1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tây Dương Gia tô bí lục

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi preludeNo1, 04/09/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    Jiuse, Damian, Nicôsamô, Juan, Giacôbê, Philipphê, Ximông [31] . Môn đồ thứ 12 là Jiuđa, Nicôsamô là hai gã thầy lang nghèo khó. Philipphê là một tên kẻ cướp. Juan là con bà Isave, dì của mẹ Jêsu, v.v, Bọn họ đều là những người hàm ơn Jêsu hoặc là hâm mộ phép thuật kỳ lạ của Jêsu cho nên chịu theo làm môn đồ. Còn Jiuđa nguyên là một tên du đãng ở làng Ghêtsêmanê [32] . Jêsu từ nhỏ đã là kẻ xấc xược, ngang ngạnh, nay có được chừng ấy môn đồ, lại càng càn rỡ chẳng coi ai ra gì, tự xưng là thầy cả mà chẳng phải do dân làng bầu ra [33] .
    Đến đâu Jêsu bày bái vị thờ chúa Trời đến đó, từ đứng ra làm lễ, dõng dạc nói rằng: ?oNước ta từ xưa tới nay thờ phụng chúa Trời, mà chưa ai biết chúa Trời ra sao, chỉ riêng mình ta được biết rõ. Chúa Trời chỉ một nhưng có ba ngôi: ngôi thứ nhất là ngôi đức chúa Cha, ngôi thứ nhì là ngôi đức chúa Con, ngôi thứ ba là ngôi chúa Phiritô Santô [34] . Ba mà là một vậy. Ở dưới đất có địa ngục, nơi đó chúa Trời nuôi quỷ dữ để trừng phạt tội nhân trong thiên hạ. Phàm người ta kiếp trước làm những điều ác gì, quỷ đều có sổ ghi chép hết, dẫu bé mọn cũng không bỏ sót tội nào. Nay ta vâng mệnh đức chúa Trời dạy cho các ngươi, ai biết theo phép của ta thì sau khi chết sẽ được lên thiên đường. Nếu không, Chúa ngôi Ba sẽ phạt đày xuống địa ngục, mãi mãi chịu cực hình?. Nghe Jêsu nói như vậy, chẳng ai không cho là lạ lùng [35] .
    Jêsu lại làm ra hai bổn kinh gọi là kinh Bởi trời [36] và kinh Lạy cha [37] , và làm ra chuỗi hạt gọi là chuỗi con niệm để cho những kẻ ngu dốt sử dụng khi làm lễ đọc kinh: cứ đọc xong một câu hai lần đếm một hạt con niệm, hết mười hạt là xong một chầu kinh. Nay theo tiếng nước ta thì kinh Bởi trời niệm rằng: ?oChúng tôi lạy thiên địa chân Chúa ở trên trời là cha chúng tôi, chúng tôi nguyện danh cha cả sáng, nước cha [38] trị đến vâng ý cha, làm dưới đất bằng trên trời vậy??. kinh Lạy cha niệm rằng: ?oChúng tôi xin cha rằng cho chúng tôi thường nhật dùng đủ, hãy tha tội cho chúng tôi, bằng chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi vậy. Xin chớ để chúng tôi sa chưng (= vào) cám dỗ, biện trợ (= phân biệt giúp) chúng tôi chưng dự dữ, Amen!?. Về sau người Tây Dương thay đổi cách đọc, dụng ý sâu xa của việc ấy xin xem ở phần sau [39] .
    Jêsu lại làm ra kinh Mười điều răn, bắt những kẻ ngu đần làm theo những lời răn ấy, lấy đó làm cái đích để tự xét tội lỗi của mình, ai phạm điều gì thì phải tự xưng ra, gọi là ?ocầu phép chúa Trời? [40] .
    Khi làm lễ, Jêsu nói: ?ochúa Trời sinh ra người, coi linh hồn là cao quý. Những ai theo đạo thì sau khi chết chúa Trời sẽ cho linh hồn người ấy được lên thiên đàng. Còn thể xác thì chỉ là chất đất, sau khi chết lâu ngày cũng biến thành cát bụi cả, ấy là vật thấp hèn không có gì đáng quý mà luyến tiếc. Người ta tuy sống lâu hay chết non có khác nhau, nhưng cũng đều không tránh khỏi một lần chết. Còn phải mang phần xác ngày này là còn ưu phiền đau khổ ngày ấy. Cái phần xác như thế có để làm gì đâu??. Sau này đạo Gia Tô Tây Dương nói ?ophần xác là cục đất hèn mọn?, tức là gốc ở đó.
    Jêsu lại nói: ?oChúa Trời đã hạn định cho trời đất phải có lúc chung tận, từ khi tạo thiên lập địa cho đến lúc chung tận gọi là tận thế. Đến ngày ấy, trời sẽ đổ mưa dầu, hạn lửa, người và mọi súc vật đều phải chết hết. Lúc ấy giữa trời hiện lên một thiên thần cầm chiếc ống sắt mà thổi lửa xuống, thiêu cháy hết nhân gian, chỉ còn lại trên trời dưới đất mà thôi? [41] . Bấy giờ tất cả người chết, không kể là mới chết hay chết đã lâu, đều hiện lên thành hình người. Thiên thần cầm một chiếc cân lớn để cân từng người xem phúc, tội nặng nhẹ ra sao. Người phúc nhiều được ban thưởng áo mũ, cho lên thiên đường. Kẻ nào lắm tội bị ném xuống địa ngục cho lửa thiêu hoặc làm mồi cho rắn rết ma quỷ ăn. Những ai bên thiện bên ác đều một nửa thì đem lên giữa lưng chừng trời để chờ phán xét?.
    Môn đồ của Jêsu nghe xong kinh sợ hỏi rằng: ?oCái ngày tận thế ấy còn bao lâu nữa, thầy có biết trước chăng??. Jêsu đáp: ?oChỉ có cha ta mới biết được, còn ta thì không biết, mà nếu biết cũng không thể tiết lộ được [42] . Nhưng các ngươi cần phải biết rằng: Hễ khi nào thấy mặt trăng mặt trời bỗng dưng tối sầm, sao rơi đất chuyển thì đó là điềm báo hiệu ngày tận thế?.
    Jêsu lại nói: ?oKhi tất cả mọi người đều chết hết thì gọi là tận thế chung, nếu chỉ một người chết thì gọi là tận thế riêng. Dịch bệnh lớn thì gọi là tiểu tận thế. Ta xem tượng trời thì thấy không đầy ba mươi năm nữa?.
    Những kẻ ngu ngốc nghe nói vậy thì kinh hoàng lo sợ, mặt xanh như chàm, tranh nhau xin theo đạo của Jêsu. Thuyết tận thế của đạo Gia Tô Tây Dương bắt đầu từ đó. Về sau người Tây Dương vẽ bức ảnh ?oNgày phán xét?T cũng là gốc ở đấy.
    Xưa ở nước Êgiptô có người thợ mộc tên là Nôê có tài đóng thuyền biển rất giỏi. Vua nước ấy lo về sau thuật ấy thất truyền, nhân ở trong dãy núi MiĐông ở gần kinh đô có một hang đá rộng có thể để lọt chiếc thuyền, bèn sai Nôê đóng một chiếc thuyền lớn đem đặt vào trong hang đá ấy, rồi làm mái che lên để lưu truyền lại diệu thuật cho đời sau. Đến nay chiếc thuyền ấy vẫn còn.
    Khi đến xứ ấy, Jêsu bảo dân chúng [43] rằng: ?oCác ngươi không biết chiếc thuyền này có từ thời thượng cổ. Ngày ấy chúa Trời đã giáng nạn hồng thuỷ khiến cho muôn loài phải tận thế. Chỉ có Nôê là bậc thánh nên được chúa Trời cho biết trước để đóng chiếc thuyền này, cho chọn các loài vật, mỗi loài một con đực và một con cái để lưu truyền nòi giống. Qua nạn hồng thuỷ, nước rút, các loài vật lại được ra ngoài, sinh đẻ, truyền mãi cho đến ngày nay. Chúa Trời có chủ ý vị diệu nên mới cho chiếc thuyền ấy giạt đậu ở núi này để tỏ cho muôn đời sau biết sự tận thế là có thật để mà kiên tâm theo đạo. Nay ta nói về ngày tận thế, đâu phải là đặt chuyện lừa dối các ngươi! Lại nói chuyện Nôê ngày ấy có một trăm con trai, sinh ra ngàn vạn con cháu đều khôn lớn cả. Bỗng một hôm, mỗi người nói một thứ tiếng khác nhau, không ai hiểu nhau nữa! Thế là hàng vạn con cháu của Nôê lìa nhau đi khắp mọi nơi trong thiên hạ, mỗi người làm ăn sinh sống một nơi, cho nên các nước ngày nay mỗi nước đều nói một thứ tiếng khác nhau là vì thế?.
    Cả bọn ngu khờ xiết đỗi kinh ngạc mà nói rằng: ?oĐúng là con chúa Trời, nếu không thì làm sao mà biết được việc vạn năm về trước!?.
    Jêsu đi đến đâu cũng leo lên giường cao ngồi chễm chệ, dẫu đối với ông già bà cả cũng chỉ xấc xược gọi bằng ngươi, bằng mày, không có tí gì khiêm tốn, vì vậy mọi người đều ghét. Chỉ có những kẻ ngu khờ nghèo khổ hàm ơn mới kính nể tin lời, chịu chứa chấp che chở, nhờ vậy Jêsu mới được dung thân [44] .
  2. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    Môn đồ của Jêsu là bọn Phêrô, Jiuđa thường kín đáo khuyên can Jêsu hãy nên nhũn nhặn hơn để lấy lòng dân, nhưng bị Jêsu mắng rằng: ?oBọn các ngươi làm sao hiểu được ý ta! Nếu thân ta chịu khuất thì đạo ta làm sao có thể vươn ra được? Không làm cho tôn nghiêm thì đạo không tôn lên được, người ta chẳng ai theo?. Jiuđa nói: ?oChỉ sợ xảy chuyện không hay, điếm luỵ đến tôn danh?. Jêsu nói: ?oViệc gì mà phải luỵ? Ngày sau ta sẽ có diệu kế khiến cho mọi người phải chịu luỵ với ta!?. Jiuđa nói: ?oThầy có phép diệu thì tốt được cho một mình thầy, còn hàng vạn môn đồ thì làm sao mà tốt được? Vả lại, nói như thầy thì chẳng hoá ra cả nước này đều ngu dốt cả sao??.
    Jêsu gạt đi mà nói rằng: ?oNhư thế là ngươi cũng không tin đạo ta rồi?. Từ đó Jiuđa âm thầm nảy sinh ý định phản bội Jêsu [45] .
    ________________________________________
    [1]Nguyên thư chép là phía ?otây?. Trong bài Nguyên dẫn đã nói nước Tây Dương là nước Ý Đại Lợi (Italia), vậy nước Jiuđê ở về phía đông nước Tây Dương, chúng tôi sửa sai.
    [2]Jiuđê (Judéa), tức nước Do Thái. Bây giờ Do Thái là một tiểu vương quốc chư hầu của đế quốc La Mã.
    [3]Nguyên thư là BaLinh thành, có ghi chú: ?oNgười phương Tây gọi làng là thành?, tức là những làng quân sự hoá thời cổ có hào luỹ bên ngoài.
    [4]Hérodes I (79 tcn - 4 scn): vua Do Thái từ 39 tcn ?" 4 scn. Nguyên thư phiên là ÊviGia.
    [5]Nguyên thư phiên MaDiA và chép là ?onhị nữ danh?? (hai người con gái tên là?) nhằm chữ ?onhất? thành chữ ?onhị?.
    [6]Nguyên thư là KhuSa.
    [7]Về sau người Tây Dương cũng có phép tu đồng trinh. Xem ra thì chỉ giả dối mà thôi.
    [8]Thật nực cười!
    [9]Sấm truyền, cũng có nghĩa là Sấm ký.
    [10]Nguyên thư phiên là CaBiDiÊ.
    [11]Nguyên thư phiên: ?oAvê MaDiA đài gia ca sa? tức là phiên câu nói của thiên sứ Gabơrien ghi bằng tiếng Latinh (xem Evang, Luca, I.3:28).
    [12]Nguyên thư phiên: Diêu chúa, tức là chúa Trời (phiên theo tiếng Latinh = Dei). Sách của bổn đạo trước đây, đối với câu nói của thiên sứ Gaborien chỉ phiên là chúa Dêu mà không dịch là chúa Trời, bởi lẽ Gabơrien đã là người trời rồi, cho nên không gọi Dei là chúa Trời nữa, chỉ phiên âm mà thôi.
    [13]Thường gọi là lễ Truyền tin.
    [14]Nguyên thư phiên ISaVê.
    [15]Đích thị là con quỷ Tây sắp ra đời!
    [16]Không tin được!
    [17]Thì ra cũng có chút ?olinh thiêng? thật chứ chẳng nên nói là toàn không!
    [18]Những lời nói khoe khoang đều tỏ ra ngu ngốc, dối trá.
    [19]Chỗ này nguyên thư chép một câu chuyện chú: ?oDì còn chẳng chịu chứa, huống chi người ngoài!?. Có lẽ câu này ghi liền sau đoạn nói nhà chủ chửi bới Maria, bị chép lạc vào đây.
    [20]Nguyên thư phiên: KhuAn.
    [21]Thiên Trúc tức là Ấn Độ, còn ManSa và NhuGia chưa biết chắc chắn là phiên tâm từ chữ gì. Theo Macus Gispert: ?oKhông ai biết cho tỏ ba đấng ấy làm vua về nước nào? Lại có kẻ nói rằng ba vua ấy có tên là Gaxpa, Menstor, Banthasa? (Bốn quyển sách Phúc âm của Đức chúa Jêsu Kirixitô?, Phú Nhai đường, 1926, tr. 10). Như vậy có lẽ ManSa và NhuGia phiên âm chữ Mensior và Banthasa (Melchior, Balthasar).
    [22]Sách Giảng lục nói: Jêsu nghĩa là Chúa cứu thế , an dân. Nếu tin như vậy thì người thầy cả sao dám tự tiện đặt tên? Và kẻ thường dân sao dám nhận gọi tên mình như thế? Về sau tả đạo thêm một chữ ?ophụ? (cha) bên trên chữ Gia (Da) để tỏ ý tôn kính.
    Nguyên thư phiên là ChiThu và có chú thích: người Trung Hoa phiên là Gia (Da). Các giáo sĩ đầu tiên đến Việt Nam phiên Jêsu là ChiThu, không theo cách phiên của Trung Quốc. Nguyên thư dùng cả hai cách phiên ấy.
    [23]Êgiptô, nguyên bản phiên là YthiTo tức là nước Ai Cập, đúng với các sách của bổn đạo viết về tiểu sử Jêsu. (Cũng có khi phiên là IChiTô). Nhưng tiếp đó, trong nguyên thư lại có câu: YThiTô tức là nước ngày nay gọi là Tây Dương, lại còn gọi là nước Huề Lan (Hoà Lan). Ghi như vậy là sai. (Có lẽ người chép sách nhầm với Ý Đại Lợi, mà trong sách này tác giả cũng gọi Italia là nước Tây Dương, cho nên mới ghi sai như vậy).
    [24]Nguyên thứ phiên: SaMiAn.
    [25]Nguyên văn viết là: ?oThư, lục?. Thư và lục nói đây là các sách kinh, sách sử của đạo Do Thái.
    [26]Theo Phúc âm của Luca: ?oKhỏi ba ngày tròn mới thấy người đang ngồi trong đền thờ ở giữa các thầy tiến sĩ?, và các kẻ nghe các lời sâu nhiệm khôn ngoan của thầy thưa hỏi thì lấy làm kinh khiếp?. (Phúc âm, Luca, II, 4.46,47). Nhưng Luca nói việc này khi Jêsu đã về Jêrusalem.
    [27]Jiuse đã gọi như thế, chẳng phải cha con là gì? Vậy mà nay người Tây Dương vẫn giấu kín chuyện ấy.
    [28]Nay Kinh Thánh có câu ?oChịu khuất đức mẹ cùng ông thánh Jiuse cho đến ngày nay??.
    [29]Nazareth: nguyên bản phiên là NaSaLiệt.
    [30]Từ trước, các thầy cả (đạo Do Thái) vẫn lấy vợ. Từ khi Jêsu đặt cái phép ấy, được người Tây Dương làm theo. Thầy tu phải cắt đầu *********, không lấy vợ là bắt đầu từ đó. Phép ấy đến nay vẫn còn. Ngày trước, khi tả đạo mới truyền ra nước ngoài, có bản kinh gọi là kinh Sáng bỉ, bởi lẽ phần nhiều mập mờ che giấu chuyện ấy. Về sau các giám mục khâm mạng sợ lôi chuyện xấu, bèn lừa dối rằng: ?oGiáo hoàng ở Tây Dương thấy Chúa hiện phép lạ , cho nên ra lệnh không cho đọc kinh ấy nữa?. Đại phàm người Tây Dương khi ấy muốn lòe doạ điều gì thường bảo ?othấy chúa Trời hiện phép lạ?, nay cũng vẫn nói như thế.
    [31]Nguyên thư phiên: PhêLô, KhuSa, DaMian, NêCôSaMô, KhuAn, GiaCôBa, BảoLộc, SaMông, KhuDa; cộng 9 người, thiếu 3. Về 12 môn đồ của Jêsu, các sách Phúc âm chỉ có Mathêu ghi đủ, nhưng so với các bản khác thì có trường hợp tên gọi khác nhau. Sau đây là tên gọi mà bổn đạo vẫn dùng: Ximôn (tức Phêrô), Andrê (André, em Ximôn), Jăc và Jăng (con của Xêbêđê), Philip (tức Philipphê), Bathêlêmi, Mathiơ, Thôma, Jăc (con của Andrê), Ximôn (Ximôn nhiệt thành), Jiuđa (con của Jăc), Jiuđa Ichcariôt (Judas Iscariot, kẻ phản bội Jêsu). Trong 9 người nguyên thư đã ghi ở trên, Jiuse, Damian, Nicôsamô không có tên trong bảng đã dẫn. Có tài liệu cho Jiuse (cha Jêsu) cũng là 1 trong 12 môn đồ, có tài liệu nói đó là Jêsu khác ở làng Arimathea đã cùng với Nicôsimô táng xác Jêsu (Xem Phúc âm, Juan, XIX, 8: 38-39).
    [32]Nguyên thư: NhiệtSiMaNê.
    [33]Tục nước ấy, chức thầy cả phải do dân làng bầu ra.
  3. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    [34]Tiếng Latinh: Spiritu Sancto = đức chúa thánh thần. Nguyên thư phiên: Phi***u SanTô.
    [35]Bởi vì từ trước dân nước ấy chỉ biết có một chúa Trời, nay nghe nói Chúa có ba ngôi thì ai cũng phải lấy làm lạ. Đạo Gia Tô Tây Dương nói Chúa ba ngôi là bắt đầu từ đó.
    [36]Chữ Hán: Tại thiên kinh. Đặt tên kinh như vậy là do kinh này ở câu đầu có câu: ?oTại thiên thần đẳng phụ? (Cha của chúng tôi ở trên trời). Sách kinh bằng chữ Nôm dịch là kinh Bởi trời (Cha của chúng con bởi trời mà xuống?).
    [37]Chữ Hán: Thỉnh phụ kinh.
    [38]Nguyên thư chép: ?onhân cha trị đến??.
    [39]Theo Thánh giáo kinh nguyện (chữ Nôm) thì cả hai đoạn trích trên đây đều là thuộc về kinh Lạy cha , không có đoạn nào ở kinh Bởi trời.
    [40]Nay giáo đồ tả đạo nước ta đọc lời kinh này bằng quốc âm rằng: ?oĐạo chúa Trời có mười sự răn. Thứ nhất thờ đấng chân chúa của trời đất. Thứ hai là chớ gọi tên chúa Trời mà hư thệ (= thề nhảm). Thứ ba giữ ngày lễ bái. Thứ tư hiếu kính cha mẹ. Thứ năm chớ giết người. Thứ sáu chớ làm tà dâm. Thứ bảy chớ làm trộm cướp. Thứ tám chớ nói chứng dối. Thứ chín chớ muốn em con (= vợ con) người. Thứ mười chớ tham của người. Trước mười sự răn rút về hai nơi mà chừa, kính dám Thiên Chúa trên hết mọi sự, chưng yêu người như yêu mình ta vậy. Amen!?. Về sau người Tây Dương lại đọc thêm câu đầu với câu cuối. Ẩn ý sâu xa xem ở sau sẽ rõ.
    [41]Trời, đất vẫn còn thì làm sao lại gọi là ?otận? (hết)?
    [42]Đại phàm người Tây Dương lòe doạ người ta thường vẫn hay nói kiểu ấy.
    [43]Nguyên bản chép nhầm một chữ ?ovị chúng viết? (nói với dân chúng rằng?), nhầm chữ ?ochúng? thành chữ ?otôi? (hai chữ này viết thảo hơi giống nhau, dễ lầm).
    [44]Nay thầy tu Tây Dương thường hay tìm người nghèo mà bố thí ơn huệ để gây chỗ nương thân là bắt đầu từ đấy.
    [45]Tên du đãng (Jiuđa) nói nghe cũng có lý.
    Quyển II
    Lên khỏi nước, Jêsu đặt bày lắm phép
    Bị hỏi vặn, Jêsu nguy khốn nhiều phen
    Jêsu muốn thay đổi hết phong tục trong nước khiến cho chỉ một mình được độc tôn, bèn nghĩ ra lắm phép bịp để lừa người. Khi có ai vặn hỏi, Jêsu đều khéo miệng trả lời biến báo để xoa lấp sự dối trá.
    Trước hết Jêsu thử làm phép nước thánh: múc một bình nước trong, đổ muối vào, đem cất kín chừng 10 ngày rồi lấy ra bày lên bàn thờ chúa Trời. Khi làm lễ, Jêsu áp miệng vào bình lẩm nhẩm đọc lời cầu khấn, xin chúa Trời ban phép cho để bình nước này diệt trừ ma quỷ. Xong đó, Jêsu bảo mọi người rằng: ?oPhàm những ai bị tà ma ám ảnh hoặc gặp tai nạn hoả hoạn, lấy nước bình thánh này rảy vào thì đều qua khỏi cả?. Có người hỏi: ?oNước gì mà hay như thế??. Jêsu đáp: ?oĐó là nhờ phép thần thông biến hoá, ví như trời mưa thì không đâu không khắp?. Phép nước thánh bắt đầu như vậy [1] .
    Chừng một năm sau, thấy người ta tin phép nước thánh, Jêsu bèn dụ dỗ dân chúng bỏ lệ tế trời bằng các đồ tế thịt, chỉ dùng hương nến [2] mà thôi. Người ta hỏi: ?oLàm sao biết chúa Trời không hưởng đồ tế thịt??. Jêsu đáp: ?oNhững thức chúa Trời đã cho phép chúng ta ăn đều là những vật nhỏ mọn, đem những thức ăn nhỏ mọn ấy mà tế chúa Trời là bất kính?. Từ đó dân nước ấy bỏ không dùng thịt làm đồ tế chúa Trời [3] .
    Lại một năm sau, thấy người ta đã nghe lời bỏ việc dùng thịt tế chúa Trời, Jêsu lại muốn bỏ nốt việc thờ cúng quỷ thần, bèn gọi dân đạo đến bảo rằng: ?oQuỷ thần là kẻ có tội với chúa Trời. Ngày xưa, chúa Trời gọi chín hạng thiên thần chia phiên chầu thiên đường, mỗi hạng có đến hơn vạn thiên thần. Năm ấy, chúa Trời thường vắng mặt ở triều, vị thiên thần đệ nhất tên là Lusaphê tự xưng là chúa Trời, các hạng thiên thần đều nghe theo cả. Chúa Trời nổi giận, phạt đày tất cả xuống địa ngục, bắt phải làm quỷ, khiến cho bọn quỷ ác kia biết tôn trọng chúa Trời rồi sau mới cho hưởng niềm vui trên thiên đường. Vì vậy lũ quỷ ác ấy đi khắp nơi trong thiên hạ, tìm trăm đường cám dỗ khiến cho những ai trót nghe lời bọn chúng thì phải làm môn đồ cho chúng. Các ngươi nên bỏ hẳn tục thờ cúng quỷ thần đi?. Mọi người đều nghe theo. Từ đó dân nước ấy bỏ tục thờ cúng quỷ thần [4] .
    Qua năm sau, thấy những kẻ ngu khờ đã tin lời bỏ thờ cúng quỷ thần. Jêsu lại doạ rằng: ?oTrên trời có thiên đường để thưởng công, dưới đất có địa ngục để phạt tội, giữa lưng chừng có toà phán xét. Tất cả những người thiện, chúa Trời sẽ cho lên thiên đường, kẻ ác thì chúa Trời bắt đày xuống địa ngục. Những kẻ thiện ác không rõ lắm thì chờ toà phán xét, không một hồn nào được về nhà nữa. Vì thế phải bỏ việc thờ cúng người chết?. Dân nước ấy bỏ tục thờ cúng người chết từ đó.
    Có người hỏi: ?oLàm sao biết được người chết không hưởng đồ tế lễ?, Jêsu đáp: ?oCứ xem người ta khi nhỏ thì biết bú, lớn lên thì không bú nữa, khi còn khoẻ thì răng cứng gặm được xương, đến lúc tuổi già răng yếu thì không gặm được nữa. Do đó mà biết rằng người ta khi còn sống thì ăn, chết rồi thì không ăn được nữa?. Những lời biện bạch lắt léo mê hoặc người ta như thế không biết bao nhiêu mà kể hết được. Đó là nguyên do của cái thuyết thiên đường, địa ngục và toà phán xét.
    Qua năm sau nữa, Jêsu thấy những kẻ ngu khờ đã nghe mình mà bỏ việc thờ cúng tổ tiên ông bà, Jêsu lại doạ rằng: ?oPhàm người chết ai cũng muốn chôn xác cho sâu, các người đến đào huyệt sâu 6 thước [5] để âm hồn được thoả. Sau khi chôn rồi không được đào mồ lên nữa, như thế mới thật là chí hiếu?. Từ đó có phép chôn sâu không cải táng. Đáp lại câu hỏi của dân chúng, Jêsu nói: ?oMồ mả cũng ví như chỗ cần kiêng giấu của cha ông, lẽ nào lại muốn cho con cháu bới móc ra? Huống chi hài cốt lại có mùi hôi thối mà đào lên tức là bất hiếu. Ta chỉ muốn lấy đạo hiếu dạy người, không dám làm trái lại?. Dân chúng đều nghe theo.
    Qua năm sau, thấy những kẻ ngu khờ đã theo phép chôn sâu, nhưng vẫn còn mặt đồ tang và khóc lóc thảm thiết, Jêsu lại bảo rằng: ?oNgười chết là kẻ được trời cho giải thoát khỏi nỗi khổ ở thế gian để lên chốn thiên đường vẻ vang, vì vậy không nên khóc lóc làm cho âm hồn quyến luyến không nỡ dứt bỏ cõi khổ để lên chỗ vẻ vang. Từ nay về sau khi có người chết thì các người nên cùng nhau tụ họp đọc kinh cầu nguyện chúa Trời, như thế mới là chí hiếu?, bèn bỏ thủ tục khóc người chết và tục chôn tạm [6] . Từ đó dân nước ấy khi chết không có người khóc, người chôn tạm nữa [7] .
    Lại một năm sau, thấy những kẻ ngu khờ đã nghe mình mà bỏ tục khóc người chết, Jêsu
  4. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    lại bảo rằng ?oNgười chết được chúa Trời cho thoát khỏi mọi nỗi khổ cực ở thế gian, thể xác chôn vùi cùng đất đen, chôn ở đâu mà chẳng được, cần gì phải lựa chọn phương hướng? Sống chết khác nhau, ví như cái rễ khô, há lại có ích hơn cái rễ sống chăng??, bèn bỏ tục chọn đất đặt mồ mả. Dân nước ấy bỏ tục xem đất đặt huyệt từ đó.
    Về phép xem thiên văn, Jêsu loè bịp người ta rằng: ?oChúa Trời sinh ra mặt trời để toả ánh sáng, tiện cho ta làm việc, sinh ra mặt trăng để làm dịu mát cho ta, ban đêm cho ta được nghỉ ngơi. Ấy đều là hậu ý của chúa Trời cả. Mưa to gió lớn cũng là do Chúa làm ra để trừng phạt loài người. Năm, tháng, ngày, giờ là những hạn độ thời gian mà người chưa đặc biệt định ra để cho tiện ghi nhận. Nguyên từ thời thượng cổ chưa chia ra năm tháng, định ngày tốt ngày xấu mà vẫn sinh sôi nảy nở phồn vinh, không vì thế mà tôn giảm?. Có người hỏi: ?oDo đâu mà có các ngôi sao trên trời??. Jêsu đáp: ?oẤy là cái diệu ý của chúa Trời, nhân gian không thể biết được?. Từ đó lại bỏ việc xem thiên văn.
    Lại một năm nữa, thấy dân chúng đã theo tục không khóc người chết, Jêsu mừng thầm bảo các môn đồ rằng: ?oThế là dân đã chịu tin, đạo ta bắt đầu được thi hành rồi vậy?. Jêsu bèn đặt ra phép rửa tội, loè bịp mọi người rằng: ?oKhi mới tạo thiên lập địa, chưa có loài người, chúa Trời bèn lấy đất sét vắt thành một hình người đàn ông, bẻ cành cây làm xương. Lại lấy đất vắt một hình người đàn bà, bẻ một đoạn que thừa ở xương sườn người đàn ông phụ thêm vào. Hai hình người đã vắt xong, chúa Trời bèn truyền linh hồn cho. Thế là hai hình đất kia bắt đầu chuyển động thành người. Người đàn ông là Ađam người đàn bà là Evà [8] . Rồi chúa Trời cho phép hai người phối hợp với nhau thành vợ chồng. Từ đó Ađam và Evà sinh ra không biết bao nhiêu là con trai con gái. Chúa Trời đặc biệt yêu quý vợ chồng Ađam, chẳng sót thứ gì không ban cho, duy có thứ quả gọi là ?oquả cấm? thì không cho đụng tới. Bấy giờ có bọn quỷ dữ ghen ghét vợ chồng Ađam được chúa Trời yêu quý, rắp tâm vu cáo cho hai người. Nhân khi Evà đi qua cây cấm, bọn quỷ hái trộm quả cấm mà ăn và dụ dỗ Evà rằng: ?oThứ quả này ngọt lắm?. Bà Evà cắn vụng một miếng, còn nửa quả đem về cho chồng. Ađam sợ phép chúa Trời không dám ăn, Evà nài mời mãi Ađam mới cắn một miếng. Nhưng vừa nuốt đến cổ thì hối, bèn bóp tay chặn cổ để khạc nhổ ra. Vừa lúc ấy chúa Trời biết chuyện, đày vợ chồng Ađam xuống địa ngục, bắt mãi mãi phải chịu tội lỗi cực khổ. Từ đó người ta sinh ra đã phải mang tội tổ tông. Nay ta phải lấy nước mà rửa sạch tội lỗi ấy đi?. Rồi đó Jêsu bảo người ta khi đẻ con ra thì lấy nước vẩy lên đỉnh thóp và nói: ?oTa rửa tội cho mày nhân danh Cha và Con và Phiritô Santô?, miếng khấn nhẩm một đoạn rồi đến quỳ lạy trước bàn thờ chúa Trời. Lễ xong thì nói: ?oVậy là rửa sạch tội tổ tông, từ nay về sau nếu làm điều ác là mày gây nên tội?.
    Có người hỏi về việc chúa Trời lấy đất vắt nên người, Jêsu đáp: ?oCái quý báu đối với chúa Trời là linh hồn, cho nên sau khi người ta chết, linh hồn không mất, còn thể xác thì nát rữa thành đất. Các người há chẳng thấy ngày nay xương sườn của đàn ông chỉ có 29 chiếc mà của đàn bà thì đủ cả 30 chiếc đó sao??.
    Người ta lại hỏi rằng nói Ađam nuốt quả cấm là căn cứ vào sách nào? Jêsu đáp: ?oCứ xem ngay ở cổ họng đàn ông có cục xương trồi ra, mà ở đàn bà thì không có?. Jêsu khéo viện dẫn những chứng cớ như thế, cho nên những kẻ ngu khờ lại càng thêm tin [9] .
    Lại qua năm sau nữa, thấy người ta đã tin phép rửa tội, Jêsu lại đặt ra phép giải tội, lừa phỉnh dân chúng rằng: ?oTội tổ tông đã có phép rửa, còn tội lỗi do mình gây ra thì phải dùng phép giải tội. Phép chúa Trời rất nghiêm khắc nhưng cũng rất khoan dung. Những ai biết thú nhận tội lỗi đã phạm phải thì đều được chúa Trời tha thứ, mà cũng được xoá tội trong sổ ghi của quỷ?. Rồi Jêsu vào ngồi trong buồng kín ngăn cách với bên ngoài bằng một cửa sổ bí mật, bảo đàn ông đàn bà lần lượt vào quỳ trước cửa sổ ấy, khẽ tiếng kể lại những lầm lỗi phạm phải trong đời, nhất nhất phải nói đúng sự thật, không được giấu giếm. Xưng tội xong thì gục đầu ngoài cửa sổ mà kêu khóc, tự đấm vào ngực mình để tỏ ý ăn năn hối lỗi. Jêsu ngồi trong buồng kia mà khấn nhẩm, rồi nói: ?oCon đã được xá tội?. Từ đó Jêsu bảo dân đạo người giàu nên ba tháng xưng tội một lần, người nghèo thì một năm một lần cũng được. Có người hỏi: ?oĐã có tội thì làm sao mà giải được??. Jêsu đáp: ?oChúa Trời đối với người ta cũng như cha mẹ đối với con cái. Con cái đã thú tội, cha mẹ lẽ nào lại không thương??.
    Qua năm sau, thấy người ta đã tin phép xưng tội, giải tội, nhưng vẫn lo còn có kẻ nghi ngờ. Phải nghĩ cách trấn áp tâm trí họ. Jêsu bèn đặt ra phép ?orượu thánh, bánh thánh?. Rượu thì lấy quả nho ép ra nước, đựng vào chén thuỷ tinh gọi là chén ?ocalixa? có chân đế cao 1 thước. Bánh thánh thì làm bằng bột mì, hình dáng như chiếc bánh bẻ [10] . Thứ bột thật trắng và mịn, bỏ vào lò sấy khô, khi ăn vào miệng là tan ngay. Lấy kéo cắt vài miếng tròn như miệng chén, còn mấy chục miếng khác thì nhỏ vừa bằng đồng tiền, bỏ cả vào một chiếc chén bạc. Khi làm lễ, Jêsu tay nâng chén rượu ngẩng mặt lên trời khấn nhẩm, rồi cầm lấy chén bánh hai tay ốp sát thành chén, cúi đầu áp miệng mà khấn nhẩm. Khấn xong, trước hết Jêsu giơ chén ?orượu thánh? lên trước bàn thờ chúa Trời. Môn đồ lắc chuông tay làm hiệu cho mọi người quỳ lạy. Jêsu giơ lên hạ xuống mấy lần rồi ngửa cổ uống hết chén rượu. Sau đó Jêsu dùng ngón cái và ngón trỏ nhón chiếc bánh tròn to nhất giơ lên, môn đồ lại nhắc chuông ra hiệu cho mọi người quỳ lạy như trước. Bốn, năm thiếu nữ được chọn đứng dưới bàn thờ ngân giọng hát rằng: ?oCon kính lạy mình thánh chúa Trời?. Ngâm hát như thế ba lần [11] . Jêsu ngẩng đầu bẻ bánh mà nuốt, xong lại đứng ngay ngắn. Một lát sau Jêsu cầm chiếc bánh giơ lên, nghi lễ cũng như trước. Rồi đó Jêsu bảo những người xưng tội bước lên quỳ một hàng ngang, hai môn đồ giăng một tấm vải trắng ra phía trước, mọi người giơ tay đỡ, còn hai đầu thì do hai môn đồ đứng cầm. Bấy giờ Jêsu đi bỏ bánh vào miệng cho từng người, bảo phải nuốt trửng không được nhai. Ai nhai bánh là phạm tội phải đày xuống địa ngục. Giải quyết bảo mọi người rằng: ?oBánh thánh đã vào lòng dạ các ngươi, từ nay lòng dạ các ngươi được sáng láng? [12] . Tiếp đó lại ra hiệu cho các thiếu nữ đọc rằng: ?oLạy ơn Đức chúa Trời cao cả từ nay đã soi tỏ ngôi nhà linh hồn con?. Lễ xong, Jêsu lại bước lên bệ đứng chính vị. Những kẻ ngu khờ thấy thế lại càng tin là mình đã được miễn tội. Phép ?orượu thánh, bánh thánh? bắt đầu có từ đó.
    Qua năm sau, thấy lòng người đã tin phép bánh thánh rượu thánh, Jêsu lại đặt ra phép xức dầu cho người ốm và người chết, doạ dân chúng rằng: ?oPhàm những ai ốm nặng đều cần phải ghi dấu trên mình để sau khi chết chúa Trời tiện nhận dấu vết mà cho lên thiên đường, những ai không có dấu thì phải đày xuống địa ngục làm mồi cho quỷ ăn?. Thế là nhà nào có người ốm nặng, con cháu đều phải mời Jêsu đến làm lễ xưng tội một lần cuối cùng. Jêsu an ủi rằng ?oMọi sự trên thế gian này đều như giấc mộng trong chớp mắt, xưa nay đều thế cả, chẳng nên luyến tiếc làm chi?. Jêsu bỏ bánh thánh vào miệng cho người
  5. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    ốm rồi bí mật lấy cao bạc hà hoà với dầu bôi lên trán người ốm một vết, ngực và mỏ ác đều một vết. Mỗi lần bôi điểm như thế đều chỉ trỏ làm phép [13] . Sau cùng, Jêsu nhìn người ốm mà khấn nhẩm rồi ra về.
    Khi người ốm đã chết, Jêsu quày chiếu xung quanh tử thi, bảo con cháu người chết quỳ lạy ở ngoài cầu nguyện chúa Trời. Trong khi đó Jêsu vào trong chiếu đi vòng quanh tử thi ba lần, chỉ trỏ làm dấu trên mặt, chân và tay người chết. Rồi đó Jêsu bảo con cháu mở chiếu ra làm lễ đọc kinh nhập liễm. Nếu có người chết bất thình lình không kịp mời Jêsu đến làm phép xưng tội thì khi tới nơi Jêsu chỉ khấn nhẩm một lần, rồi cũng bảo quây chiếu xức dầu thánh, chỉ bỏ phép cho ăn bánh thánh mà thôi. Từ đó có phép xức dầu cho người ốm.
    Được một năm, thấy người ta đã tin phép xức dầu thánh cho người ốm, Jêsu lại đặt thêm phép chuộc tội. Tuỳ theo tội lỗi của từng người nặng hay nhẹ mà định mức độ nhiều ít, Jêsu bảo: ?oĐã xưng tội thì phải thật tâm, phải tự đấm vào ngực cho đau thì chúa Trời mới tha tội. Tội nặng hơn thì phải đọc kinh hết 2 lần con niệm [14] để chuộc tội. Nặng hơn nữa thì phải đọc kinh từ 3 đến 7 lần. Kẻ nào phạm vào tội bội nghịch thì phải cáo lỗi với quỷ ở âm phủ bằng cách quỳ rạp xuống đất thè lưỡi liếm đất 3 lần hoặc 4 lần? [15] .
    Sau vài tháng, Jêsu gọi những người phạm tội phải liếm đất tới, không phân biệt đàn ông đàn bà, đuổi hết những người xung quanh rồi hỏi từng người: ?oViệc liếm đất thế nào rồi?? Ai nấy đều trả lời: ?oĐã liếm rồi?, Jêsu mừng thầm, cười mà bảo riêng với các môn đồ rằng: ?oBảo liếm đất mà bọn họ cũng làm thì chẳng còn việc gì mà họ không theo?.
    Rồi đó Jêsu đặt ra phép chuộc tội bằng tiền, mỗi người nhiều ít tuỳ mức độ nặng nhẹ như đã định trước: kẻ 5 đồng, kẻ 10 đồng, cũng có người phải nộp một nén bạc [16] . Tiền đó giao cho một chức sắc cẩn thận thật thà cất giữ, bảo rằng: ?oĐó là tiền để dùng chung vào việc thờ phượng chúa Trời?. Lại doạ rằng: ?oKẻ nào dám ăn cắp tiền ấy, dù chỉ một đồng, sau khi chết chúa Trời sẽ bắt trị trọng tội liền 40 ngày?. Ai nấy đều sợ hãi, cho nên số tiền ấy được gìn giữ rất nghiêm. Ấy việc Jêsu lừa dối người ta để lấy tiền bắt đầu từ đó.
    Qua năm sau, thấy người ta đã tin phép nộp tiền chuộc tội, Jêsu lập mưu chiếm đoạt tiền của để dùng riêng, bèn doạ rằng: ?oLinh hồn ông bà tổ tiên các ngươi hiện vẫn còn đợi ở toà phán xét, chưa thoát được cõi âm. Ta có thể giúp cho ông bà tổ tiên các ngươi được lên thiên đường, các người nghĩ sao??. Nghe vậy ai nấy đều lấy làm mừng, đáp rằng: ?oXin vâng lời thầy?. Jêsu bèn cho cắm nhiều thập giá khắp bốn phía bên trong nhà thờ, trên rộng dưới hẹp thành nhiều tầng nối nhau, gọi đó là những phần mộ. Xung quanh mỗi tầng mộ đều cắm nến. Sau khi giơ bánh thánh lạy chúa Trời, Jêsu đi khắp một vòng, lần lượt thắp nến ở các tầng mộ. Rồi đó, giải quyết cùng một môn đồ bỏ bột nhũ hương vào đỉnh đồng châm lửa đốt. Tiếp đó đi vòng rắc hương lên các ngôi mộ.
    Sau khi Jêsu đi hết một vòng từ trên xuống dưới thì có hiệu truyền cho các thiếu nữ đồng trinh có mặt trong cuộc lễ đồng thanh đọc lời cầu nguyện: ?oLạy Cha chúng con ở trên trời [17] , chúng con nguyện danh Cha thành thánh. Cha dựng nước Lâm Cách [18] , ý Cha được thừa hành ở dưới đất cũng như ở trên trời vậy. Chúng con mong Cha rày cho chúng con đủ miếng ăn hằng ngày và miễn tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho người có nợ chúng con. Lại giữ chúng con khỏi sa cám dỗ và cứu chúng con ra khỏi chốn hung ác. Amen!? [19] .
    Mỗi lần cầu nguyện xong lại đi quanh ba vòng, Jêsu nhìn khắp các tầng mộ rồi hướng về phía bàn thờ chúa Trời khấn nhẩm hồi lâu. Lại đi tiếp ba vòng khác, hết lượt, các trinh nữ lại đọc lời cầu nguyện như trên. Một môn đồ đứng bên cạnh đọc bài văn cầu hồn, lời lẽ bi ai thống thiết, khiến cho họ hàng người chết nghẹn ngào cảm thương, ném tiền vào như mưa, tiền ấy gọi là tiền lễ phần mộ. Lễ xong, Jêsu bảo họ hàng người chết rằng: ?oTa vì các ngươi cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên ông bà các ngươi được lên thiên đường. Các ngươi cũng vì tổ tiên mà cúng tiền cho ta, nếu không thì các ngươi là kẻ bất hiếu?. Thế là cứ đi một vòng lại thu được một quan. Những kẻ ngu khờ thương tiếc tổ tiên ông bà, nay mừng vì linh hồn tổ tiên ông bà được lên thiên đường, chẳng ai lại không chịu bỏ tiền ra. Cứ như thế, ở mỗi làng Jêsu đều thu được bạc trăm. Lễ mồ bắt đầu có từ đó.
    Lại qua năm sau, thấy người ta đã tin phép nộp tiền làm lễ mồ, Jêsu lại nghĩ cách để kiếm cho được nhiều tiền hơn của những nhà giàu có, bèn phỉnh họ rằng: ?oTổ tiên ông bà các ngươi ăn ở phúc đức nên chúa Trời mới cho các người giàu có, sao các người không nghĩ báo đáp ơn đức ấy??. Nhà phú hào có người hỏi lại: ?oTôi nghe thầy nói người chết rồi thì linh hồn [20] không trở về nhà nữa. Vậy biết báo đáp thế nào??. Jêsu liền át đi mà nói: ?oĐúng là hồn không về nữa, nhưng ta có phép cầu nguyện, gọi là lễ Misa, muốn cầu cho ai cũng đều được?. Người nhà giàu hỏi: ?oCó lẽ cũng như lễ mồ chăng??. Jêsu đáp: ?oĐâu phải thế! Lễ mồ là lễ nhỏ, làm sao mà sánh được!?. Thấy họ đã chịu tin, Jêsu mới bảo: ?oCác ngươi muốn báo đáp công ơn tổ tiên ông bà thì lễ phải hậu hơn người nghèo, như thế mới là hiếu kính. Có thể chung nhau ba bốn người cùng làm một lễ cũng được?.
    Thấy đám nhà giàu do dự, Jêsu bèn gọi các bà vợ của họ đến, chê trách họ không biết báo hiếu cho tiên linh. Các bà vợ cả tin, nhớ kỹ lời khuyên của Jêsu rồi về nhà thúc giục chồng con phải lo việc báo hiếu, vì thế chẳng ai là không nghe theo. Từ đó Jêsu đặt ra nghi thức lễ phục sang trọng hay bình thường tuỳ theo từng cuộc lễ [21] .
    Trong lễ Misa, về nghi thức đèn nến thì có thêm mâm hương để phân biệt với lễ mồ. Lại mời họ đạo các làng đến giúp đọc kinh. Đám nhà giàu vì thế lấy làm hãnh diện vẻ vang lắm. Xong lễ, cứ mỗi hồn phải nộp 5 quan, thêm tiền đèn nến 3 quan nữa. Trong một năm, cứ mỗi làng Jêsu thu được của đám nhà giàu ít nhất cũng được 50 quan. Từ đó bắt đầu có lễ Misa [22] .
    Có người phàn nàn với Jêsu rằng: ?oChỉ thấy thầy đọc nguyên danh Cha thành thánh với những là ?otha nợ?, chứ có nhắc nhở gì đến linh hồn ông bà chúng tôi đâu? Sau lại lắm tiền thế?? Jêsu đành phải chống chế rằng: ?oTất phải tuyên xướng ơn Đức chúa Trời rồi sau mới có thể cầu nguyện cho âm hồn được, cũng ví như vào cửa quan thì phải thác ra một cớ gì rồi sau mới có thể kêu xin việc oan riêng của mình. Còn như cầu mật những gì thì ta đã nói hết rồi?. Người nhà giàu cũng tin là đúng.
    Jêsu còn muốn lấy nhiều tiền hơn nữa của các nhà giàu, bèn lập mưu nói rằng: ?oLễ Misa chỉ để cầu truy cho hồn cũ [23] , lên cho được thiên đường cũng còn chậm. Nếu cầu cho người mới chết lên tác dụng được mau hơn?. Người ta hỏi lại: ?oLễ ấy thế nào?? Jêsu đáp:
  6. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    ?oKẻ làm con có lòng hiếu thì không nên tiếc của. Làm việc hiếu mà tiếc của thì chúa Trời không dung?. Mọi người nghe nói thế đều lấy làm sợ. Jêsu lại nói: ?oNếu các ngươi làm lễ cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên mau lên thiên đường thì tổ tiên sẽ cầu xin Chúa cho các ngươi càng được thêm phúc đức?. Dân đạo đều lấy làm vui, xin nghe lời chỉ giáo, Jêsu nói: ?oLễ này mỗi ngày phải 20 quan, muốn làm bao nhiêu ngày thì nộp bấy nhiêu lần tiền?. Mọi người hỏi: ?oLễ ấy là lễ gì?? Jêsu đáp: ?oĐó là lễ Quy lăng?. Thế là từ đó mỗi khi có người nhà giàu nào chết, Jêsu đều sai môn đồ đến thúc giục con cháu nhà ấy đành phải đi mời. Jêsu gửi giấy báo cho dân đạo biết ngày làm lễ, ai đến thì được phúc lành, được chúa Trời thưởng công.
    Tới ngày làm lễ Quy lăng, Jêsu đến nhà người chết cho lập bàn thờ, quây trướng mộ như đã nói ở trước, chỉ khác một điều là trên thi hài người chết thắp 5 ngọn nến ở 5 phương [24] . Jêsu mặc y phục đại lễ, làm phép chầu chúa Trời rồi đi đọc kinh xung quanh trướng mộ. Đọc xong lại đi quanh thi hài ba vòng, sai môn đồ đọc kinh cầu nguyện xin chúa Trời cho người chết được lên thiên đường. Jêsu lẩm nhẩm cầu khấn, giơ tay bắt quyết bốn phía, rồi tuyên bố: ?oLễ xong!? Sau đó tang chủ đem tiền đến nộp như đã định trước [25] .
    Lễ Quy lăng đã xong, Jêsu bảo tang chủ rằng: ?oNgười thân của nhà ta là bậc phú quý, chẳng lẽ lại đem ra chôn ngoài đồng như các nhà thường dân? Ngươi nên xin làng cho mai táng ngay trong nhà thờ, như thế mới thật là đắc phúc!? Tang chủ xin với làng, làng bảo là không được, bèn đến hỏi Jêsu. Jêsu nói: ?oẤy là việc làm phúc tốt nhất cho người ta, nhưng bảo phải nộp tiền lệ phí để bỏ vào quỹ chung của nhà thờ?. Dân làng nói: ?oNhờ thầy định cho mức lệ phí bao nhiêu?? Jêsu đáp: ?oChôn ngay trong điện thì phải 30 quan, chôn bên ngoài thì tuỳ chỗ gần hay chỗ xa mà châm chước?. Dân làng nghe theo lời Jêsu. Thế là đám nhà giàu lấy làm tin, lại nạp lệ phí điện táng để lấy tiền chi tiêu việc chung trong làng. Từ đó bắt đầu có lễ Điện táng.
    Được một năm, thấy dân chúng đã tin theo các lễ Misa, Quy lăng, Điện táng, Jêsu lại loè phỉnh rằng: ?oNgười chết có phép của người chết, người sống cũng có phép của người sống. Vợ chồng lấy nhau là do chúa Trời định trước, cho sinh con đẻ cái để ngày sau có nhiều người cùng lên thiên đường làm bạn với Chúa [26] . Ta có một phép gọi là Matrimôniô [27] . Sau khi trình với chúa Trời, vấn đề được chung sống đến già, sinh con đẻ cháu đông đúc?. Rồi đó Jêsu đặt lệ: hễ trai gái lấy nhau thì trước ngày đón dâu, con trai phải đến nhà thờ xưng tội để được nghe lời răn kín. Con gái cũng phải làm như thế. Ngày hôm sau đến lễ nhà thờ, cô dâu chú rể đều được ăn bánh thánh. Hôm sau nữa mới làm lễ cưới. Cha mẹ dẫn con trai, con dâu ra quỳ lạy trước bàn thờ chúa Trời. Jêsu hỏi: ?oBên nam tên là? muốn lấy bên nữ tên là? làm vợ, hai người có thuận chung sống trọn đời hay không?? [28] . Chú rể đáp: ?oBẩm thầy, có ạ?. Jêsu lại hỏi cô dâu, cô dâu cũng trả lời như vậy. Tiếp đó Jêsu bảo chú rể giơ bàn tay trái úp trên bàn tay phải của cô dâu rồi rảy nước thánh lên tay hai người. Tiếp theo là nghi thức trao tặng nhẫn cưới. Jêsu cầm nhẫn đeo vào ngón tay cho chú rể, rồi bảo chú rể đeo vào cho cô dâu. Một môn đồ đội bức thư quỳ bên cạnh, Jêsu trông vào đó mà đọc, đại khái cũng là những lời cầu phúc chúc thọ mà thôi. Lễ xong, gia chủ tuỳ mức giàu nghèo đem biếu tiền lễ cho Jêsu, thưởng cho cả người môn đồ đội thư nữa, nhiều ít tuỳ ý. Xong lễ, hai người đưa nhau về nhà. Đó là phép tiểu hôn lễ.
    Nếu là lễ cưới của con cái nhà giàu, Jêsu phỉnh cha mẹ họ rằng: ?oNhà ta là hạng có vai vế, chẳng lẽ lại tiếc con cái không cho chúng được làm đại lễ Matrimôniô?? Nhà giàu đua danh, nghe nói thế lấy làm mừng. Jêsu lại bảo làm lễ xưng tội ăn bánh thánh như đã nói trên. Trước khi làm lễ một ngày, Jêsu sai môn đồ đi báo cho mọi người biết đến ngày nào mời đến nhà thờ làm lễ cưới cho đôi trai gái nào. Đến hôm nấy, đàn ông đàn bà hội họp đông đủ, nghi thức cũng như đã nói trên. Chỉ khác là thầy trò Jêsu mặc áo lễ màu sắc rực rỡ, người môn đồ đội thư hát một bài, ấy là để phân biệt với lễ cưới của nhà nghèo. Lễ xong, theo lệ, cả nhà trai và nhà gái mỗi bên đem 5 quan tiền ra tặng Jêsu. Người đội thư và người lĩnh xướng được nhận 5 quan chung nhau. Jêsu bảo gia chủ rằng: ?oNếu có hảo tâm thì không câu nệ theo số ấy?. Gia chủ muốn tỏ ra cao thượng, thường biếu tiền nhiều hơn định lệ. Với cách làm phép cưới như thế, trong một năm Jêsu thu được ở làng lớn không dưới trăm quan, làng nhỏ ít nhất cũng được năm chục quan. Đó là phép đại hôn lễ. Từ đó bắt đầu có hôn lễ Matrimôniô.
    Nếu có đôi trai gái nào ưng ý nhau, Jêsu lựa lúc vắng người bảo họ nói thật cho biết. Sau đó, Jêsu chẳng kể gì đẳng cấp sang hèn, tộc thuộc thân sơ của đôi bên trai gái, cứ gọi cha mẹ họ đến để thu xếp tác thành. Nếu cha mẹ họ không ưng thuận, Jêsu nổi giận không cho làm lễ xưng tội nữa [29] . Cha mẹ sợ không được làm lễ xưng tội thì sau khi chết, linh hồn bị đày xuống địa ngục, nên cũng đành phải nghe theo. Từ đó người bên đạo lấy nhau không phân biệt huyết thống [30] .
    Một năm sau, dân đạo đã chịu phép cưới Matrimôniô, những người lấy vợ lẽ cũng đến xin Jêsu làm lễ cưới. Jêsu muốn đặt phép một vợ một chồng, nhưng sợ người ta khó tin theo, bèn nghĩ cách nói trước rằng: ?oHôn lễ chỉ được làm khi cưới vợ cả, còn đối với vợ lẽ thì dẫu là người thứ mấy cũng không được làm lễ cưới nữa?. Mọi người cũng lấy làm tin. Hễ đi đến đâu, Jêsu cũng nói: ?oSinh làm thân con gái mà đi lấy lẽ, không được làm lễ cưới thì thật là xấu hổ?. Đàn bà con gái sợ xấu hổ không chịu làm vợ lẽ nữa.
    Nghe ngóng thấy lòng dân đã thuận, Jêsu lại dọa rằng: ?oChúa Trời sinh ra đàn ông đàn bà bằng nhau, một nam và một nữ là vừa đủ số. Từ đời thượng cổ, chúa cũng chỉ cho ông Ađam lấy một bà Evà. Nay có người lấy hai vợ, thế là không đúng bản ý của chúa Trời. Ta thấy được địa ngục, phàm những ai lấy hai vợ đều bị quỷ cưa người ra làm đôi. Vì vậy đừng lấy hai vợ là hơn?. Mọi người cả sợ, chẳng ai dám trái lời. Phép hôn thú một vợ một chồng bắt đầu từ đó.
    Mỗi khi đặt ra một phép bịp nào, Jêsu đều nghĩ sẵn sách biện bạch quỷ quyệt để giải thích, cho nên khi có nhiều câu hỏi thì lời lẽ Jêsu đối đáp như vang, ít bị lúng túng. Những kẻ ngu khờ lại càng khen Jêsu là người thông minh sáng suốt. Khi mọi người đã thuận theo phép cưới Matrimôniô và tục một vợ một chồng, Jêsu nói: ?oMột lần đã trình với Chúa rồi, suốt đời không được thay đổi nữa. Kẻ nào làm trái thì bị trừng phạt đày xuống địa ngục?. Mọi người tranh nhau nói: ?oNghiêm khắc quá như thế thì bao nhiêu người góa vợ góa chống khi còn ít tuổi biết nương tựa vào đâu? Ắt lại sinh ra nhiều chuyện bậy bạ?. Jêsu đáp: ?oChúa Trời đặt ra phép tắc rất nghiêm mà cũng có chỗ khoan nới, đã có phép xử trí riêng!?. Người ta hỏi phép xử trí riêng như thế nào, Jêsu đáp: ?oKẻ nào đã trót làm bậy thì cứ thú thật với ta, rồi đem nhau đến yết kiến ta ở nhà riêng, ta sẽ trình với chúa Trời cho, sau khi chết đã có ta làm chứng?. Mọi người nghe nói cả mừng.
  7. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    Bấy giờ có người hỏi: ?oNếu như thế thì những ai trước đây đã trót lấy hai vợ đều bị đày xuống địa ngục cả hay sao? Nếu quả thế thì ta cứ làm phứa đi cho đã đời!?. Jêsu liền đáp: ?oTrước đây chưa biết thì Chúa tha cho hết. Từ nay về sau đã biết phép rồi mà vẫn cố tình phạm thì Chúa không dung!? Bấy giờ dân chúng mới yên tâm. Từ đó đã có lễ Matrimôniô, lại có thêm phép riêng nữa.
    Xét sách Ngoại lục [31] chép rằng: Bấy giờ trong đám dân đạo có đứa trẻ chừng 14 tuổi, tên là NaCô [32] đứng bên cạnh cười nói rằng: ?oThầy có cách cầu nguyện chúa Trời cho loài người được trường thọ thì làm gì có ai phải góa vợ chồng mà còn phải đặt ra phép riêng nữa??. Jêsu quắc mắt mắng rằng: ?oSống chết là do ý kín của chúa Trời, ta biết cả, nhưng vì sự phép Chúa không nói ra mà thôi. Sao mi lại dám bắt bẻ? Thật là xấc ngạo!?. Người xung quanh đều tôn sợ Jêsu, thấy vậy bèn đuổi thằng bé đi chỗ khác. Từ đó Jêsu lấy làm ghét đứa bé thông minh sắc sảo ấy, gọi cha mẹ nó đến mà dọa rằng: ?oHình phạt dưới địa ngục hễ kẻ nào xấc ngạo thì bị cắt lưỡi. Nhà ngươi sinh phải đứa con hư, ngày sau xuống địa ngục, vợ chồng người ắt bị trừng phạt vì tội không chịu dạy dỗ con cái? [33] . Thế là cha mẹ thằng bé NaCô không dám thưa hỏi gì nữa.
    Lại có người thân hào là Xari và Annô vốn không tin những lời thuyết giáo của Jêsu, nhưng vì muốn lợi dụng cái tài chữa bệnh nên mới phải làm thân với y. Một hôm Xari ngồi đối diện với Jêsu, nhẩn nha bảo rằng: ?oThầy nói thức ăn hoa quả là những vật nhỏ mọn không thể đem làm lễ vật tế Trời, thế thì bánh rượu, đèn nến, màn trướng há chẳng là vật nhỏ mọn là gì? Sao thầy vẫn dùng?? Annô cũng nói: ?oThể xác người ta do chất đất tạo thành, là thứ hèn kém, vậy thì khi sống phải mặc quần áo làm gì? Khi chết cũng cần gì phải khâm liệm? Mà trộm cướp, tà dâm làm hại cái thể xác chất đất ấy thì có gì đáng tội? Thầy bảo không thờ cúng người chết, thế thì sau khi thầy chết cũng chẳng ai thờ cúng thầy. Thầy lại nói người chết phải chôn cho sâu, thế là còn quý nó, chi bằng cứ quẳng đi mặc cho nó hôi thối! Cứ như ý tôi thì những lời thầy nói đó chỉ cốt lừa dối người ta, chẳng được câu nào đáng nghe!? Jêsu chịu cứng không đáp lại được.
    Biết làng ấy có hai người tài giỏi, Jêsu bèn bỏ không đến truyền đạo nữa. Về sau thằng bé NaCô bị ốm, Jêsu đến chữa không khỏi, nói với mọi người rằng: ?oNó phạm tội xấc ngạo với bề trên thì tránh sao khỏi chết non!? Bốn năm sau, Xari và Annô kẻ trước người sau qua đời, Jêsu càng thêm đắc ý, bảo dân làng rằng: ?oKhông tin chúa Trời thì tai họa liền ngay trước mắt?.
    Từ đó mỗi khi có người quyền hào nào chết, Jêsu đều nhắc lại câu nói đó để người ta kinh sợ, càng kiên lòng theo đạo của mình.
    Con cái của hai người thân hào kia nghe lời đồn đại như vậy, bèn kéo đến hỏi Jêsu: ?oNhà ngươi nói thể xác chẳng có gì đáng quý, mà chết tức là được thoát khỏi mọi cực khổ ở thế gian. Thế thì chết là một sự vui vẻ đắc phúc. Nay sao ngươi lại nói chết là tai họa? Lời nói của ngươi chẳng khác gì lỗ gỗ [34] !?
    Từ năm 18 tuổi đến bấy giờ, Jêsu đi giảng đạo khắp nơi, dựng đặt lời gian phép bịp để mê hoặc lòng người, lại thi thố nhiều thuật là làm cho mọi người kinh sợ, cho là lạ đời, gọi y là thần nhân trên trời, rồi từ đó nhất nhất nghe lời Jêsu, Jêsu thường nói: ?oChúa Trời [35] chỉ là một, nhưng có ba ngôi: ngôi thứ nhất là ngôi Đức chúa Trời, ngôi thứ hai là ngôi Đức chúa Con, ngôi thứ ba là Phiritô Santô [36] ?. Bản ý Jêsu muốn tự xưng là con chúa Trời, nhưng chưa dám nói ra. Đến bấy giờ ngầm sai [37] môn đồ trước tiên đi rỉ tai từng người nói rằng: ?oVị thầy thiêng liêng của chúng ta chính là Chúa ngôi hai, con chúa Trời đấy, nhưng vì khiêm tốn nên thầy ta không muốn nói thật, chỉ thi thố phép thuật huyền diệu để cứu người mà thôi. Nếu không thì những phép lạ biến hiện kỳ ảo kia người thường làm thế nào được?? [38] rồi đó Jêsu kín đáo dò hỏi môn đồ lòng dân thế nào. Môn đồ đều nói: ?oNhững kẻ ngu dốt đều tin phục cả, còn những người cao minh thì hãy còn cứng lòng? [39] . Jêsu mắng rằng: ?oTa đây đâu phải là kẻ lừa người? Các ngươi hằng ngày chung sống với ta mà còn không biết ta là ai, huống chi là người khác!? [40] Các môn đồ đều tạ lỗi, hứa từ nay xin dốc lòng đi dụ đạo. Đến bấy giờ Jêsu thấy dân chúng phần nhiều đều gọi mình là thần thánh trên trời, vả lại năm ấy phép cưới Matrimônitô thi hành đã rộng, đi đến đâu cũng thấy nét mặt của dân đạo đã trở nên ngu thộn [41] , Jêsu biết cõi tâm của họ đã mê đắm, bị dọa nạt lừa phỉnh đã sâu, Jêsu bèn bảo rằng: ?oChúa Trời thương xót người đời phạm nhiều tội lỗi, sau khi chết ắt bị đày xuống địa ngục, cho nên sai ta giáng thế đặt định các phép tắc để dạy bảo. Ta quả thật là Ngôi hai, con chúa Trời đây?. Đàn ông đàn bà đều xuống vái lạy, hô to: ?oCon chúa Trời gián sinh!? Jêsu ngồi ở trên cả mừng. Đó là năm Jêsu 30 tuổi [42] .
    Sau khi tự xưng là con chúa Trời, Jêsu nói năng ra dáng dõng dạc, quát mắng dân chúng rằng: ?oTừ nay trở đi, đàn ông đàn bà các ngươi không phân biệt tuổi tác cao thấp, tới ngày nọ đều phải đến đông đủ để bái yết chúa Trời (?) [43] . Đức chúa Con sẽ làm Confirmaxông [44] cầu nguyện cho các ngươi được hưởng trường sinh?.
    Đến khi ấy, Jêsu đã giàu có lắm, bèn tự làm ra một chiếc mũ hình sao, gọi là mũ triều thiên. Chiếc mũ ấy nhọn mà cao, bốn phía đều có dải tua. Lại may một chiếc áo choàng màu đỏ có đính ngọc châu. Áo này là kiểu áo thụng, không có tay, đằng trước đằng sau đều có đính những hạt ngọc xanh biếc, ánh lấp lánh như sao. Lại làm một cây gậy bạc gồm nhiều đoạn ngắn ***g với nhau mà thành [45] . Jêsu lại ngầm lấy lá bạc hà sắc thành cao rồi hòa với dầu, gọi là ?odầu thánh sống? [46] . Đến ngày lễ, Jêsu họp dân đạo ở nhà thờ, bảo mọi người đứng cả ở phía sau [47] . Jêsu mặc áo đỏ đội mũ triều thiên, tay cầm cây gậy bạc ngồi trên chiếc ghế cao đặt trước bàn thờ chúa Trời quay lưng lại phía mọi người, tự xưng là thay Chúa hành đạo. Hai môn đồ, một người bưng bát dầu thánh đứng gần bên phải, một người cầm tấm khăn lụa đứng hơi xa về phía bên trái. Dân đạo theo thứ tự bước lên chắp tay quỳ ở trước. Jêsu giơ tay phải quệt dầu bôi lên trán từng người, miệng khấn nhẩm ba bốn tiếng, đưa tay trái thoa nhẹ lên má người ấy rồi bảo đi ra phía bên trái. Người môn đồ đứng bên trái cầm khăn lau vết dầu trên trán người vừa làm lễ. Xong lễ, Jêsu báo cho mọi người biết phép ấy chỉ làm một lần cho một đời người, nếu nhầm lẫn làm lại lần nữa thì linh hồn bị đày xuống địa ngục. Phép lễ Confirmaxông bắt đầu từ đó, và cũng từ đó Jêsu công nhiên tự xưng là con chúa Trời.
    Sau khi đặt danh hiệp tôn quý, thấy phong tục trong nước thờ chúa Trời [48] , nhưng chỉ làm lễ vào ngày đầu tiên trong tuần, Jêsu bèn đặt ra phép ngày nào cũng làm lễ cầu nguyện [49] , nhưng lấy ngày đầu tuần làm ngày lễ trọng. Rồi đó, muốn cho các nơi khác mau chóng nhận biết mình là con chúa Trời, một hôm Jêsu dẫn môn đồ đến làng Bêtani [50] lén vào xem trộm thầy cả [51] đang làm lễ ở làng ấy. Thấy trên mâm bày đồ tế thịt mà
  8. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    ở bên ngoài bày nhiều chảo xúp lớn [52] , Jêsu giơ chân đá nhào chiếc ghế có đặt nồi xúp, cất tiếng mắng rằng: ?oChỗ ngự của cha ta, bọn các ngươi sao dám bày trò bất kính?? Đoạn lại quát: ?oCha ta đâu phải hạng quỷ thần tạp nhạp các ngươi đem đồ thịt đến tế lễ như trò đùa vậy?? Bấy giờ hơn hai trăm dân làng dự tế ầm ầm tức giận ùa tới tóm cổ Jêsu mà hỏi: ?oMi là người ở đâu?? Jêsu đáp: ?oTa là con chúa Trời? [53] . Mọi người đều reo to: ?oThì ra là tên yêu quái Jêsu! Nay thấy mặt yêu quái Jêsu đây rồi!? Thầy cả sai nọc Jêsu ra đánh và bắt luôn cả hai môn đồ của y trói gô lại đem giam trong nhà thờ, đợi giải lên huyện trình quan. Sau đó, dân các làng theo đạo Jêsu nghe tin chạy tới khóc lóc van xin, sau một ngày chung nhau được 30 nén vàng đem đến nộp chuộc, thầy trò Jêsu mới được tha về.
    Con chúa Trời đi qua làng Pruxơ [54] , đàn ông đàn bà trong làng tranh nhau ra đón, Jêsu ân cần thăm hỏi mọi người. Tối hôm ấy dân làng hơn trăm người kéo đến xưng tội với Jêsu [55] . Người các làng gần đó cũng đem lễ vật đến biếu. Hào trưởng làng ấy vốn ghét Jêsu, bèn đi báo với quan sở tại rồi dẫn tuần phu cùng đi với quân lính về làng vây bắt được thầy trò Jêsu. Quan sở tại thấy Jêsu thân hình to béo, mặt mũi phì nộn, râu rậm xồm xoàm thì bật cười mà nói rằng: ?oTiếng đồn quả không sai!? Nói đoạn bèn hỏi tội Jêsu, sai lính nọc ra đánh một trận đòn no chán, rồi nhân lúc trời tối khiêng vứt lên đống phân tro ngoài đồng. Đã thế, Jêsu còn cười gượng nói với môn đồ: ?oĐời người ta quý nhất là phần hồn, còn phần xác thì sau khi chết dẫu sang hay hèn cũng thành tro tất cả, chẳng cần phải động lòng? [56] . Do tích ấy cho nên ngày nay có cuộc lễ gọi là lễ Tro [57] . Hôm làm lễ ấy, cố đạo lấy bát đựng đầy tro rưới nước phép vào, truyền cho con chiên vào quỳ phía trước rồi lần lượt rắc lên đầu mỗi người một nhúm tro, khấn nhẩm rằng: ?oThuở trước chúa Trời lấy đất vắt thành người, sau khi chết thể xác lại trở về với tro đất?. Các cố đạo nói và làm như thế để cho người ta không quên phần xác sau khi chết vậy. Nhưng sự thật việc ấy thì bọn họ giữ kín không nói ra. Đời sau làm lễ Tro là theo tích chuyện ấy.
    Lại xét: lời khấn nhẩm chẳng phải là lời của Jêsu, mà do Giáo hoàng của người Tây Dương đời sau đặt ra. Mỗi lần rắc tro lên đầu con chiên, cố đạo lại niệm rằng: ?oTro đè đầu người, lòng người được nguội lạnh?. Lễ xong lại lấy một bát lớn đựng đầy tro, đọc lời niệm rằng: ?oRắc tro này, lòng người được nguội như tro đất?, rưới nước thánh vào rồi bảo: ?oNgười ở nhà không đến được thì những ai hiện có mặt ở đây sẽ lĩnh về một ít bảo họ tự rắc lấy để được nhiều may mắn?. Mọi người xúm đến lĩnh tro đem về. Cho nên ngày nay, trong ngày lễ ấy, dân đạo dẫu đến nhà thờ hay ở nhà đều bị tro đè đầu. Đó là cái phép của bọn cha cố Tây Dương nhân sự việc mà đè nén người ta. Nếu không phải vậy thì cái chuyện người ta sau khi chết trở thành tro bụi ai mà chẳng biết, hà tất phải rắc tro làm gì? [58] .
    Lại một lần khác, Đức chúa Con cùng với môn đồ đến một làng gọi là làng Liễu [59] , dân làng tranh nhau đem chiếu vải ra rải đường nghênh đón [60] . Ai nấy đều cầm một cành liễu như cầm cờ, hô to: ?oVua trời đã tới, chúng tôi xin vác cờ liễu ra nghênh đón!? Jêsu cả mừng giơ tay vẫy chào rồi nói: ?oNgồi xuống, ngồi xuống, ta sẽ làm phép Confirmaxông cầu thọ cho các ngươi?. Quan bản hạt hay tin, bí mật sai quân về bắt, dân làng biết tin vội đến báo cho Jêsu biết. Ngay đêm ấy, con chúa Trời tìm đường tẩu thoát. Quan bản hạt nổi giận cho bắt trói hào trưởng làng để tra hỏi, người làng phải xuất quỹ chung 50 quan để lo lót, quan mới cho thôi tra khảo. Thế là dân tả đạo tụm năm tụm ba nói rủa quan hạt rằng: ?oHạng người ấy chết xuống địa ngục cũng chẳng ai thương!? Viên quản hạt nghe biết cả giận nói: ?oMay cho vua trời con chúa nhà bay!? Lại nói: ?oNếu có xuống địa ngục cũng chẳng khiến chúng mày phải thương xót?. Ngày nay sau lễ Tro kế đến là lễ Lá liễu [61] là vì vậy.
    Trong ngày lễ Lá liễu, các cha cố bẻ lá liễu ban cho con chiên đàn ông đàn bà mỗi người một cành bảo rằng: ?oĐó là để kỷ niệm về việc chúa Jêsu chiếm được cảm tính của dân làng Liễu, con nên cắm vào thánh giá mà đeo ở phía bên trái, Chúa sẽ phù hộ cho con bình yên vô sự?. Cha cố chỉ nói thế, còn chuyện Jêsu đến làng Liễu bị quan dân vây bắt thì giấu biệt đi không nói tới [62] .
    Một hôm con chúa Trời đến làng SaNa kê bục giảng đạo, lời lẽ lưu loát. Dân làng trông tướng mạo Jêsu, ai cũng cho là lạ, những người có học thức trong làng cũng đến nhìn lén xem y là người thế nào. Lúc ấy Jêsu đang thao thao thuyết giáo xưng tao xưng mày với dân làng, nhiều lần nêu tên những người tài giỏi các nơi [63] mà chê bai, cho là còn kém mình. Bốn mươi năm trước, ở làng SaNa có Ingatiô và 8 người khác có công đức, được dân làng lập miếu thờ phụng. Mấy người có học nhân đó hỏi Jêsu: ?oThầy có biết tiên thánh làng chúng tôi là Ingatô không?? Jêsu đáp: ?oCác ngươi chẳng hiểu ta chút nào! Nay ta bảo các ngươi: Từ khi chưa có Ingatiô thì đã có ta rồi, sao ta lại chẳng biết?? Nghe Jêsu trả lời như vậy, mấy người kia bừng giận mắng rằng: ?oGã yêu tà điên rồ kia, người mới ba mươi tuổi, sao dám bảo là sinh trước Ingatiô của chúng ta?? Nói đoạn bèn gióng trống hô người vây bắt. Thầy trò Jêsu tháo thân bỏ chạy tán loạn. Dân chúng nhặt gạch đá tới tấp ném theo.
    Jêsu bị thương rách mặt, máu me đầm đìa. Dân làng đuổi theo không kịp, Jêsu chạy thoát [64] , chỉ tóm được bốn gã môn đồ. Dân làng xúm lại đánh cho một trận đòn nhừ tử rồi trói giam. Dân tả đạo các làng nghe tin bèn bảo nhau chung tiền, trong chốc lát được 560 quan đem đến xin chuộc mạng. Vì vậy ngày nay, sau lễ Lá liễu kế đến là lễ Ném đá. Các cố đạo bảo rằng: ?oCác ảnh và tượng Chúa đều phải che bằng khăn vải?, còn việc Jêsu bị ném đá rách mặt thì tránh không nói đến.
    Người làng Bêtani [65] là ĐồNgôNa và DựNô [66] bắt trói Jêsu ở chợ vừa đánh mắng vừa bài bác các thuyết giáo của y. Tugôna là con của Xari, Đunô là con của Annô, cả hai người đều căm tức Jêsu vì lúc trước y đã rủa cha mình là ?okhông tin Chúa thì tai họa liền ngay trước mắt?. Nay nghe tin Jêsu trốn tránh trong bản hạt, hai người luôn đêm dẫn tuần đinh đi khám xét, bắt được Jêsu và bốn môn đồ, trong đó có cha Jêsu là Jiuse và Jiuđa. Sáng hôm sau bọn họ trói Jêsu đem ra giữa chợ lần lượt nêu lên các thủ đoạn của Jêsu, giơ gươm chỉ vào mặt mà bài bác cho mọi người ở chợ cùng hay biết. Rồi đó bảo Jêsu rằng: ?oTội ngươi thì quá lắm, chẳng riêng gì hai tội tiếm xưng và phế bỏ thờ cúng. Nay bọn ta bảo cho ngươi biết: ngươi bảo chúa Trời có ba ngôi, vậy ngươi đã từng trèo lên trời chưa mà biết được? Đã có con thì có cháu, cho đến ngươi hẳn đã có hàng ngàn đời con cháu rồi. Nhưng chúa Trời chết bao giờ mà con cháu dám nhảy lên thay? Những cái tên như Phiritô Santô, Ađam, Evà, thiên thần Lusaphê đều là do ngươi bịa ra để lừa dối mê hoặc dân ngu. Cha ngươi là thợ mộc, mẹ ngươi là kẻ khâu vá thuê, hai người ăn nằm với nhau sinh ra ngươi, sao ngươi lại dám nhận là con chúa Trời? Giá phỏng ngươi là con chúa Trời thì sao ngươi không bay xuống thế gian giữa ban ngày ban mặt [67] mà lại phải
  9. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    nhờ vào hai người kia sinh ra? Còn như việc có sống thì có chết, ấy là lẽ xưa nay vẫn thế. Sống thì phải nuôi, chết không phải nuôi thì phải có tế lễ thờ cúng, như thế là để phân biệt với loại chó má vậy. Nay theo ý ngươi thì sống không nuôi dưỡng, chết không thờ cúng, người đúng là loài chó má cho nên không biết người thân. Ngươi đã bỏ thờ cúng tổ tiên ông bà, lại muốn người khác cũng theo ngươi mà bỏ việc thờ cúng người thân của họ ư? Chỉ có những kẻ ngu dốt quá lắm mới a tòng theo loài chó má như vậy. Ngươi lại nói thể xác người ta là vật hèn mọn, vậy sao ngươi cũng phải mang cái thể xác ấy? Lại còn làm lễ Liệm xác [68] , Quy lăng, Điện táng làm chi? Ngươi nói cuộc đời trần thế chỉ là vui giả, sao ngươi chẳng chết quách đi cho thoát kiếp trần gian? Ngươi lại nói thiên văn địa lý đều là chuyện vu vơ chăng? Đó là công việc của những người có học thức, ngươi làm sao mà ngăn trở được [69] . Ngươi nói chúa Trời lấy đất vắt nên người cho nên sau khi chết người ta lại trở lại thành đất, thế thì tại sao cây cỏ súc vật không do đất vắt nên mà sau khi chết cũng biến thành đất? Thiên đường nếu có thật thì nên cho những người làm điều thiện đàng hoàng bay lên giữa ban ngày ban mặt để làm gương khuyến khích kẻ khác, tại sao lại phải đợi sau khi chết mới cho lên? Địa ngục nếu có thì phải dùng để trừng phạt kẻ ác, hất cho rớt xuống đó trước mắt mọi người để răn đe những kẻ cùng bè đảng, cần gì phải đợi sau khi chết mới đày xuống? Ngươi nói ai theo đạo của ngươi thì được giàu có, sống lâu. Cứ như ta thấy thì nhiều người không theo đạo của ngươi mà vẫn giàu có, sống lâu. Ngươi nói mọi việc đều do chúa Trời sai khiến, vậy thì người ốm đau bệnh tật cũng là do chúa xui khiến phải thế, sao ngươi lại dám bốc thuốc chữa bệnh để làm trái ý chúa Trời? Ngươi nói xưng tội thì được giải tội, vậy chỉ cần đứng trước bàn thờ xưng thầm với chúa là đủ, cần gì phải có mặt ngươi để cho ngươi cùng nghe những chuyện bẩn thỉu nữa? Ngươi đặt ra phép một vợ một chồng, chẳng may người ta không có con nối dõi cũng không được lấy vợ khác. Ấy là cái tội của ngươi dứt tuyệt nòi giống của người ta, ắt phải đày ngươi xuống địa ngục. Ở giữa nơi đông người, ngươi bảo đôi vợ chồng mới cưới úp tay vào nhau, sao ngươi không bảo họ úp hẳn người lên nhau để ngươi xem cho khoái? Ngươi nói thần thánh không ăn được, sao tế chúa Trời ngươi lại dùng bánh, dùng rượu? Ngươi cấm không cho người ta cúng bái, vậy ngươi làm lễ há chẳng phải là cúng bái hay sao? Ngươi nói trên trời có thiên đường (nhà của trời) vậy ngôi nhà ấy lấy gỗ ở rừng nào? Do bọn thợ nào dựng lên từ năm nào??
    Bấy giờ Jêsu mới trả lời rằng: ?oPhép của chúa Trời tự nhiên mà thành, không cần đến sức người?. Tugôna và Đunô lại hỏi: ?oNếu là tự nhiên thì tại sao vắt ra người lại phải dùng đất? [70] Đã phải dùng đất thì chưa phải là thần linh?. Jêsu bí lẽ, không thể trả lời được.
    Hai người kia lại hỏi: ?oNgười nói chúa Trời có một vị, nhưng lại nói có ba ngôi. Đã một vị, lại ba ngôi, đã nói chết là được giải thoát mọi nỗi cực khổ ở thế gian, lại nói chết do chúa Trời trừng phạt. Thật là đảo ngược xoay xuôi, rặt những lời xảo trá lắt léo. Loài chó má thế mà còn thật thà, chứ như ở mồm ngươi thì không được một chút gì là sự thật! Những điều bọn ta nói đây là cốt để cho những kẻ ngu khờ nghe thấy mà tự tỉnh ngộ? [71] .
    Rồi đó, bọn họ trói giam 5 ngày đêm, cứ mỗi ngày đem ra bài bác một lẽ, lại cho nếm một trận đòn, sau mới thả ra [72] .
    Xét sử ký nước Jiuđê nói rằng: Jêsu căm giận người làng Bêtani, cho rằng dân làng ấy khó dụ dỗ mê hoặc, bèn xúi giục dân làng Samông [73] đào giếng cắt yểm mạch đất quý của làng ấy đi. Tugôma và Đunô xét hỏi, biết việc ấy là do Jêsu xúi giục, cho nên mới đánh Jêsu một trận cho biết nhục.
    ________________________________________
    [1]Sau đây phần nhiều là những lời Jêsu nói khi làm lễ.
    [2]Hương nói đây là nhũ hương (nhựa của một loài cây có chất thơm).
    [3]Mỗi năm thêm một trò bịp, thế mới biết Jêsu dụ dỗ người ta rất bợm.
    [4]Phàm các tên riêng đều do Jêsu đặt ra cả. Ở dưới cũng thế. Bịa chuyện, bịa tên để cho người ta tin là có chứng cớ.
    [5]Nguyên thư: lục xích (6 thước ta = 3m).
    [6]Nguyên thư: quải táng (hung táng) = chôn tạm. Sau 3 năm, bốc hài cốt vào tiểu sành, chôn vĩnh viễn (cát táng)
    [7]Các phép nói trên đều đã thi hành ở nước Nam ta, nhưng tục khóc người chết và chôn tạm vẫn chưa bị bỏ hẳn. Nay thấy các cha cố đã bắt đầu cấm sự khóc lóc thảm thương, đó là cách thi hành từ từ vậy.
    [8]Nguyên thư phiên là ADung và ÊBà (Và)
    [9]Cho nên ngày nay dân đạo đều tự xưng là con cháu của ông Ađam và bà Evà. Xét: Quả cấm về sau người Tây Dương gọi là quả ?omanna? là do trích chuyện này. Thuyết ấy nói thuở đầu trời sinh ra hai thứ quả là mặt trời và mặt trăng để nuôi sống thiên hạ, gọi là là quả ?omanna?.
    Thường gọi là ?oQuả cây hằng sống?.
    [10]Nguyên văn viết chữ Nôm, bánh bẻ, tức là bánh đa.
    [11]Lễ ấy gọi là lễ Chầu mình thánh.
    [12]Gọi là lễ Thụ bánh mình thánh.
    [13]Người Tây Dương gọi bắt quyết là làm phép.
    [14]Nguyên văn: ?oniệm tử?, chuỗi hạt để lần đếm khi đọc kinh.
    [15]Như thế mà kẻ ngu cũng chịu nghe theo!
    [16]Người Tây Dương không có tiền, cắt vàng bạc ra từng mảnh nhỏ để trao đổi với nhau.
    [17]Nguyên văn: ?oTai thiên thần đẳng phụ??, chữ ?othần? ở đây đúng nghĩa là chữ ?othần? (= tôi), nguyên thư chép nhầm thành chữ ?othần? (= thần thánh).
    [18]Nước Lâm Cách, tức nước Thiên đường.
    [19]Amen có nghĩa là ?ocẩn cáo? (kính thưa).
    [20]Nguyên thư chép là ?otử giả phách? đáng viết ?ohồn? thì hợp nghĩa hơn.
    [21]Lễ mồ làm cho người nghèo thì Jêsu mặc áo có tay, môn đồ mặc áo thường, để đầu trần, gập mũ vào trong áo. Đến lễ Misa, Jêsu đội mũ vuông đen, bốn góc nhô lên như bốn chiếc sừng, môn đồ mặc thường phục, bên ngoài khoác áo hoa.
    [22]Misa có nghĩa là ?obi vong? (đau buồn việc tử vong).
    [23]Hồn của người chết đã lâu.
    [24]Năm phương: đông, tây, nam, bắc và chính giữa.
    [25]Ngày nay cố đạo khi làm lễ này thường cho thắp rất nhiều đèn nến để được tang chủ thưởng nhiều tiền.
    [26]Chữ ?obạn? (hữu) thật nực cười!
    [27]Matrimôniô có nghĩa là phối hợp.
    Matrimôniô: phép cưới. Nguyên thư phiên MaSaMôDiô. (nd)
    [28]Về sau người Tây Dương định ra phép đặt tên thánh, người trong nước lấy tên thánh là
  10. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    tên gọi của mình. Khi làm lễ, cố đạo hỏi đôi trai gái, đại khái như: ?oPhêrô muốn lấy Dusa làm vợ?? v.v.
    Lời chú giải này, trong nguyên thư chép lùi ra sau 1 trang, chúng tôi điều chỉnh lên vị trí này cho hợp ý. (Nd).
    [29]Cái phép ấy lúc đầu cũng đáng sợ thật!
    [30]Nguyên văn ?ohỗn thú?.
    [31]Nguyên văn viết là Bị lục ngoại kỷ. Theo bản kê các sách tham khảo (nguyên dẫn) thì có lẽ đó là sách Ngoại lục.
    [32]Nguyên thư phiên là NaCô, nhưng một trường hợp ở đây ghi là MaCoo, đã đính chính lại.
    [33]Người Tây hễ không dụ dỗ được con cái thì dọa nạt cha mẹ, không dụ dỗ được chồng thì doạ nạt vợ khiến cho họ tự kiềm chế nhau.
    [34]Nguyên văn: ?omộc khổng?. Hiểu theo nghĩa lóng trong câu chửi tục.
    [35]Thiên Chúa, cũng có nghĩa như Thiên đế.
    [36]Mặt biểu hiện thứ ba của chúa Trời: coi về việc hình án ở địa ngục, cũng gọi là đức chúa Thánh Thần.
    [37]Nguyên thư chép: ?o? chỉ thị dương sử môn đồ?. Có lẽ đúng ra là ?oâm sử ?? (ngầm sai, lén sai ?). Đây là hai từ trái nghĩa thường do liên tưởng mà chép nhầm.
    [38]Đoạn này bắt đầu lừa bịp người ngoài.
    [39]Nhà đạo gọi những ai không nghe lời dạy bảo của Jêsu là ?ocứng lòng?.
    [40]Đoạn này lại mắng cả môn đồ; chính là muốn họ dốc lòng đi dụ đạo.
    [41]Ngày nay, nét mặt dân tả đạo đều ngu thộn. Nguyên là họ đã bị Jêsu chơi xỏ, cho nên mới giống nhau như thế. Điều tinh vi bí mật sẽ xem ở sau.
    [42]Sách Giảng lục và các sách khác nói: ?oChúa Jêsu vui mừng, vì thấy con chiên đã nhận ra Chúa, như thế sau khi chết khỏi bị đày xuống địa ngục?. Giải thích thật là khéo!
    [43]Nguyên thư đến đoạn này bỏ cách một quãng chừng 9 chữ.
    [44]Tiếng Latinh: Confirmatio = lễ kiên đạo. Nguyên thư phiên CôngSaMaSong.
    [45]Sau khi làm lễ xong thì tháo rời ra bỏ vào hộp, người Tây Dương về sau thường hay dùng kiểu gậy ấy.
    [46]Nguyên văn: hoạt thánh du.
    [47]Nguyên thư chép chữ ?ohậu? (phía sau), rồi lại xóa đi, mà viết chữ ?ohữu? (bên phải); để hợp với sự việc đang mô tả, chúng tôi chọn chữ hậu. Có lẽ người chép sách sơ ý xóa nhầm.
    [48]Chỉ đạo Do Thái: đạo này cũng thờ chúa Trời nhưng với hệ thống huyền thoại và tín điều khác hẳn đạo Gia Tô mà đặc điểm nổi bật nhất là đạo này không hề quan niệm có chúa Trời giáng sinh.
    [49]Nguyên thư chép: ?onãi lập pháp nhật giai hành lễ?, đúng phải là: nhật nhật giai hành lễ (sót một chữ nhật).
    [50]Nguyên thư phiên là ?oThiLinh?. Sách bổn đạo có ghi sự việc này, và ghi tên làng Béthani.
    [51]Nguyên văn: đạo câu (người đạo trưởng cao tuổi), có thể dịch là cố đạo, nhưng để phân biệt với các chức sắc của đạo Gia Tô, chức đạo câu của đạo Do Thái, chúng tôi thống nhất dịch là thầy cả (theo cách dịch truyền thống của các bản dịch sách đạo ngày trước).
    [52]Nguyên văn; ?ochữ tương vật? (tương = món canh hầm).
    [53]Đúng là thằng điên.
    [54]Nguyên thư phiên: PhủLỗ hương.
    [55]Có tội gì mà xưng?
    [56]Hãi chữ ?ocũng thành? (diệc thành) chính là để nói gộp cả mình với viên quản binh và người hương trưởng, lời lẽ thật rất kiêu ngạo.
    [57]Nguyên văn ?okhôi lễ?, những chữ ?okhôi? (tro) dùng ở trang này có một vài chữ nguyên thư chép không chuẩn, có thể coi là viết sai thành ra chữ ?oyếm? (chán ghét): hai chữ này tự dạng gần giống nhau.
    [58]Chỉ vì tiếng nói của người Tây Dương ?oxì xà xì xỏ? cho nên người ta không hiểu ra sao. Câu này trong nguyên thư chép liền vào chính văn. Chúng tôi nhận thấy câu này là lời của người bình giải, vì vậy chuyển xuống vị trí của nguyên chú.
    [59]Làng ấy có nhiều cây liễu, cho nên đặt tên như vậy.
    [60]Sách Ngoại lục và các sách khác đều nói chiếu không đủ, dân bèn cởi cả áo mà rải đường, đó là cách khoe khoang cốt để nói Jêsu được lòng người.
    [61]Thường gọi tắt là lễ Lá.
    [62]Lại bảo dân tả đạo rằng: ?oTrong vị thuốc bắc thần hoàn có chất tro lá liễu?. Dọa người ta rằng: ?oThứ thuốc này của nhà đạo vốn có công hiệu của lá liễu giúp sức?.
    [63]Nguyên văn: ?ochư bộ?, có thể hiểu là ?ocác bộ lạc ??, nhưng ở đây không thấy có phân biệt chính xác cho nên chỉ dịch chung là ?ocác nơi?.
    [64]Hai sách Giảng lục và Ngoại lục đều chép: Jêsu chỉ cầm một chiếc khăn tay mà che đỡ được hết. Có tài như thế, nhưng nếu có tài như thế thì Jêsu làm gì bị nguy vào ngày hôm sau?
    [65]Nguyên thư phiên: ThiMi.
    [66]DựNô, ở đây thấy ghi là DựSong, nhưng các chữ sau đều viết là DựNô (Nô và Song dễ viết lầm).
    [67]Nguyên thư chép: ?o? hà nhật bạch nhật giáng thế?, thừa một chữ nhật và thiếu một chữ bất, đúng ra là: ?ohà bất bạch nhật giáng thế?.
    [68]Nguyên văn: chú thi, tức là nghi thức đọc lời chú (niệm nhẩm) và xức dầu thánh cho người chết, đã nói ở trên.
    [69]Ngày nay các cố đạo sợ người ta hiểu rõ các môn ấy (thiên văn, địa lý), cho nên bảo rằng: ?oLàm những việc ấy là có tội, vì vậy chúa Trời cấm làm?.
    [70]Nguyên thư chép: ?o? giả công? (? sao chúa Trời lại phải mượn thợ?) sau câu trả lời: chúa Trời không cần đến sức người, thì câu hỏi tiếp theo như vậy không có nghĩa. Đây là do chữ thổ chép nhầm thành chữ công. Xem tiếp câu sau thấy rõ: ?oKỳ do giả thổ thị vị thần linh?. Giả thổ = mượn đất, dùng đất.
    [71]Nguyên thư chép: ?olinh ngu giả tự khoan? (khiến cho những kẻ ngu khờ tự khoan thứ) (?). Chúng tôi thấy rằng chữ ?okhoan? ở đây có phần chắc là do chữ ?ogiác? chép nhầm (lối viết thảo, hai chữ này rất dễ đọc và viết nhầm). Tự giác = tự tỉnh ngộ.
    [72]ĐồNgôNa và DựNô quả là hai nhà giảng đạo bậc thầy.
    [73]Nguyên thư phiên: ThượngLong hương.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này