1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tay yếu hơn đối phương có thể sử dụng cầm nã thủ k?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi lovemycountry, 12/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Bác nói thế này dân Aikido nghe không lọt bác ạ.
    Thứ nhất là Aikido có bao giờ bẻ, khóa khi bác đứng yên và gồng lại để chuẩn bị đâu. Aikido chỉ khóa khi bác đã mất thăng bằng, chuẩn bị ngã và hầu như mất chủ động tay chân rồi.
    Thứ nhì là khóa Aikido nhìn thì tưởng khóa bằng tay chứ có khóa bằng tay đâu, khóa bằng cả người bác ạ. Tay chỉ là cái ngọn, giữ đúng thế, người họ xoay hoặc dồn trọng tâm để khóa.
    Không rõ bác thử với vài Aikidoka lọai nào, trong tình huống nào, và những người ấy tập Aikido được bao lâu rồi?
    Còn chuyện tập võ mà, tựu chung thì sức mạnh tuyệt đối vẫn có ưu thế. Bác 120kg mà đưa tay ra cho một em gái 40kg bẻ thì em ấy có mà cả đời cũng không làm gì được.
  2. huynhhoadao

    huynhhoadao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    theo tui được biết thì ở VN mình co'' : TL Nam phái ,TL Bắc phái, TL Vịnh Xuân ,TL nguyên thủy mật truyền,TL Bạch Hạc, TL Hồng Gia ,TL công phu Kiến An ,TL Tây Sơn,TL Bằng Long hãi,TL nội quyền,TL Nững Xị,TL Gĩa Nguyên phái,TL Trưng Vương ,Tl Chánh Giac,TL vườn trầu,TL Lâm Kinh,TL nội quỳên Trần gia,TL Bình Định,TL Châu gia,...
    Mong các bạn bổ sung thêm
  3. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Bác biện giải khái lược cho Aikydo thế này... hẳn bác là cao thủ Aikydo thứ thiệt rùi
    Cá nhân tui vẫn cho rằng với những người chân tay yếu hơn, ngoài việc phải thuần nhuyễn di thân trong các thao tác cầm nã... nếu hiểu thêm và thủ đắc được cái thần của "Hầu quyền" thì có thể yên tâm mà thi triển cầm nã trong rất nhiều trường hợp
  4. porthos

    porthos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Lúc đấy thử là 2 cậu học hơn 1 năm rồi bác ạ. Bác học Aiki thì kô muốn làm bác mất vui nhưng lúc đó quả thật tôi thấy nhiều đòn giống đóng kịch. Sau tôi mới hỏi trong trường hợp uke kháng lại thì làm sao? Họ trả lời là dùng kiểu này không được sẽ đổi sang kiểu khác. Tôi ok và cho họ thử thì họ kô bẻ được dù đổi mấy kiểu, cho di chuyển thoải mái luôn. Thế nên với Aiki tôi vẫn bán tín bán nghi về hiệu quả của nó trong đời thực. Đọc sách báo và xem phim của anh Seagal thì thấy khiếp quá. Vào thật thì khác hẳn. Lỡ mà không được thì người ta bảo đây là do người tập chưa đến nơi đến chốn, chưa nắm được cái thần... Thôi thì đủ kiểu giải thích. Riêng tôi thấy mấy cô cậu đeo đai này nọ học vài năm rồi tôi cũng chả tin lắm là họ có thể dùng Aiki tự vệ hữu hiệu trong đời thực. Tất nhiên đấy là ý kiến cá nhân của tôi thôi.
  5. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Thằng Niko đấy nó to như con tịnh anh ơi, cứ phải to khỏe nhanh nhẹn tốc độ thì mới ăn thua, cầm nã cũng phải tốc độ thì mới gây thương tích được
  6. caimatkhongchoiduoc

    caimatkhongchoiduoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Công nhận là tình trạng như bác tả là có thật, và khá phổ biến nữa là khác. Và trong các đòn thế Aikido tui cũng thấy có một số đòn chỉ tập cho vui thôi chứ ra đời đánh thế nào được.
    Bản thân tui cũng gặp phải những thắc mắc này trong thời gian dài, và đến bây giờ các nghi ngờ ấy vẫn chưa phải là đã giải tỏa được hết. Tại nơi tui tập, có rất nhiều người tìm cách hiểu và thực hành các đòn đánh sao cho có tác dụng thực tế. Để làm được vậy, những người này đôi khi đi ra khỏi các kỹ thuật được gọi là theo chuẩn truyền thống. Tuy nhiên kết luận chung là uke phải tấn công có lực thực sự thì tori mới có thể ra đòn kiềm chế hiệu quả. Nếu uke đứng huơ tay lấy lệ thôi thì tori không đánh hiệu quả được.
    Một yếu tố nữa mà nhiều sách và cao thủ đều nhấn mạnh là atemi trong Aikido. Các đòn atemi này thường bị bỏ bớt đi trong các lớp dạy, hoặc nếu có dạy thì cũng không được chú ý đúng mức. Do đó môn sinh, thậm chí đã lên đến đai đen rồi, vẫn không có được khả năng áp dụng atemi phù hợp, do đó rất khó áp dụng thực tế. Steven Seagal là người áp dụng atemi rất nhiều và rất hiểm, bác xem phim thì biết, nhưng lối đánh này bị coi là ác quá, không "yêu thương hòa hợp" nên có phần bị bỏ qua.
    Gần đây tui có tham khảo thêm một số sách Aiki-jujitsu Daito-ryu. Phải nói là các đòn thế Aikido phần lớn xuất phát từ môn này. Nhờ tham khảo này mà tui và một số anh em cùng tập hiểu thêm về các đòn thế "ẩn" trong Aikido, và hiểu tại sao uke phải bị bẻ đi thế này mà không chống lại được. Nếu áp dụng đòn Aikido mà không biết các cú atemi ẩn này thì khó áp dụng thực tế lắm. Đại lọai là thế, tui biết đến đâu nói đến đấy vậy.
  7. devil2005

    devil2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    To bác porthos: Lúc bác thử 2 bạn aikidoka kia chỉ tập được khoảng hơn 1 năm tức là cáo lắm chỉ khoảng nâu 1, hoặc 2 vạch là tối đa. Ở mức độ này chỉ là các phần tập căn bản của Aikido, tức là chỉ tập theo qui ước và tập chết 1 đòn (không có khả năng biến đòn như ở các cấp cao). Các aikidoka ở cấp độ thấp đều trông mong vào khả năng bẻ các khớp cổ tay, gây đau cho Uke rồi mới đánh ngã, nhưng gặp những người cố gân, cốt dẻo dai, hoặc có khả năng chịu đau cao thì .... bó tay. Đối với aikidoka cấp cao thì ngược lại, nghĩa là dựa trên thân pháp và atêmi để làm cho đối phương mất thăng bằng té ngã trước rồi mới dùng các thế khoá để khống chế đối phương. Trong thực tế, khi tập luyện với các thầy có đẳng cấp cao (nhất là các thầy từ Nhật về) khi tấn công vào đòn thì người Uke đều không thể hiểu được tại sao mình lại té ngã (mặc dù không hề cảm thấy bị đau ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể cả). Do vậy có lần tôi đã từng đọc trên tài liệu, có 1 vị Võ sư Aikido đã nhận định rằng Aikido thực chất là Atêmi và thân pháp mà thôi. Phần cầm nả thì hầu như chỉ dùng để khống chế đối phương khi đối phương đã ngã rồi mà thôi.
  8. devil2005

    devil2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Các bác không tin có thể kiếm các Aikidoka có thời gian tập đều đặn trên 10 năm mà thử. Với thời gian này thì khả năng các bác bẻ cho cổ tay họ đau là điều ... hơi bị khó. Vì lúc này ngưỡng đau đã rất gần sát với ngưỡng gãy (nghĩa là nếu bác nào khoẻ quá, ráng cố gắng bẻ nữa thì có thể sẽ dẫn đến gãy). Nói tóm lại là khả năng chịu đau ở cổ tay sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều. Lúc này mà chỉ trông chờ vào khả năng đau mới té thì .....hì hì, có mà chờ đến sang năm.
  9. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng tán đồng ý kiến của huynh caimatkhongchoiduoc . Atemi là kĩ thuật sơ đẳng của Aikido. Nhưng để dùng Atemi có hiệu quả thì phải Aikidoka trình độ cao cấp mới sử dụng được.
    _ Tất cả các môn sinh mới tập Aikido đều được dạy Atemi trước khi vào 1 đòn khoá và kết thúc đòn. Cú Atemi bắt buộc uke đang nắm chặt tay Tori phải "lỏng" bớt 1 phần để phòng thủ và đây chính là thời cơ để Tori vào đòn khoá. Nếu Uke xem thường cú Atemi này sẽ trả giá đắt vì lúc này cú Atemi sẽ đánh trúng vào yếu huyệt trên ngưòi Uke. Các bạn xem phim của Steven Sagai sẽ thấy thực tế hiệu quả của cú Atemi. Ở sân mình tập khi đánh các đòn môn sinh đều được dạy là "cứ Atemi thẳng vào mặt" Uke . Điều này làm Uke bắt buộc phải phòng thủ và việc thực hiện đòn sẽ rất dễ dàng.
    _ Đó là trường hợp đánh tĩnh, còn đánh động thì ke cũng phải tập trung tấn công có lực 1 chút có vậy Tori mới dễ thực hiện đòn thế(vì Aikido mượn lực đối phương mờ).
    _ Với 1 Aikidoka tập luyện chăm chỉ trong 6 tháng việc thực hiện đòn khóa không khó. Trường hợp bị Uke khoẻ nắm chặt tay rồi đứng yên. Áp dụng theo thứ tự:
    * Tránh khỏi hướng tấn công của Uke
    * Atemi (thường là vào mặt) vào chổ hiểm
    * Trong khoảng khắc Uke bị mất tập trung nhanh chóng thực hiện đòn khoá.
    Vậy là Okie
    _ Trong trường hợp Uke di động thì các cao thủ đã diễn giải rất nhiều trong Topic "Bình luận đòn thế của Aikido" rồi.
  10. anhchangvuitinh01

    anhchangvuitinh01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Tựu chung lại thì căn bản của võ thuật vẫn là thể lực, nếu chăm luyện thể lực thì dù nghệ chưa tinh cũng có thể đối phó được với mọi tình huống.

Chia sẻ trang này