1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Team Building - Xây dựng tinh thần đồng đội trong sáng tác kiến trúc theo nhóm

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi chinhquan_kts, 04/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Team Building - Xây dựng tinh thần đồng đội trong sáng tác kiến trúc theo nhóm

    Có một kts đã mang câu chuyện xe tăng và mô hình 5 anh em trên một chiếc xe tăng ra giữa diễn đàn thảo luận về Kiến trúc, tuy rằng cách diễn đạt của anh này làm cho cả hội trường phì cười và lắc đầu. Nhưng cũng đã nói lên một điều rằng :
    Cần tổ chức tốt mô hình làm việc theo nhóm trong thiết kế.
    Tôi xin trích một số nội dung sưu tầm để anh em tham khảo và bàn luận :

    Trong môi trường làm việc tập thể, mọi cá nhân hiểu và tin rằng việc tư duy, lập kế hoạch, quyết định và hành động sẽ được thực hiện tốt hơn khi tất cả cùng hợp tác. Người ta nhận ra, hiểu rõ, và tin rằng: "Không một ai trong chúng ta có thể giỏi bằng tất cả chúng ta hợp lại".

    Khó có thể tìm được một môi trường nào bỏ qua cách thức làm việc theo đội nhóm. Ở Mỹ, từ trường học, gia đình và những họat động giải trí, khát khao chiến thắng, được là người xuất sắc và vươn đến đỉnh cao nhất luôn được đặt lên hàng đầu. Mỗi công nhân rất hiếm khi được đề bạt, thăng chức trong môi trường đề cao tính hợp tác thực thụ. Các tổ chức vẫn tiếp tục làm việc và đánh giá những cá nhân, những ý tuởng, những kiến thức và trải nghiệm khác nhau. Trong khi đó, sẽ còn phải một thời gian khá dài nữa thì việc đánh giá giá trị cuả sự hợp tác tương trợ mới có được những quy tắc tiêu chuẩn.

    Nhưng dù sao, bạn vẫn có thể tạo nên "tinh thần làm việc nhóm" bằng cách thực hiện đúng một số những bước đi. Thật sự, đây là những công việc hết sức khó khăn, nhưng với sự sốt sắng và đánh giá đúng giá trị cuả nó, bạn có thể tạo nên ý thức đội nhóm trong toàn bộ tổ chức của mình.


    Xây dựng một tinh thần chung cho nhóm bạn:

    Để khai sinh ra nét văn hóa này bạn cần thực hiện những hành động sau đây.

    Các giám đốc điều hành phải làm cho nhân viên hiểu rằng lối làm việc theo nhóm và sự hợp tác tương trợ giữa họ thật sự được mong đợi. Không ai hoàn toàn sở hữu một phạm vi hay một khâu nào trong quá trình làm việc cả. Những người thật sự làm chủ những vị trí hay một qui trình nào đó lại thường rất cởi mở, luôn sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng và nguồn tư liệu cung cấp bởi những người khác. Những nhà điều hành xây dựng mô hình đội nhóm thông qua mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân và với các bộ phận khác của tổ chức. Họ duy trì đội nhóm ngay cả khi mọi việc tiến triển theo xu hướng có vẻ sai lệch và những cám dỗ mọi người quay trở lại lề thói làm việc trước kia luôn đe dọa. Các thành viên cuả công ty bàn bạc và xác định giá trị cuả văn hóa đội nhóm.

    Làm việc theo nhóm là hoạt động luôn được công nhận và đánh giá cao. Những người lang thang cô độc, cho dù có là một nhà sản xuất xuất sắc tới mức nào đi nữa thì cũng được đánh giá thấp hơn những cá nhân đạt được thành quả cùng với nhiều người khác. Sự đền bù, tiền thưởng và những phần thưởng...phụ thuộc vào thực tế mức độ hợp tác cũng như đóng góp và thành tựu đạt được của từng cá nhân. Những vấn đề và nghiên cứu quan trọng được thảo luận trong các công ty đều nhấn mạnh hoạt động đội nhóm. (Bạn có nhớ có năm, một đội sản xuất bao bọc nút chai đã giảm được những 20% lượng phế liệu chứ? Những người làm việc tốt và chưa bao giờ thăng tiến lại chính là thành viên cuả đội này). Cơ cấu quản lý hoạt động rất chú trọng và đánh giá những đội nhóm. Thường thì các thông tin phản hồi thống nhất trong toàn bộ hệ thống; tất cả các phản hồi từ đồng nghiệp, từ các báo cáo trực tiếp và từ cấp lãnh đạo đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ đối với những hành xử trong công việc cuả bạn.

    Mẹo nhỏ để tạo nên tinh thần làm việc nhóm:

    Có bao giờ bạn hình dung sẽ cho cả nhóm cuả mình nghỉ xả hơi tại một khu nghỉ mát và tham gia những trò chơi... khi suy nghĩ về việc xây dựng đội nhóm? Có rất nhiều công ty đã từng áp dụng phương thức truyền thống này. Và rồi sau đó họ tự hỏi tại sao cái ý thức tuyệt vời về đội nhóm mà họ đã tạo ra thông qua những trải nghiệm trong các cuộc đi chơi, hay các cuộc hội thảo... lại không thể giữ vững một ảnh hưởng lâu dài lên lòng tin và các hoạt động cuả nhân viên trong công việc.

    Tôi không phải là người ghét các cuộc đi chơi chung hay việc lập kế hoạch cho các buổi họp, hội nghị... và những hoạt động nhằm xây dựng văn hoá đội nhóm -bởi thực ra, thường thường tôi lại chính là người đầu têu trong các hoạt động này mà - nhưng cái quan trọng là mỗi cá nhân phải trở thành một phần của một nỗ lực lớn hơn. Bạn sẽ không thể nào lập nên "văn hoá đội nhóm" chỉ thông qua vài chuyến đi chơi chung dài mấy ngày trong năm. Bạn hãy nghĩ về nó như là một công việc mà bạn phải thực hiện mỗi ngày. Hãy thành lập các nhóm và đội để giải quyết các vấn đề thực tế và để nâng cao hiệu quả công việc. Cung cấp các chương trình huấn luyện để họ có thể mở rộng năng lực cuả mình khi tham gia trực tiếp vào các dự án và quy trình làm việc. Nếu các thành viên của nhóm không "ăn khớp" với nhau, hãy xem xét lại quá trình làm việc của họ. Thường vấn đề nằm ở chỗ họ không thống nhất ý kiến trong cách thức phân phối một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó, hoặc cũng có thể là trong việc thực hiện các bước yêu cầu nào đó để hoàn tất công việc.

    Cần tạo ra những dịp vui và các cơ hội chia sẻ trong lịch họp chi tiết cuả công ty. Tổ chức các bữa ăn trưa nhẹ, dẫn nhân viên đến tham dự các trận thi đấu thể thao. Chiêu đãi họ bữa tối tại nhà hàng trong khu vực; cùng họ đi dã ngoại hoặc đến các công viên giải trí... Sau sự đánh thức của sự kiện ngày 11 tháng 9, các nhà lãnh đạo vì nhiều lí do nào đó, lại có xu hướng cắt bỏ những hoạt động mang tính thiết lập đội nhóm này mà không nhận ra đây chính là thời điểm cần thiết nhất cuả việc hình thành "văn hoá đội nhóm". Hãy sử dụng những bài tập "tan băng" (pha trò bằng nhưng mẩu chuyện vui)và các trò chơi ngắn có tác dụng gắn kết mọi người trong các hoạt động tình nguyện.

    Gần đây tôi được làm việc với một công ty, ở đó các cuộc họp nhân viên được tổ chức hàng tuần. Mỗi người tham gia cuộc họp đều đem đến một trò chơi vui có tác dụng "làm tan băng" (ice breaker), những hoạt động này thường được giới hạn trong 10 phút, nhưng nó có thể giúp cho mọi người có những tiếng cười sảng khoái và thật sự hiểu về nhau hơn - quả là một sự đầu tư nhỏ cho một ý thức lớn về hoạt động đội nhóm. Tuyên dương thành quả cuả các nhóm một cách công khai, trang bị cho mỗi người áo T-shirt và mũ giống nhau, viết tên thành viên cuả nhóm trong bằng khen hoặc chứng nhận khen thưởng, cho doanh thu hàng hoá cuả công ty chẳng hạn.

    Bạn chỉ bị giới hạn trong chính trí tưởng tượng của mình mà thôi. Hãy xem xét những việc có vẻ khó khăn ở trên và tiến hành các hình thức hoạt động đã được liệt kê ở đây. Bạn sẽ thật sự ngạc nhiên với những bước tiến mà bạn đạt được trong công tác xây dựng văn hóa đội nhóm, một nền văn hoá có thể giúp cho mỗi cá nhân đóng góp sức mình nhiều hơn những gì họ nghĩ.
    (sưu tầm từ Làng XiTrum)
  2. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Lợi ích của làm việc theo nhóm
    1. Mọi thành viên trong tổ chức sẽ càng đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt được chúng.
    2. Là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người lãnh đạo nào.
    3. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi từ những thành viên khác và cả người lãnh đạo. Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực của các nhân viên (một hình thức đào tạo tại chức).
    4. Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho các thành viên thoả mãn những nhu cầu về bản ngã, được đón nhận và thể hiện mọi tiềm năng.
    5. Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo.
    6. Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành viên có thể học hỏi và vận dụng phong cách lãnh đạo từ cấp trên của mình. Điều đó tạo sự thống nhất về cách quản lý trong tổ chức.
    7. Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn.
    III. 15 quy luật làm việc nhóm
    15 quy luật làm việc theo nhóm:
    1. Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được.
    2. Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trò.
    3. Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình.
    4. Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao.
    5. Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu nào đó.
    6. Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi mọi thứ.
    7. Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và sự tự tin.
    8. Quy luật ?ocon sâu làm rầu nồi canh?: Những thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội.
    9. Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm việc.
    10. Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi thất bại trong việc trả giá.
    11. Quy luật ghi điểm: Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình.
    12. Quy luật vị trí: Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng.
    13. Quy luật nhận dạng: Những giá trị chung xác định rõ bản chất của nhóm.
    14. Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn.
    15. Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo.
    Những đặc điểm của nhóm thắng cuộc:
    - Có các thành viên giỏi, hầu hết các thành viên đầu rất bình tĩnh và tự tin mặc dù họ có thể xứng đáng là những ?ongôi sao?o trong đội nhưng họ luôn tạo điều kiện để cả đội có thể ?otoả sáng?o cùng nhau.
    - Có thói quen thắng lợi bởi vì họ luôn có nhiều kế hoạch để thành công sau lưng họ, nếu không thì họ sẽ tham gia vào mọi hoạt động và mong chờ mình sẽ chiến thắng.
    - Phát triển tính hiệp lực xuất phát từ việc thắng lợi và không chỉ được phát triển bằng những cấp số đơn giản mà còn bằng hàm mũ như 1 x 1 = 11
    - Phát triển cả năng lượng tinh thần và thể chất để vựơt qua những khó khăn.
    - Tạo ra một bầu không khí thắng lợi làm cho mọi người xung quanh hiện diện như là người chiến thắng.
    - Làm lan truyền tinh thần chiến thắng khiến những ngườI mới đến thích nghi với tinh thần hoạt động của cả đội. Làm thế nào để cho các thành viên trong đội hợp tác tốt với bạn?
    - Thường xuyên giao tiếp với mọi người và khen ngợi họ.
    - Bàn bạc với mọi người về công việc của họ.
    - Khuyến khích mọi người trong việc tham gia đặt mục tiêu cho cả nhóm.
    - Hướng dẫn mọi người về tinh thần làm việc theo nhóm, các cơ hội ...
  3. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    IV. Kỹ năng làm việc nhóm
    Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm việc rất thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu thuẩn với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân.
    QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC THEO NHÓM
    1. Tại lần họp đầu tiên
    - Khi nhóm nhận đề tài, trưởng nhóm sẽ đem ra cho các thành viên trong nhóm thảo luận chung, tìm ý tuởng hay, phát biểu và đóng góp ý kiến.
    - Nhóm sẽ phân công, thảo luận công việc cho phù hợp khả năng từng người dựa trên chuyên môn vủa họ.
    - Đề ra kế hoạch cụ thể, nhật ký công tác, thời gian dự tính sẽ hoàn thành và chuẩn bị cho lần họp sau. Thông báo phần thưởng, phạt với các thành viên.
    2. Những lần gặp sau.
    - Tiếp tục có nhiều cuộc họp khác để bổ sung thêm ý kiến và giải đáp thắc mắc cho từng người.
    - Biên tập lại bài soạn của từng ngươì cũng như chuẩn bị tài liệu bổ sung.
    3. Lần họp cuối cùng trước khi hoàn thành công việc
    - Người trưởng nhóm tổng hợp lại toàn bộ phần việc của mỗi thành viên.
    - Chuẩn bị sẵn bài thuyết trình và trả lời những câu hỏi thường gặp.
    - Chọn người đứng lên thuyết trình đề tài, trả lời câu hỏi, ghi chú và một số người dự bị.
    THỰC TRẠNG
    Đối với người Việt trẻ, từ ?oteamwork? đã được nói đến nhiều nhưng hình như nó vẫn chỉ được ?onghe nói? chứ chúng ta chưa thực hiện nó theo đúng nghĩa. Họ ít khi thành công trong những dự án làm việc theo nhóm và sự hỗ trợ của nhiều thành viên, nhiều bộ phận chuyên biệt.
    NGUYÊN NHÂN
    Quá nể nang các mối quan hệ.
    Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng lại sẵn sàng cùng nhau hoàn thành công việc cần nhiều người. Còn người Việt trẻ chỉ chăm chăm xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng bạn bè nên những cuộc tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng. Đôi khi có cãi nhau vặt theo kiểu công tư lẵn lộn. Còn đối với sếp, tranh luận với sếp được coi như một biểu hiện của không tôn trọng, không biết trên dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc. ?oDĩ hoà vi quý? mà, việc xây dựng được một mối quan hệ tốt giữa các thành viên quan trọng hơn việc một công trình bị chậm tiến độ.
    Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
    Người châu Âu và châu Mỹ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm còn chúng ta thì ngược lại, thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc ai làm thì làm. Những người khác ngồi chơi xơi nước. Ai cũng hài lòng còn công việc thì không hoàn thành. Nếu sếp đưa ra ý kiến thì lập tức trở thành khuôn vàng thước ngọc, các thành viên chỉ việc tỏ ý tán thành mà chẳng bao giờ dám phản đối. Nếu bạn làm việc mà chỉ có một mình bạn đưa ra ý kiến thì cũng giống như bạn đang ở trên biển một mình. Bạn sẽ chọn đi với 10 người khác nhau hay với 10 hình nộm chỉ biết gật gù đồng ý
    Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
    Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Khi đang đóng vai im lặng đồng ý, thì trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra cho mình một ý kiến khác, đúng đắn hơn, dáng suốt hơn và không nói ra. Trong kỳ dọn dẹp công sở cuối năm, khi công việc đươc tuyên bố?toàn công ty dọn dẹp phòng làm việc? thì sau một tuần phòng vẫn đầy rác, giấy tờ, hồ sơ tung toé khắp nơi. Cuối cùng sếp chỉ định một người chịu trách nhiệm thôi thì công việc chỉ một buổi là OK. Vì sao? Đơn giản vì chỉ có một người, họ buộc phải làm chứ không thể đùn cho ai khác! Còn với cả nhóm, nếu nhóm gặp thất bại, tất nhiên, không phải tại ý kiến của mình, vì mình có nói gì đâu? Ý tưởng của mình vẫn còn cất trong đầu mà! Rất nhiều lý do để giải thích tại sao thất bại, lý do nào cũng dẫn đến điều mình không phải chịu trach nhiệm! Một trong những nguyên nhân của điều này là do chúng ta hiếm khi phân công việc cho từng người, vì chúng ta thiếu lòng tự tin và tâm lý sợ sai.
    Không chú ý đến công việc của nhóm
    Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kì ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong nhóm nhỏ_những_người_giỏi hoặc đưa ý kiến của mình vào mà không cho người khác tham gia. Chỉ vài hôm là chia rẽ nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình.
  4. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    V. Kỹ năng cơ bản để làm việc nhóm một cách hiệu quả
    7 kỹ năng được trình bày sau đây sẽ dùng trong suốt quá trình nghiên cứu mức độ ?oăn rơ? của các thành viên trong nhóm:
    1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên.
    2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.
    3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
    4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
    5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau.
    6. Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau.
    7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.
    VI. 5 không để có êkip mạnh
    Không mắc bệnh ngôi sao
    Một số êkip trẻ chuyển từ trạng thái bạn bè lên thành qui mô công việc. Nhưng khi đã làm việc thì phải có "sếp", có "lính". Công ty I chẳng hạn, một thành viên chua xót: "Gần bảy năm trời tôi với nó đèo nhau xe đạp đi lùng mua đĩa chương trình. Thân đến vậy mà giờ nó gạt phắt ý kiến của mình khi chưa nghe xong. Vậy cứ làm một mình đi".
    Phải công nhận là nhân vật "nó" ở công ty I giỏi thật, khi anh chàng có trong tay một bộ sưu tập giải thưởng đồ sộ mà ai cũng ngưỡng mộ. "Nhưng nó mắc bệnh ngôi sao rồi...".
    Không "bí mật nội bộ"
    Đó là một trong những qui tắc hàng đầu trong tập thể Công ty Masso Events. Chỉ có 13 người nhưng đã tạo dựng được chỗ đứng khá vững trên thị trường quảng cáo. Lý do? Nguyễn Kim Hằng, 23 tuổi, phụ trách dự án ở đây, giải thích: "Tụi mình tạo được một không khí làm việc no-password. Mọi người đều được biết mọi hoạt động, kế hoạch trong chi thu; dù bạn là tiếp tân, lượng thông tin bạn nhận được cũng như giám đốc, vì như thế, trong một êkip nhỏ của tụi mình, mọi người sẽ cảm thấy công ty và công việc thật sự là của mình và mình có đóng góp cho sự phát triển của công ty".
    Không cười những "chuyện nhảm nhí"
    Bạn Lê Hồng Yến khẳng định như thế khi chúng tôi hỏi thăm về bí quyết thắng thầu trong hợp đồng tiếp thị nhãn hiệu sữa "Cô gái Hà Lan". "Bạn phải có sáng tạo trong chương trình để thuyết phục khách hàng. Nhóm của mình có sáu người, chị kế toán nghĩ ra chuyện mời ca sĩ xịn đi đóng phim ở hồ bơi để kích thích mọi người đi bơi, anh họa sĩ bày tỏ ý định bịt mắt khách tham dự để nghe một đoạn phim và đoán nội dung...
    Mới nghe có vẻ hơi nhảm. Nhưng cấm cười. Cuối cùng, bọn mình giành chiến thắng trước các đối thủ nặng ký khác là nhờ trò chơi ghi âm các tiếng động và yêu cầu khách tham dự đoán xem nó là hành động gì. Đó là một sáng tạo tập thể".
    Không ôm đồm công việc
    Tại công ty T chuyên về du lịch ở quận 1, TP.HCM của một nhóm bạn cùng học Trường Hùng Vương, hầu như mọi việc chỉ đổ hết lên vai hai thành viên, còn lại bốn người thì... chẳng biết làm gì. "Cái gì Minh cũng rành hơn, mình có nhúng tay vô cũng làm không tốt bằng. Mà chuyện gì cũng do Minh nắm hết, có muốn làm cũng lại chạy đến hỏi. Cuối cùng Minh làm tất", một thành viên thuộc nhóm "ở không" phân trần. Còn Minh, sau một thời gian choàng việc cho bạn bè đâm ra... quạu. Thế là công ty giải tán...
    Không "bằng mặt mà không bằng lòng"
    Câu chuyện này được ghi trong công ty thiết kế web của một nhóm sinh viên Đại học Bách khoa. Trong buổi họp, có quá nhiều mâu thuẫn nảy sinh nhưng cuối cùng cũng giải quyết êm thắm. Thế nhưng khi vừa ra khỏi phòng, một thành viên lập tức ra ngoài và bắt đầu nhắn tin vào điện thoại của mỗi người để... nói xấu và kể tội đối phương. Kết quả là công ty biến thành... chiến trường cho hai phe ghìm nhau từng chút một. Cuối cùng, chuyện gì đến thì ai cũng có thể nghĩ ra.
  5. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    kinh nghiệm cá nhân:
    - KTS phải là leader : dưới có kỹ sư và họa viên - trong mọi tình huống, kiến trúc sư là người quyết định và ra lệnh - cấm cãi !
    - Thông tin tình trạng kinh doanh của công ty và thu nhập cá nhân từng người không được public (tránh ganh ghét lẫn nhau)
    Làm việc theo nhóm kỉu công thức của bạn chỉ phù hợp cho công ty gia đình hoặc cty dưới 6 người thôi.
  6. Thankyouk4

    Thankyouk4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2006
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Bàn về vấn đề làm việc theo nhóm vào thời điểm hiện nay là rất hợp lý. Em cũng xin tham gia một số ý kiến nhỏ:
    Em thấy cách làm việc theo nhóm thì quan trọng nhất là tư duy của nhân viên về vấn đề thông tin. Khi làm việc theo nhóm thì các nhân viên phải luôn trao đổi thông tin với nhau, và người chủ trì sẽ nhận định đánh giá nhân viên thông qua số lượng thông tin của nhân viên đó tới mọi người và thông tin đó có ích hay không.... Khi trao đổi thông tin thì người đưa ra thông tin phải trao đổi với các nhân viên một cách công khai và tới toàn thể nhân viên cần thông tin này. Nguồn thông tin dồi dào sẽ là lợi thế cho một mức lương tốt... chính bởi vì khi thông tin được thừa nhận sẽ giúp cho các nhân viên khác có thể làm công việc hiệu quả hơn và cty đó sẽ tăng thêm lợi nhuận......cũng chính bằng cách đó mà khả năng của các nhân viên trong cty ngày càng tốt hơn.
    Em rất khoái là trong diễn đàm nhà ta lập đc một workshop, từ đó chúng ta có thể tập làm theo những nhóm và có thể trao đổi nghề được.... Rất mong có nhiều bác cùng quan điểm với em, nếu các bác có hứng thú thì phát biểu ý kiến một phát nhé.
  7. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Trong môi trường làm việc ngày nay chúng ta đều nghe nói nhiều đến làm việc theo nhóm và hiệu quả của nó. Nhưng liệu bạn đã biết cách để xây dựng một nhóm làm việc phát huy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và động cơ của từng thành viên.
    Tiếp sau đây là quy trình ba bước để giúp bất kỳ một nhóm nào chuyển thành nhóm tầm cao mới ?" một nhóm sử dụng ý tưởng và động cơ của các thành viên hiệu quả hơn, tận dụng tốt hơn thời gian của thành viên cũng như lãnh đạo nhóm, và tạo ra lợi ích cho mọi thành viên, cho nhóm và cho công ty.
  8. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    BƯỚC 1 : BẮT ĐẦU HỌC CÁC KỸ NĂNG TẦM CAO MỚI
    1. Dùng thông tin để xây dựng trách nhiệm.
    2. Làm rõ ranh giới để có hành động tập trung
    3. tăng cường sự gắn kết
  9. btvnnkl

    btvnnkl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    mục này hay mà các bác không tham gia cho sum suê nhỉ
  10. dinhhai_kts

    dinhhai_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    CÁC BẠN NÊN THỬ THỰC HÀNH LUÔN ĐI !
    tôi chỉ tham gia 1 chút thôi
    nếu trong mỗi chúng ta ai cũng hiểu được 2 vấn đề này
    1_điều gì là mình muốn ,
    2_điều gì là mình cần phải có
    phân tích chính xác được 2 yếu tố này thì bất cứ nhóm nào hoạt động cũng sẽ thành công
    chỉ có điều !
    không phải ai cũng hiểu rõ được vấn đề này.

Chia sẻ trang này