1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tên lửa hành trình - Quá khứ và hiện tại

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mig19Farmer, 10/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn các bác đã ủng hộ. Em xin tiếp tục.
    1.3.3 Các tên lửa hành trình của Trung Quốc
    Cuối những năm 50, Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc một số tên lửa hành trình chống tàu chiến P-15. Cuối những năm 60, Trung Quốc tự sản xuất các phiên bản copy loại tên lửa này với mã hiệu HY-1, từ đó họ liên tục có những phiên bản cải tiến dựa trên thiết kế dòng tên lửa này và xuất khẩu với số lượng rất lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới như Pakistan, Iraq, Iran, Bắc Hàn,? và đến tận bây giờ vẫn còn rất nhiều quốc gia vẫn tiếp tục trang bị các tên lửa thuộc dòng này cho nhiệm vụ bảo vệ bờ biển của mình.
    Ngoài các phiên bản copy dòng P-15, Trung Quốc còn copy một số dòng tên lửa hành trình của Pháp và Israel bên cạnh việc tự nghiên cứu sản xuất các thiết kế tên lửa hành trình mới của riêng mình. Với tiềm lực về công nghệ hàng không được tích lũy từ lâu cộng với việc liên tục đầu tư nhập khẩu công nghệ mới để sao chép, Trung Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu tên lửa hành trình lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ nếu tính về giá trị xuất khẩu (nếu tính về số đầu tên lửa bán ra, Trung Quốc là nhà xuất khẩu lớn nhất do đồ của họ đa phần là loại tương đối lạc hậu và rẻ tiền cho các nước đang phát triển)
    1.3.3.1 HY-4 Sadsack (SS-N-2 copy với động cơ turbojet)
    Trong số các cải tiến của Trung Quốc với dòng P-15 (SS-N-2) thì cải tiến quan trọng nhất là thay thế động cơ nhiện liệu lỏng nguyên thủy bằng loại động cơ turbo-jet tự chế tạo WP-11. Điều này cho phép các tên lửa mới nhất thuộc dòng copy SS-N-2 là HY-4 của họ có khả năng tăng được tầm bắn lên 150 km mà vẫn giữ nguyên đầu đạn 500 kg.

    [​IMG]
    1.3.3.2 C-801 (CSS-N-4 SARDINE)
    Tên lửa hành trình chống tàu C-801 được sản xuất theo yêu cầu về tên lửa chống tàu thế hệ 2 của Hải quân Trung Quốc với các đặc điểm kỹ thuật: nhỏ gọn hơn các tên lửa chống tàu thế hệ thứ nhất để có thể bắn từ các máy bay chiến đấu và giảm khả năng bị phát hiện sớm và khó bắn hạ hơn, tăng cường khả năng bay thấp sát mặt biển và khả năng chống bị gây nhiễu tốt hơn. Được copy từ thiết kế dòng tên lửa chống tàu nổi tiếng Exocet của Pháp, tên lửa C-801 cũng sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và có đường kính và chiều dài gần giống hệt Exocet (nhưng lại có hệ thống cánh lái gần giống Harpoon). Sau 8 năm nghiên cứu và phát triển, tên lửa hành trình chống hạm C801 đã qua được giai đoạn thử nghiệm cuối cùng tháng 9 năm 1985 với kết quả thử nghiệm hoàn hảo: bắn trúng cả mục tiêu với cả 6 lần thử nghiệm. C-801 được phê duyệt đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1987.
    [​IMG]
    Thông số kỹ thuật
    ? Chiều dài: 5.81 m
    ? Đường kính: 0.36 m
    ? Sải cánh: 1.18 m
    ? Khối lượng: 625 kg (không kể booster)
    ? Khối lượng đầu đạn: 165 kg HE
    ? Động cơ: một động cơ nhiên liệu rắn, một booster nhiên liệu rắn
    ? Tầm bắn: 8-42 km
    1.3.3.3 C-802 Eagle Strike (CSS-N-8 Saccade)

    C-802
    Tên lửa hành trình chống tàu chiến YJ-82 "Eagle Strike"; (tên NATO: CSS-N-8 Saccade, tên mã bản xuất khẩu C-802) là phiên bản nâng cấp của C-801. C-802 nhìn bên ngoài rất giống C-801 và dùng chung rocket booster nhiên liệu rắn và hệ dẫn đường của C-801. Khác biệt lớn nhất giữa hai loại này là C-802 sử dụng động cơ phản lực turbojet thay cho động cơ tên lửa nhiên liệu rắn của C-801 và thân tên lửa được kéo dài ra một chút để chứa thêm nhiên liệu. Tầm bắn tối đa được tăng vọt từ 40 km lên 120 km.
    [​IMG]
    Tên lửa C-802 có thể được bắn từ tàu chiến hay trang bị trên các máy bay chiến đấu. Một máy bay JH-7 fighter-bomber có thể mang tới 4 trái C-802 một lúc.
    [​IMG]
    Máy bay JH-7 fighter-bomber trang bị 4 trái C-802
    Tên lửa C-802 bay hành trình với tốc độ 0.9 Mach ở độ cao 20-30 met, khi đến khu vực có thể có mục tiêu đã được xác định trước, tên lửa sẽ bật rada để tìm kiếm. Khi lock được mục tiêu, tên lửa hạ thấp độ cao chỉ còn 5^'7 met từ khoảng cách vài km cách mục tiêu. Tên lửa còn có thể cơ động gấp vào mục tiêu với vòng lượn hẹp vào giai đoạn cuối để gây khó khăn cho hệ thống phòng thủ của tàu chiến đối phương khiến khả năng nó bị bắn hạ thấp hơn. Khi đến mục tiêu nó sẽ bổ nhào vào phần sát mé nước để gây thiệt hại nặng nhất có thể. Với đầu đạn nặng 165 kg ?osemi-armor-piercing anti-personnel blast warhead? sẽ lợi dụng động năng lớn của tên lửa để xuyên sâu qua vỏ thép tàu địch và phát nổ từ bên trong gây thiệt hại nặng
    Ngày 14 tháng 7 năm 2006, trong cuộc đụng độ giữa Israel và Hezbollah ở Liban, Hezbollah đã bắn 2 trái C-802 vào chiến hạm INS Hanit của Israel. Một trái trúng đích gây thiệt hại nặng và giết chết 4 thủy thủ, trái còn lại đánh trúng 1 tàu của Ai Cập đi ngang qua và cũng gây thiệt hại nặng nhưng không có thương vong về người.
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    1.3.4 Các tên lửa hành trình của các quốc gia khác
    Ngoài các quốc gia có sản xuất và xuất khẩu tên lửa hành trình với số lượng lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, rất nhiều quốc gia có nền công nghiệp phát triển khác như Pháp, Thụy Điển, Israel...cũng đầu tư nghiên cứu chế tạo các tên lửa hành trình cho riêng mình. Kém nổi tiếng hơn do không được thương mại hóa rộng rãi bằng sản phẩm của các cường quốc xuất khẩu vũ khí nhưng chúng cũng có những tính năng hết sức đặc biệt. Tuy nhiên thông tin về những loại tên lửa này tương đối khó kiếm, mong các bác bổ sung thêm.
    1.3.4.1 Tên lửa hành trình Exocet của Pháp
    Exocet là loại tên lửa hành trình chống tàu chiến của Pháp với tên theo tiếng Pháp có nghĩa là ?oCá bay?. Exocet sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và có tầm bắn tối đa 70 km. Được phát triển năm 1967 với phiên bản bắn từ tàu chiến mang mã hiệu MM 38. Phiên bản phóng từ máy bay của Exocet được phát triển năm 1974 và đi vào trang bị chính thức cho Hải quân Pháp 5 năm sau đó.
    [​IMG]
    Các phiên bản Exocet khác nhau phóng từ tàu chiến, từ máy bay và từ tàu ngầm
    Trong cuộc chiến tại quần đảo Falklands năm 1982, tên lửa Exocet trở nên nổi tiếng khi các máy bay Super Etendard lạc hậu của Argentinian được trang bị tên lửa Exocet đã đánh đắm chiến hạm lớn HMS Sheffield của Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 4 tháng 5 và đánh đắm tàu dân sự hoán cải thành tàu sân bay Atlantic Conveyor vào ngày 25 tháng 5. Ngày 12 tháng 6, một giá phóng lắp trên xe tải do Argentine cải tiến đã bắn 1 trái MM38 Exocet (được tháo ra từ chiến hạm ARA Guerrico của Argentine) đã bắn trọng thương chiến hạm HMS Glamorgan. Qua cuộc chiến cho thấy sự lợi hại của các tên lửa hành trình bắn từ máy bay với các hạm đội của phe tấn công. Từ giờ các hạm đội lớn không thể ung dung đậu ngoài bắn của lực lượng bảo vệ bờ biển đối phương để cho máy bay xuất kích tấn công nữa mà luôn phải cảnh giác với các máy bay đối phương có thể bí mật bay thấp và từ ngoài tầm phát hiện của hệ thống phòng không của hạm đội và phóng tên lửa hành trình chính xác để loại các chiến hạm khỏi vòng chiến đấu.
    [​IMG]
    Exocet khi chạm mục tiêu
    Ngày 17 tháng 5 năm 1987, trong cuộc chiến Iran-Iraq, phi công của một chiếc Mirage F-1 của Iraq đã nhầm tưởng chiến hạm thuộc lớp Perry là tàu USS Stark là một tàu chở dầu của Iran nên đã phóng 2 trái Exocet vào nó. Cả hai trái đều trúng đích nhưng may mắn chỉ có một trái phát nổ (trong cuộc chiến tại quần đảo Falklands năm 1982, cũng có nhiều tên lửa trái Exocet gặp vấn đề tương tự khi đầu đạn không nổ). Chiến hạm USS Stark bị thương nặng nhưng vẫn lết được về quân cảng để sửa chữa.
    Thông số Kỹ thuật
    ? Động cơ: 1 động cơ tên lửa nhiên liệu rắn
    ? Khối lượng: 670 kg
    ? Chiều dài: 4.7 m
    ? Sải cánh :1.1 m
    ? Tốc độ: 315 m/s
    ? Tầm bắn: 70 km
    ? Độ cao cách mặt biển: 2 m
    ? Khối lượng đầu đạn: 165 kg

    1.3.4.2 Tên lửa hành trình HARPY của Israel
    Tên lửa hành trình Harpy của Israel là sự kết hợp của máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Nó được thiết kế để tìm kiếm và tấn công tiêu diệt các trạm rada nằm sâu trong lãnh thổ đối phương. Được phóng từ xe tải hoặc tàu chiến từ xa vùng chiến sự, với thời gian bay quần rất lâu, Harpy sẽ bay tuần tiễu tự động trong một khu vực được chỉ định trước.
    [​IMG]
    Harpy phóng từ bệ phóng đặt trên xe tải
    Thiết bị cảm biến của Harpy sẽ liên tục ghi nhận tìm kiếm các tín hiệu rada của đối phương và khi phát hiện ra tín hiệu rada từ đài phát sóng của đối phương, nó sẽ so sánh mẫu tín hiệu với cơ sở dữ liệu của nó để đánh giá mức độ ưu tiên của mục tiêu. Nếu xác định là đối tượng cần tiêu diệt nó sẽ bổ nhào thẳng vào mục tiêu và tiêu diệt nó bằng đầu nổ mang theo, đầu nổ này được thiết kế để kích hoạt ngay trên đầu mục tiêu để gây thiệt hại cao nhất.
    [​IMG]
    Harpy khi tiêu diệt mục tiêu
    Harpy có khả năng đặc biệt là có thể hủy bỏ cú bổ nhào tấn công và kéo cao tiếp tục quần vòng tìm kiếm cơ hội mới nếu đối phương phát hiện ra nó và đột ngột tắt sóng. Khả năng này cho phép chế áp hệ thống phòng không đối phương trong một thời gian đủ dài để các máy bay chiến đấu phe nhà có thời gian tấn công các mục tiêu khác.

    Thông số kỹ thuật
    Chiều dài: 2.1m
    Sải cánh: 2.7m
    Khối lượng: 135kg
    Tầm bắn: 500km
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 11/10/2006
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Phần 1 - Giới thiệu lịch sử tên lửa hành trình của em đã tạm kết thúc (nhưng vẫn mở để các bác bổ sung thêm). Tiếp theo em sẽ tiếp tục trình bày phần 2 là các quan điểm của em về khả năng trang bị tên lửa hành trình cho các nước nghèo. Trong quá trình tìm hiểu, em có tham khảo một số báo cáo của các nhà nghiên cứu quân sự Mẽo cảnh báo về "nguy cơ" này (tất nhiên là Mẽo không thích thế rồi), nhưng phần lớn những gì em sẽ trình bày sau đây là quan điểm của cá nhân em. Với trình độ nhận thức còn hạn hẹp, mong các bác góp ý thẳng thắn để chủ đề có chất lượng hơn.
  4. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    2 Công nghệ tên lửa hành trình cho các nước nghèo
    2.1 Lý do các nước nghèo quan tâm đến tên lửa hành trình
    Hiện nay rất nhiều quốc gia đang phát triển quan tâm đến khả năng trang bị tên lửa hành trình cho quân đội nước mình vì nhiều lý do:
    Về khía cạnh quân sự:
    o Tính răn đe rất lớn với khả năng tấn công bằng các vũ khí hủy diệt hàng loạt như hạt nhân, sinh hóa vào các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
    o Với đầu đạn thông thường, tên lửa hành trình có khả năng tấn công với cường độ tấn công lớn và chọc sâu vào lãnh thổ đối phương nhưng với chi phí thấp và không phải mạo hiểm các nguồn lực đắt tiền như máy bay chiến đấu hiện đại và các phi công giàu kinh nghiệm.
    o Khả năng gây ngập lụt hệ thống phòng không đối phương với hàng trăm mục tiêu xuất hiện trên màn hình rada cảnh giới cùng lúc khiến đối phương buộc lòng phải mở máy rada các các cụm phòng không bí mật đang tắt máy phục kích để chống cự, góp phần tiêu hao bớt đạn dược (rất khó tiếp viện để trở lại trạng thái sẵn sàng ngay lập tức) của các hệ thống tên lửa phòng không này và tạo cơ hội cho các máy bay chiến đấu thực sự bay phía sau với các tên lửa anti-rada.
    o Các đơn vị trang bị tên lửa hành trình có thể dễ dàng phối hợp tác chiến với các quân chủng truyền thống khác như không quân, tăng thiết giáp, hải quân với vài thay đổi nhỏ trong trang thiết bị và chiến thuật.
    o Khả năng che giấu lực lượng tốt hơn do bệ phóng nhỏ gọn: có thể đặt trên các xe quân sự, máy bay, tàu chiến hay ngụy trang để đặt trên tàu hỏa, xe tải dân sự, tàu biển,?
    o Khả năng tự trang bị hoặc mua với số lượng lớn vũ khí nhờ giá thành thấp và công nghệ tương đối phổ biến.
    Về khía cạnh kỹ thuật:
    o Vận hành và bảo trì đơn giản hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo.
    o Kỹ thuật chế tạo đơn giản hơn nhiều so với các loại vũ khí tấn công khác như tên lửa đạn đạo hay báy bay ném bom tầm xa.
    - Việc sản xuất khung thân tên lửa hành trình hay hoán cải các máy bay cũ thành tên lửa hành trình hoàn toàn có thể đảm nhiệm bởi các dây chuyền sản xuất hay sửa chữa máy bay thông thường.
    - Các công nghệ dân sự như máy tính điện tử, phần mềm điều khiển, thiết bị định vị GPS hoặc Glonass, linh kiện điện tử? ngày càng mạnh mẽ hơn, rẻ tiền hơn và phổ biến hơn đủ khả năng sử dụng làm thiết bị dẫn đường chính xác cho các tên lửa hành trình kiểu ?onhà nghèo?
    Về khía cạnh kinh tế:
    o Giá thành chế tạo tên lửa hành trình là cực rẻ nếu so với chế tạo tên lửa đạn đạo có tầm bắn và khả năng mang đầu đạn tương đương.
    o Với các nước có tiềm lực công nghiệp hàng không và quân sự như Trung Quốc hay Ấn Độ thì đây còn là thị trường xuất khẩu vũ khí béo bở cho các nước kém phát triển hơn.
    Về khía cạnh Ngoại giao
    o Tính chất răn đe quân sự lớn hơn khiến khả năng đàm phán ngoại giao có thế đứng vững vàng hơn.
    o Không bị nhiều hạn chế khi mua, chế tạo hay thử nghiệm tên lửa hành trình bởi các Hiệp ước cấm phổ biến và phát triển vũ khí tấn công chiến lược như Hiẹp ước Missile Technology Control Regime (MTCR) vì lý do tên lửa hành trình có độ nhạy cảm thấp hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo. Hơn nữa các nước ngoài hoàn toàn có thể che đậy các chương trình phát triển tên lửa hành trình dưới vỏ bọc các chương trình phát triển máy bay không người lái (UAV) đa chức năng để thực hiện các nhiệm vụ như do thám, chụp ảnh đường không, nghiên cứu khí tượng, tìm kiếm cứu nạn,?
  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    2.2 Các công nghệ chủ chốt để chế tạo tên lửa hành trình tấn công mặt đất
    2.2.1 Thiết kế khung thân tên lửa.
    Một thiết kế khung thân tên lửa tốt có khả năng giúp cho tên lửa có khả năng cơ động tốt hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn do đó có khả năng mang đầu đạn lớn hơn với tầm bắn xa hơn. Yêu cầu này có thể giải quyết bằng nhiều cách khác nhau tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia tại từng thời điểm:
    2.2.1.1 Sử dụng công nghệ sản xuất máy bay dân dụng
    Với phương án tự sản xuất từ đầu thì dựa trên các bản thiết kế có sẵn (tự thiết kế, sao chép thiết kế hoặc đi mua thiết kế mới), nền công nghiệp của một số quốc gia hoàn toàn có khả năng sản xuất các khung thân tên lửa hành trình trên các dây chuyền có sẵn do đặc điểm thiết kế của các tên lửa hành trình chỉ là các loại máy bay nhỏ, đơn giản và không đòi hỏi các vật liệu cao cấp trong chế tạo. Hãy nhớ rằng tên lửa hành trình V-1 nổi tiếng của Đức Quốc xã được sản xuất hoàn toàn từ ? thép cán trên dây chuyền thủ công để tận dụng tối đa các lao động cưỡng bức của tù nhân tại các trại tập trung nên không thể có trình độ tay nghề cao. Thế nhưng loại tên lửa này vẫn có khả năng mang 1 tấn đầu đạn bay xa tới 600km. Ví dụ nếu một quốc gia đang phát triển chỉ cần đơn giản sử dụng nguyên xi nguyên thiết kế cũ này, vật liệu thiết kế thì tùy khả năng để thay thế từng phần bằng các vật liệu tốt hơn như hợp kim nhôm (mà hiện nay đã phổ biến hơn nhiều so với điều kiện thời WWII) thì họ đã có thể có một khung thân tên lửa hành trình cơ bản để trang bị cho mình.
    2.2.1.2 Hoán cải công năng các loại máy bay có sẵn
    Các loại máy bay cũ (UAV, máy bay dân dụng, máy bay chiến đấu,?) đã hết thời hạn sử dụng nhưng vẫn còn có thể đảm bảo vài giờ bay an toàn hoặc là loại đã quá lạc hậu hoàn toàn có thể hoán cải thành tên lửa hành trình tấn công tầm xa rất hiệu quả. Với thiết kế khí động học khá hoàn hảo, tầm bay xa và khả năng mang vác lớn (toàn bộ khoang lái thay bằng chỗ đặt đầu đạn), các khung thân máy bay cũ này quá hoàn hảo cho nhiệm vụ tấn công tầm xa. Vì số lượng có hạn nên có lẽ chỉ thích hợp là giải pháp tình thế nhưng khả năng của chúng rất đáng xem xét, nhất là với các quốc gia có số lượng máy bay cũ tương đối lớn
    2.2.1.3 Hoán cải công năng của các tên lửa hành trình chống tàu cũ
    Với các loại tên lửa hành trình chống tàu thế hệ cũ giờ đã khó hoàn thành nhiệm vụ mà nó được thiết kế để thực hiện là chống tàu chiến thì hoàn toàn có thể hoán cải thành các tên lửa hành trình tấn công mặt đất. Với số lượng được trang bị hiện tại rất lớn và giá thành rẻ, việc nâng cấp để chúng thực hiện nhiệm vụ mới có thể thực hiện bằng các bộ kit nâng cấp của các quốc gia khác hoặc tự tiến hành với các linh kiện điện tử dân sự phổ biến trên thị trường với giá thành tương đối thấp.
    2.2.2 Các loại động cơ phản lực cỡ nhỏ hiệu suất cao
    Hiệu suất động cơ có ảnh hưởng rất lớn đến tầm bay cũng như khả năng cơ động của tên lửa.
    Ngày nay, các động cơ phản lực dành cho các máy bay dân sự cỡ nhỏ được bán khá phổ biến trên thị trường với lực đẩy từ 800 lbs đến 1500 lbs.
    [​IMG]
    Thậm chí với các linh kiện phổ biến tháo từ động cơ xe hơi cũ, các nhà thiết kế nghiệp dư ngày nay đã có thể tự chế tạo các động cơ phản lực turbojet và turbofan mini có lực đẩy từ 20lbs-45lbs (nhỏ quá nhỉ).
    [​IMG]
    Động cơ turbojet KJ-66 lực đẩy 20 lbs
    [​IMG]
    Động cơ turbofan lực đẩy 45lbs
    Hiện tại nhiều nhà nghiên cứu nghiệp dư đang tiến hành chế tạo các động cơ có lực đẩy đến trên 400 lbs và đã bắt đầu nhận đặt hàng chế tạo các động cơ này. Nếu các thiết kế này tiếp tục được đầu tư nghiên cứu để sản xuất trên qui mô công nghiệp thì chúng hoàn toàn có thể sử dụng trên các UAV hay các tên lửa hành trình cỡ nhỏ và trung bình với giá thành thấp hơn nhiều các động cơ phản lực được chế tạo theo tiêu chuẩn quân sự có lực đẩy tương đương nên rất phù hợp với các nước nghèo. Đây là một hướng đi rất sáng cho các nước đang phát triển.
    Quay lại ví dụ về sử dụng lại thiết kế khung thân tên lửa hành trình V-1 ở trên, nếu ta thay thế động cơ trên thiết kế cũ của nó là loại pulse jet đơn giản (lực đẩy tầm 800 lbs) nhưng hiệu suất thấp và rất kém tin cậy bằng một động cơ turbojet rẻ tiền (ví dụ như một động cơ J402-CA-702 có lực đẩy 960 lb chẳng hạn), ta sẽ có thể có một trái tên lửa có độ tin cậy cao hơn nhiều và tầm bắn chắc chắn xa hơn. Nếu ta thay bằng một động cơ turbofan dân sự cỡ nhỏ đắt tiền hơn thì hiệu quả còn vượt trội hơn nữa.
    Một ví dụ về hiệu quả của động cơ turbofan là theo tính toán thì với tên lửa chống tàu cũ HY-4 của Trung Quốc, nếu ta thay động cơ turbo-jet nguyên thủy WP-11 của nó (vốn có hiệu suất tương đối thấp trong dòng turbojet) bằng một loại động cơ turbofan dân dụng khá phổ biến là loại động cơ FJ-44-1 của hãng Wiliams International thì có thể tăng tầm bắn của nó từ 150 km lên 400 km mà vẫn giữ nguyên mọi cấu hình khác như khối lượng đầu đạn hay khối lượng nhiên liệu mang theo.

    2.2.2.1 Động cơ Teledyne CAE J402-CA-700 turbojet
    Động cơ J-402 là loại động cơ phản lực mini được sử dụng rộng rãi trong của quân đội Mỹ, trang bị trên nhiều loại UAV (Raytheon MQM-107 Streaker,?) và nhiều loại tên lửa hành trình (AGM-86 Harpoon, Tomahawk Block I, AGM-158 JASSM, ?)

    [​IMG]
    Thông số kỹ thuật
    Khối lượng: 98lb
    Số tầng nén: 1axial, 1 centrifugal compressor
    Tỷ sổ nén 12.5
    Mức độ tiêu hao năng lượng SFC: 1.12 (Ib/Ib/hr)
    Lực đẩy : 640lb (Loại nâng cấp J402-CA-720 có lực đẩy 960 lbs)
    Nhiên liệu sử dụng: JP-10
    Khả năng tăng tốc: từ idle lên max trong 7 giây.
    2.2.2.2 Động cơ turbojet TRI-60 của Pháp

    Họ sản phẩm động cơ turbojet TRI-60 của Pháp được thiết kế đặc biệt cho các máy bay không người lái hoặc tên lửa hành trình, có lực đẩy tầm 800 đến 1200 lbs. Họ sản phẩm này khá nổi tiếng do được bán tự do rộng rãi trên thị trường. Đường kính nhỏ, hoạt động ổn định và giá rẻ là những thế mạnh vượt trội của dòng sản phẩm này.
    [​IMG]

    Thông số kỹ thuật
    Đường kính : 330 mm
    Khối lượng: 60 kg
    Lực đẩy: 800 lbs ?" 1200 lbs
    Tốc độ tối đa: < 0.95
    Độ cao hoạt động tối đa: 12 000 m
    Độ tiêu hao nhiên liệu 1,1 (Ib/Ibf/hr)
    [​IMG]
    2.2.3 Các hệ thống dẫn đường (Integrated Mid-Course Guidance)
    Hệ thống dẫn đường không những đảm bảo việc dẫn tên lửa đến mục tiêu chính xác mà còn đảm bảo cho nó khả năng sống sót cao hơn nhờ những đường bay lắt léo được ấn định trước nhằm tránh những khu vực có thể có phòng không đối phương phục kích. Ngày nay, các thiết bị thu sóng định vị vệ tinh GPS dân sự có sai số dưới 100m (giá từ vài chục đến vài trăm USD) kết hợp với các máy tính PC dân sự rẻ tiền với phần mềm điều khiển thích hợp hoàn toàn có khả năng đảm bảo nhiệm vụ này. Thêm vào đó là các thiết bị thu tín hiệu GPS còn có khả năng đo cả độ cao nên nếu kết hợp với bản đồ số khu vực và dùng thuật toán so khớp độ cao hiện tại với độ cao địa hình tọa độ hiện tại trên bản đồ số thì có thể dẫn đường tên lửa bay bám địa hình. Tất nhiên với sai số vài chục mét thì khả năng bám địa hình này không thể chính xác như các hệ dẫn đường quân sự đắt tiền với các rađa địa hình cao cấp nhưng cũng đủ để tên lửa bay bám địa hình ở một cao độ tương đối thấp nhưng vẫn đủ an toàn với sai số đó (200m đến 500m chẳng hạn) và góp phần gây thêm khó khăn cho đối phương trong việc phát hiện và bắn hạ.
    Về khả năng gây nhiễu hệ thống GPS thì có nhiều người lo ngại các thiết bị dân sự rẻ tiền này dễ dàng bị gây nhiễu, nhưng theo quan điểm của tôi khả năng này là rất thấp do:
    ? Các thiết bị này đơn giản là thu tín hiệu chứ không phát ra tín hiệu nên tính bất ngờ lớn, nước bị bắn dù có sở hữu vệ tinh phát cũng khó lòng tắt vệ tinh hoặc cài sai số lớn vào dải tần dân sự kịp thời.
    ? Các thiết bị gây nhiễu sóng tiêu cực chỉ có tác dụng trong một vùng không lớn nên thường chỉ dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng nhằm làm lệch hệ ngắm bắn chứ không thể đặt phủ khắp lãnh thổ làm lệch hệ hẫn đường do chi phí quá lớn, chưa kể nếu làm vậy họ cũng tự vô hiệu hóa liên tục các thiết bị của chính mình để đánh đỏi việc ngăn chặn các tên lửa không biết lúc nào sẽ bắn.
    ? Các trạm gây nhiễu có thể bị phát hiện bởi trinh sát điện tử nên nếu nước phòng thủ đặt rải rác trên các đường bay có thể của tên lửa thì phe tấn công có thể lên danh sách các vị trí của các trạm này để lập các đường bay tránh qua chúng.
    2.2.4 Các thiết bị ngắm bắn mục tiêu giai đoạn cuối
    Hệ thống ngắm bắn mục tiêu (Targeting -Aimpoint Definition): Thời kỳ tấn công bừa bãi vào các khu dân cư của WWII đã qua vì thế nên không như ông tổ V-1, phần lớn các vũ khí tấn công ngày nay đều đòi hỏi đánh chính xác các mục tiêu quân sự với sai số thấp nhất có thể. Hệ dẫn đường có thể đưa tên lửa đến khu vực mục tiêu nhưng để đánh chính xác mục tiêu thì cần có các hệ thống ngắm bắn chính xác (trừ trường hợp dùng vũ khí hủy diệt). Các lựa chọn có thể là:
    ? Sử dụng chính các thiết bị thu sóng GPS hay GLONASS của hệ dẫn đường: Giải pháp này có ưu điểm là rẻ tiền nhưng độ chính xác kém do sai số của các thiết bị dân sự là khá cao so với bán kính hiệu quả của vũ khí thông thường. Thêm nữa là chũng dễ dàng bị gây nhiễu bằng các máy phát nhiễu đơn giản đặt tại khu vực mục tiêu.
    ? Sử dụng các bộ đầu dò cao cấp như trên các vũ khí chính xác tầm ngắn khác:
    o Kỹ thuật so khớp hình ảnh mục tiêu với ảnh chụp vệ tinh
    o Đầu dò ảnh nhiệt với các mục tiêu có nhiệt độ nổi bật so với môi trường như nhà máy nhiện điện, trạm biến thế,?
    o Các đầu dò cảm biến khác nhằm vào các mục tiêu khác có các bức xạ đặc biệt và liên tục như đài phát thanh, đài truyền trình, trạm rada cảnh giới,?
    2.2.5 Tăng thêm lượng nhiên liệu mang theo để tăng tầm bắn
    Việc tăng thêm lượng nhiên liệu mang theo bằng cách gắn thêm thùng nhiên liệu phụ hay hi sinh một phần khối lượng đầu đạn để đổi lấy tầm bắn có thể làm tăng đáng kể tầm bắn của các tên lửa hành trình mà không làm ảnh hưởng nhiều đến tính năng bay của chúng (hoặc nếu có thì chỉ là giai đoạn đầu trên khu vực không nhiều nguy hiểm)
    2.2.6 Thêm vào tính năng đặc biệt khác
    ? Khả năng mang vác vũ khí hủy diệt hàng loạt: Thực chất là phương án này cũng không đòi hỏi phải làm gì nhiều, có đồ gì độc hại thì cứ cố gò ép theo kích thước và khối lượng có thể mang theo của từng loại tên lửa mà chất lên thôi.
    ? Thêm tính năng ?otàng hình? qua việc nghiên cứu các biện pháp làm giảm tính phản xạ sóng rada như thay đổi cấu trúc mũi, cánh và đuôi tên lửa, gắn thêm các tấm hấp thụ sóng điện từ hay sơn các loại sơn đặc biệt có tính hấp thụ sóng điện từ? Kết hợp với độ cao bay thấp, việc làm giảm RCS sẽ khiến đối phương khó khăn hơn trong việc phát hiện và bắn hạ tên lửa.
    ? Tăng cường khả năng chống nhiễu
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 13:32 ngày 11/10/2006
  6. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    2.3 Các phương án chế tạo tên lửa hành trình cho các nước nghèo
    Danh sách này sẽ liệt kê các phương án mà các nước nghèo có thể sử dụng để có thể sở hữu tên lửa hành trình tấn công. Mỗi quốc gia sẽ tự cân đối giữa điều kiện thực tế của mình, khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng để lựa chọn các phương án phù hợp với mình nhất tại các thời điểm.
    2.3.1 Phương án 1- Hoán cải các máy bay dân sự nhỏ thành tên lửa hành trình
    Các nước nghèo có thể khởi đầu với các tên lửa hành trình kiểu ?ocon nhà nghèo? trước tiên bằng cách sử dụng các máy bay dân dụng cỡ nhỏ được trang bị thêm các thiết bị dẫn đường.
    Thường thì các máy bay này có khả năng mang theo khối lượng nhỏ, tầm bay ngắn và tốc độ chậm do sử dụng động cơ đốt trong cánh quạt nên ý nghĩa quân sự không lớn nhưng bù lại rất rẻ tiền và dễ thực hiện. Tuy có lẽ thích hợp với các tổ chức khủng bố hơn là với tầm cỡ quân sự cấp quốc gia, những tên lửa hành trình kiểu này có thể là điểm khởi đầu tốt cho công tác nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo hệ thống dẫn đường tự động dùng GPS, hệ thống dẫn bắn chính xác,? để làm tiền đề kỹ thuật cho các loại tên lửa hiện đại hơn sau này.
    Một ví dụ thực tế là được đề xuất sử dụng loại máy bay thể thao kiểu LancAir IV khá thông dụng có thể mua giá 52,000 USD có khả năng mang đầu đạn 550 kg đi xa 2300 km với tốc độ hành trình 530 km/h. Tổng giá thành cho một trái tên lửa sử dụng bộ Kit này có giá có thể dưới 100.000 USD

    [​IMG]
    LancAir IV Kit
    Các lựa chọn khác có thể là các loại máy bay thể thao thông dụng tương tự:
    ? Cirrus SR20: 1500 km/300 kg
    ? CFM Star Streak: 550 km/200 kg
    ? Ultravia Pelican: 1500 km/200 kg
    Đám VNS-41 nhà ta nếu lúc nào cảm thấy có thể sản xuất hàng loạt với giá bằng độ 1/4 cái giá trên trời hiện nay thì có lẽ cũng đem làm thử theo hướng này xem sao.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 12:16 ngày 11/10/2006
  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    2.3.2 Phương án 2-Hoán cải các máy bay không người lái thành tên lửa hành trình
    Các nước nghèo có thể hoán cải các máy bay không người lái cũ (máy bay do thám, máy bay mục tiêu tập bắn ?" target drone,?) của mình thành các tên lửa hành trình bằng cách trang bị thêm các hệ dẫn đường dựa trên công nghệ GPS, hệ thống dẫn bắn chính xác, tháo các thiết bị chức năng cũ như máy ảnh (ở máy bay do thám), các loại máy đo chuyên dùng, hệ thống dù cấp cứu (ở máy bay bay mục tiêu),? để dành chỗ để chứa đầu đạn hoặc thùng chứa nhiên liệu phụ.
    Do các loại UAV này tương đối phổ biến tại nhiều quốc gia (đặc biệt là loại máy bay mục tiêu) nên việc hóan cải chúng có nhiều thuận lợi.
    2.3.2.1 Các loại UAV cũ phổ biến trên thế giới
    Trong phần này, tôi xin được liệt kê đại diện một số loại UAV được sử dụng với số lượng lớn trên thế giới. Lưu ý là tôi không có ý nói chỉ có chúng mới thích hợp cho nâng cấp thành tên lửa hành trình mà chỉ do hiểu biết hạn hẹp của cá nhân về UAV mà thôi.
    2.3.2.1.1 Ryan Firebee
    Máy bay không người lái Ryan Firebee là loại máy bay không người lái đa năng rất phổ biến của không quân Mỹ. Nó được sử dụng cho nhiều mục đích như do thám chụp ảnh tầm cao (AQM-34N), do thám chụp ảnh tầm thấp, máy bay mục tiêu tập bắn của không quân (BQM-34). Dù với thiết kế khung thân đơn giản, sử dụng động cơ quá mạnh so với khối lượng bản thân (động cơ GE-J85 được sử dụng cho A-37, F-5,? có lực đẩy tới 2850 lbs) và tương đối đắt tiền nhưng nó vẫn được đánh giá là khá thành công.
    [​IMG]
    Thông số kỹ thuật
    Chiều dài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22.9 ft (6.9 m)
    Sải cánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .12.9 ft (3.9 m)
    Chiều cao. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6.7 ft (2.1 m)
    Khối lượng trung bình . . . . . . . . 2,150 lbs (975.3 kg)
    Khối lượng tối đa. . . . . . . . . 3,100 lbs (1,406.2 kg)
    Tốc độ tối đa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mach 0.97
    Độ cao tối đa . . . . . . . . . . . . . 60,000 ft (18.3 km)
    Thời gian bay liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . tối đa 115 phút
    Động cơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . turbojet GE J-85-100, 2850 lbs (1292.7 kg)

    Trung Quốc bắn rơi được khá nhiều máy bau do thám tầm cao AQM-34N Firebee trong các phi vụ do thám lãnh thổ Trung Quốc. Cùng với xác nhiều chiếc AQM-34 khác được chuyển sang từ Bắc Việt Nam trong những năm 1960, các kỹ sư Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu cẩn thẫn và sản xuất phiên bản hàng nhái AQM-34N với loại động cơ turbojet WP-11 của họ (cũng là bản copy của động cơ turbojet GE-J69 của Mỹ) và đặt tên là WZ-5.
    [​IMG]
    WZ-5 được đưa vào trang bị chính thức năm 1981 và được sử dụng nhiều để do thám khu vực biên giới Việt Nam trong giai đoạn xung đột biên giới những năm 80 của thế kỷ trước.
    [​IMG]
    2.3.2.1.2 BQM-74E Chuckar
    Kể từ năm 1968, các máy bay không người lái dòng QM/BQM-74 đã đảm nhiệm hơn 80% nhiệm vụ làm mục tiêu cho Hải quân Mỹ tập bắn. Đây là loại máy bay mục tiêu cỡ nhỏ dùng để giả lập các tên lửa hành trình chống tàu để các chiến hạm Mỹ luyện tập khả năng phòng chống loại vũ khí này.
    [​IMG]
    Thông số kỹ thuật
    Chiều dài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12.95 ft (4.0 m)
    Sải cánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5.78 ft (1.8 m)
    Tầm bắn . . . . . . . . . . . . . . . . . >350 nm (648.6 km)
    Độ cao: từ 7 ft (2.1 m) đến 40,000 ft (12.2 km)
    Tốc độ . . . . . . . . . . . . . . . >515 Knots
    Khối lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 455 lbs (206.4 kg)
    Thời gian bay liên tục tối đa. . . . . . . . . . . . . . 78 phút
    [​IMG]

    2.3.2.1.3 Máy bay do thám không người lái SCARAB
    Loại máy nay không người lái SCARAB được phát triển bởi hãng Teledyne Ryan năm 1984 theo hợp đồng với chính phủ Ai Cập với 29 chiếc. Năm 1992, thêm 27 chiếc nữa được cung cấp thêm cho Ai Cập. Israel sau đó cũng đặt hàng loại UAV này năm 1995 với tên gọi SIKSAK. Loại UAV này có kết cấu đặc biệt giúp làm giảm phản xạ sóng rada nên rất khó phát hiện.
    [​IMG]
    Thông số kỹ thuật
    Bán kính hoạt động 970 km (bay thẳng liên tục được 2,250 km).
    Động cơ: Teledyne CAE 373-8C turbojet
    Chiều dài: 6,15 met
    Chiều cao: 0,86 met
    Sải cánh: 3,35 met.
    Tốc độ tối đa Mach 0,8
    Khối lượng Tổng cộng 1,077 kg
    Nhiên liệu 443 kg
    Trang bị 131,5 kg
    Booster 138,0 kg
    Khung thân 233 kg
    Động cơ 63 kg
    Dù cứu hộ 68,5 kg
    2.3.2.2 Ví dụ về hoán cải UAV thành tên lửa hành trình

    Để có một dẫn chứng cụ thể về khả năng hoán cải UAV thành tên lửa hành trình, tôi xin chọn thí điểm một loại UAV cụ thể là loại SCARAB để đưa ra phương án cải tiến.
    Các biện pháp cần tiến hành:
    ? Gỡ bỏ hệ thống chụp ảnh do thám: Giảm được 131,5 kg
    ? Gỡ bỏ hệ thống dù cứu hộ khẩn cấp: Giảm được 68,5 kg
    ? Thay thế hệ thống dẫn đường bằng hệ thống dựa trên GPS: (giả sử hai hệ thống có khối lượng tương đương nhau)
    ? Gắn thêm đầu đạn nặng 200 kg (giả sử khoang trống do gỡ bỏ hệ thống chụp ảnh do thám có đủ chỗ để lắp đầu đạn)
    Kết quả là tổng khối lượng của UAV sau khi hoán cải là không đổi so với trước (200kg đầu đạn bù cho 131,5 kg + 68,5kg của máy ảnh và dù cứu hộ). Ta đã có một tên lửa hành trình tầm xa 2250 km với đầu đạn 200kg. Giả sử nếu ta dùng nó để bay thấp hơn 500 m, tầm bay sẽ giảm xuống còn khoảng 1,800 km. Đây là một phương án rất đơn giản và không đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao.
    Các cải tiến phức tạp hơn có thể được tiến hành để nâng cao hiệu năng của nó bao gồm:
    ? Kéo dài thân để mang đầu đạn lớn hơn. Cách này hơi phức tạp và đòi hỏi tính toán cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến độ ổn định của máy bay. Chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến tầm bắn.
    ? Gắn thêm thùng dầu phụ để tăng tầm bay. Cách này dễ thực hiện nhưng cũng cần tính toán cẩn thận để đạt được hiệu quả tối ưu.
    ? Thay động cơ turbojet Teledyne CAE 373-8C bằng động cơ turbofan có hiệu suất tốt hơn.
    ? Giảm thấp hơn nữa diện phản xạ rada bằng cách gắn thêm các tấm hấp thụ sóng điện từ dọc thân và cánh.
    ? Gắn thêm hệ dẫn bắn chính xác (IIR, Themal Image, Passive Radar, passice laser,?)
    Với các loại UAV do thám khác như Firebee, cách tiến hành có thể làm theo hướng hoàn toàn tương tự.
    [​IMG]
    Với các loại target drone cao cấp kiểu BQM-74E Chuckar có kích thước (dài 4m, đường kính 40cm, bằng khoảng 80% Tomahawk) và hình dáng khí động rất giống các tên lửa hành trình thực thụ nhưng thường có động cơ yếu (Chuckar có động cơ 280 lbs) do khối lượng tổng thể nhẹ (khoảng 200 kg). Nếu cải tiến để mang đầu đạn lớn thì cần thay thế động cơ mạnh hơn. Với đường kính khá lớn (40cm), chúng có thể chấp nhận nhiều loại động cơ, ví dụ như TRI-60 (đường kính 33 cm), J420-CA-700 hay FJ-33.
    Tóm lại về phương diện kỹ thuật ta thấy việc hoán cải này là hoàn toàn khả thi và tương đối phù hợp với điều kiện kỹ thuật của các nước nghèo. Đối với các nước chưa có hoặc có ít máy bay loại này thì có thể khi mua hay chế tạo các máy bay mục tiêu nhỏ sẽ để ý hơn đến khả năng sử dụng chúng như một tên lửa hành trình sau này.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 13:29 ngày 11/10/2006
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    2.3.3 Phương án 3 - Nâng cấp các tên lửa hành trình chống tàu để tấn công mặt đất
    Lý do khiến các nước nghèo để ý (và các nước giàu lo lắng) đến khả năng hoán cải các tên lửa hành trình chống tàu để thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất là:
    - Số lượng trang bị lớn
    o Hơn 75,000 trái tên lửa hành trình các dòng SS-N-2 đã được xuất xưởng.
    o Hơn 70 quốc gia (trong đó có 40 quốc gia đang phát triển S) có trang bị các tên lửa này
    - Đặc biệt dễ hoán cải
    o Khoang thân lớn chứa các rada thế hệ cũ cồng kềnh có thể thay thế bằng các hệ dẫn đường mới nhỏ gọn. Khoang trống thừa ra nhờ việc này có thể tận dụng để gá lắp thêm các thùng nhiên liệu phụ.
    o Cấu trúc đơn giản dạng máy bay 2 cánh nâng thông thường rất cồng kềnh, không bắn được từ ống phóng hình trụ nhỏ nhưng bù lại rất dễ gá lắp các thùng nhiên liệu phụ treo ngoài.
    - Giá thành rẻ: do đã được sản xuất với số lượng lớn nên giá thành rất dễ chịu.
    Sau đây tôi xin trình bày khả năng nâng cấp một số loại tên lửa hành trình phổ biến.
    2.3.3.1 Nâng cấp các tên lửa hành trình chống tàu thuộc dòng SS-N-2 Styx
    Loại tên lửa hành trình chống tàu phổ biến nhất là dòng SS-N-2 Styx mà đặc biệt là loại hàng nhái của nó là HY-1 và HY-2 ?oSilkworm? do Trung Quốc sản xuất.
    Với đầu đạn lớn tới 500 kg, những tên lửa loại này có sức hủy diệt thực sự nguy hiểm, đặc biệt nếu được thay thế đầu đạn thông thường bằng vũ khí sinh hóa hay hạt nhân. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của dòng này là tầm bắn ngắn (dưới 100km- dù sao cũng vượt trội bất kỳ loại đại bác tầm xa nào hiện đang được trang bị) do dùng động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng. Việc thay thế động cơ của dòng này cũng gần như bất khả thi do phải can thiệp quá sâu vào cấu trúc nguyên thủy. Hướng cải tiến tốt nhất là thay thế hệ thống dẫn đường chính xác và chấp nhận tầm bắn hạn chế của tên lửa. Loại tên lửa này có thể trang bị trên các ống phóng của các tàu cao tốc cỡ nhỏ nên có thể dùng tàu áp sát bờ biển đối phương để phóng tên lửa tấn công các hải cảng, sân bay ven biển hay các mục tiêu gần bờ (trên dưới 50km) để hạn chế bớt yếu điểm về tầm bắn ngắn của nó.
    2.3.3.2 Nâng cấp các tên lửa hành trình chống tàu HY-4 của Trung Quốc
    Trong dòng SS-N-2 thì phiên bản HY-4 Sadsack của Trung Quốc có lẽ là ứng cử viên sáng giá nhất cho việc hoán cải thành tên lửa hành trình tầm xa do chúng được thiết kế từ đầu để sử dụng động cơ phản lực dùng không khí. So với các dòng tên lửa hành trình chống tàu khác như Exocet của Pháp hay Harpoon của Mỹ, các tên lửa chống tàu HY-4 của Trung quốc dễ nâng cấp và hoán cải cho nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất hơn nhiều do chúng có kích thước lớn hơn và cấu tạo đơn giản hơn.
    Các cải tiến có thể tiến hành với HY-4:
    ? Với cấu trúc khá to (dài 7.36 m và đường kính 0.76 m) đặc trưng cho dòng SS-N-2, lại chứa hệ thống rada cồng kềnh nặng nề, nó có rất nhiều khoang trống thuận lợi cho việc thay thế hệ dẫn đường, gắn thêm thùng nhiên liệu.
    ? Thay thế động cơ turbojet WP-11 cổ lỗ rất hao dầu bằng một động cơ có hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao hơn như FJ-44-4 có thể tức khắc tăng vọt tầm bắn lên trên 400km.
    ? Gắn thêm các thùng nhiên liệu phụ vào các khoang trống có được do thay thế hệ dẫn đường cồng kềnh cũ có thể cho phép tăng tầm bắn lên tương đối nhiều. Kết hợp với thay thế động cơ như trên, tầm bắn của HY-4 theo tính toán với đầu đạn 500kg có thể đạt tới 700 km mà chưa cần đeo thêm thùng dầu phụ trên cánh (tức là vượt xa một trái Scud-B)
    2.3.3.3 Nâng cấp các tên lửa hành trình chống tàu C-802
    Các tên lửa hành trình chống tàu dòng C-802 có nhiều đặc trưng rất giống tên lửa Harpoon của Mỹ nên có thể áp dụng các phương pháp mà Mỹ đã áp dụng để chế tạo các tên lửa AGM-83E SLAM từ thiết kế tên lửa hành trình chống tàu AGM-84D Harpoon như:
    ? Giữ nguyên khung thân và đầu đạn
    ? Lắp thêm hệ dẫn đường dùng GPS
    ? Lắp thêm hệ dẫn bắn dùng cảm biến hồng ngoại, passive radar hay passive laser.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 13:40 ngày 11/10/2006
  9. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    2.3.4 Phương án 4-Hoán cải các máy bay chiến đấu cũ thành tên lửa hành trình.
    Có nhiều quốc gia có tồn kho một số lượng lớn các máy bay chiến đấu kiểu cũ như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,? Các máy bay này đã quá cũ nát không còn đảm bảo các chỉ số an toàn bay nên không thể sử dụng để trực chiến được nữa. Nhưng với cấu trúc khí động của chúng thì vẫn quá tốt với yêu cầu của các phi vụ tấn công tự sát kiểu Kamikaze. Tất nhiên ngày nay với các thiết bị điều khiển tối tân thì không còn cần thiết phải hi sinh con người nữa mà công việc này sẽ để các máy tính với thiết bị dẫn đường chính xác đảm nhiệm.
    Các cải tiến có thể tiến hành:
    ? Sử dụng các máy bay cũ còn đảm bảo đủ vài giờ bay an toàn
    ? Toàn bộ hệ thống ghế phóng thoát hiểm, bàn điều khiển sẽ được tháo ra để làm khoang trống cho đầu đạn.
    ? Các hệ thống càng đáp có thể được tháo bớt để làm giảm khối lượng nếu dự tính phóng từ giá phóng với động cơ booster.
    ? Lắp đặt các hệ dẫn đường dựa trên GPS và các hệ thống dẫn bắn chính xác cần thiết
    Kết quả là ta sẽ có những tên lửa hành trình có tầm bắn rất xa (có thể trên 2000km với bình xăng phụ), khả năng cơ động cực tốt và đầu đạn có thể tương đối lớn. Nhiều nước hiện đang nghiên cứu theo hướng này để tận dụng kho máy bay cũ khổng lồ của mình.
    2.3.4.1 Dự án hoán cải máy bay huấn luyện Aero L-29 cũ của Iraq

    [​IMG]
    Theo tuần báo quân sự Jane?Ts Defense Weekly số ra ngày 4 tháng 1 năm 1999, Iraq đã có kế hoạch hoán cải nhiều máy bay huấn luyện cũ Aero L-29 thành các máy bay không người lái có khả năng mang đầu đạn sinh hóa. Vụ này sau đó chìm xuồng và cũng không có thông tin kiểm chứng.
    2.3.4.2 Các dự án hoán cải Mig-17, Mig-19 và Mig-21 cũ của Trung Quốc
    Không quân Trung Quốc có một số lượng tồn kho khổng lồ các máy bay chiến đấu thế hệ cũ như J-5 (copy Mig-17), J-6 (copy Mig-19) và J-7 (copy Mig-21). Phần lớn các máy bay này không còn khả năng chiến đấu và rất nhiều trong số chúng đã được hoán cải thành các các máy bay không người lái làm mục tiêu tập bắn cho không quân và phòng không. Gần đây, họ công bố sẽ chuyển đổi một phần các máy bay không người lái này thành các tên lửa hành trình tấn công tầm xa cỡ lớn. Nhiều thử nghiệm đã được tiến hành với nhiều loại máy bay chiến đấu cũ kể trên tại sa mạc Gobi.

    [​IMG]
    Một máy bay không người lái J-5 đang được kiểm tra trước khi xuất phát.
    Kinh ngạc trước những thành công của việc sử dụng tên lửa hành trình trên thực tế của Mỹ tại chiến tranh vùng Vịnh, Trung Quốc đã nhanh chóng muốn học tập theo kinh nghiệm này. Tuy nhiên do đặc thù cần phóng từ các tàu chiến của hạm đội Mỹ ngoài khơi quốc gia bị tấn công hoặc từ các máy bay ném bom chiến lược nên các tên lửa hành trình của Mỹ thường có cấu trúc nhỏ gọn với cánh và đuôi có thể xếp gọn khiến chúng có thể phóng từ các ống phóng đường kính chỉ nhỉnh hơn đường kính thân của chúng chút xíu. Điều này khiến cho chúng trở nên rất đắt tiền và đôi khi đắt hơn cả mục tiêu mà chúng nhắm đến.
    Với đặc thù của mình là không đem hạm đội đi tấn công (hoặc ít nhất là chưa tại thời điểm này) mà chủ yếu bắn từ lãnh thổ của mình nên cấu trúc nhỏ gọn không phỉa là yêu cầu quan trọng đối với Trung Quốc. Giải pháp hoán cải các máy bay chiến đấu cũ (ví dụ loại J-5 ?"bản copy của MiG-17 Fresco mà Trung Quốc từng sản xuất hơn 1000 chiếc) thành các tên lửa hành trình là một ý tưởng hết sức kinh tế. Với khả năng cơ động tốt ở độ cao thấp, chúng có thể mang đầu nổ nặng 1 tấn đi xa hơn 1000km với 2 thùng dầu phụ, đây thực sự là một chỉ số quân sự đáng chú ý.

    [​IMG]
    Một chiếc J-5 không người lái đang cất cánh.
    Không quân Trung Quốc hiện có vài trăm máy bay chiến đấu J-7 (bản copy của Mig-21) trong biên chế chiến đấu, trong đó có rất nhiều chiếc thuộc các sê ri J-7A, J-7B, J-7C và J-7D đã quá thời gian phục vụ và Trung Quốc sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc hoán cải các máy bay này thành các tên lửa hành trình tầm xa (có thể đạt trên 2000km).
    [​IMG]
    Một máy bay không người lái J-7 đang cất cánh (chú ý buồng lái trống trơn của nó).
    Trung Quốc còn có một số lượng khổng lồ các máy bay chiến đấu J-6 (copy MiG-19 Farmer) đã quá lạc hậu. Hiện chưa có một báo cáo chính thức nào về việc Trung Quốc đã hoán cải những máy bay này nhưng không có gì đảm bảo họ sẽ không làm thế trong tương lai.

    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 14:38 ngày 11/10/2006
  10. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    2.3.5 Phương án 5-Mua các tên lửa hành trình hiện đại từ các quốc gia phát triển
    Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã đầu tư rất nhiều vào các dự án nghiên cứu và sản xuất các tên lửa hành trình và nhiều loại trong số chúng đã được đưa vào danh mục xuất khẩu như Apache của Pháp, các bản uprade của HY-4 và C-802 của Trung Quốc,? và giá đang ngày càng hạ. Các nước nghèo có thể tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư nghiên cứu bằng cách mua luôn các tên lửa này để trang bị cho quân đội.
    Tất nhiên phương án này khiến họ bị phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chính trị và không thể tự chủ về mặt trang bị trong trường hợp có xung đột kéo dài. Tuy nhiên phương án này cũng nên tính đến vì tính hiệu quả tức thì của nó và các quốc gia đang phát triển có thể sử dụng để nghiên cứu và sao chép công nghệ để có thể tự túc chế tạo cho riêng mình về sau.

Chia sẻ trang này