1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Taybacgroup - Cào cào trên thảo nguyên Mông Cổ

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi tabalo, 07/01/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 0988693333

    0988693333 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2009
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Bác có cái ảnh nào chụp macro hoa trên đồng không bác. Em thích mầu hoa đó nhưng tò mò không biết bông hoa nó thế nào.
  2. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Amarbayasgalant Khiid là một trong ba tu viện phật giáo lớn nhất ở Mông cổ, xây dựng vào thế kỷ 18 với gần 300 năm tuổi. Tu viện này xây dựng trong thời kỳ nhà Mãn Châu ( ở phía Đông Bắc Trung Quốc ?" lập ra nhà Thanh ) đã lớn mạnh trở nên một đế chế, tiêu diệt nhà Nguyên do Hốt Tất Liệt ?" một đại hãn Mông cổ lập nên. Do vậy, trong tu viện này, các công trình kiến trúc trông na ná nhưng những ngôi chùa mà chúng ta có thể nhìn thấy ở Trung quốc, dù vậy, nó cũng là một trong những công trình kiến trúc còn được giữ lại từ thời cổ của đất nước này.
    Tu viện được xây dựng thời đó với số tiền tương đương gần 4 tấn bạc nén, Tu viện này được xây dựng nguy nga, tráng lệ bậc nhất thời đó, là nơi tu hành và giảng dạy Phật giáo. Cho tới đầu thế kỷ 20, tu viện đã là một thư viện, một kho tàng các sách vở, tư liệu, kinh kệ nhà Phật lớn hàng đầu ở Mông cổ. Không may cho nó, những biến cố lịch sử trong những năm cuối thập kỷ 30 đã tàn phá hầu hết những gì nó đã tích giữ được trong gần 200 năm. Tuy thế, nó cũng còn may mắn chán so với nhiều công trình kiến trúc Phật giáo khác đã bị phá hủy gần như hoàn tòan trên tòan cõi Mông cổ trong thời gian đó. ( một số số liệu cho là có tới 700 tu viện đã bị phá hủy gần hết ). Những gì còn lại của tu viện dễ làm bạn cảm giác bùi ngùi trước những thăng trầm của lịch sử. Con người xây nên hết cả rồi cũng phá đi hết!
    --------
    Tòan cảnh tu viện nhìn từ xa.
    [​IMG]
    Hiếm hoi mới nhìn thấy nhà sư trong tu viện:
    [​IMG]
    Những hình ảnh của Phật giáo Tây tạng trước cửa tu viện
    [​IMG]
    Và bên trong : chuyển pháp luân - rất đặc trưng Tây Tạng.
    [​IMG]
    Taybacgroup trước cửa tu viện:
    [​IMG]

  3. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Hi các bạn 0988693333, tranvuhoang2005, timmaikhongthayten,
    Sẽ viết chủ đề cỏ cây hoa lá, chim thú, ăn uống chia sẻ cùng các bạn. Xe ô tô ở Mông cổ thì đủ loại như mình đã viết ở trên. Xe bạn nhìn thấy chắc đúng là con Korando.
  4. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    1
    Vẫn theo dõi topic của bác , bác viết chút ít về ngựa Mông cổ đi , nghe nói giống ngựa này nhỏ con nhưng rất khoẻ , ngày xưa đã giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phục phần lớn châu á -âu . Em thắc mắc là không thấy người Mông cổ trồng trọt gì , vậy là họ chỉ có ăn sữa - thịt mà vẫn khoẻ như thường ? , lại còn khoản nước sạch cho sinh hoạt nữa chứ , thấy trên thảo nguyên mênh mông như vậy họ lấy nước ở đâu cho con người và gia súc uống , còn vấn đề mua bán trao đổi hàng hoá nông lâm thổ sản có giống các chợ vùng cao ở ta không ?, tiện thể bác cho biết luôn về thời tiết bên đó bốn mùa , nóng lạnh hay khô hanh .He he ...có vài thắc mắc nhỏ mong bác thông cảm , em là em khoái cái vụ tìm hiểu chuyện ăn ở sinh hoạt .
  5. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Zanabazar, người đã xây dựng nên tu viện này, là con trai của một hãn Mông cổ thời đó, theo Phật giáo Tây tạng và cũng lại là một lãnh đạo tinh thần Phật giáo của xứ Đông Mông Cổ, vậy nên dấu vết Phật giáo ở đây đậm nét Tây Tạng mà ngay tại tu viện còn nhìn thấy rất rõ. Có nhiều sự trái ngược về Zanabazar, tỉ như đã dựa vào thế quân Mãn Châu để chống lại chính hãn Mông cổ phía Tây ( vào những cuối những năm 1600, Mông cổ đã bị tách thành phía đông và tây do hai Hãn khác nhau cai quản ), mở đầu cho sự phụ thuộc và Mãn châu và cuối cùng là bị Mãn châu thôn tính, trở thành thuộc địa của nhà Thanh, đến tận đầu TK 20 mới độc lập thành đất nước Mông cổ ngày nay. Nhưng về mặt nghệ thuật, Zanabazar lại được coi là Michelangelo của châu Á với những đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật, ngôn ngữ, thiên văn, hội họa. Ngày nay,nếu bạn google chữ ?o Zanabazar ?o thì dường như những cảm nhận của Phật giáo và nghệ thuật sẽ lấn át hết những dấu vết về lịch sử như trên. Tu viện Phật giáo Amarbayasgalant Khiid cũng mang nặng dấu tích của Zanabazar và là công trình cổ còn sót lại duy nhất như đã kể trên.
    Chiều tà tà, những tia nắng cuối cùng nghiêng bóng trên những vách tường, ô cửa lặng lẽ của tu viện. Bóng dáng của nó liêu xiêu trên vách núi. Một nhà sư nép mình bước dưới bóng đổ xiên xẹo của những mái nhà cong vút, nơi đã từng có tới 2000 nhà sư tu hành. Ngày nay, ở đây chỉ còn vài chục người mà hiếm hoi lắm du khách mới nhìn thấy bóng dáng của họ. Tu viện u tịch như một chốn không người. Vẻ quạnh hiu của nó càng được đè nặng với bóng đêm rộng lớn đang lan dần từ khe núi phía đông bắc. Tu viện lại chìm vào giấc ngủ say, như hàng trăm năm nay.
    ----------
    Zanabazar, đức Phật của Mông Cổ.
    [​IMG]
    Bóng chiều đổ dài trên những mái ngói tu viện cổ
    [​IMG]
    Từng có tới hàng nghìn nhà sư tu hành, tu viện giờ đây đìu hiu, chim ưng và quạ tung cánh càng làm tu viện trở nên cô quạnh
    [​IMG]

    Được tabalo sửa chữa / chuyển vào 14:22 ngày 05/03/2010
  6. mapileng08

    mapileng08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2008
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Đã quá!!!!!
    Các bác TBG luôn có ý tưởng độc đáo
    Ngày xưa quân Nguyên Mông mang ngựa chiến sang giày xéo đất nước ta, vậy tại sao ta lại không mang cào cào sang quần thảo nội mông nhỉ?????

  7. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Phật giáo, cũng giống các tôn giáo khác, không có những dấu hiệu rõ ràng ở những bộ tộc du mục Mông cổ cho tới khi Thành Cát Tư Hãn xây dựng được đế chế của mình. Trên hành trình chinh phục các vùng đất khác nhau với các tín ngưỡng khác biệt, Hãn đã ngạc nhiên khi gặp các ngôi chùa Phật giáo, các thánh đường Hồi giáo hay nhà thờ Thiên chúa: ?o Trên mặt đất này đâu chẳng có Trời, cần gì phải đến một địa điểm nhất định để tỏ lòng tôn kính??. Đây cũng là nhân sinh quan của các bộ tộc du mục, nơi mà cuộc sống nay đây mai đó, ngẩng mặt là trời, cúi mặt là đồng cỏ, xung quanh là gia súc.
    Và ngay khi đã xây dựng được đế chế trải rộng từ đông sang tây, từ bắc xuống nam tới hàng chục ngàn cây số với sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, dân tộc, luật của Hãn cũng định rõ: ?o Trong đế quốc của ta, ai cũng có quyền tin tưởng nơi thượng đế của họ, nhưng phải tuân theo luật do Thành cát tư hãn ban hành?. Do vậy, dưới thời Đại Hãn, các tôn giáo được tự do phát triển. Thế nhưng, chính sự rộng mở về mặt tư tưởng này cũng dẫn tới sự khác biệt lớn lao về sau giữa các hãn. Các hãn được đại hãn giao cai quản các phần đất phía Tây và Tây bắc của đế quốc, dần dần ảnh hưởng và theo đạo Hồi, trong khi đó, các hãn ở trung tâm đế quốc hoặc cai quản miền đất phía Nam, mà sau này trở thành đế quốc Nguyên Mông, lại chịu tác động sâu sắc của đạo Phật và Khổng giáo Trung hoa. Điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự tan vỡ của đế chế vào giữa thế kỷ 13, khi mà mỗi hãn, cai quản một vùng rộng lớn, bị ảnh hưởng của các tôn giáo khác nhau, đã có sự xa lạ về văn hóa, triết lý, nhân sinh quan, không còn như xuất phát từ một dòng họ nữa mà đã là những đế quốc khác biệt.
    ------------
    với nhân sinh quan "Trên mặt đất này đâu chẳng có Trời, cần gì phải đến một địa điểm nhất định để tỏ lòng tôn kính??:
    [​IMG]
    nên không có nhiều các chùa chiền như thế này được xây dựng:
    [​IMG]
    Được tabalo sửa chữa / chuyển vào 10:24 ngày 07/03/2010
  8. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Ở Mông cổ, khó có thể tìm thấy những công trình kiến trúc cổ lưu lại từ đời trước như chùa chiền. Do vậy, dù chỉ là một tu viện 300 năm tuổi, sự nguyên vẹn sau bao nốt thăng trầm của biến động xã hội khiến nó vẫn làm cho nó có một nét quyến rũ và thu hút khách du lịch. Ngòai ra, những cảnh quan xung quanh nó như các cánh rừng, triền núi, những tuyến khám phá cùng với cuộc sống yên bình của người dân địa phương cũng khiến nơi đây là một điểm không thể không dừng trên hành trình khám phá.
    Đêm nay, chúng tôi không phải cắm trại ngoài cánh đồng mà được ở trong một khu lều Mông Cổ ( ger ) , nằm gần tu viện. Quanh tu viện có một vài khu nghỉ, cũng giống như nhiều nơi khác, không có nhà mà phần lớn là lều ( ger ). Lều này được dựng nguyên trạng như khu lều của người dân, chỉ khác là nó sạch sẽ hơn. Trong lều không nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh, đơn giản chỉ có những chiếc giường đơn và ở giữa là lò sưởi. Quen thói khách sạn, đầu tiên cả đội cũng hỏi han đủ thứ kiểu như có toilet, có nước nóng? không. À, có tất nhưng nó là một dãy phòng vệ sinh công cộng riêng ở ngoài. Toilet thì như một cái thùng có nắp chứ ở đây nước không có nhiểu để mà xa xỉ xây cái toilet giật nước xoành xoạch như ở ta. Biết thế nên từ sau cả đội cứ sáng sáng, phi trên thảo nguyên là kiếm một cánh rừng view thật đẹp, rồi cứ tự nhiên khỏi cần tính tới khách sạn. Còn nước nóng cho mỗi người là một ấm nước sôi muốn tắm chỗ nào thì tắm!
    Giá phòng ở các khu thế này cũng khác. Trong giá phòng bao giờ cũng bao gồm các bữa ăn. Mà thật ra thì không ăn ở đó thì cũng chịu chả biết ăn đâu giờ. Vậy nên khi tới đây, bao giờ cũng phải trù tính xem mình ở lại mấy đêm, ăn mấy bữa thì người ta mới biết đường mà tính giá. . Nhưng có thể mặc so với giá công bố.
    ? Nhiệt độ ngoài trời xuống tới suýt sóat 0 độ, vang váng một làn băng trong không gian, dù vẫn đang mùa hè. Bên trong lều, hơi lửa ấm sực lên. Tiếng tí tách bập bùng trong lò sưởi xóa tan cái giá lạnh ngoài kia, dù chỉ cách nhau bằng một lớp dạ lông cừu làm vách. Phần quay vào lò sưởi thì nóng sực lên nh ư trong phòng tắm hơi, phần lưng quay ra ngoài lại lạnh buốt với cái giá rét rình rập ngòai trời. Cứ thế cứ thế, đêm dần trôi qua thật ấm áp và ngày như chỉ đên khi cái hơi lạnh buốt cù vào trong lòng, choàng tỉnh dậy, hóa ra lửa tàn từ khi nào.
    -------------
    Bên trong một ger được dùng làm chùa, Thật đơn giản chỉ có một vài đồ thờ cúng.
    [​IMG]
    So với việc dựng lều ngủ ngòai trời ở nhiệt độ suýt sóat 0 độ, ở ger vừa ấm, vừa êm.
    [​IMG]
    Khu cắm trại ngay gần với tu viện. Ngòai nhóm Tây bắc cũng có vài nhóm khách Tây, hội này cứ mắt tròn mắt dẹt nhìn mình phi xe cào cào. Cũng khá vênh mặt khi chúng hỏi bọn mày ở đâu đến: Việt nam ấy mà.
    [​IMG]

  9. Ha_Bim

    Ha_Bim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Hành trình nội mông này mà có ghitar & sáo thì hết chỗ chê bác Ta nhẩy. Bên cạnh sự mênh mông hùng vĩ ấy mà có..chị em nữa thì..hoàn hảo.
  10. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4

    õ?ƯVặặĂn vai 'ỏằâng trặỏằ>c nhỏằng túp lỏằu Mông cỏằ., hưt mỏằTt hặĂi sÂu, hưt cỏÊ thỏÊo nguyên tưt tỏp trặỏằ>c mỏãt vào lỏằ"ng ngỏằc. Nỏng nhỏạ nhàng và dỏằm tinh mặĂ. KhĂc vỏằ>i cĂc làng xóm ỏằY ta, 'ỏĐu làng bao giỏằ câng có mỏằTt cĂi chỏằÊ nho nhỏằ, nặĂi mỏằ-i buỏằ.i sĂng bà con gỏãp nhau khỏằ khà dfm cÂu chuyỏằ?n trặỏằ>c khi ra 'ỏằ"ng, ỏằY nhỏằng xóm nhỏằ, nặĂi dÂn cặ Mông cỏằ. sỏằ'ng tỏưp trung hặĂn, câng ưt thỏƠy nhỏằng chỏằÊ làng. NặĂi trao 'ỏằ.i mua bĂn là mỏằTt vài cỏằưa hàng bĂch hóa nho nhỏằ ỏằY ngay nhà dÂn, cung cỏƠp nhỏằng nhu yỏu phỏâm cỏĐn thiỏt nhặng 'ặĂn giỏÊn cho cuỏằTc sỏằ'ng du mỏằƠc. Vào 'ó, giỏằ'ng nhặ vào mỏằTt cỏằưa hàng nhỏằ xưu ỏằY phỏằ' huyỏằ?n nhặng có 'ỏằĐ thỏằâ tỏằô kim chỏằ?, xà phòng 'ỏn ỏc quy ô tô. Ngoài ra, mỏằ-i làng 'ỏằu có mỏằTt õ?o trung tÂm giỏÊi trư õ?o ỏằY mỏằTt quĂn nhỏằ, nặĂi có mỏằTt vài bàn bi-a, bĂn ưt rặỏằÊu Chingis hoỏãc nhỏằng thỏằâ tặặĂng tỏằ, nặĂi mà thanh niên trong vạng gỏãp nhau, trò chuyỏằ?n, uỏằ'ng rặỏằÊu và bàn chuyỏằ?n tĂn gĂi. Còn cĂc cô gĂi, dặỏằng nhặ hỏằ chỏằ? loanh quanh vỏằ>i 'àn ngỏằa, 'àn bò cỏằĐa mơnh! Chỏằ? có ỏằY nhỏằng thỏằn, mỏằ>i có mỏằTt cĂi chỏằÊ khỏÊ dâ gỏằi là chỏằÊ. Tuy thỏ, dặỏằ>i góc nhơn chúng tôi, nhỏằng chỏằÊ 'ó câng khĂ thặa thỏằ>t, chặĂi nhiỏằu hặĂn mua bĂn và câng không màu sỏc nhặ chỏằÊ vạng cao cỏằĐa ta.
    Ngày thỏằâ ba trong hành trơnh bỏt 'ỏĐu. Mỏãc dạ 'Ê vỏĂch lỏằi Edernet, Bulgan và nỏu có thỏằf tỏằ>i Moron, nhặng nỏu có lỏằĂ nhỏằi 'Ây, lỏằi 2 ngày cho hành trơnh này. Đúng là không phỏÊi bao giỏằ 'ặỏằng thỏng câng là 'ặỏằng ngỏn nhỏƠt! Nhặng câng vơ thỏ nên góc nhơn thiên nhiên cỏằĐa Mông cỏằ. trỏằY nên gỏĐn gâi và rà ràng hặĂn trên bỏƠt kỏằ tuyỏn 'ặỏằng chưnh nào.
    ------------
    Bơnh minh trên thỏÊo nguyên, nặĂi nhỏằng túp lỏằu Mông cỏằ. xen kỏẵ vỏằ>i nhỏằng cĂi thĂp cỏằĐa tu viỏằ?n.
    [​IMG]
    Ngặỏằi ưt nên nỏu có hỏằp chỏằÊ thơ trong chỏằÊ toàn nhỏằng chú thỏ này:
    [​IMG]
    Ngôi làng, nặĂi dÂn cặ tỏưp trung câng thặa thỏằ>t, ger xen lỏôn vỏằ>i nhà gỏằ-:
    [​IMG]
    ------------
    Hi Habim,
    Đúng là 'Ăng tiỏc vơ không có em gĂi nào tham gia chuyỏn này. Vi nhiỏằu lẵ do nên 'Ê suẵt có nhặng rỏằ"i lỏĂi không 'ặỏằÊc.
    NhÂn tiỏằ?n, NỏằTi Mông thuỏằTc Trung quỏằ'c, NgoỏĂi Mông là nặỏằ>c Mông cỏằ.. DÂn tỏằTc NỏằTi Mông câng là dÂn Mông cỏằ., phong tỏằƠc tỏưp quĂn câng nhặ vỏưy nhặng do là 'ỏƠt Trung quỏằ'c nên câng có nhiỏằu khĂc biỏằ?t. Sau khi vỏằ có xem mỏằTt chuặĂng trơnh ca nhỏĂc cỏằĐa dÂn Mông cỏằ. NỏằTi Mông biỏằfu diỏằ.n ỏằY Hà nỏằTi nhặng thỏưt sỏằ không thỏƠy cĂi hỏằ"n Mông cỏằ. trong 'ó mà nó giỏằ'ng hỏằ?t mỏằTt cĂi chặặĂng trơnh ca múa cỏằĐa Trung quỏằ'c.

    Được tabalo sửa chữa / chuyển vào 11:15 ngày 13/03/2010

Chia sẻ trang này