1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tây Du Ký với khí công và với góc nhìn của người học Phật

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi chung_trinhquang, 28/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conangnhobe

    conangnhobe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Topíc này hay quá. Càng đọc càng ngộ ra nhiều. Cảm ơn các bác. Các bác tiếp tục phân tích nữa nhé cho em được mở rộng tầm mắt, thêm phần hiểu biết. Vote * cho topic.
  2. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Xem phim này chỉ thấy tội nghiệp Đường Tăng lúc nào cũng bị "mỹ nhân" quyến rũ
  3. luctieuphung5112006

    luctieuphung5112006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Dân gian Việt nam mình thật tức cười, vẽ ông Phật(Bụt) ra ông tiên.
  4. hoangphihong69

    hoangphihong69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Nhìn theo Phật học thì em chẳng dám bàn. Em làm viên chức nhà nước,chỉ dám bàn Tây Du thoe kiểu viên chức thui. có gì ngô nghê các bác thông cảm nhé!
    Cho em hỏi các bác nhé: Ai là nhân vật tài ba nhất trong truyện? Bạn trả lời ngay: Tôn Ngộ Không!! Đơn giản quá! Thế mà cũng hỏi!
    Sai bét! Theo em thì lão Tôn chỉ được cái võ nghệ, phép thuật cao cường thôi chứ các mặt khác thì kém vô cùng! Ai đời yêu quái biến thành thôn nữ. Sư phụ đã tươi cười bắt chuyện ""Hi! Chào Nữ thí chủ! Có cơm chay không nhỉ?" thì trước mặt đông người cứ oang oang "Sư phụ ơi, sư phụ sai rồi, nó là yêu quái biến thành đó".
    Chết thật! Ai chẳng biết là Ngộ Không mắt lửa ngươi vàng, đã nhìn là yêu quái thì chắc chắn đúng. Sư phụ có phải là ngu đâu mà không biết đại đồ đệ mình đúng! Nhưng cả Bát Giới, Sa Tăng đứng đó mà sư phụ nhận sai thì còn gì cái oai sư phụ nữa. Đã là sư phụ thì không bao giờ nhận sai, đó là chân lý!
    Cứ như anh Bát Giới biết ý ngay "Đây là thôn nữ mà, có phải yêu quái đâu, sư huynh lầm rồi", nên sư phụ quý. Hay anh Sa Tăng thì cũng biết thân biết phận, biết mười mươi là sư huynh đúng nhưng thấp cổ bé họng nên im thin thít. Cái đơn giản vậy mà lão Tôn không hiểu nên bị sư phụ đì cho là phải, mấy lần buộc thôi việc, cắt hợp đồng "You are fired!!"
    Cũng may mà chuyên môn tốt nên sa thải Ngộ Không thì chẳng có ai thay nên mấy làn đuổi lại mấy lần gọi về.
    Từ chuyện Ngộ Không, lại nói sang chuyện yêu quái. Chặng đường thỉnh kinh biết bao yêu ma quỷ quái nhưng có thể thấy rằng mấy cái loại yêu quái tu luyện nghìn năm thì lão Tôn coi là cái đinh! Còn loại yêu quái mà lão Tôn ớn nhất-mà hầu như là bó tay-toàn phải sử dụng đến sự trợ giúp(50/50-gọi điện cho người thân-hỏi ý kiến khán giả) lại là mấy chú yêu quái người nhà!! Có thể kể ra, nào là con sư tử của La Hán X, con chuột của Bồ Tát Y, mấy chú tiểu đồng của Đại Tiên Z. Gặp những loại này rất mệt vì chúng thường có bảo bối của mấy vị ở trển, 72 phép của lão Tôn chẳng nhằm nhò gì.
    Mà kể cũng lạ, mấy yêu quái này àm mưa làm gió dưới trần, hại biết bao người, thế mà khi thầy trò lão Tôn đến, gặp các vị chuyên trách tại địa phương như Sơn Thần, Thổ địa thì lại nghe các vị than vãn "Đại Thánh thông cảm, chúng tôi lực lượng vừa mỏng vừa yếu, lại phải quán xuyến nhiều nên chưa sâu sát được địa bàn!", rồi thì "Mấy con yêu này vừa lợi hại, lại quan hệ rộng, chúng tôi mà động tới có khi lãnh đủ!!".
    Tài phép lão Tôn gặp chúng cũng thua chạy dài, sư phụ bị bắt mất tiêu. Hỏi mãi mới biết nó là em chú Hai, cháu anh Ba, rể dì Tư trên Thiên Đình. Vậy là bay thật nhanh báo cáo Ngọc Hoàng. Tưởng giải quyết nhanh, cứu đặng sư phụ, ai dè Thượng Đế ngơ ngác "Tui chưa nghe cấp dưới báo cáo lại. Thôi Đại Thánh gặp bộ phận chức năng để giải quyết nhé."
    Lại lóc cóc bay tới gặp đơn vị chủ quản của mấy con yêu này. Tới nơi thì vị nào cũng khăng khăng "Đâu có, Đại Thánh nhầm với ai, ở đây quản lý cán bộ nghiêm lắm, làm gì có chuyện đó". Rồi "Con sư tử này vẫn chở tôi đi làm mà, nó hiền khô à". Bó tay.com.
    Mà sao em đọc cả truyện thấy chỉ dăm ba con yêu lom nhom như Bạch Cốt Tinh mới bị phang 1 gậy tiêu đời, còn thì cứ lúc Ngộ Không giơ thiết bảng lên thì lại có mấy bác Đại Tiên, Vương Mẫu, Bồ Tát đến, hề hề cười "Thôi, mấy thằng em của tui mà. Người trong nhà cả. Đại Thánh tha cho nó. Tui sẽ đưa nó về bắt kiểm điểm nghiêm khắc trước tập thể!!" Hổng lẽ không tha. Toàn chỗ tình nghĩa cả. Còn em tìm mãi mà chẳng thấy chỗ nào nói mấy con yêu kia về trời bị phạt. Luật trời hay thật. Mấy bác thần tiên mắc lỗi nhỏ, như Sa Tăng, Bát Giới thì bị đày xuống trần làm yêu quái. Còn mấy con yêu gây hoạ lớn thì phạt quay về trời làm thần tiên!!!!
    Trật tự đảo lộn hết cả. Chẳng biết đằng nào mà lần!!!
  5. vanconkip

    vanconkip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    bác liên tưởng ghê thật , vui phết , cảm ơn bác , hì
  6. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Một bài phân tích ấn tượng!! Hay!! Hi vọng bạn tiếp tục cho ra lò những bài viết hay như thế! Vote bạn 10*
  7. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Kun trích bài viết của Saigon42 trong "thế giới bùa ngải" viết vể Tây Du Kí, một cách nhìn khác về tác phẩm. Mọi người đọc và tham khảo, bài viết là một cách bật ngửa lại vấn đề..
    *************
    KẾT THÚC CỦA TÂY DU KÝ,
    SỰ CHỐNG LẠI ĐẠO ĐỨC
    Thích Nhật Từ
    *************
    Tây Du Ký còn gọi là Truyện Tề Thiên Ðại Thánh, một bộ tiểu thuyết trường thiên, cổ điển của văn học Trung Quốc, đã được giới độc giả trên khắp thế giới hâm mộ, ưa thích, mỗi khi đọc đến quên cả ăn và bỏ cả ngủ. Gần đây, các đài truyền hình trong nước, từ đài Cần Thơ cho đến đài TP. HCM đã cho chiếu rộng rãi bộ phim truyện này do nữ đạo diễn Dương Khiết thực hiện, thì Tây Du Ký một lần nữa trở nên phổ biến hơn và quen thuộc hơn đối với mọi người từ già đến trẻ, từ trí thức đến bình dân.
    Từ mọi góc độ, người đọc cũng như người xem cảm nhận tác phẩm theo những nhận thức khác nhau, và đúc kết cho mình những bài học cũng vô cùng khác nhau. Tác dụng của tác phẩm rất đa dạng. Nó đến với lòng người dĩ nhiên không thể đồng dạng với ý tưởng nắn ra tác phẩm của tác giả Ngô Thừa Ân. Và do vậy, sự đánh giá, nhận định, bình phẩm, dù trải qua nhiều thời kỳ vẫn cứ nghiễm nhiên diễn ra theo chủ kiến của người cầm bút.
    Từ góc độ nghệ thuật cũng như diễn xuất, Tây Du Ký của đạo diễn Dương Khiết phong phú và hấp dẫn không kém gì nguyên tác truyện của Ngô Thừa Ân. Có thể nói, đạo diễn Dương Khiết và các tay diễn viên lão luyện của bà đã thành công đáng kể ở mặt này. Tuy nhiên, một bộ phim dài 25 tập, tuy có chọn lọc từ bộ truyện dài hơn 2000 trang với 81 nạn trên đường thầy trò Ðường Tăng thỉnh kinh, cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Ngay cả nguyên tác, ngoài mặt thành công nghệ thuật và tính cách của các tuyến nhân vật, thiện ác rõ ràng, đẹp xấu phân minh, Ngô Thừa Ân cũng vấp phải nhiều thiếu xót rất lớn. Chẳng hạn như sự thiếu tính logic trong diễn tiến các tình tiết của nhân vật Sa Tăng và Ngựa Bạch giữa trước lúc còn là yêu quái với lúc sau khi được Ðường Tăng nhận làm học trò và theo thầy sang Thiên Trúc thỉnh kinh. Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông biến hóa phi thường, nhào một cái là mấy trục vạn dặm, vậy mà phải mất đến 17 năm trời mới cùng thầy đến được Thiên Trúc, một nước cách Ðại Ðường có là bao xa, so với cái nhào nhảy "khôn lường" đó. Các vị Phật và Bồ-tát tuy được tác giả mô tả trong truyện vượt xa 72 phép thần thông của Tôn Ngộ Không và dĩ nhiên hơn cả Ngọc Hoàng Thượng Ðế, Thái Thượng Lão Quân và bỏ xa Nương Nương Thánh Mẫu, nhưng lại là các tuyến nhân vật đóng vai phản diện hơn là chính diện. Chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm đã bắt giam Tôn dưới chân núi Ngũ Hành ngót 500 năm dài và cũng chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm một lần nữa tạo ra 81 nạn cho 4 thầy trò Ðường Tăng, để rồi dẫn đến kết thúc của tác phẩm chẳng có nghĩa lý gì: Như Lai là người chủ mưu cuộc hối lộ cái "bát vàng" trước khi giao chân kinh có chữ về Ðông Thổ. Hẳn rằng phim của đạo diễn Dương Khiết giữ lại tình tiết này bằng một tập cuối, trong khi đã lược bỏ rất nhiều nạn khác, hẳn không phải là không có dụng ý và mục đích của nó. Ðiều này thiết tưởng không cần nói thì người xem vẫn rõ.
    Chúng ta có thể thông cảm với Ngô Thừa Ân rằng muốn cốt truyện ăn khách thì phải hư cấu. Tuy nhiên hư cấu để cho người xem có thể chấp nhận được mà không gượng ép thì hư cấu đó phải bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực. Nghĩa là mượn những nhân vật có thật, chẳng hạn A, B, C, để tố cáo, phản ánh các nhân vật A'''' B'''' C'''' mà mình không tiện nói thẳng hay không dám đụng tới. Ðối tượng cần được phản ánh núp sau tính cách bỉ lậu của nhân vật được hư cấu phải được xác lập trên nền tảng sự thật và không nên đi qúa đà. Vì khi hư cấu quá đà thì tác phẩm không những trở nên kỳ cục mà quan trọng hơn, khó được người đọc chấp nhận. Trong truyện cũng như trong phim Phật Tổ Như Lai chủ mưu cuộc hối lộ bằng cách "ném đá dấu tay," mặc ra lệnh cho hai tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những vị thánh tăng hàng đầu trong hàng đệ tử Phật, đòi "quà thông cảm" với bốn thầy trò Ðường Tăng. Ðiều đó đã làm cho ba vị đồ đệ cương trực của Ðường Tăng bất bình. Nhưng vì thấy tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà "xuống nước nhỏ" (nhưng thật chất là đánh lừa), cả ba vị đã hỷ xả mà không làm lớn chuyện! Bốn thầy trò tưởng mọi việc êm xuôi, hớn hở đem kinh về. Gần về đến Ðại Ðường thì bổng đâu chim Ðại Bàng của Phật Di-lặc cướp bay lên không, rồi sau đó bỏ xuống đất. Lúc đó, thầy trò Ðường Tăng mới vỡ lẽ ra là kinh mà họ khổ công mang về là "kinh vô tự." Ở đây, theo dụng ý của Ngô Thừa Ân, Phật Di-lặc cũng là người gián tiếp gây họa, vì biết việc hối lộ mà không truy tố, đợi đi về gần tới nước mới cho hay. Có lẽ tác giả cố nắn ra những cái éo le như vậy để ru ngủ độc giả.
    Cái gút "kinh vô tự và kinh hữu tự" mà tác giả dựng lên không mang dụng ý thiền học như nhiều người đã cố tình lý giải. Thật ra, nó nhằm tạo ra thái độ căm phẫn, cay cú của độc giả đối với đức Phật và Bồ-tát, thông qua đó, bôi bác, xuyên tạc Phật giáo. Mặc dù chúng ta co thể chấp nhận với tác giả Ngô Thừa Ân rằng ở bất kỳ thời đại nào, sự đút lót, hối lộ, ăn chận không thể tránh khỏi với những phần tử cơ hội và phản diện, nhưng chúng ta không thể đồng tình với tác giả khi ông áp đặt các phần tử xấu xa, đáng lên án bằng hình ảnh của đức Phật và các vị thánh tăng. Tác giả Ngô Thừa Ân thật là quái đãng. Ông đã dựng lên một con khỉ không cha không mẹ, một con heo với nhiều tính cách xấu và một con yêu quái phá hại dân lành. Nhưng khi làm đồ đệ Ðường Tăng, chúng đã trở thành nào là Chiến Ðấu Thắng Phật, Tịnh Ðàn Sứ Giả và nào là Kim Thân A-la-hán, để rồi làm gì? Bất quá chỉ thành cỡ Phật Tổ Như Lai hay tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những người đã chủ mưu cuộc hối lộ là cùng!?
    Có rất nhiều hình tượng để chúng ta hư cấu, mà thông qua đó gởi gấm tâm sự của mình, hay phê phán hoặc giáo dục thói hư tật xấu của xã hội. Phật, Bồ-tát và thánh tăng là những mẫu người toàn thiện của xã hội, những bậc vĩ nhân của nhân loại (chứ không phải của chủ nghĩa lý tưởng hóa). Các ngài là những con người lịch sử thật. Các đóng góp về đạo đức và trí tuệ của các ngài cho nhân loại là những sự thật lịch sử không phủ nhận được. Những người cầu tiến bộ về đời sống đạo đức và tâm linh phải học hỏi ở các ngài. Do đó, người làm công tác văn học không nên tùy tiện đem các ngài ra mà mua bán, mà giễu cợt với một thái độ trịch thượng với dụng ý kích bác và vu khống. Phật và Bồ-tát không những không thể có các thói hư thế tục đó mà các ngài là những người đã giáo dục cuộc đời từ bỏ chúng. Do đó không thể tô đen các ngài để giáo dục xã hội. Bởi lẽ chính các ngài bằng hành động, lời nói và ý nghĩ đã để lại nhiều bài học đạo đức vô giá để cho toàn nhân loại học hỏi và trau dồi.
    Tôi cho rằng Ngô Thừa Ân đã xúc phạm một cách trịch thượng đến đức Phật, các vị Bồ-tát và các vị thánh tăng, khi ông bất chấp dư luận, dựng lên một tình tiết trái ngang "tồi" như trên. Nếu Ngô Thừa Ân biết hư cấu một vị Hòa thượng tu đến cuối cuộc đời, chỉ vì tham vọng cưỡng đoạt y bát của Ðường Tăng mà gây ra thảm họa thiêu hủy ngôi đại Già-lam và cuối cùng phải bị chết thiêu một cách tàn khốc; nếu Ngô Thừa Ân biết hư cấu một nhà sư chỉ vì đam mê sắc đẹp của yêu tinh Ngọc Thố mà phải bị yêu tinh này giết chết lúc nửa đêm, và nhiều hư cấu khác có thể chấp nhận được trong cuộc sống v.v... thì tại sao Ngô Thừa Ân không biết hư cấu những vị "phàm tăng" nào đó trông coi hay cận phụ Linh Sơn Tự đã bày trò "đúc lót" bốn thầy trò Ðường Tăng thì có phải khả dĩ chấp nhận hơn không? Vì đó có thể là chuyện đời thường, có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào, và ở bất kỳ con người nào chưa dứt trọn vẹn lòng tham lam, ích kỷ, Ðây là mà điều đức Phật dạy không chỉ mang lại kết quả xấu xa, bất hạnh cho mình mà còn cho người khác, không chỉ ở đời nay mà còn ở đời khác nữa. Những điều gì mà đức Phật khuyên người ta nên từ bỏ, xa lìa thì Ngô Thừa Ân lại đem những cái đó gán lên đức Phật. Như vậy mục đích của Ngô Thừa Ân nhằm vào đâu: truyền bá đạo đức hay chống lại đạo đức? Dĩ nhiên câu trả lời là chống lại đạo đức Phật giáo. Mục đích giáo dục của Ngô Thừa Ân nếu có thông qua truyện cũng đã trở nên vô nghĩa, khi ông dựng lên cái trò quái gỡ ở đoạn cuối của truyện: Phật Tổ hối lộ một cách trắn trợn lại còn lên tiếng mắng Tôn Ngộ Không, khi chú khỉ này đòi làm lớn chuyện:
    "Nhà ngươi chớ nói ồn lên! Chuyện hai người đó [Ca-diếp và A-nan] đòi lễ bọn ngươi, ta đã biết rồi. Có điều là kinh không phải ai cũng cho, mà cũng không thể lấy không được..." và "chỉ lấy được của nhà ấy ba đấu, ba thăng vàng cốm đêm về, ta còn bảo bọn họ bán quá rẽ, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà dùng!"
    Ðể làm cơ sở cho việc Phật tổ chủ mưu hối lộ, Ngô Thừa Ân còn dựng chuyện Ðường Tăng đã chấp nhận thủ tục "đầu tiên" để lấy được các loại kinh có chữ:
    "Lũ hạ thần biết rằng Phật tổ biết rõ việc hai tôn giả đòi ăn lễ, đành phải đem cái bát tộ bằng vàng tía vua ban biếu họ, họ mới chịu truyền bộ chân kinh có chữ."
    Có thể khẳng định rằng mục đích bôi nhọ này đã được Ngô Thừa Ân định hướng ngay từ đầu truyện hư cấu của ông. Bởi vì theo quy định của Phật người tu sĩ Phật giáo không được sử dụng bát bằng vàng. Ở đây, Ngô Thừa Ân dựng lên sự kiện vua Ðường Thái Tông tặng cho ngự đệ Huyền Trang mới kết nghĩa của mình một cái bát bằng vàng, để rồi mấy chục hồi sau mới có chuyện có phẩm vật quý để đúc lót kẻ hối lộ.
    Xem Tây Du Ký nếu những cái hay, cái độc đáo, cái ly kỳ của nó chúng ta khen ngợi thì những cái phi lý của nó nhất là cái phản đạo đức, phản giáo dục, đi ngược lại sự thật thì chúng ta phải thẳng thắn lên án, nếu chúng ta không muốn để mặc tình cho thế giới hư cấu của Tây Du Ký cũng như tên tuổi của Ngô Thừa Ân đã bao đời được các nhà văn học nhận định, đánh giá một cách a dua theo kiểu "thấy ai sang bắt quàng làm họ" đi vào ngỏ cụt của bế tắt, của sự phản lại đạo đức cuộc sống.
    Tháng 7 năm 1989
    Thích Nhật Từ
    Được kundalini2 sửa chữa / chuyển vào 09:44 ngày 03/07/2007
  8. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Ngô Thừa Ân đã rất sâu sắc khi tạo ra tác phẩm này để có thể đại phá chấp đối với những vị tăng đang chấp vào biên kiến, để từ đó có thể thấy được tính Bất Nhị của thế giới vạn tượng!
    Ngoài ra, nếu đem ánh nhìn của một vị tăng (thật ra là một con đường chứ ko phải một vị tăng thật sự, đại diện cho một trong Tam bảo chứ ko phải một vi tăng thật sự, vì chẳng có vị tăng nào cả hết) để soi vào tác phẩm của Ngô Thừa Ân thì chẳng khác nào tự mình phủ mền che kín mắt và toàn thân để nhìn ánh sáng mặt trời vậy!
    Nếu thật sự có cái nhìn của một người đã giác ngộ, thì lúc đó tác phẩm của Ngô Thừa Ân sẽ rất có giá trị!
    Ngay trong kinh Duy Ma Cật, cũng đã có đoạn:
    Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Bồ tát Duy Ma Cật rằng :
    "Thế nào là Bồ tát hành Phật đạo?"
    Bồ tát Duy Ma Cật trả lời :
    "Bồ tát hành Phi đạo chính thực là Bồ tát hành Phật đạo! "
    Văn Thù Sư Lợi hỏi tiếp:
    "Vậy, thế nào là Bồ tát hành Phi đạo? "
    Duy Ma Cật đáp lời:
    "Bồ tát ở tại năm sự phá giới mà vẫn ko dấy động tâm (tà dâm, vọng ngữ, trộm cắp, v.v...), Bồ tát thị hiện các phiền não mà vẫn ko dấy động tâm, Bồ tát thực hành các tâm Tham, Sân, Si mà vẫn ko dấy động tâm,...! "
    Do đó, thật sự cái lý lẽ đưa ra để phê phán Ngô Thừa Ân chỉ chứng tỏ một cái nhìn sai lệch và biên kiến đối với tác phẩm có giá trị! Ngoài ra, như đã nói, phải là người đã đạt đến tầng mức nhất định trong sự giác ngộ, thì mới có thể thấy được ý nghĩa sâu xa và huyền diệu của một số chi tiết!
    Nếu chỉ đơn thuần là một tác phẩm phản ánh mọi điều tốt đẹp, thánh thiện theo đúng như bài nhận xét trên thì quả thật như vậy, vẫn chưa thể đột phá được vào cái Như Như Thực Tướng vậy!
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    bác Ngô Thừa Ân viết về cái XH mà bác ấy đang sống, xem ra cũng ko khác gì cái XH công bằng dân chủ của chúng ta là mấy, bác ta đúng là thánh thật !
    cái này là "TDK dưới con mắt của phó thường dân"
  10. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Chết cười nhà bác Trần Thiện Nhân thật! Đúng là một cách nhìn rất dí dỏm !

Chia sẻ trang này