lai. Trong nước ấy có một hòn núi gọi là Hoa Quả Sơn (Núi có nhiều thứ hoa quả lạ) đứng sừng sững giữa trời, bao phủ đồi cây gò đất. Trong cảnh hùng tráng âm u ấy có một tảng đá rất lớn , bề cao ba mươi sáu thước năm tấc, chu vi hai mươi bốn thước, trên mặt có chín lỗ thông thiên, bốn bên có tám hang thông ra rừng rậm!
    Thật là một tảng đá dị thường, "Cấu Tạo từ thuở khai thiên lập địa" mà loài người không ai có thể tưởng tượng nổi. Với chiều cao vượt lên muôn vật trên mặt đất ấy tảng đá không bị che khuất , hứng chịu sức nóng và lạnh của nhật nguyệt, lần lần tụ tinh nứt ra một viên trứng đá.
    Trong lâu năm, trứng ấy tượng hình, rồi gặp một trận gió lớn nỡ ra một con Khỉ đá , giống tạc hình người, đủ tai, mắt, miệng, mũi và tay chân rất lanh lẹ.
    Khỉ đá đi đứng khắp vùng, cặp mắt chói lòa như hai cái đuôi sao Bắc Ðẩu .
  5. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Mình đã tìm được một phần câu trả lời về vấn đề này trong truyện Thất Chơn nhơn quả. Sau này huyenquangtu giải thích rõ hơn giúp nhé.
    Đây là link của trọn bộ truyện Tây du ký trên mạng. Đỡ phải ra hiệu sách mua. Mọi người thử nói xem, còn "bí kíp" nào nữa không :
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn1n1n31n343tq83a3q3m3237nvn
  6. chonte

    chonte Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    TÔN-NGỘ-KHÔNG = NGỘ TÁNH "KHÔNG" CỦA VẠN PHÁP RỒI KHỞI TU. RITE?
  7. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    To Phicanh: Có lẽ Bồ Đề Sư Tổ vốn là một vị cổ Phật?
    Mới có thêm 1 kiến giải - 5 thầy trò Đường Tăng tượng trưng cho ngũ tạng:
    - Đường Tăng là tạng Tâm (thế mới vừa hiền vừa ngu )
    - Tôn Ngộ Không là tạng Can (gan) (hay nhảy nhót)
    - Trư Bát Giới là tạng Tỳ (Lá lách) (làm người hay vật cũng được, phàm ăn)
    - Bạch Mã là tạng Phế (Phổi) (..ít nhất thì khí quang của Phế là màu trắng bạc)
    - Sa tăng là tạng Thận (mình thấy có sự tương đồng giữa công việc của Sa Tăng và chức năng của thận; Sa Tăng là người nhẫn nhịn, chịu khó...)
  8. ManHunter

    ManHunter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Xin góp 1 bài thơ về lửa của HồngHài Nhi
    Ngụt ngụt ngùn ngùn lửa bốc lên,
    Bừng bừng cuồn cuộn khắp trăm miền.
    (...) Lửa trời lửa đất đều không phải,
    Ấy lửa tam muội của ma vương.
    Năm cỗ xe kia hợp ngũ hành,
    Ngũ hành sinh hóa lửa kia thành.
    Can mộc phát sinh tâm hỏa vượng,
    Tâm hỏa khiến cho tỳ thổ bình.
    Tỳ thổ sinh kim, kim sinh thủy,
    Thủy sinh ra mộc thật tài tình.
    Sinh sinh hóa hóa đều do hỏa,
    Cháy khắp không gian vạn vật vinh.
    [TDK V 1988: 11-12]
  9. huyenquangtu

    huyenquangtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    GIẢI MÃ VUI TRUYỆN TÂY DU
    Chuyện tây du ký tôi đọc từ hồi còn nhỏ đến bây giờ cũng chẳng còn nhớ được gì nhiều, nhân mới đọc lại 2 hồi đầu thử đem ra giải mã chơi. Chắc chắn với kiến thức Đạo gia của tôi đem dò ý của tác giả thì chắc phải có sai chệch phần nào, nhưng để gọi là giúp vui nên cũng mạo muội làm thử.
    ----------------------------------------------------------
    (trích)Ðặc biệt là nơi ven biển lại có một nước tên Ngao Lai. Trong nước ấy có một hòn núi gọi là Hoa Quả Sơn (Núi có nhiều thứ hoa quả lạ) đứng sừng sững giữa trời, bao phủ đồi cây gò đất. Trong cảnh hùng tráng âm u ấy có một tảng đá rất lớn , bề cao ba mươi sáu thước năm tấc, chu vi hai mươi bốn thước, trên mặt có chín lỗ thông thiên, bốn bên có tám hang thông ra rừng rậm!
    Thật là một tảng đá dị thường, "Cấu Tạo từ thuở khai thiên lập địa" mà loài người không ai có thể tưởng tượng nổi. Với chiều cao vượt lên muôn vật trên mặt đất ấy tảng đá không bị che khuất , hứng chịu sức nóng và lạnh của nhật nguyệt, lần lần tụ tinh nứt ra một viên trứng đá.
    -----------------------------------------
    Đoạn này thì có tác giả đã giải nghĩa là cái đầu rồi vì thấy có 9 khiếu thông thiên , tôi thì có chút ý nói thêm là khỉ đá sinh tại đông thắng thần châu tức là phía đông, trên cơ thể người thì phương hướng chia là :nam trên, bắc dưới, đông trái, tây phải. Như vậy là khỉ đá sinh ra ở trên đầu nhưng lại lệch sang phía trái, theo quy tắc nam tả nữ hữu thì đích thực người tu luyện được ẩn dụ trong truyện này là đàn ông. Tổng hợp lại thì khỉ đá xuất xứ từ trên đầu liên thông với đường mạch bên trái, câu dưới nói là hứng chịu sức nóng lạnh của nhật nguyệt, dần dần tụ tinh thì đích thị nơi đó nhật nguyệt giao phối tức là âm dương kết hợp rồi, vậy là theo nghề thì tôi cho rằng khỉ đá chính là ''''''''huyền quan lộ xuất '''''''' .Suy đi nghĩ lại cũng phải vì nhờ có khỉ đá đưa đường dẫn lối thì Đường tăng mới thỉnh được kinh, giống như người tu luyện nhờ có tiên thiên khí từ huyền quan mới có thể đắc đạo vậy.
    ----------------------------------
    (trích)
    - Nơi Ðông Thắng Thần Châu có một hòn đá trên núi Hoa Quả, cảm khí âm dương, chứa hơi nhật nguyệt, nứt ra một trứng đá . Trứng ấy nở ra một con Khỉ , đôi mắt sáng quắc. Mỗi khi hắn ngó lên trời là hào quang chói lọi.
    ------------------------------------------
    Đoạn này càng khẳng định khỉ đá là huyền quan lộ xuất vì khi đó hào quang chói lọi
    -----------------------------------------
    (Trích)
    Nhưng lạ làm sao, vừa lặn khỏi làn nước , Khỉ đá mở mắt ra trông thấy dưới đó là một khoảng không gian trống rỗng. Gần đó có một chiếc cầu ẩn khuất trong kẹt đá. Bên cầu cũng cây cũng trái xanh tươi, dưới cầu cũng nước trong veo chảy nghe róc rách. Cảnh lạ đó gợi vào tánh tò mò, Khỉ đá uốn mình nhảy vọt lên cầu, chạy ngược vào trong. Càng vào sâu, phong cảnh càng thêm u nhã.
    Bên trong, sừng sững một toà nhà rộng lớn, trước cửa cổ một tấm biển, khắc mấy dòng chữ :
    " Hoa Quả Sơn phước địa
    Thủy Liêm động , động thiên "
    Nghĩa là :
    " Núi hoa qua đất phước
    động Thủy Liêm hang trời "
    Vừa bở ngỡ vừa mừng thầm, Khỉ đá trở lại cầu, tung mình nhảy lên mặt nước, mặt mày hân hoan, nhìn lũ khỉ nhỏ khịt mấy cái .
    Lũ khỉ nhỏ thấy Khỉ đá ló đầu lên, đã vội xúm đến, quấn quít hỏi :
    - Suối nước sâu cạn ? Có gì lạ chăng ?
    Khỉ đá nói :
    - Không sâu, không cạn, vì dưới đó không phải nước mà là một cảnh phi thường.
    Lũ khỉ nhỏ ngạc nhiên, nhao nhao hỏi :
    - Cảnh thế nào mà phi thường ?
    Khỉ đá vừa đưa tay ra dấu vừa giảng giải :
    - Có một cái cầu rất đẹp, bên cầu cỏ một tòa nhà uy nghi, lộng lẩy .
    Một con trong lũ khỉ nhỏ hỏi :
    - Trong ngôi nhà ấy có giêng gì chiếm cứ chăng ?
    Khỉ đá nói :
    - Không có gì cả ! Chỉ có lò , chén, nói, chảo, giường, ghế . Tất cả đều bằng đá .
    -----------------------------------------------
    Cây cầu ẩn khuất sau kẹt đá nghe thấy giống như cái lưởi nằm cạnh răng quá, vì răng cũng như đá vậy, trong nhà bàn ghế cũng toàn bằng đá, vậy là kết luận khỉ đá vào được thủy liêm động chính là khi huyền quan lộ xuất tiên thiên khí theo mạch bên trái xuống miệng, khỉ đá lặn xuống nước dưới cây cầu nghĩa là tiên thiên khí hoá thành nước miếng.
    ------------------------------------------------------
    (trích)
    Hôm sau , Hầu vương dậy sớm , bảo lũ khỉ bẻ nhiều tre kết làm bè . Rồi từ giả , chống bè ra biển cả, mặc cho gió dập sóng dồi , đêm sương ngày nắng !
    Trót mấy ngày bơ vơ trên mặt biển, Hầu vương nhìn chân trời bát ngát bao la, không biết đến nơi nào, đành nhắm mắt ngồi liều, phó mặc cho trời đất ! Gió ngàn vi vút thổi, khiến bè tre tấp vào bến Nam Thiện Bộ Châu . Nghe tiếng chim kêu lẩn với tiếng người văng vẳng, Hầu vương mở bừng mắt, xem thấy đất bằng, làng mạc lưa thưa, lòng mừng khắp khởi .
    Hầu vương bỏ bè bước lên bờ , mấy ngư phủ vừa thấy , ngỡ là loài yêu quái rùng rùng bỏ chạy ! Một ông lão khiếp đảm, quýnh chân nằm chết điếng trên bải biển . Hầu vương chạy tới lột hết quần áo mặc vào , giả người đồng nội , lần mò đến tỉnh thành , học thêm tiếng người xứ ấoy .
    Rồi Hầu vương lại tiếp tục cuộc hành trình ngày đi, đêm nghĩ cố tìm cho được động Tiên, cửa Phật.
    Nhưng than ôi ! Ði mãi chỉ gặp bọn đồ đanh, mưu lợi, không hề biết đạo là gì !
    Hầu vương lưu lạc chín năm vất vả, vượt núi băng ngàn mà chưa đem lại một kết quả nào ! Lòng buồn chán ngán !
    Mấy tháng sau, đi đến Tây Dương biển cả . Hầu vương nhìn ra khơi mây nước bao la , lòng thầm nghĩ :
    - Ta đi khắp bốn phương trời, sá gì mặt biển này ?
    Nghĩ vậy, Hầu vương tìm cây kết bè chống ra ngoài khơi, phó mặc cho mưa gào gió thét .
    Sóng vỗ bè trôi , Hầu vương ngày nào cũng chỉ thấy mây xanh và nước biếc ! Thĩnh thoảng một vài con cá rựa chạy sóng sượt trên mặt nước . Hầu vương tưởng là Hà thần hiện lên. Có lúc trời chớp lạch , Hầu vương cũng ngỡ là thần tiên hiện đến !
    Mấy ngày sau , bè trôi đến miền Tây Ngưu Hạ Châu , Hầu vương lại bõ bè lên bờ , xảy thấy núi cao chót vót, cây cối sum suê, hoa tươi xinh đẹp liền dừng bước lẩm bẩm :
    - Núi cao, may ra có " Thánh , Thần , Tiên , Phật "
    --------------------------------------------------------------
    Hầu vương kết bè vượt biển đến nam thiệm bộ châu là chỉ phương nam phải vượt qua biển thì tôi đoán là cái cổ vì ở đó có khiếu huyền ưng là nơi lưu thông nước miếng, vậy phương nam chính là chổ quả tim, nơi đây chỉ có phàm tâm cư ngụ nên hầu vương không gặp thần tiên mà chỉ thấy toàn bọn đồ lanh, mưu lợi, không hề biết đạo là gì.
    Hầu vương chán nản tiếp tục vươt biển Tây Dương đến Tây Ngưu Hạ châu. Trong thân mình thì phía tây còn ám chỉ vị trí huyệt giáp tích nằm sau lưng, như vậy là Hầu Vương đi bè vượt biển quá nhanh, mới đó từ trước ngực đã vòng ra sau lưng, mà phải vượt qua biển Tây Dương, chưa rõ là biển gì nhưng phỏng đoán là huyệt khí hải tức là biển khí, vậy là hầu Vương vượt qua hai cửa biển là biển dịch đến nam thiệm bộ châu và biển khí đến tây ngưu hạ châu.
    --------------------------------
    trích
    Hầu vương hỏi tiếp :
    - Vậy thì Tiên ở đâu, xin tiều lão chỉ hộ cho.
    Tiều phu nói :
    - Tiên ông hiện ở tại xóm tôi . Cáeh đây không xa mấy, có một dãy núi tên là Linh Ðài phương thốn sơn , trong có động Tà Nguyệt Tam Tinh , Tiên ông hiệu là " Cu Bồ Ðề ***** " , ở đấy thu nhận đồ đệ rất nhiều, song các đồ đệ bị đuổi cũng không ít, hiện nay chỉ còn ước độ ba bốn mươi . Ông muốn đến đó phải theo đường nhỏ qua hướng Nam, chừng bảy tám dậm , là tới động.
    Hầu vương nhìn ông tiều năn nỉ :
    - Ðường đi đến động ngoằn ngoèo dễ lộn , mong ông thương đến , dẫn tôi cùng đi về xóm, tôi xin hậu tạ.
    Tiều lão lắc đầu đáp :
    - Giúp ông tôi không nệ công lao, ngặt vì tôi còn cha mẹ già, sớm chiều lo phụng dưỡng, phải ở lại hái củi đổi gạo , không tiện làm vừa lòng ông !
    Nghe lão tiều than , Hầu vương cảm động , đành phải bái biệt ra đi.
    Núi rừng thăm thẳm, đá cao chồng chất, chông gai hiểm trở . Hầu vương vốn quen miền sơn dã , đi riết một hồi bảy tám dậm, quả thấy một động lớn , cửa đóng kín không có bóng người thấp thoáng . Trước đó, một bia đá lớn đề mấy chữ " Linh Ðài phương thốn sơn Tà Nguyệt tam tinh động "
    ------------------------------------------------------------
    Linh đải phương thốn sơn là chỉ huyệt giáp tích, trong tu luyện thì chân khí tiến đến giáp tích là bước quan trọng đột phá cho nên tiều phu chỉ hầu vương phải theo đường nhỏ hướng nam nghĩa là đi lên phía trên. đường nhỏ là chỉ cái cổ, vậy thì ''tà nguyệt tam tinh động'' phải nằm trong đầu, tà nguyệt tam tinh giải nghiã là chân tâm nên chỗ Bồ đề ***** ở là thượng đan điền tại huyệt bách hội.
    ---------------------------------------
    (trích)
    Hầu vương thưa :
    - Tôi ở Ðông Thắng Thần Châu, núi Hoa Quả , động Thủy Liêm.
    ***** nạt lớn :
    - Kẻ ăn nói trớ trêu, tu hành sao được . Mau đuổi nó đi !
    Hầu vương sợ sệt vừa lạy vừa nói :
    - Lòng thành thật đâu dám trớ trêu, kính mong thầy thương xót.
    ***** nói :
    - Ðường từ Ðông Thắng Thần Châu đến đây cách hai cửa biển , và một cõi Nam Thiên Hạ Châu làm sao nhà ngươi đi được ?
    Hầu vương thỏ thẻ thưa :
    - Tôi dùng tre kết bè , vượt qua hai cửa biển , trèo non lặn lội hơn chín năm trời mới đến đây , cúi xin thầy đoái tưởng .
    -------------------------------------
    Đoạn này hầu vương kễ lại hành trình gian khổ vượt hai cửa biển mới tới được nơi học đạo, hèn gì Bồ Đề ***** không tin vì cho rằng xưa nay ít người làm được, điều này cho thấy cái khó của người tu luyện như thế nào , ''đắc đạo như sừng thỏ '' là vậy. hầu vương nói hành trình mất 9 năm chắc là ý nói người bắt đầu cầu đạo cho đến khi được chân truyền phải mất...9 năm..coi bộ hơi lâu quá.
    hết hồi 1.
    --------------------------------------------------------------------
    Được huyenquangtu sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 04/04/2006
    Được huyenquangtu sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 04/04/2006
  10. khongtenhkt

    khongtenhkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác ! Em xin có chút thiển ý . Suy nghĩ của em thì khác với bác Mươimot và bác HuyênQuangTử . Theo em 5 thầy trò Đường Tăng tượng trưng cho một con người ở khía cạnh thân và tâm . Quá trình thỉnh kinh là quá trình rèn luyện thân, tâm giúp con người đi đến đắc đạo giải thoát . Do vậy có thể xếp Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng thuộc tâm . Trư Bát Giới, Ngựa bạch thuộc thân . Đến cuối cuộc hành trình 3 vị thuộc tâm đều thành Phật và Alahan tữc ra khỏi tam giới . Còn hai vị thuộc thân thì trở thành thần, tiên tức vẫn còn trong tam giới . Vài dòng suy nghĩ mong các bác góp ý cho .

Chia sẻ trang này