1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tên đường - tên người ở Đà Nẵng.

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi quydede01, 09/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Tên đường - tên người ở Đà Nẵng.

    Mỗi một con đường ở Đà Nẵng đều đã hoặc sẽ được đặt tên. Tên đường được đặt theo địa danh, mốc kỷ niệm hay tên của những người có công lao với nhân dân, với đất nước từ xưa đến nay.

    Mỗi một tên người đều có những điều mọi người đã biết hoặc chưa biết về họ.

    Vậy chúng ta cùng nhau trao đổi tiểu sử của những người đã được đặt tên cho các con đường ở Đà Nẵng, đặc biệt là những người mà tên tuổi của họ chỉ gắn liền với Quảng Nam - Đà Nẵng, để cho những người con của Đà Nẵng thân yêu hiểu thêm về lịch sử quê hương mình, để những người yêu thương Đà Nẵng hiểu thêm về vùng đất mà mình đặt trọn tình cảm.
  2. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Đường Ông Ích Đường là đường từ phía Nam sân bay Đà Nẵng và Nhà máy Dệt Hòa Thọ qua UBND Quận Cẩm Lệ đến phía Bắc cầu Cẩm Lệ, cắt đường Cách mạng tháng tám ở ngã tư Cẩm Lệ.
    Ông Ích Đường (1884-1908), là con Ông Ích Kiền, cháu nội của Ông Ích Khiêm (=> Ông Ích Kiền là con của Ông Ích Khiêm )
    Ông là một chí sĩ cận đại, quê làng Phong Lệ, xã Hòa Châu, Hoà Vang
    Ông có tiếng thơ văn, lại giỏi võ nghệ, có chí lớn, tính người phóng khoáng, có đức độ bậc trượng phu, quân tử, ông thường bênh vực kẻ nghèo yếu, chống lại bọn cường hào ác bá. Người trong vùng gọi ông một cách thân tình là Cậu Đường.
    Nhiệt thành yêu nước, có lần ông theo Phan Châu Trinh vào tận đồn Phồn Xương, thăm hỏi Hoàng Hoa Thám. Sau đó, những đêm thanh vắng ông thường mở cuộc tập luyện võ nghệ cho thanh niên ở Cẩm Toại,Cẩm Lệ, Túy Loan, Thạch Nham, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa chống giặc Pháp.
    Năm Mậu Thân 1908, ông hoà nhập với nhân dân miền Trung biểu tình chống sưu thuế. Ông chỉ huy nhân dân Hoà Vang, vây bắt tên ********* Lãnh Điểm. Việc không thành, ông tạm lánh nơi nhà Mạc Quý, người cùng học võ một thầy. Không ngờ Mạc Quý phản bội mật báo với giặc. Ông bị bắt và hi sinh năm Mậu Thân 1908 tại đình Túy Loan.
    Trước khi bị xử chém (11-5-1908), ông còn lưu lại mấy lời nghĩa dũng: ?oGiết Đường này, còn nhiều Đường khác. Còn mía còn Đường. Còn giặc cũng còn Đường?.
  3. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Đường Phan Tứ là đường từ đường Ngũ Hành Sơn (gần Trường tiểu học Lê Lai) chạy vào Trung tâm phụng dưỡng người có công cách mạng.
    Phan Tứ tên thật là Lê Khâm, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1930 mất ngày 17 tháng 04 năm 1995. Là nhà văn.
    Quê quán xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
    Sinh trưởng trong một gia đình trí thức tiểu tư sản yêu nước, là cháu ngoại Phan Châu Trinh (thông tin này ít người biết đây ).
    Phan Tứ gia nhập quân đội năm 1950 tại Hà Tĩnh, tốt nghiệp trường Lục quân (Thanh Hóa) rồi sang Lào chiến đấu trong quân tình nguyện Việt Nam. Tập kết ra Bắc năm 1954, năm 1958 ông theo học Đại học Tổng hợp. Năm 1961 vào chiến trường B làm cán bộ văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn khu ủy khu 5. Năm 1966 ra Bắc chữa bệnh, sau đó giữ chức quyền Tổng biên tập Nhà xuất bản Giải phóng. Ông đã từng là ủy viên đảng đoàn Văn nghệ khu 5, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn, ủy viên Ban Thư ký (Ban thường vụ) Ban chấp hành Hội Nhà văn (khóa III), Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội khóa 8. Ông đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương Độc lập hạng 3.
    Tác phẩm đã xuất bản: Bên kia biên giới (tiểu thuyết, 1958, 1978); Trở về Hà Nội (truyện ngắn, 1960); Trên đất Lào (bút ký, 1961); Gia đình má Bảy (tiểu thuyết, 1968, 1971, 1972, 1975); Trong đám nứa (truyện ngắn, 1968); Măng mọc trong lửa (bút ký, 1972, 1977); Mẫn và tôi (tiểu thuyết, 1972, 1975, 1978, 1987, 1995); Trại ST 18 (tiểu thuyết, 1974); Trong mưa núi (hồi ký, 1984, 1985); Người cùng quê (tiểu thuyết 3 tập, 1985, 1995, 1997); Sông Hằng mẹ tôi (dịch, tiểu thuyết ấn Độ, 1984, 1985).
    Nhà văn đã được nhận các giải thưởng: Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu; Giải thưởng 30 năm (1945 - 1975) của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; - Giải thưởng văn học loại A mười năm (1985 - 1995) của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
    *******************
    Một bài viết từ báo Thanh niên
    Nhà văn Phan Tứ và Nhật ký chiến trường
    Hàng chục ngàn trang nhật ký chiến trường của nhà văn Phan Tứ đang được chỉnh lý, sắp xếp, hệ thống, chuẩn bị ra mắt bạn đọc. Chúng tôi phát hiện điều thú vị này nhân dịp đầu năm đến thắp hương ở nhà thờ tộc Phan Châu Trinh tại thành phố Đà Nẵng.
    Phan Tứ là cháu ngoại của cụ Phan. Và người hiệu đính thực hiện bộ sách lớn này chẳng ai xa lạ, chính là bà Phan Thị Minh - chị ruột của nhà văn, tác giả bộ sách Phan Châu Trinh - Những tư liệu mới (NXB Đà Nẵng) gây sự chú ý của dư luận thời gian gần đây.
    Bà Phan Thị Minh kể: "Đến bây giờ mới công bố Nhật ký chiến trường của nhà văn Phan Tứ kể cũng hơi muộn nhưng vì tính chất quan trọng của cuốn sách, đòi hỏi nhiều thời gian dịch thuật và hiệu đính phải làm từng bước nên dù muốn cũng không cách nào nhanh hơn được".
    Nhìn chồng bản thảo hơn 50 cuốn nhật ký và hàng xấp tư liệu photo, mỗi trang sách hiệu đính xong đầy những ghi chú bằng mực xanh đỏ, chúng tôi mới thấy di cảo để lại của nhà văn là khá đồ sộ cũng như hình dung được những khó khăn thử thách sự kiên trì của người làm sách. "Ít có người nào viết nhật ký như Phan Tứ - bà Minh nói và lật tìm cho chúng tôi xem một bản thảo - Không chỉ kiên định, ghi chép đầy đủ, hệ thống từng ngày, từng giai đoạn, sự việc xảy ra ở chiến trường mà nhiều trang để đảm bảo tính bí mật, ông còn viết bằng cả 3 thứ tiếng Pháp, Lào và tiếng Nga". Thật vậy, rất nhiều trang ông cước chú rất rõ: "Tài liệu mật. Không được xem! Phan Bốn". (Một tên khác ông thường sử dụng trong chiến tranh). Hay chi li kỹ lưỡng: Nhật ký chiến trường của Phan Tứ - quyển VII AB từ đầu năm 1962, cụ thể là từ 8.1.1962 đến 25.1.1962. Trong một phần tích hợp nhiều vấn đề, chi tiết, theo sự phân loại của người làm sách, ví dụ như ở quyển VII AB nhắc trên thì: "Họp thiếu nhi, Cán bộ địa phương và các đảng viên, Cảnh sau trận càn, Công tác cán bộ xã thôn, Đấu tranh chính trị ở Kỳ Khương, Về chống càn ở Kỳ Thạnh?" Phải nói đó là những thao tác rất khoa học và chuyên nghiệp. Từ đây chúng ta mới có thể hiểu thêm vì sao Phan Tứ có những bộ tiểu thuyết lớn và hay, hấp dẫn nhiều thế hệ thanh niên, sinh viên Việt Nam như Mẫn và tôi, Gia đình má Bảy, Người cùng quê?, về đề tài chiến trường Trung Trung Bộ đến thế.
    Bà Phan Thị Minh cho biết từ lâu gia đình, bạn bè và những người thân của nhà văn đã muốn công bố tư liệu quý này nhưng khi trực tiếp xử lý thật không dễ. Trước hết, phải tìm được người giỏi tiếng Pháp, Nga và tiếng Lào. Thứ hai là người có vốn sống ở chiến trường để có thể hiệu đính những từ viết tắt, những thuật ngữ chiến tranh. Thứ ba quan trọng hơn là cần có giới chuyên môn thẩm định xem nên công bố trước những phần nào và những tư liệu nào là chưa nên, cần có thêm thời gian, bởi "Nhật ký chiến trường của Phan Tứ thể hiện trung thực và "cận cảnh" rất nhiều vấn đề. Có thể nói tất cả sự tàn khốc ác liệt của cuộc chiến, của con người đều nằm trong ống kính của nhà văn". Bà Phan Thị Minh cho biết thêm, bản thảo trước khi ra mắt sẽ được nhà văn Nguyên Ngọc, ông Nguyễn Đình An và nhiều người khác là bạn chiến đấu của nhà văn Phan Tứ xem lại. Có một điều thú vị, người trực tiếp dịch, hiệu đính phần tiếng Pháp của nhà văn cũng chính là bà Phan Thị Minh. Bà Minh vốn rất giỏi tiếng Pháp và từng là đại sứ VN ở Ý. Vậy mà khi đọc những trang viết bằng tiếng Pháp của em mình, bà thổ lộ: "Tôi không ngờ Phan Tứ lại có thể viết hay như thế bằng tiếng Pháp. Phải nói Phan Tứ làm tôi ngạc nhiên vì vốn ngoại ngữ của mình". Cũng cần nói thêm, nhà văn Phan Tứ từng là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học bằng tiếng Pháp, trong đó có cuốn Sông Hằng mẹ tôi nổi tiếng, từng được tái bản rất nhiều lần và được bạn đọc yêu mến.
    Hy vọng rằng Nhật ký chiến trường, di cảo của ông sẽ sớm ra mắt trong thời gian gần đây.
    Đông Dương
  4. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    http://www8.ttvnol.com/forum/quangnam/948804/trang-2.ttvn.
    Link trên cũng có vài bài tớ sưu tầm về danh nhân đất Quảng đã được đặt tên đường ở Đà Nẵng. ACM vào xem cho biết, tớ khỏi chuyển bài qua đây.
  5. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    - Dù đã post rùi nhưng em vẫn có thể post lại ... miễn là đừng quá hai box cũng như đừng post hai bài cùng nội dung trong một .. box
    - Về cái link em post ở trên, hình như nó bị die, em xem lại thử?
    - Bài viết về tên đường gắn bó với tiểu sử của danh nhân ấy là khá hay ... mong em và các bạn khác tiếp tục
  6. quydede01

    quydede01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Bài viết:
    1.273
    Đã được thích:
    0
    Tối qua, lúc copy link để dán qua là như vậy.
    Sáng nay là như thế này :
    http://www9.ttvnol.com/forum/quangnam/948804/trang-2.ttvn.
    Các ACM vào xem. Đó là box địa phương tỉnh QUẢNG NAM của TTVNOL thôi, chủ đề "đất và người quảng nam" ấy mà.
  7. quydede02

    quydede02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Lưu Quang Vũ
    Đường Lưu Quang Vũ ở phường Hoà Quý. Trên đường đi Hội An, qua khỏi cầu Non Nước, rẽ phải, đi khoảng 3km là đến ngã rẽ trái về đường Lưu Quang Vũ.
    Lưu Minh Vũ, người dẫn chương trình "Hãy chọn giá đúng" của VTV3 là con trai ông.
    Lưu Quang Vũ (1943-29/8/1988) là tên khai sinh. Quê gốc: Quảng Nam. Sinh năm 1948 tại Phú Thọ. Mất năm 1988 trong một tai nạn giao thông trên đường 5.
    Lưu Quang Vũ làm thơ từ thuở học cấp ba. Rời ghế trường trung học, vào bộ đội anh viết nhiều hơn và bắt đầu đăng báo. Năm 1968, hai mươi bài thơ đầu tay chọn in chung vào tập Hương cây bếp lửa giới thiệu một hồn thơ trong trẻo, đắm đuối mơ mộng và cũng còn nhiều dấu vết của sách vở nhà trường. Đắm đuối là đặc điểm suốt đời thơ Lưu Quang Vũ. Đặc điểm ấy ít thấy ở các nhà thơ khác cùng thời với anh. Hình như từ sau cách mạng tháng 8-1945, thơ chúng ta chuộng sự tỉnh táo với những thi liệu lấy từ thực tế cuộc sống. Vào những năm 60, một vài nhà thơ có uy tín đã kêu lên: thơ cần mê hơn... Lưu Quang Vũ mới đến đã đáp ứng được yêu cầu đó. Tìm ra những yếu tố tạo nên sự mê đắm này chính là tìm được đặc trưng cảm xúc của Lưu Quang Vũ.
    Anh cảm thụ đời sống không chỉ bằng nhận thức mà bằng cả giác quan. Cảm giác là hạt nhân đầu tiên của cảm hứng Lưu Quang Vũ. Cảm giác gọi những ý thơ tuôn chảy. Đọc thơ anh ít thấy dấu vết của bố cục, cảm hứng liền dòng ào ạt, đầy ắp hình ảnh, ảnh thực và ảnh ảo, hiện thực và tưởng tượng, sách vở và đời sống hòa quyện thúc đẩy nhau trong các câu thơ dồn dập. Anh viết như trong một cơn say, bất chấp sự cực đoan và phi lý trong chi tiết. Thế giới trong thơ anh là thế giới của tưởng tượng. Giàu tưởng tượng nên mới thành đắm đuối. Trong thơ anh có cánh buồm đen của tên cướp bể, có ngọn lửa bập bùng người Âu Lạc múa trên châu thổ sông Hồng còn nguyên nếp phù sa. Có những đoạn thơ anh làm mê lòng ta như cổ tích: Trung Hoa của tuổi thơ/Tiếng ngựa hí đêm khuya/Đoàn xe Chiến Quốc đi trong tuyết/Rũ rượi tóc râu, đao thương sáng quắc/Não bạt thanh la xủng xoẻng/Dữ tợn mà sầu thương.
    Đắm đuối là bản sắc cảm xúc Lưu Quang Vũ. Nó tạo nên sức lôi cuốn ma quái ở thơ anh và cũng tạo nên lắm vất vả cho đời anh. Lưu Quang Vũ đã trải qua những năm tháng lao đao ngay ở tuổi thanh niên: ra bộ đội, không việc làm, gia đình tan vỡ, con nhỏ, chiến tranh đang ở thời kỳ ác liệt, cuộc sống khó khăn, xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực... Tình cảnh đó đã được diễn đạt chân thành bằng một nghệ thuật thơ thuần chín, trong khoảng hai năm 1971, 1972, tập trung trong tập Cuốn sách xếp lầm trang (bản thảo, chưa in trọn vẹn). Nội dung khác với giai đoạn trước vốn trong trẻo và cũng khác với giai đoạn sau, đã thăng bằng. Giai đoạn này tâm hồn anh như già đi trong những cảm xúc tê tái. Đây là thơ được viết ra từ một thúc bách nội tâm, từ cảnh ngộ cá thể của mình. Chúng ta đọc thơ cần có sự cảm thông, đừng máy móc cào bằng, đòi hỏi thơ ai cũng phải có một công dụng tức thì với xã hội. Thơ hay bao giờ cũng có công dụng, nhưng là một công dụng xa, giúp cho sự hình thành nhân cách con người. Nhân cách hình thành từ những chiêm nghiệm. Thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn này rất nhiều chiêm nghiệm. Anh nhìn và khái quát việc đời trên cảnh ngộ của anh. Anh thấy cuộc đời lúc đó như cuốn sách xếp lầm trang: chuyện đôi trai gái tự tình lẫn với chuyện chia gia tài, gián điệp lẫn với triết gia và lái bò... Có thể có một chút bi quan quá sớm, nhưng cũng đã thấy một linh cảm trước thời cuộc. Mười bảy năm sau những chủ đề này sẽ trở lại trong kịch Lưu Quang Vũ và làm sôi động sân khấu cả nước. Sức mạnh hiện thực đã thấm vào tâm hồn nhiều mơ mộng ấy. Mùi lá bưởi lá chanh nên thơ và phù phiếm sẽ không bao giờ còn quay lại tô điểm cho cái hiện thực dữ dằn của chiến tranh nữa. Lưu Quang Vũ khai thác chất thơ hoàn toàn khác với giai đoạn đầu cầm bút. Thay vì sự ca ngợi ngọt ngào là sự chất vấn rát bỏng: Những tuổi thơ không có tuổi thơ/Những đôi mắt tráo trơ mà tội nghiệp/Chúng ăn cắp đánh nhau, chửi tục/Lang thang hè đường, tàu điện, quán bia/Những bông hoa chưa nở đã tàn đi/Những cành cây chưa xanh đã cỗi/(...) Sao mọi người có thể dửng dưng/Nhìn em đi trên đường tối/Mọi người đều có tội/Trước tuổi thơ đã chết của em.
    Anh bộc lộ: Những chữ đẹp xưa giờ đã bỏ tôi rồi. Đối mặt với anh là: Những chữ như đinh nhìn tôi sắc nhọn/ Chữ gầy guộc, chữ bùn lầy cống rãnh... Và anh quyết liệt đổi thay: Những chữ đẹp xưa giờ tôi đuổi đi rồi/ Bao chữ mới đang ầm ầm đập cửa/ Thơ rộng dài cánh lớn hãy bay đi. Giai đoạn này Lưu Quang Vũ có bước tiến dài về nghệ thuật. Tôi cho rằng thời gian này là điểm đỉnh trong đời thơ Lưu Quang Vũ. Sau này anh viết ấm áp hơn nhưng không tài bằng. Cái tài của anh là ở chỗ từ những việc, những vật cụ thể anh làm bật lên được một cảm xúc, một nhận thức, một tâm trạng vốn rất khó nắm bắt. Hạt mưa đen rơi trên ô kính vỡ. Sao hạt mưa có màu đen. Ai biết? Chỉ biết nó gợi tro than, loạn lạc, ly tán...
    Lưu Quang Vũ thuộc tạng người chỉ tin ở mắt mình, chỉ tin ở lòng mình. Mắt anh thấy và tim anh đau nhói anh đều viết thành thơ. Anh muốn trung thành với tình cảm nguyên sơ của mình. Anh không bận tâm lắm đến sự xác định là cá biệt hay phổ biến, bản chất hay hiện tượng.
    Cảm hứng dân tộc hình thành sớm và phát triển dần thành cảm hứng mạnh trong Lưu Quang Vũ. Đất nước mang hình chiếc đàn bầu, với những chị hai, những mắt một mí, những cơi trầu, những câu hát giao duyên... bao nhiêu lần trở đi trở lại trong tình trong ý Lưu Quang Vũ, tạo nên nét duyên riêng đắm đuối trong thơ anh. Anh viết rất tạo hình, có lẽ vì anh còn là một họa sĩ: Những con chim lạc mỏ dài/Bay qua vầng trăng lớn.
    Đặc biệt là sức gợi từ những chi tiết nhỏ đan vào các ý thơ: Cánh rừng sẫm tắm hoàng hôn đỏ rực/Cất tiếng kêu hoang dại dưới đêm nồng.
    Một chữ nồng đã phả vào đêm cái hơi hướng nhiệt đới còn nguyên sơ làm khung cảnh trở nên phập phồng sự sống.
    Những bài thơ anh viết ở thập niên 80 như đối nghịch với các bài thời 71, 72. Nhưng thật ra giai đoạn trước kiến tạo cho giai đoạn sau. Sức nặng của câu thơ yêu đời được hình thành từ câu thơ mất mát. Qua mất mát mới biết giá trị của sự có lại: Mùa gió mới có em tôi có lại/Bài hát cũ tôi hát cùng đồng đội/Lại dập dồn như gió khắp rừng khuya.
    Giữa lúc anh đang hào hứng viết cả thơ lẫn kịch, năng suất kỳ lạ, dự định táo bạo, thì tai nạn ập đến. 1948-1988. Cuộc đời anh mới 40 năm tuổi đã dừng, sự đóng góp của anh ở thơ, ở kịch đã được đời ghi nhận như một trong các sự kiện nghệ thuật cuối thế kỷ XX.
    (sưu tầm )

Chia sẻ trang này