1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tây Du Ký với khí công và với góc nhìn của người học Phật

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi chung_trinhquang, 28/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thankinhthuongnho

    thankinhthuongnho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Lục Tổ Huệ Năng nói là nói việc truyền thừa, chứ không phải nói từ nhị tổ Ca Diếp (khác Phật Tổ Ca Diếp nghen) đến Lục Tổ Huệ Năng đều là Phật.
    Nếu Đức Phật Thích Ca chỉ là 1 trong 40 vị Phật như Phi Cảnh nói thì Phi Cảnh tại sao vị trí của Phật Thích Ca lại rất quan trọng trong Phật giáo không? Quan trọng hơn hẳn các tổ từ nhị tổ Ca Diếp tới Lục Tổ Huệ Năng nhiều (ba mấy vị theo như Phi Cảnh).
    u?c tatu4tuoi s?a vo 22:35 ngy 16/10/2006
  2. huequangtu

    huequangtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Sắp sửa lạc đề mất rồi.
  3. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Có một cuốn sách bàn về Tây Du Ký và Đạo Phật, tựa là "Tây Du Ký qua cách nhìn của người học Phật", của tác giả Huyễn Ý, NXB Văn Hoá Thông Tin năm 2004. Dưới đây là lược trích vài đoạn.
    Dẫn nhập
    ... Hầu như những tình tiết trong TDK là để ngụ ý biểu hiện lên ý nghĩa cao siêu, sâu xa trong Phật giáo nhưng ít ai để ý, và những nhân vật trong truyện là hình ảnh tượng trưng thể hiện ý nghĩa về tâm linh, do đó, khi xem TDK hãy nên xem lại chính mình thì mới thấy cái hay của truyện. (trang 9).
    Huyền sử hay chính sử
    Về mặt lịch sử thì Trần Huyền Trang và chuyến Tây du của Ngài là có thật. Còn theo truyện TDK thì chuyến đi của Ngài đã được Ngô Thừa Ân thần thoại hoá. Những nhân vật cho tác giả dựng lên, vừa biểu thị những ý nghĩ sâu xa trên tinh thàn Duy thức học Phật giáo, vừa làm cho tập truyện linh động có tính khôi hài hấp dẫn người xem. (trang 14)
  4. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Tất cả là một
    Quả Ngô Thừa Ân là nhà thâm hiểu Phật pháp. Qua Duy thức học, ông đã dựng những nhân vật trong truyện rất có ý nghĩa nói lên công phu kiên trì của Hành Giả trên đường hành đạo. Tác giả khéo dựng năm nhân vật biểu hiện ngụ ý sâu xa như:
    - Ngài Đường Huyền Trang chỉ cho tạng thức (thức thứ 8)
    - Tôn Ngộ Không chỉ cho ý thức (thức thứ 6)
    - Trư Bát Giới chỉ cho 5 thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức (Tiền ngũ thức).
    Sa Ngộ Tịnh chỉ cho mạc na thức (thức thứ 7)
    - Con ngựa chỉ cho sắc thân hay sắc uẩn (Năm nhân vật này sẽ nói sau).
    Tất cả năm thầy trò tượng trưng cho năm uẩn hay tám thức. Tám thức là nói về phần tinh thần có thể chỉ cho bốn sắc uẩn sau đây: "Thọ, tưởng, hành, thức". Còn con ngựa là chỉ sắc uẩn.
    Hồi 24-25-26 nói về việc này - Về ăn trộm quả nhân sâm -(trang 15-16)
  5. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Ngô Thừa Ân thật khéo diễn đạt, Ngũ Trang quán là chỉ cho thân năm uẩn mà chủ là Trấn Nguyên Tử, thế danh Dữ Thế Đồng Quân (uy lực tương đồng tạo hoá, ý ám chỉ tâm chân thật). Trong Ngũ Trang quán có báu lạ là cân nhân sâm... khi ăn vào sống muôn tuổi, lại ở trên núi Vạn Thọ. đây là hình ảnh tượng trưng cho tâm chân thật phát ra diệu dụng ở sáu căn.
    ... Đây nói tam chân thật ở ngay thân năm uẩn, do vì lãng quên mà không nhận biết được coi như đã mất (cây bị chết). Song muốn nhận lại thì phải tịnh tâm (nước trong tịnh bình), giới (thân tâm trong sạch tượng trưng cho chung bằng ngọc) và huệ (Tôn Hành Giả dùng tay thấm nước áo vào rễ cây) thì mới thể nhận tâm chân thật được (cây sống lại).
    Tác giả khéo chỉ bày, trong thân năm uẩn có báu lạ đó là tâm chân thật của mõi người sẵn có, nếu ai nhận và hằng sống thì tuổi thọ đồng với trời đất, nghĩa là tuổi thọ vô lượng, giống như chủ của Ngũ Trang Quán là Dữ Thế Đồng Quân. Còn mấy thầy trò Đường Tăng ngầm chỉ năm uẩn nên tiên ông nói là bạn cố nhân nay mới gặp.
  6. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Tất cả là một (tiếp)
    Thiết nghĩ, đại lược toàn bộ TDK ý nói lên ý thức từ đâu sanh ra, công năng của nó từ đâu lưu xuất, rồi ứng dụng công phu tu đến giác ngộ (kiến tánh) và khi đã giác ngộ, phải công phu thế nào để lúc gặp chướng duyên ở nội tâm và ngoại cảnh mà vẫn cứ tiến bước không bị ngăn ngại cho đến ngày giải thoát viên mãn (đến Tây phương thỉnh kinh). (trang 22)
    Ý thức từ đâu?
    ... giống như ở hồi 17. Hành Giả đánh yêu gấu không thắng nênđi cầu viện Bồ tát Quan Âm... lúc gặp Bồ tát, mới lập kế nói:
    "Bồ tát nên biến ra yêu tinh bị đánh chết để lừa yêu gấu...". Khi Bồ tát biến giống yêu tình, Hành giả liền nói: "Bồ tát là yêu tinh hay yêu tinh là bồ tát?". Bồ tát nói: "Ngộ không, Bồ tát, yêu tinh đều là nhất niệm, nếu bàn đến gốc đều không có". Cũng vậy, như mẩu chuyện cứu người trên,khi cứu người chỉ biết cứu người không nghĩ gì khác là Bồ tát. Còn cứu người mà có niệm tự ngã cảm thọ là yêu tinh. Cho nên cũng một việc làm mà Bồ tát hay yêu tinh cũng chính ta, chỉ khác trên ý niệm, còn bàn đến gốc ý niệm thì không có nới chốn, vì tất cả đều từ tâm lưu xuất. (trang 33)
  7. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Công năng ý thức
    Truyện nói, khi con khỉ sinh ra đã biết chạy nhảy, sinh sống... Rồi có người chỉ đến nói Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh học đạo. Khi đến, được ***** Bồ đề nhận chỉ dạy và đặt cho tên là Tôn Ngộ Không. Khi học đạo xong, được tátt cả thần thông, rồi đem những gì mình đã học làm náo động tring chúng, nên bị Tổ đuổi ra khỏi tông môn và nói: "Nếu có ở đâu thì không được nói là đồ đệ của ta" (hồi 1-2).
    ... Linh Đài Phương Thốn, Tà nguyệt tam tinh là chỉ cho tâm thanh tịnh sáng suốt. Tôn Ngộ Không được đạo thuật linh thông phát xuất từ nói Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh mà ra. Còn ***** Bồ đề là Ngô Thừa Ân mượn danh hiệu của một vị đệ tử lớn của đức Phật tên Tu Bồ Đề. Ngài là vị thông suốt về lý Không hơn hết trong chúng. Hay Bồ đề có nghĩa là giác. Giác tức Biết, mà Biết là Tâm.
    ... Công năng của ý thức rất nhạy bén lanh lợi và biến hoá khôn lường; như vùa nghĩ về người thì có hình ảnh người, vừa nghĩ về cảnh thì có hình ảnh cảnh... hiện ra tâm trí. Như nói một Cân Đẩu Vân đi được 10 muôn tám ngàn dặm thì cỗng giống như 20 năm trước đi du lịch một nơi nào đó , bỗng nay nghe ai nhắc lại thì liền nhớ tức khắc những cảnh ấy hiện ra ở tâm... Đó không phải là Cân Đẩu Vân hay sự biến hoá của Tôn Ngộ Không sao? (trang 40)
  8. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này sư huynh viết cùng 4 chữ Bồ Đề Sư Tổ có thể thấy rõ thầy TNK là Tổ của Bồ Đề ,Tổ của các vị Tổ luôn .Không thể có chuyện Tu Bồ Đề là Bồ Đề Sư Tổ .
    Trong chuyện có đoạn thầy trò Đường Tăng trao Y Bát cho Ca Diếp và A Nan dường như là ẩn ý chuyện 2 vị này được truyền thừa sau này mà đắc đạo .
  9. chung_trinhquang

    chung_trinhquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Hì! Y bát thì do Tổ trao lại cho người được truyền thừa chứ nhỉ. Trong truyện TDK là thầy trò họ dùng cái bát để đút lót chứ không phải trao y bát. (Mà chỉ có 1 vị được Phật Tổ trao y bát. Còn A Nan thì đến khi ông Phật chết vẫn chưa đắc A la hán)
  10. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Thì ý phicanh là chuyện đút lót là tác giả viết có ẩn ý ,sau này 2 vị này là Tổ đời thứ 2 và 3 mà

Chia sẻ trang này