1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ức, nhật ký chuyến đi Tây Tạng mùa thu vàng mênh mang

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi sandrose, 25/10/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sandrose

    sandrose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    5
    Ngày 18/09/2012, đêm nằm trong ks ở Lhasa, tôi đọc lại Thiên Táng và nước mắt chảy ra ào ạt (chắc lúc đó trên cao quá, 3700m cơ đấy nên tâm tình nó cũng hơi yếu mềm một tí). Và ngày cuối cùng ở cửa khẩu Zangmu, khi ôm tạm biệt bác tài Tupten để vào cửa check out qua Nepal, tôi cũng rưng rưng suýt khóc òa lên, nước mắt chỉ viền quanh mi đầy ậc lên trong mắt, tôi cố ngăn để nó ko chảy dài xuống má. Để rồi trên suốt đoạn đường từ Zangmu về Kathmandu, vừa rời tibet đc mấy tiếng tôi đã nhớ vùng đất đó tới cồn cào cả người. Tôi nghe đi nghe lại Om mani padme hum tới mấy trăm lần, nhìn ra ngoài cửa kính ô tô – bây h không phải là trời xanh đậm với những ngọn núi chập chùng, mây bay sát như có thể với tới được nữa và tự hứa với mình rằng: tôi sẽ quay lại Tibet ít nhất 1 lần nữa, lần sau sẽ đi dài hơn để có thể gặp lại những cảnh vật chỉ có ở Tibet, để cảm nhận cuộc sống và văn hóa ở đây nhiều hơn. Chưa có vùng đất nào tôi đi qua lại để lại trong tôi nhiều tình cảm và sự thương nhớ tới thế.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Khi tới Lhasa, cảm giác đầu tiên của tôi là bực bội và cảm giác tù túng như chính mình đang bị cầm tù ngay trong nhà mình. Cảm giác tiếc nuối và bực bội bị đẩy lên cao nhất khi chen lấn 1 h đồng hồ trong điện Potala, đi như ăn cướp, thuyết minh nói cũng như ăn cướp và những j được chiêm ngưỡng chỉ là những gì rất nhỏ bé. Camera, cảnh sát, súng ống khắp nơi. Tôi tiếc cho cái hồn của Potala, tôi tiếc cho nhiều thế hệ người dân Tây Tạng, tôi tiếc cho chính tôi không thể cảm nhận được linh hồn của Potala linh thiêng và ngạo nghễ. Thứ duy nhất tôi cảm giác đc ở Lhasa là….nó chả khác quái j một tp bình thường của TQ như Thành Đô, BK, Thượng Hải…..
    Cho tới ngày rời khỏi Lhasa, bất chấp nắng chói chang gay gắt, tôi luôn chọn ví trí ghế đối diện với bác tài để được ngắm nhìn cảnh vật nhiều nhất có thể. Không biết bao nhiêu lần tôi há hốc mồm ra, phải rú lên thích thú và ngạc nhiên khi cảnh hiện ra trước mắt nó quá đẹp và hoành tráng như thế. Hóa ra thứ tôi nhớ chính là những hàng cây vàng rực trong nắng, những con đường xa tít tắp hầu như không một bóng người, những con đèo cao tới 5200m gió ***g lộng, những rặng lungta đầy mầu sắc bay phấp phới trong gióm những rặng núi chập chùng bồng bềnh mây trắng mà cảm giác như có thể đưa tay ra với. Cũng là núi, là mây, là nắng, là trời xanh nhưng trời xanh, mây trắng, nắng vàng ở Tây Tạng chỉ có ở Tây Tạng, những chỗ khác không bao giờ có được như thế. Hãy tin tôi đi, xem ảnh, đọc topic, bài viết bạn chỉ có thể cảm nhận đc 1 phần rất nhỏ. Chỉ khi nào bạn đứng ở mảnh đất cao nguyên này, hít thở không khí trong trẻo ở đó, tận mắt nhìn thấy những thảo nguyên mênh mông, những hồ nước đẹp như mơ dưới chân núi, những rặng núi tuyết ngàn năm… bạn mới có thể thấy hết sự hùng vĩ, linh thiêng và amazing Tibet.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tôi thầm nghĩ tôi đang ở giữa vùng đất cao nguyên, nơi trời xanh mây trắng của Thư Văn và Khả Quân, của những dòng hồi kí tôi đã đọc trước khi vào Tây Tạng. Tôi đã thực hiện được giấc mơ của mình. Tôi đã không bị sock độ cao một tí nào. Tôi đã tận tay được chạm vào nước hồ Namtso, tôi đã có thể cặm cụi tha thẩn nhặt từng hòn đá ở những nơi tôi đi qua đem về làm kỉ niệm. Tôi đã ngồi trong căn phòng ấm áp và tràn ngập mùi bò Yak đặc trưng và thưởng thức món trà bơ ngon tuyệt. Tôi đã được hít thở không khí trong lành không một tí bụi nào như thế. Tôi ước, những con đường đừng bao h kết thúc, hành trình của tôi cũng kéo dài thêm chứ đừng phải chia tay lúc tôi mới bắt đầu cảm nhận được Tibet như vậy.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chính vì quá nhiêu tình cảm dành cho Tibet nên khi tới Kathamandu 2 ngày đầu, nhìn thấy sữ hỗn loạn, tắc đường, bụi bặm, ồn ào của Nepal tôi đã bị sock. Sock từ văn hóa tới độ thấp =)). 2 ngày đầu tiên, mỗi khi xem giờ, tôi luôn luôn mở iphone ra bật múi h của TQ lên để xem bây h ở Tibet là mấy h rồi nhỉ, bình thường nếu còn ở tibet mình sẽ làm gì, h này Tenzin (bạn guide) và bác tài Tupten về tới đâu rồi, họ đang đi trên những con đường đẹp tới nao lòng đó, còn tôi thì đang bực bội, phát rồ lên bới cái nóng, cái tắc đường ở Kathmandu.

    iTôi hứa tôi sẽ trở lại hồ Namtso đẹp như mơ đó, tôi hứa tôi sẽ trở lại trên những con đường mênh mông, thảo nguyên bát ngát có những đàn cừu tha thẩn gặm cỏ, tôi sẽ quay lại để nhìn ngắm rặng núi tuyết đẹp tới ngạt thở ở hồ Pekutso, tôi sẽ quay lại để đi Guge kingdom, Tsprang, để cùng bác tàu Tupten và Tenzin rong ruổi, để nghe Tupten lầm rầm cầu kinh mối sáng sớm và hát những bài ca Tây Tạng, để nghe thấy tiếng gió vù vù trên những đỉnh đèo ***g lộng đó.

    Tây tạng của tôi ơi…………

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    xinxit thích bài này.
  2. cubidonvn

    cubidonvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    chị ơi,ko phải là bên đại lục đã cấm người mang quốc tịch việt vào tây tạng từ mấy tháng trước rồi sao?
  3. sandrose

    sandrose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    5
    @cubidovn tin cấm là tin vịt đấy em ạ, chị vẫn đi Tibet khi có thông tin cấm đấy thôi :D
  4. cutiforever

    cutiforever Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, tiếp đi Sandrose ơi ;))
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Hay quá, tiếp đi Sandrose ơi ;))
  5. sandrose

    sandrose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    5
    Á, là anh xao?
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    @cutiforever Á, là anh xao?

    1. Sự kiên nhẫn

    - Để chờ permit. Lần này khá khổn khổ vì cái này. Tháng 5 plan đi, tháng 6 nó cấm phát đầu tiên. Đến tháng 7 nó lại mở lại nhưng với thông tin chỉ cấp permit cho đoàn ít nhất 5 người có cùng quốc tịch. Đến đầu tháng 8, tự nhiên cái thằng Tibet Group tour tung tin không cấp permit cho người VIỆT NAM :o, và tất cả các agent như FIT, Tibet Namchen… đề viết thư sorry, tao ko thể xin đc permit cho chúng mày. Ô quả này thì bỏ mịa rồi, vé vủng đã đặt mà do ham giá rẻ nên toàn đặt loại ko hoàn ko hủy, ko đi đc thì vỡ mặt vì mất tiền. Thế là off khẩn cấp để xem đi đâu. Quyết định plan B là Con đường tơ lụa- toàn bộ khu Tân Cương và Nam cương. Vừa quyết xong, hủy 1 vài vé cũ, book vé mới từ Tây An về SG thì oành một phát, sét đánh ngã ngửa ra là một đoàn VN vừa xin đc permit. Thế là lại hộc tốc viết thư cho Spin Cafe. Bạn này tranh thủ nước đục thả câu, hét cái tour ngắn tủn trên kia 1200USD :o, ô các bạn ấy nghĩ kiếm tiền dễ lắm hay sao mà làm giá kinh quá. 1200 thì iem đi Tân Cương các anh nhé. Rất may trời thương nên FIT đã có thể xin đc permit với giá tour 680USD (thằng Spin điên loạn, nghĩ các bạn VN là con cừu hết sao). Và ngậm ngùi book lại 1 số vé đã hủy và mất tiền cái vé trong lúc stress bấn loạn vì vụ permit đã book đi Tân Cương

    Kinh nghiệm xương máu: Kiên nhẫn tới cùng, tình hình permit lúc nào cũng phập phù như thế. Ngày mai bay, hnay mới có permit là chuyện bình thường ở huyện. Nên yên chí thảnh nào cũng sẽ có permit, đừng bị hoang mang mà hủy vé. Làm giá cả với nhau thôi. Bố khỉ

    2. Vé máy bay

    - Đa số thường bay lên Chengdu, nguyên nhân là do permit khá căng thẳng, có khi phải sát ngày đi mới có, các agent Tibet chuyển permit về VN không kịp nên sẽ chuyển tới Chengdu là gần nhất. Tuy nhiên có khá nhiều option để bay vào Tibet: China Southern nếu book sớm khoảng 780USD khứ hồi SG-Lhasa (transit ở Bắc Kinh)- Kathmandu-SG. China Eastern thì transit ở Thượng Hải. Air China cũng tương tự.

    Bạn Sandrose bay như sau:

    - SG- Chengdu (transit ở Thượng Hải): China Eastern: 270USD

    - Chengdu- Lhasa: Air China: 250USD

    - Kathmandu- BKK: Jet Airways: 230USD (quả xét người quá kinh dị)

    - BKK-SG: Lufthansa; 95USD (máy bay rộng như khách sạn)
    hura13 thích bài này.
  6. chipchina

    chipchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2007
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Muoons trở lại vùng đất của những con đường mây trắng, những ngôi nhà xếp đầy phân bò Yak, so mình dưới bầu trời của Tây Tạng quá bạn Rose ạ, lời hẹn vụ tiệc trà Tibet ở Hà Nội vẫn còn giữ, nhân thể hôm trước có chém với chúng bạn giang hồ, chừng nào trăng mật, mình sẽ xin được đi Tibet :D
  7. sandrose

    sandrose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    5
    @chipchina tớ sẽ về HN cuối tháng này, ko có tiệc trà thì tớ mời bạn uống trà ở Mộc Miên nhé
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------

    3. Đồ đạc cần chuẩn bị

    Sau khi đi về thì những thứ sau phải must have (áp dụng cho thời tiết tháng 9)

    - Dầu gội đầu khô

    - Mũ lưỡi trai, Mũ chống nắng & khăn

    - Kính mát loại tốt

    - Áo ấm: áo 3 lớp, áo khoác nhẹ, áo len mặc bên trong. Găng tay, tất dày, mũ len trùm tai.

    - Giầy: chỉ cần giầy bt, ko cần phải chống nước or giầy quá ấm

    - Bình nước nóng để pha trà gừng

    - Kem chống nắng, kem giữ ẩm, dưỡng môi

    - Nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước muối nhỏ mũi vì lên cao bị khô mũi có thể bị chảy máu cam

    - Salonpas, khẩu trang

    - Hoạt huyết Nhất nhất: giúp ngủ ngon hơn

    - Thuốc: Paracetamol, Thuốc viêm vọng (hầu như ai cũng bị viêm họng khi ở Tibet), Efaragan. Còn thuốc đau đầu và chống sock độ cao thì lên Tibet mà mua (chi tiết ở entry sau)

    - Đồ ăn: Ruốc, đồ hộp, sticker, bò khô, ô mai, trà gừng….

    - Ổ cắm đa năng, máy sấy tóc

    - Bảo hiểm du lịch: sẽ cover toàn bộ tiền thuốc men chống sốc, thanh toán tiền xe cộ nếu bị sock độ cao, phải hạ độ cao cấp cứu khẩn cấp. Nếu căng thẳng quá nó sẽ điều máy bay trực thăng lên cứu ). Mình mua của bạn Chartis với giá 500K cho 17 ngày nhé

    Những thứ ko cần phải Must have, ai thích thì mang: túi ngủ, áo mưa, miếng dán nóng. Trước khi đi nếu học Yoga là tốt nhất, hoặc có thể đi bơi, đi bộ, thể thao, uống thuốc Hoạt huyết dưỡng não… Tuy nhiên, em trước khi đi chả thể thao or thuốc thang gì, thế mà khi lên tibet em khỏe như bò Yak, chả bị sock độ cao 1 tí nào luôn.

    4. Một số chú ý

    - Ngày đầu tiên tới Tibet: đừng có thấy mình chưa bị sao mà ham hố nhảy tưng tưng huỳnh huỵch or chạy ngay ra Bakhor đi dạo, thử đi rồi tối về lãnh hậu quả liệt giường, vào bệnh viện ngay. Tốt nhất là đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, ngủ or nằm im trên giường nguyên cả ngày hôm đấy để cơ thể thích ứng dần dần

    - Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn: nên cần chuẩn bị áo rét, áo vừa vừa để cơ động

    - Không nên uống bia, rượu

    - Lúc nào cũng phải đi lại từ tốn, tránh động tác mạnh nhất là chạy nhẩy hay thay đổi vị trí đột ngột như ngủ dậy vươn vai hay ngồi phắt dậy khi đang nằm.

    - khách sạn nên ở tầng 1 thôi. Ở tầng 2 + kéo vali nặng trịch ở nơi cao 4000m thật sự là rất rất khổ sở

    - 3 ngày đầu ko được tắm, gội đầu
  8. sandrose

    sandrose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    5
    5. Chuyện Sock độ cao

    - Mới vừa bước chân ra khỏi cửa máy bay, gió và nắng Tibet phả luôn vào mặt, ôi cứ phải gọi là thích. Mà ngay sau đó đã thấy hơi thở của mình nặng nề dần. Sau đó thì đi dò dẫm từng bước, chính xác hơn là lết thật chậm, hít vào thở ra như Yoga. Xuống đc tới chỗ lấy hành lý thì môi tím gần như quả nho, tim đập nhanh như ngựa, cảm giác như mới bị chó đuổi chạy bán sống bán chết sau đó dừng lại á. Về tới khách sạn vẫn đi rất nhẹ, nói rất khẽ và cười cũng từ từ banh hai môi ra ko dám cười ngoác ra như thường lệ. Cả ngày hôm đó chỉ để ngủ và ngủ như chết không biết trời trăng mây nước là gì. Ngày thứ 2 đã bắt đầu quen với nhịp thở, và chỉ hơi khó ngủ hơn bt một chút. Những ngày sau đó là ăn ngon ngủ hơi yên yên, that’s all.


    Nói tóm lại: Mình không hề bị sock độ cao, không đau đầu 1 tí nào, ko sốt, ko phải uống bất cứ loại thuốc gì. Đến ngày thứ 3 là gần như quen hoàn toàn, thậm chí còn nhảy nhót đấm đá nhau trên đèo 5000m. Và nhấn mạnh rằng mình là đứa ko bao h chơi thể thao, ko bơi lội, cực kì lười biếng và chây ì vụ rèn luyện sức khỏe. Và trước khi đi mình cũng chả uống bất cứ loại thuốc gì (do mình quên chứ ko phải mình chủ quan). Thế nên những bạn chưa đi thì có thể an tâm về vấn đề này. Chỉ cần thở theo kiểu Yoga thật chậm, ngày đầu nghỉ ngơi nằm im trên giường hoàn toàn ko làm gì. Đoàn mình có 2 ng bị bệnh về tim nhưng chỉ cần uống thuốc, thở bình ô xy và tuân thủ những quy tắc về sock độ cao là tất cả ok hết.

    6. Chuyện thở


    - Ai mà khó thở, đau đầu, không ngủ được thì đừng có ý nghĩ để cơ thể mình quen dần. Phi ngay ra trạm xá tiêm hoặc đi mua thuốc hoặc bình ô xy hít lấy hít để ngay và luôn cho em nhờ. Em chỉ nghe nói bệnh sĩ chết trước bệnh tim chứ em chưa nghe nói bệnh tim chết trước bệnh sĩ bao h cả



    Thuốc Hong jing Tian: 4 viên, 2 ống

    [​IMG]

    Gối oxy: 15 tệ, mỗi lần bơm là 5 tệ

    [​IMG]


    6. Chuyện Toa lét

    - Vụ giải quyết nỗi buồn không thể che dấu này thật sự khổ sở ở Tây Tạng. Wc ở bất cứ đâu ngoài ks, từ tu viện, bảo tàng, cung điện đều quá khủng khiếp. Ai có lỡ vào 1 trong những số wc đó khi đi ra ngoài mặt mũi đều xám ngoét và kinh hoàng như mới tận thế xong vậy đó. Vì các bạn Tạng có thể hang năm trời không tắm, nước thì hiếm nên có khi không thấy ruồi muỗi ở tây tạng vì bọn nó đã tuyệt chủng quanh khu vực WC xừ nó rồi.

    Vì vậy, cách tốt nhất để đi toa lét ở Tibet là cố mà nhịn cho tới lúc về ks hoặc trên đường thì phải tìm một cái bụi rậm vì bụi rậm còn sạch sẽ và là thiên đường so với wc ở Tibet

    8. Chuyện Ăn uống

    -Rau xanh, nấm, hoa quả ở Tây Tạng không thiếu nhé. Rau cải đặc biệt ngon,chắc hấp thu linh khí trời đất, sát mặt zời như thế nên nó ngon bất thường. Táo và nho ê hề, 5 tệ/kg (1 kg của các bạn tàu bằng ½ kg của mình)

    - Lẩu Tibet mặn chát như ăn muối, chính xác hơn là nước lẩu pha với một thùng phi muối mất thôi. Vừa mặn vừa cay, nó ra một cái vị không thể nuốt nổi. Vì thế vừa ăn, vừa phải có chục phích nước sôi bên cạnh, các bạn Tibetan lúc đó há hốc cả mồm vì không hiểu cái lũ đang ngồi trên bàn ăn kia bị làm sao mà chỉ nhất quyết đòi nước sôi mà ko đòi nước lẩu. Và nhớ mang sẵn theo mì gói vì mì của các bạn Tibet hơi khó ăn

    - Ở Lhasa nên ăn ở quán Tibet Steak House này (ở ngay Bakhor, trước Jokhang luôn), ôi món sườn cừu nướng và beef steak ở đây ngon và rẻ kinh khủng khiếp. H viết cái dòng này, nước miếng chảy rớt hết cả ra bàn phím vì thèm cái mùi và vị của Yak beef steak đây

    [​IMG]

    - Nói chung cũng không quá khó ăn, chỉ cần có một người kha khá tiếng Trung, giải thích và gọi theo ý mình. Lưu ý là lúc nào cũng phải gào toáng lên là “ không cay, không mặn, không dầu mỡ” và gào đi gào lại mấy lần cho các bạn ý nhớ là sẽ ok. Đồ hộp, ruốc, xúc xích mang theo là ok nhưng đừng mang quá nhiều.
  9. sandrose

    sandrose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    5
    9. Chuyện thời trang

    - Thời tiết tháng 9 ko quá lạnh, ban ngày thì nóng hừng hực, tối và sáng sớm khá buốt và gió. Chỉ cần mang 1 or 2 áo 3, 4 lớp lông vũ hay lông dê, lông cừu để mặc lúc lạnh or lúc qua những đèo cao hơn 5000m là đủ, còn lại thì mang áo khoác mỏng đi. Yên chí là ngoài những ng bạn đồng hành ra thì chỉ có bò yak ngắm nhìn mình thôi, mà bò Yak lại không bị cuồng màu đó or các màu chóe nên cứ mặc áo đỏ lượn lờ vè vè trước mặt các bạn Yak.

    - Mang ít quần áo thôi, vì ở Tibet hạn chế tắm và gội đầu tới mức có thể. Nó cũng chả bụi bặm hay có mồ hôi để mình cảm thấy bẩn or bức bối khó chịu. 4 ngày không tắm người vẫn thơm tho sạch sẽ chán.

    - Nắng rất mạnh và rát nên phải đem kem chống nắng loại mạnh, kính mát loại tốt. Mũ rộng vành thì ko quá cần thiết, có thì càng tốt. Chứ em toàn chơi mũ len hoặc mũ lưỡi trai, tới lúc chụp ảnh là vứt hết các thể loại mũ mão, phải phơi cái mặt của mình ra nắng ngay cho nó điệp.

    - Giầy: cũng ko cần giầy chống nước, hầm hố hay chuyên dụng trek choác j hết. Chỉ cần giầy thể thao, đủ ấm là được

    - Thời tiết khá khô nên mang nhiều kem giữ ẩm cho body từ đầu tới chân đi. Thêm 1 cây son đỏ như em càng tốt, vì môi khá khô, lúc nào thiếu ô xy cái là tím rịm lại như quả nho Mỹ ngay. Phải phết tí son cho tươi tắn.

    10. Trà bơ



    - Là trà đen tây tạng pha với một chút muối và bơ bò Yak. Lúc đầu uống nó hơi lờ lợ, một số bạn không quen nhưng chả hiểu sao em mê tít caí món này. Uống ngụm đàu tiên thấy là lạ, uống ngụm thứ 2 thấy thích, uống ngụm thứ 3 nghiền luôn. Mà trà bơ này khá tốt cho việc tiêu hóa và độ cao ở đấy.

    - Ở trên Tibet thì cố mà uống cho nhiều vào, không ở chỗ nào có cái món trà bơ ngon như thế đâu. Qua Nepal thì sẽ có món CHIA, em cũng lại mê tít mắt cái món CHIA này luôn mà cái này sẽ nói ở phần sau

    11. Chuyện quà cáp

    - Mua được là mua luôn, đừng có suy nghĩ thôi để lần sau or thôi để qua Nepal mua cho rẻ. Vòng vèo, chuyển kinh luân, lungta… ở Tibet tinh xảo và đẹp hơn rất nhiều ở Nepal.

    - Các bạn cũng biết hét giá rất kinh dị, mặc cả xuống ¼ or 1/3 mà có khi vẫn nghiến rang kèn kẹt vì biết mình bị hớ

    12. Chuyện phí chụp ảnh


    -Các bạn Tàu vào Tây Tạng là phát huy ngay việc làm kinh tế, quay phim, chụp ảnh j cũng mất tiền hết. Phí cũng tùy hứng, chả cái khỉ nào giống cái khỉ nào, thích ghi số nào là ghi. Chỗ thì 20, chỗ thì 10, chỗ thì 50. Kinh dị hơn nữa là quay phim thì 1500, 2000 tệ (5-6tr VND) ôi mẹ ơi. Mà khốn khổ là mỗi cái tu viện nó có rất nhiều điện, mỗi điện cứ tằng tằng 20-30 tệ tính ra lục tốn phết.

    Mà chả có biên lai or thu tiền tử tế j, có bạn thầy tu ngồi ở đó, gác chân buôn chuyện qua điện thoại và… thu tiền. Kể ra chụp lén cũng được, nhưng trước bao nhiêu mắt phật, nhị đẳng bồ tát, các vị hộ pháp trừng trừng nhìn em,em …không dám xuất chiêu. Chẹp, tặc lưỡi về xin ảnh của các bạn or search trên mạng vậy (hèn quá cơ haha).
  10. saletosale08

    saletosale08 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2012
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này