1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tên lửa hành trình - Quá khứ và hiện tại

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mig19Farmer, 10/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Tên lửa hành trình - Quá khứ và hiện tại

    Qua một thời gian đọc các bài viết của một số bạn trên diễn đàn, tôi thấy một số bạn chưa hiểu rõ về khái niệm ?oTên lửa hành trình?. Vì thế tôi mở chủ đề này để nhằm mục đích cùng thảo luận thêm về các kiến thức cơ bản về loại vũ khí này.
    Bài viết này dựa trên các kiến thức của tôi về tên lửa hành trình và bao gồm 2 phần chính:
    - Phần 1- Giới thiệu lịch sử phát triển của tên lửa hành trình qua các thời kỳ.
    - Phần 2- Thảo luận các phương án sử dụng và chế tạo tên lửa hành trình của các nước nghèo
    Rất mong các bạn cùng tham gia thảo luận để chủ đề thêm phần bổ ích. Nếu trong bài viết của tôi có các kiến thức không chính xác, rất mong các bạn lượng thứ và góp ý để tôi có thể bổ sung thêm vốn kiến thức của mình.
    Thân ái
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Tên lửa hành trình - Cruise Missile, theo một cách hiểu tương đối, chính là một loại máy bay không người lái được điều khiển tự động, chúng được thiết kế để sử dụng một lần với nhiệm vụ mang theo một khối lượng vật liệu nổ đến mục tiêu. Khác với tên lửa đạn đạo có động cơ hoạt động bùng phát ở chu kỳ đầu để tạo lực đẩy và phần lớn thời gian hoạt động tên lửa đạn đạo bay theo quán tính thì tên lửa hành trình có động cơ duy trì lực đẩy trên phần lớn thời gian bay và dùng lực nâng của cánh nâng như các máy bay thông thường.
    Có hai dòng tên lửa hành trình chính và chúng có hướng phát triển tương đối khác nhau:
    * Nhóm tên lửa hành trình chống tàu chiến (với các đại diện như SS-N-2, Exocet, Harpoon,?).
    Đặc trưng của nhóm tên lửa này là:
    + Phần lớn thời gian bay trên mặt biển bằng phẳng nên việc thay đổi độ cao theo địa hình là không cần thiết.
    + Mục tiêu của chúng thường là các chiến hạm có hệ thống phòng không cực mạnh cùng các hệ thống gây nhiễu tối tân nhất đặt trên một phạm vi nhỏ để tự vệ.
    + Mục tiêu của chúng thường di chuyển liên tục và khó phát hiện từ xa nên cần các rada chủ động để bám mục tiêu vào giai đoạn cuối.
    Hướng phát triển của dòng tên lửa hành trình là:
    + Tăng cường khả năng bay thấp sát mặt biển để tránh bị phát hiện. Nếu như các tên lửa thế hệ đầu bay ở độ cao 200-300m so mới mặt biển, giai đoạn cuối mới sà thấp bay cách mặt biển tầm 20-30m thì các tên lửa hiện đại ngày nay chỉ bay cách mặt biển 5-7m.
    + Tốc độ càng nhanh càng tốt để thời gian phản ứng của đối phương là ngắn nhất và khả năng bị bắn hạ là thấp nhất. Nếu như các thế hệ đầu của dòng tên lửa này thường bay tốc độ dưới âm thì các loại mới nhất thường bay với tốc độ Mach 2 trở lên.
    * Nhóm tên lửa hành trình chống mục tiêu mặt đất (với các đại diện như Tomahawk, Kh-55 Granat,?)
    Đặc trưng của dòng tên lửa này là :
    + Tầm bắn xa và đầu đạn lớn.
    + Cần luồn lách sâu vào lãnh thổ đối phương để diệt mục tiêu nên cần bay bám sát địa hình bề mặt trái đất để giảm thiểu khả năng phát hiện từ xa của đối phương.
    + Các mục tiêu thường là cố định nên hệ dẫn đường cuối cùng thường không cần bám đuổi mục tiêu
    Hướng phát triển
    + Tăng cường khả năng bay bám địa hình: nếu như các thế hệ đầu của dòng tên lửa này thường bay vượt nhiều lần vận tốc âm thanh ở độ cao lớn thì ngày ngay chúng thường bay hạ âm bám sát địa hình.
    + Ngày càng thu nhỏ kích thước do khả năng đánh chính xác ngày càng cao.
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    1 Lịch sử phát triển của tên lửa hành trình - Cruise Missile
    1.1 Những thử nghiệm đầu tiên (1907-1939)
    1.1.1 Sperry Aerial Torpedo - 1915
    Vào năm 1915, Hải quân Mỹ phê duyệt kế hoạch và bắt đầu đầu tư vào dự án "aerial torpedo." Dự án này bao gồm hai giai đoạn:
    ? Giai đoạn 1 phát tiển một máy bay không người lái được ổn định tự động bằng gyro và có mang theo thuốc nổ, bay theo khoảng cách định sẵn
    ? Giai đoạn 2 thêm vào khả năng điều khiển vô tuyến để có thể điều khiển từ một máy bay khác.
    Hải quân Mỹ dự định sử dụng loại vũ khí này để tấn công các căn cứ tầu ngầm U-boat và các nhà máy sản xuất vũ khí của Đức từ khoảng cách tới 100 mile. Các cuộc thử nghiệm bắt đầu vào năm 1916 sử dụng loại máy bay Curtiss N-9 với phi công ngồi trong để đảm nhiệm thao tác cất cánh và vào tháng 11 năm đó, các cuộc thử nghiệm đã thu được kết quả với sai số khoảng 2 mile tại cuộc bắn thử ở khoảng cách 30 mile.
    [​IMG]

    Nhóm thử nghiệm tiếp tục đặt mua thêm 6 khung máy bay Curtiss vào tháng 10 năm 1917, đây là những tên lửa hành trình đầu tiên được thiết kế có mục đích từ đầu (chứ không phải cải tiến từ máy bay có người lái). Những tên lửa hành trình này nặng khoảng 500 pound, tầm bắn khoảng 50 mile, tốc độ tối đa 90 mile một giờ và mang theo đầu nổ 1000 pound. Sau nhiều lần thất bại và liên tục cải tiến, ngày 6 tháng 3 năm 1918, một trái Curtiss Sperry Aerial Torpedo được phóng thành công, bay đúng quãng đường 1000 yard như đã định trước và đâm xuống đúng khu vực mục tiêu qui định tại Copiague, Long Island. Sau cuộc thử nghiệm này, chương trình không được tiếp tục do Thế chiến thứ nhất đã kết thúc nên ngân sách nghiên cứu bị cắt giảm. Tuy nhiên những thành công và kinh nghiệm của dự án là những tiền đề quan trọng cho các loại tên lửa hành trình sau này.
    1.1.2 Kettering ?oBug? Aerial Torpedo - 1918
    Tướng George O. Squire, chỉ huy lực lượng Army''s Signal Corps của Mỹ năm 1917 sau khi chứng kiến một vụ thử nghiệm thành công của Sperry Aerial Torpedo tại một cuộc trình diễn của Hải quân đã rất ấn tượng và đã bí mật ra lệnh cho US Army nỗ lực chế tạo loại vũ khí tương tự. Tháng 1 năm 1918, US Army đã ký hợp đồng với Charles "Boss" Kettering và Dayton Wright Airplane Company để phát triển và sản xuất 25 trái Liberty Eagle aerial torpedoes, hay còn gọi là "Kettering Bugs."
    [​IMG]
    Kettering Bugs
    Bug là loại máy bay cánh quạt 2 tầng cánh không người lái với 1 động cơ đốt trong và được thiết kế để cất cánh từ một chiếc xe goòng chạy trên một đường ray dài. Tọa độ mục tiêu được ấn định trước khi phóng. Khoảng cách đến mục tiêu được xác đinh thông qua việc đếm số vòng quay của động cơ. Khi đạt đến một số vòng quay định trước, hệ thống điều khiển sẽ đóng mạch điện để tắt động cơ. Các cánh sẽ tự động rụng và trái ?oBug? sẽ rơi xuống mục tiêu với đầu nổ 180 pound của nó. Với kích thước bằng một nửa so với đàn anh Curtiss Sperry Aerial Torpedo, Bug có đầu nổ hiệu quả nhỏ hơn nhưng sử dụng một khung thân máy bay rẻ tiền hơn rất nhiều. Cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên của Bug diễn ra tại Dayton và sau 1 giờ bay nó rớt xuống một trang trại gần Yellow Springs, bang Ohio.
    Mặc dù Bug đã được thử nghiệm thành công nhưng Thế chiến thứ nhất đã kết thúc trước khi nó được đưa vào sử dụng. Việc thử nghiệm vẫn được tiếp tục tiến hành đến tận năm 1920 mới kết thúc do thiếu kinh phí để tiếp tục.
    Thông số kỹ thuật
    ? Sải cánh: 14 ft. 11 1/2 in.
    ? Chiều dài: 12 ft. 6 in.
    ? Chiều cao: 4 ft. 8 in.
    ? Khối lượng (đã nạp đầy nhiên liệu và đầu nổ): 530 lbs
    ? Vũ khí trang bị: đầu nổ HE 180 lbs
    ? Động cơ: một động cơ 4 xi lanh De Palma công suất 40 hp
    ? Tốc độ thiết kế: 120 mph
    ? Tầm bắn: 75 mile
  4. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    1.2 Những phát triển trong WWII của Đức Quốc xã (1939-1945)
    Dù Đức Quốc xã đã sản xuất loại tên lửa hành trình hiện đại đầu tiên là V-1, cả Đức mà Mỹ đều có các loại tên lửa hành trình kém hiện đại hơn và một số loại trong số chúng đã được sử dụng với qui mô hạn chế trong cuộc chiến.
    1.2.1 Ý tưởng Fernfeuer Pilotless Bomber của Argus ?" 1939
    Ông tổ của tên lửa hành trình danh tiếng V-1 Buzz Bomb là bản thiết kế loại máy bay ném bom không người lái Fernfeuer (Long Range Fire) được đưa ra năm 1939 bởi tiến sỹ Fritz Gosslau của công ty Argus Aero Engine Company. Fernfeuer là mẫu thiết kế máy bay ném bom động cơ đốt trong không người lái sử dụng nhiều lần, nó được thiết kế để mang 1 tấn bom đến mục tiêu rồi quay trở lại căn cứ. Dự án bị hủy bỏ do được đánh giá độ ưu tiên thấp hơn các dự án khác chuẩn bị cho chiến tranh. Tiến sỹ Gosslau không chịu từ bỏ và năm 1941 ông cùng Argus đưa ra mẫu tên lửa hành trình sử dụng động cơ phản lực mà sau này trở thành bom bay V-1 nổi tiếng.
    [​IMG]
    Bản vẽ thiết kế Fernfeuer
    Động cơ Argus (a) có thể cung cấp 500 mã lực ở độ cao 16,400 feet. 2,200-pound bom được chứa trong khoang chứa bom (b). Gyroscope điều khiển máy bay(c), Radio beacon (d) đo độ cao, thiết bị nhận tín hiệu điều khiển từ xa (e). Tổng khối lượng 3 tấn và bán kính hoạt động 621 dặm.
    1.2.2 Mistel Composit Aircraft
    Trong WWII, không quân Đức - Luftwaffe đối mặt với vấn đề tấn công và phá hủy các mục tiêu kiên cố và được phòng không dày đặc. Điều này yêu cầu một loại bom đặc biệt được thả chính xác, điều này gây tổn thất lớn đối với các máy bay chiến đấu đắt tiền cùng các phi công giàu kinh nghiệm bởi các phi vụ này đòi hỏi bay thấp sát mục tiêu để đảm bảo trúng đích. Luftwaffe đã phát triển một ý tưởng mang tên Mistel ?" một loại máy bay ném bom kiểu cũ được hoán cải thành máy bay điều khiển từ xa không người lái được trang bị một đầu đạn HEAT cực lớn (4300 kg) và được điều khiển chính xác từ một máy bay có người lái. Hai máy bay sẽ được gắn với nhau và chỉ tách rời khi đến gần khu vực mục tiêu và máy bay điều khiển sẽ luôn ở ngoài vòng nguy hiểm của lưới lửa phòng không và sẽ quay về căn cứ sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
    [​IMG]
    Mistel 1 Bf-109F + JU-88
    Nhiều phiên bản Mistel được phát triển sử dụng nhiều loại khung thân máy bay khác nhau, cả loại cánh quạt lẫn loại phản lực. Các phiên bản Mistel đầu tiên bao gồm một chiếc máy bay ném bom cánh quạt cũ Junkers Ju-88 kết hợp với một chiếc Messerschmitt Bf-109 có người lái. Các phiên bản sau dùng máy bay chiến đấu Focke-Wulf FW-190 làm máy bay điều khiển. Tốc độ tấn công chậm và kém cơ động của các máy bay ném bom cánh quạt cơ sở làm cho chúng là mục tiêu dễ dàng cho hệ phòng không đối phương vì vậy loại Mistel dùng động cơ phản lực nhanh chóng được phát triển. Phiên bản Mistel 4 sử dụng máy bay Me-262 làm máy bay điều khiển và một chiếc Me-262 khác làm máy bay không người lái mang đầu đạn. Phiên bản Mistel 5 sử dụng một thân khung máy bay được thiết kế chuyên dụng là Arado E-377a được thiết kế lại từ loại máy bay ném bom phản lực Ar-234 và máy bay điều khiển là loại máy bay phản lực chiến đấu Heinkel He-162 Salamander. Các loại Mistel phản lực này với tốc độ cao thực sự nguy hiểm hơn nhiều do khó bắn hạ hơn nhưng rất may chiến tranh kết thúc trước khi chúng được đưa vào sử dụng.

    [​IMG]
    Mistel 5 He-162 + E-377a
    1.2.3 Fiesler F-103 (V-1 Buzz Bomb)
    Fiesler F-103 (V-1) là loại tên lửa hành trình hiện đại đầu tiên trên thế giới.
    Công nghệ chủ chốt của V-1 là động cơ phản lực Pulse-jet do hãng Argus chế tạo, đây là một động cơ đặc biệt đơn giản, có thể sản xuất hàng loạt với chi phí thấp nhưng lại cung cấp một lực đẩy lớn so với khối lượng bản than, điều này cho phép V-1 có tốc độ cao hơn hầu hết máy bay chiến đấu dùng động cơ cánh quạt vào thời điểm đó. Thiết kế khung thân của V-1 cũng hết sức đơn giản cho phép sản xuất với số lượng lớn với các lao động khổ sai có trình độ thấp trong các trại tập trung khổng lồ của Đức quốc xã. Vật liệu chế tạo không dùng bất cứ hợp kim đắt tiền nào mà chủ yếu chế tạo từ thép cán rẻ tiền, điều này khiến khung thân nặng hơn nhưng chấp nhận được đối với các nhiệm vụ một chiều của nó. Hệ thống dẫn đường đơn giản với một magnetic compass và một bộ đo hoảng cách thông qua việc đếm số vòng quay của 1 chong chóng nhỏ trên mũi tên lửa khiến sai số mục tiêu rất lớn tuy nhiên đây là hạn chế kỹ thuật chung của thời kỳ này. Đầu nổ lớn hơn 800kg khiến nó có sức tàn phá rất lớn đối với các khu dân cư mà nó đánh trúng.
    [​IMG]
    Fiesler F-103 hay V-1 Buzz Bomb
    Tốc độ cao khiến V-1 bay nhanh hơn phần lớn các máy bay chiến đấu của đối phương. Thêm vào đó là đầu nổ quá lớn của nó khiến các phi công Anh phải hết sức cẩn thận nếu không muốn làm kích nổ đầu đạn này khi bắn hạ V-1, nếu vậy họ sẽ trở thành nạn nhân tức khắc do bán kính sát thương của đầu đạn 800kg là rất rộng. Độ cao trong suốt quá trình bay của V-1 được giữ không thay đổi do kỹ thuật thời này không cho phép hệ dẫn đường bay bám địa hình nhưng được thiết lập vừa đủ để nó trên tầm với các loại súng phòng không cỡ nhỏ nhưng lại quá thấp để các loại pháo phòng không cỡ lớn hoạt động hiệu quả.

    1.2.3.1 Phiên bản V-1 bắn từ giá phóng mặt đất cố định
    [​IMG]
    Phần lớn V-1 được phóng từ mặt đất qua các giá phóng cố định hoạt động bằng hơi nước hoặc gas. Không quân Đồng Minh luôn cố gắng phá hủy các giá phóng này ngay khi phát hiện được và nỗ lực này đã góp phần làm giảm đáng kể lượng V-1 bắn vào nước Anh.
    [​IMG]
    1.2.3.2 Phiên bản V-1 phóng từ máy bay Heinkel He-111H (1944)
    Các giá phóng cố định của V-1 nhanh chóng trở thành các mục tiêu oanh tạc dữ dội của không quân Đồng minh và sau D-day thì số lượng giá phóng cố định có khả năng bắn tới các mục tiêu trên nước Anh giảm xuống nhanh chóng. Người Đức vì thế phải phát triển phương án phóng V-1 từ các máy bay ném bom Heinkel He-111H của họ.
    [​IMG]
    Phương án này khiến cho tầm bắn của V-1 tăng vọt so với phương án giá phóng cố định nhưng độ chính xác thì tệ hơn nhiều.
    [​IMG]

    1.2.3.3 Phương án phóng V-1 từ các máy bay phản lực ném bom
    Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng máy bay phản lực ném bom trong không quân Đức như các máy bay Arado Ar 234 Blitz vào năm 1944 đã cung cấp một lựa chọn mới cho việc phóng V-1. Với tốc độ lớn và khả năng sống sót cao của các máy bay ném bom phản lực này cho phép chúng xâm nhập sâu hơn vào không phận đối phương và tạo điều kiện để V-1 tấn công thẳng vào hậu phương đối phương dù mặt trận đang ngày càng lùi dần về phía nước Đức. Một vài phương án phóng V-1 từ các máy bay này đã được phát triển như kéo theo bằng cáp, treo dưới bụng hay cõng trên lưng.
    [​IMG]
    Hầu hết trong số những thiết kế này ra đời quá chậm để tham chiến do các nhà máy sản xuất chúng bị tấn công ngày càng dữ dội và thiệt hại nặng nề.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 10/10/2006
  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    1.2.4 Các phát triển trong WWII của nước Mỹ (1939-1945)
    Trong WWII, nước Mỹ cũng phát triển vài loại tên lửa hành trình trên cơ sở các máy bay ném bom cũ của mình và sử dụng hạn chế ở cả hai mặt trận Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương. Vào giai đoạn cuối của chiến tranh, Mỹ cũng copy thành công tên lửa V-1 của Đức cho cả Không quân và Hải quân và dự định sử dụng với số lượng lớn để tấn công Tokyo nhưng nước Nhật đã đầu hàng trước khi chiến dịch này được thực hiện.
    1.2.4.1 Dự án Aphro***e ?" Cải tiến máy bay B-24 cũ thành máy bay tấn công không người lái
    Dự án Aphro***e sử dụng các máy bay ném bom B-24 Liberator cũ hoặc hư hại không đủ an toàn khi sử dụng thành các tên lửa hành trình khổng lồ để tấn công các mục tiêu được phòng không cẩn mật như các trạm phóng tên lửa V-2. Một hệ thống điều khiển từ xa và một đầu nổ cực lớn 22,000 lb được tích hợp lên các khung thân máy bay B024 này. Trên máy bay vẫn có khoang lái cho phi công điều khiển, các phi công sẽ lái máy bay ra khỏi bờ biển nước Anh rồi nhảy dù. Máy bay sẽ tiếp tục được điều khiển bởi một máy bay chiến đấu khác đến mục tiêu. Thiết kế này rất không hiệu quả do có tốc độ quá chậm và có kích thước quá cồng kềnh nên dễ bị tiêu diệt trước khi đến được mục tiêu.
    1.2.4.2 TG-2 của Hải quân Mỹ - 1944
    Tháng 2 năm 1940, U.S. Navy Bureau of Aeronautics giới thiệu hệ thống điều khiển television/radio command sử dụng trên tên lửa hành trình TG-2 của Hải quân.
    [​IMG]
    Các tên lửa này có thể xuất phát từ sân bay hoặc tàu sân bay và được điều khiển đến mục tiêu bởi một máy bay khác. Các tên lửa này được thiết kế trên cơ sở loại máy bay hai động cơ cánh quạt nhỏ và có thể mang theo đầu nổ 500kg.

    1.2.4.3 JB-2 Loon ?" Phiên bản copy V-1 của nước Mỹ
    Mùa hè năm 1944, Không quân Mỹ nhận được một vài bản mẫu tên lửa hành trình V-1 của Đức còn khá nguyên vẹn sau khi bị bắn hạ tại Anh do đầu nổ không hoạt động như thiết kế. Army Air Force Technical Intelligence ở Wright Field nhanh chóng tháo rời, nghiên cứu và đưa ra bản thiết kế copy của các tên lửa này. Các bản thiết kế này nhanh chóng được đưa vào sản xuất tại Mỹ với tên gọi JB-2. Hệ thống điều khiển Radio command được tích hợp thêm vào thiết kế đã cải thiện đáng kể độ chính xác so với Guyên mẫu V-1. Người Mỹ có kế hoạch sản xuất 10,000 trái JB-2 cho kế hoạch tấn công nước Nhật. Kế hoạch này bị dừng lại do sự đầu hàng của nước Nhật và chỉ có hơn 1400 trái JB-2 được sản xuất. JB-2 phiê bản của Hải quân Mỹ được đặt tên là ?oLoon.? Và được phóng thử nghiệm từ một số tàu chiến và tầu ngầm của Mỹ với động cơ tên lửa hỗ trợ cất cánh dùng nhiên liệu rắn là cơ sở cho việc thiết kế các tên lửa hành trình hiện đại sau này của họ như Tomahawk.
    [​IMG]
    Thông số kỹ thuật
    ? Sải cánh: 17 ft. 8 in.
    ? Chiều dài: 27 ft. 1 in.
    ? Chiều cao: 4 ft. 8 in.
    ? Khối lượng: 5,023 lbs
    ? Đầu đạn trang bị: 2,100 lb. HE
    ? Động cơ: Ford PJ-31-F-1 (lực đẩy 900 lbs)
    ? Tốc độ hành trình: 375-400 mph (220 mph khi xuất phát)
    ? Tầm bắn: 150 dặm
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 10/10/2006
  6. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    1.3 Sự phát triển của các tên lửa hành trình hiện đại
    1.3.1 Các tên lửa hành trình của Mỹ
    1.3.1.1 TM61 - Matador
    TM-61 Matador là loại tên lửa chiến thuật dạng đất-đối-đất. Matador được phóng nằng một động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và sau đó được duy trì quá trình bay bằng một động cơ phản lực Allison J33. Quả tên lửa Matador đầu tiên bay thử vào năm 1949. Từ năm 1954, TM-61 Matador được trang bị cho Tây Đức, Nam Hàn và Đài Loan.

    [​IMG]
    Matador TM-61
    Matador là đại diện cho thế hệ tên lửa hành trình chiến thuật hiện đại đầu tiên sau WWII. Với tốc độ hành trình khá cao Mach 0,9 ở độ cao 35,000 ft, nó thực sự là mối đe doạn cho các hệ thống phòng không cổ điển chỉ có pháo cao xạ. Tuy nhiên với sự phát triển của các hệ thống tên lửa phòng không có điều khiển, nó trở thành các mục tiêu dễ dàng bị tiêu diệt nên dần trở nên lạc hậu.
    Thông số kỹ thuật
    Chiều dài: 39 ft. 6 in.
    Sải cánh: 28 ft. 7 in.
    Động cơ:
    ? Một động cơ khởi động nhiên liệu rắn 57,000 lb (254 kN) Aerojet;
    ? Một động cơ turbojet Allison J33-A-37 lực đẩy 4,600 lb (2086 kg) (Máy nén một tầng nén vuông góc, turbine một tầng hướng trục)
    Tốc độ: Mach 0.9
    Tầm bay cao: 35,000 ft.
    Tầm bắn: 700 miles
    Đầu đạn: Thông thường hoặc hạt nhân (40-50 KiloTon)
    1.3.1.2 MACE Land- CGM-13 (1955-1969)
    Chương trình phát triển tên lửa Mace là một minh chứng cho khả năng một quốc gia có thể cải tiến các tên lửa hành trình thế hệ cũ đã lạc hậu thành các tên lửa hành trình tầm xa bay thấp nguy hiểm hơn nhiều bừng những kỹ thuật của 40 năm về trước (nhưng là kỹ thuật của Mỹ 40 năm trước S)
    Không quân Mỹ cũng cấp cho phòng nghiên cứu Goodyear Aircraft (Akron) với 25 trái tên lửa hành trình lạc hậu TM-61 Matador để nghiên cứu khả năng hoán cải chúng thành các tên lửa hành trình tầm thấp. Các tên lửa cũ này được tháo rời và cải tiến cấu trúc để có thể thích hợp các nhiệm vụ bay thấp với tốc độ high-subsonic cùng với các hệ điều khiển cho phép bay bám sát địa hình trong suốt quá trình bay.
    Khung thân được cải tiến gồm các phần:
    ? Hệ thống cánh nâng mới
    ? Ống hút khí của động cơ được cải tiến
    ? Đuôi được thiết kế lại
    ? Thân được mở rộng hơn cho phép thêm thùng nhiên liệu lớn hơn
    ? Mũi tên lửa được thiết kế lại hoàn toàn để gắn hệ dẫn đường theo địa hình ATRAN, hệ thống này bao gồm một máy tính, một terrain avoidance radar X-band. Hệ thống lập kế hoạch tấn công sẽ xác định đường bay tối ưu cho tên lửa và nạp thông tin này vào hệ thống máy tính điều khiển tên lửa trước khi xuất phát.
    Sau một loạt các thử nghiệm thành công, Không lực Huê Kỳ quyết định chỉ định thầu cho 2 công ty: công ty Goodyear sản xuất hẹ dẫn đường, điều khiển, hệ thống lập kế hoạch, bệ phóng di động và chương trình huấn luyện sử dụng, công ty Glenn L Martin Company sẽ sản xuất các khung thân tên lửa mới và lắp láp các thành phần khác như hệ dẫn đường, đầu đạn, động cơ,?.
    [​IMG]
    Quả tên lửa hành trình Mace (CGM-13A) đầu tiên được đưa vào trang bị năm 1959 và sử dụng chiến thuật tấn công tầm thấp với kỹ thuật so khớp tín hiệu rada phản hồi với các bản đồ số hóa địa hình. Phiên bản B nâng cấp được đưa vào trang bị từ 1961 đến đầu thâpk kỷ 70 cho phép lựa chọn linh hoạt giữa các đoạn đường bay có độ cao thay đổi khác nhau.
    Thông số kỹ thuật
    ? Sải cánh: 22 ft. 11 in.
    ? Chiều dài: 44 ft. 6 in.
    ? Chiều cao: 9 ft. 7 in.
    ? Khối lượng: 18,000 lb
    ? Đầu đạn: 3,000 lb thông thường hoặc nuclear
    ? Động cơ:
    o Allison J33 turbojet 5,200 lb
    o Thiokol solid-propellant booster rocket 100,000 lb
    ? Tốc độ hành trình: 565 knots (khi bổ nhào giai đoạn cuối đạt siêu âm)
    ? Tầm bắn: 1,217 nautical miles
    ? Độ cao hoạt động: từ dưới 1,000 ft đến 40,000 ft.

    1.3.1.3 Tomahawk BGM-109
    Được giới thiệu bởi hãng General Dynamics vào những năm năm 1970, Tomahawk Land Attack Missile (TLAM) là đại diện tiêu biểu của thế hệ tên lửa hành trình đối đất tầm xa hiện đại với các đặc trưng tầm bắn xa, đặc biệt chính xác, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, tốc độ dưới âm, có khả năng bay bám địa hình và có cánh+ đuôi thu gọn được cho phép bắn từ ống phóng ngư lôi của tàu ngầm. Nó vẫn liên tục được cải tiến và nâng cấp (bản quyền sản xuất giờ thuộc hãng Raytheon).
    [​IMG]

    Có nhiều phiên bản BGM-109 Tomahawk khác nhau với các loại đầu đạn trang bị khác nhau như đầu đạn tấn công thông thường TLAM-C, đầu đạn kiểu bom mẹ-con TLAM-D, đầu đạn hạt nhân TLAM-A, và đầu đạn tấn công tàu chiến Tomahawk Anti-Ship Missile (TASM).
    [​IMG]

    Phiên bản Block III TLAM đưa vào hoạt động năm 1993 có tầm bắn xa hơn và sử dụng một thiết bị thu sóng của hệ thống định vị toàn cầu Global Positioning System (GPS) cho phép dẫn đường và tấn công chính xác hơn nhiều. Phiên bản Block IV TLAM sử dụng hệ thống Digital Scene Matching Area Correlator (DSMAC) system.
    Động cơ turbofan F107-WR-402 cao cấp được thay thế cho động cơ turbojet Teledyne J402-700 (cũng dùng cho tên lửa chống tàu Harpoon) từ phiên bản Bock III cho phép sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn nhiều. Cùng với bộ điều khiển tốc độ cho phép động cơ giảm tốc độ khi giảm độ cao và tăng tốc tăng độ cao trong quá trình liên tục bay bám địa hình đã góp phần tăng tầm bay lên đáng kể với cùng lượng nhiên liệu mang theo.

    Thông số kỹ thuật
    ? Động cơ: Williams International F107-WR-402 turbofan (ban đầu dùng Teledyne J402 turbojet) và một động cơ tên lửa khởi động nhiên liệu rắn
    ? Khối lượng: 1440 kg
    ? Chiều dài: 5.56 m
    ? Đường kính: 0.52 m
    ? Sải cánh: 2.67 m
    ? Tốc độ hành trình trung bình: 880 km/h
    ? Tầm bắn 1100 km
    ? Đầu đạn: 1,000 lb (450 kg)
    1.3.1.4 AGM-84E Harpoon/SLAM
    Tên lửa hành trình chống tàu AGM-84 Harpoon là loại tên lửa hành trình tầm bay thấp bám sát mặt biển để tấn công các tàu nổi của đối phương, điều này cho phép nó khó phát hiện và khó bị bắn hạ hơn. Tên lửa Harpoon có thể bắn từ tàu chiến, tàu ngầm hay từ máy bay.
    [​IMG]

    Tên lửa AGM-84 được giới thiệu lần đầu năm 1977 và từ đó đến nay là loại vũ khí chống tàu chiến chính của các hạm đội Mỹ.

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình tấn công mặt đất AGM-84E Harpoon/SLAM [Stand-Off Land Attack Missile] Block 1E là loại vũ khí được thiết kế để tấn công các mục tiêu quan trọng trên đất liền hoặc các tàu đỗ tại các cảng biển. Vào cuối những năm 1980, yêu cầu có những tên lửa hành trình tấn công tầm ngắn có khả năng bắn từ các máy bay chiến đấu đa năng của Hải quân Mỹ được đặt ra do tên lửa Tomahawk quá đắt tiền và quá cồng kềnh nên không thể trang bị trên các máy bay chiến đấu. Thay vì thiết kế mới từ đầu, Hải quân Mỹ đã quyết định giữ nguyên thiết kế khung thân và đầu đạn của loại tên lửa hành trình chống tàu được trang bị phổ biến của họ là AGM-84D Harpoon và trang bị hệ thống đầu dò ảnh nhiệt (Imaging Infra-Red) Hughes AGM-65D IIR của loại tên lửa không đối đất Maverick cùng hệ thống datalink của loại bom lượn Walleye để tạo ra loại tên lửa hành trình Stand-off Land Attack Missile (SLAM). Sự kết hợp này đã cho ra loại vũ khí tấn công có độ chính xác của Maverick và có tầm bắn xa của Harpoon với chi phí nghiên cứu rất thấp.

  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    1.3.2 Các tên lửa hành trình của Liên Xô cũ
    1.3.2.1 P-15 Termit (SS-N-2 Styx)
    Tên lửa hành trình chống tàu P-15 Termit (tên mã của Nato là SS-N-2) là loại tên lửa hành trình chống tàu đầu tiên lập công trong lịch sử. Được sử dụng bởi Ai Cập chống lại Israel năm 1967, 3 tên lửa P-15 được bắn từ một tàu phóng tên lửa lớp Komar (FAC) đã đánh chìm chiếc destroyer Eilat của Israel. Dòng tên lửa này được sản xuất đại trà với số lượng rất lớn và tại nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc Hàn,...
    [​IMG]
    Điểm yếu lớn nhất của loại tên lửa này là thay vì dùng động cơ phản lực dùng không khí thì nó lại dùng động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tầm bắn của nó (trừ một số biến thể của Trung Quốc sản xuất sử dụng động cơ turbojet-sẽ được trình bày ở phần sau). Ngày nay với tốc độ chậm, kích thước lớn và thiết kế khí động kém không cho phép cơ động gấp, các tên lửa dòng P-15 này dù được nâng cấp hệ dẫn đường tiên tiến cùng thiết bị chống nhiễu mới nhất cũng khó còn đảm đương được nhiệm vụ nguyên thủy của nó là chống chiến hạm được nữa do quá dễ bị phát hiện từ xa và bắn hạ dễ dàng nhưng bù lại nó có khung thân rất rộng cùng đầu đạn lớn nên rất thuận lợi cho việc hoán cải công năng thành tên lửa hành trình tấn công mặt đất.

    Thông số kỹ thuật
    ? Chiều dài: 5.8 meters (19 ft)
    ? Đường kính: 0.76 m (2 ft 6 in)
    ? Sải cánh: 2.4 m (7 ft 10 in)
    ? Khối lượng tổng: 2,300 kg (5070 lb)
    ? Khối lượng đầu đạn: 454 kg (1000 lb) HE
    ? Tầm bắn: 40-80 km (50 mile)
    ? Hệ dẫn đường: autopilot, active radar
    1.3.2.2 Kh-55 Granat
    Tên lửa hành trình chiến lược Kh-55 là câu trả lời của Liên Xô cũ cho tên lửa Tomahawk của Mỹ. Nó sử dụng hệ dẫn đường sử dụng thuật toán so khớp ảnh quét địa hình phản hồi từ rada với dữ liệu hình ảnh lưu trữ trên bộ nhớ máy tính của tên lửa. Hệ thống sử dụng động cơ phản lực 2 luồng khí gắn dưới đuôi tên lửa và có thể mang đầu đạn hạt nhân 200 kiloton.
    [​IMG]
    Các thử nghiệm đầu tiên tiến hành năm 1978 và thử nghiệm bắn từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS được tiến hành từ năm 1984.

    Thông số kỹ thuật
    Chiều dài: 8.09 m
    Đường kính: 0.514 m
    Sải cánh: 3.10 m
    Khối lượng: 1700 kg
    Đầu đạn mang theo: 200-kt nuclear
    Tốc độ hành trình: Mach 0.48-0.77
    Tầm bắn tối đa: 2500 km
    1.3.2.3 Raduga Kh-65
    Tên lửa hành trình chiến thuật Kh-65 là phiên bản tên lửa tầm ngắn của dòng tên lửa chiến lược Kh-55 với tầm bắn được giảm xuống 500-600 km. Nguyên nhân của việc thu ngắn tầm bắn này là theo hiệp ước SALT-2, tất cả các tên lửa tầm bắn trên 600km sẽ bị coi là vũ khí chiến lược và số lượng sẽ bị giới hạn rất nghiêm ngặt.
    Thông số Kỹ thuật
    Chiều dài: 6.04 m
    Đường kính: 0.514 m
    Sải cánh: 3.10 m
    Khối lượng: 1250 kg
    Đầu đạn: 410 kg HE
    Tốc độ hành trình: Mach 0.48-0.77
    Tầm bắn: 500-600 km
    Độ cao: 40-110 m
  8. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146

    Vote cho bác ngàn sao nếu có thể nói chung là 5sao. Đây là 1 chủ đề rất hay.
    Theo ngu ý của em thì khái niệm tên lửa đạn đạo là 1 phần trong khái niệm tên lửa hành trình.
    Tên lửa đạn đạo thuờng theo xu hướng "bắn và quên" còn tên lửa hành trình vẫn còn có thể thay đổi được đường bay từ trung tâm điều khiển Nhưng khái niệm này theo em cảm thấy không thực sự rõ ràng khi mà nghe Nga quảng cáo có loại tên lửa đạn đạo bay theo "ziczac" không theo quĩ đạo nhất định và có thể thay đổi đuờng đi nếu có thể.
    Tên lửa hành trình có thể bị tiêu diệt bằng những hệ thế thống phòng không bình thường tầm thấp khi bố trí đón lõng thích hợp vì tốc độ bay chậm và thấp.
    Rất mong được sự góp ý. Bài viết của bác Mig rất hay 1 lần nữa vote ngàn sao. Tiếp tục đi nhé.
  9. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Bác viết rất có hệ thống khoa học xin vote 5* .
    Xin góp ý là tên lửa hành trình siêu thanh hiện nay chỉ bay bám 5-7 mét trên mặt biển ở vài Km cuối cùng mà thôi . Khi bay thấp thông thường nó cũng phải ở cao độ hàng vai chục mét . Lý do đơn giản : khi bay siêu thanh nó tạo ra shock wave cực mạnh tác dụng trực tiếp trên mặt biển nhấp nhô khi bay rất thấp . Áp xuất giữa tên lửa và mặt biển gia tăng mạnh và không đều . những cái này cản trỡ khả năng bay rất thấp một cách an toàn trên một khoảng đường dài .
  10. tunghpvn

    tunghpvn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    401
    Cảm ơn bác Mig19Farmer nhiều.
    Bài viết của bác rất hay. Tôi đã cố vote cho bác mà không được. Tôi sẽ làm sau nhé.

Chia sẻ trang này