1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tên Quan Thánh đổi ra Quán Thánh khi nào, vì sao?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi CoDep, 16/09/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tại sao người ta cần biết cái thời điểm đó? Có gì quan trọng à?
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Quan trọng lắm.
    *
    Một trong cái quan trọng đó là Thời gian xảy ra việc mà không ai biết.
    Lịch sử mà không có thời gian xảy ra việc thì không có lịch sử.
    Điều này đã dạy trong trường học từ lâu rồi.
    *
    Thời gian xảy ra việc đổi Quan Thánh ra Quán Thánh có rất nhiều
    chuyện ở đằng sau nó nữa đó. Không phải chuyện nhỏ đâu.
    *
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ví dụ như chuyện gì bác kể ra nghe chơi
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ví dụ như:
    Có một người hay một nhóm người rất giỏi chữ Hán và Lịch Sử
    cả Tầu cả Ta. Người này thấy chữ Quạn Thánh dở quá, bèn đệ
    đơn lên đòi sửa đi. Thế nhưng đơn gửi đi khắp nơi mà không
    ai thèm chú ý đến.
    Bỗng nhiên một ngày đẹp trời nào đó, có một quan lớn nhìn thấy
    lá dơn này. Ông bèn hạ lệnh cho các cấp phải làm bằng được.
    Thế là biển đương phố Quan Thánh dỡ xuống, thay vào biển đề
    Quán Thánh.
    Nhân dân thấy vậy chẳng biết hay dở ra sao, nhưng viết thư cho
    bà con dặn nhớ đổi lại địa chỉ Quán Thánh, kẻo thư bị lạc.
    Báo chí truyền thông ít ngưòi biết tên đường vốn là Quan Thánh,
    nay thấy có chuyện xảy ra trên đường phố này, thì cứ nhìn lên
    bảng tên đường Quán Thánh mà đưa lên TV, đài báo.
    Chẳng ai biết mấy ông đồ hay chữ. Cũng chẳng ai biết quan lớn
    nào đã làm đại cạch mạng tên đường mà âm thầm không ai biết.
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Khoằm tôi có hỏi nhưng người được hỏi chỉ xác nhận là tên đường được sửa lại cho đúng Quán Thánh là có nhưng họ không nhớ là sửa lại từ bao giờ.
  6. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Thêm một người nữa cho biết, đến năm 1993, trên giấy tờ còn ghi là "phường Quan Thánh".
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Theo một nguồn của tác giả Nguyễn Cung Thông đang ở Úc:
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Lâu lắm quay lại box mới thấy bài của bác Codep, muộn nhưng cũng muốn nói vài lời.

    Tôi thì không nhớ được bảng tên đường, tuy nhiên rất nhớ có chi tiết là trên một tấm Bản đồ Hà Nội in năm 1984 có ghi rõ tên phố là "Phố QUAN Thánh", và ghi "Đền QUAN Thánh". Rất tiếc là tấm bản đồ đó vì cũ rách nên người nhà vứt mất, nhưng vì đã từng ngắm nó không biết bao nhiêu lần nên ăn sâu vào trí nhớ.

    Như vậy dù không có ảnh chụp làm bằng, tôi khẳng định với trí nhớ của mình là đã từng tên chính thức là Quan Thánh.

    Cũng liên quan đến chữ Quan - Quán (với nghĩa là nơi tu hành của đạo sĩ) này, có một chi tiết nữa theo tôi nhớ là trong lần đầu tiên in quyển Tây Du Ký trọn bộ, khoảng sau năm 85, tôi đọc rất kĩ vì thích, có chương về "ăn cắp quả nhân sâm", dịch giả khi đó đã dùng hai cụm từ để nói về nơi ở của Trấn Nguyên Tử đại tiên, là "Ngũ Trang QUAN", nhưng khi nói chuyện thì lại dùng "quán Ngũ Trang"; nghĩa là dịch giả dùng từ QUAN như từ Hán và "quán" như từ thuần Việt, cũng như kiểu nói "Lôi Âm tự" và "chùa Lôi Âm".

    Ngoài ra, có thể xem trong clip sau về bộ phim Tây Du Ký 1986, tập 10:
    http://www.youtube.com/watch?v=LplxKv-Fqg0


    Vào clip trên, phút thứ 18, phút 20, phút 23:50, 24:10 sẽ thấy thuyết minh bốn lần đều là "Ngũ Trang Quan". Nghĩa là vào thời điểm đó, dịch giả của phim vẫn dịch chữ đó là QUAN chứ không phải Quán.

    Bộ phim này quay xong năm 1988, chiếu ở VN năm 1990, do đó có thể thấy chữ Quan vẫn được dùng cho đến thời điểm đó.

    Còn chính thức đổi sang QUÁN từ bao giờ thì chắc phải tìm hiểu thêm nữa.

    [YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=LplxKv-Fqg0[/YOUTUBE]
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Như bác Nguyễn Cung Thông và bác Chitto cho ý kiến tham khảo,
    thì có thể âm Quán là âm mới cho chữ Tàu chứ không phải ngày
    xưa đọc chữ sai.
    *
    Âm Việt mới cho chữ Tàu cũ thì cả nghìn đời ngưòi Tàu cũng bó tay
    chứ đừng nói đến cụ Nguyễn Du hay cụ Nguyễn Khuyến.
    *
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Cũng chưa chắc là Quán là mới đặt cho Quan.

    Với cùng mặt chữ, người Trung Quốc đọc thành hai âm cũng là thường, nhất là khi cùng mặt chữ đó nhưng mang hai nghĩa khác nhau.

    Khi đó người Việt cũng sẽ đọc thành hai âm ứng với hai nghĩa. Việc đọc thành hai âm có thể là do từ TQ đã đọc khác, cũng có thể do người Việt chủ động đọc khác.

    Trường hợp này chữ có nhiều nghĩa khác nhau như bạn Vaputin đã đưa, trong đó có 3 lớp nghĩa. Lớp nghĩa đầu "quan sát" thì đọc là Quan; lớp nghĩa thứ hai "thấu hiểu / thấu triệt" thì đọc là Quán", lớp nghĩa thứ ba là tòa nhà, khối nhà thì đọc là "Quán".

    Người TQ có thể cũng đã phân biệt các nghĩa này bằng cách đọc theo hai âm khác nhau chút ít rồi. Sang Việt Nam thì phân biệt chính do dấu ngang và dấu sắc.

    Cứ theo từ điển của cụ Thiều Chửu, được coi là chuẩn nhất thì hai âm (cùng mặt chữ) này phân biệt rõ ràng.

    Cũng rất có thể thời trước 1990, một số người vì nhìn mặt chữ và chỉ quen dùng âm đọc Quan nên luôn dùng Quan mà không để ý đến việc với nghĩa tòa nhà thì phải đọc là Quán mới đúng, người dịch Tây Du Kí cũng nhìn văn bản nên dịch thế.

    Cho đến khi có người chỉ rõ sự khác biệt giữa hai âm của cùng mặt chữ, và các nhà ngôn ngữ chính thức lên tiếng thì mới đổi lại cho đúng là Quán.

    Chuyện cùng mặt chữ khác âm đọc thì nhiều, tiêu biểu là Chủ và Chúa, ở TQ là một âm, nhưng sang Việt Nam thì tách thành hai, dù rằng với nghĩa thì cũng tương tự.

Chia sẻ trang này