1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tết đến ...hoa đào nở !!!

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi chobe, 19/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chobe

    chobe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    994
    Đã được thích:
    0
    Tết đến ...hoa đào nở !!!

    Biểu tượng hoa đào​

    Trong thế giới đa sắc của các loài hoa, hoa đ.ào là thứ hoa đẹp và quý. Hầu hết các bộ phận của cây đào đều có giá trị đối với đời sống thực tế. Trong văn hóa của nhiều quốc gia, chủ yếu là các quốc gia phương Ðông, hoa đào, cây đào, quả đào được lựa chọn làm biểu tượng với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết chúng tôi muốn nói đến cây đào trong tự nhiên với các tính chất sinh học của nó. Ðào là cây gỗ nhỡ, thuộc họ hoa hồng, cao khoảng 3 - 4m, lá đơn mọc so le, phiến hẹp và dài, cuống ngắn, mép có răng cưa nhỏ, hoa màu hồng nhạt, mọc riêng lẻ, có 5 cánh, cuống hoa ngắn, nhị hoa có khoảng 35-40 cái, quả hạch có rãnh dọc, ở mặt ngoài có phủ nhung tơ. Nhân hạt, hoa, lá đào đều có tác dụng y học chữa một số bệnh cho người (1). Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đào có những ý nghĩa biểu tượng sau:

    - Hoa đào biểu tượng cho mùa xuân

    - Hoa đào là hình ảnh của sự đổi mới và sức sinh sản DỒI DÀO. Ở TRUNG QUỐC người ta lấy nó biểu tượng cho lễ cưới.

    - Hoa đào tượng trưng cho sự trong trắng và thủy chung theo quan niệm của người Nhật Bản.

    - Ở Trung Quốc quả đào được xem là có tác dụng phòng chống những ảnh hưởng xấu, trừ tà ma. Ngoài ra cây đào và quả đào thường biểu trưng cho sự trường sinh bất tử gắn với huyền thoại về cây đào của Tây Vương Mẫu cứ 3000 năm lại ra quả một lần, ai ăn quả đó sẽ được trường sinh bất tử.

    - Cũng với người Trung Quốc vườn đào ngoài việc gắn với đề tài lịch sử Lời thề ở vườn đào, nó được xem là khu vườn địa đàng, vườn của sự trường sinh, sự tới đích của hành trình thụ pháp. Người ta còn dùng gỗ cây đào khắc thành những hình nhân treo trên cửa ra vào để tránh tà ma hoặc chế tạo ra những cây bút trong thuật bói toán, những cây bút gỗ đào này khi chuyển động sẽ viết nên những văn tự tiên báo tương lai (2).

    Trong văn hóa Việt Nam, hoa đào cũng như cây đào, quả đào không hàm chứa hết những ý nghĩa biểu tượng ở trên mặc dù những ý nghĩa ấy không xa lạ gì với người Việt Nam qua lịch sử, văn hóa Trung Quốc cũng như Nhật Bản. Với người Việt Nam biểu tượng đào chủ yếu tập trung ở ý nghĩa của hoa đào, vườn đào mà ít khi nhắc đến cây đào hoặc quả đào. Ðiều này thể hiện rõ trong ca dao. Chúng tôi đã thống kê trong bộ Kho tàng ca dao Việt Nam có 103 lời nói tới đào trong đó chiếm số lượng chủ yếu là hình ảnh của hoa đào và vườn đào.

    Người thiếu nữ và hoa vốn đã có mối quan hệ đặc biệt với nhau qua sự tìm hiểu của chúng tôi đối với biểu tượng hoa sen, hoa hồng... với biểu tượng hoa đào mối quan hệ trữ tình ấy lại một lần nữa được khẳng định. Các thi sĩ dân gian đã không lầm khi khắc họa vẻ đẹp người phụ nữ trong sự tương quan với hoa đào, đôi khi là búp đào, đào tơ hay quả đào non:

    Thấy em mắt phượng môi son
    Mày ngài da tuyết đào non trên cành

    Hình ảnh người con gái đứng bên hoa đã từng là đề tài cho vô số những tác phẩm nghệ thuật từ cổ đến kim. Với ca dao hình ảnh ấy được khắc họa như một bức tranh trữ tình:

    Hôm qua thơ thẩn vườn đào
    Thấy người thục nữ vít cành đào hái hoa

    Người con gái xuân sắc giống như hoa đào đang còn độ hàm tiếu hấp dẫn bao người:

    - Ði ngang thấy búp hoa đào
    Muốn vào mà bẻ sợ bờ rào lắm gai
    - Bông đào choi chói nở ra
    Giơ tay muốn hái sợ nhà có cây

    Trái đào chín hây hây má đỏ cũng được ví với vẻ đẹp rực rỡ của người con gái, vẻ đẹp ấy để lại bao niềm tiếc nuối cho các chàng trai:

    Ngắn tay với chẳng tới cao
    Tiếc ôi là tiếc trái đào chín cây

    Không chỉ hoa đào, búp đào, quả đào được ví với người con gái mà cả cây đào cũng được ca dao lấy làm biểu tượng cho người con gái:

    - Công anh gánh đất đắp cội cây đào
    Công anh rào dậu để cho ai vào hái hoa
    - Cây lê, cây lựu cây đào
    Ba bốn cây đứng đó cây nào còn không?

    Từ ý nghĩa biểu tượng cho người con gái hoa đào gắn với tình yêu đôi lứa, gắn với chuyện nhân duyên. Biểu tượng vườn đào xuất hiện nhiều lần trong ca dao với rất nhiều ý nghĩa khác nhau mà hầu hết những ý nghĩa ấy gắn với tình yêu. Cũng giống như biểu tượng vườn hồng, vườn đào là khu vườn yêu nơi người con gái gửi gắm tình cảm của mình. Vườn đào có huê là nói đến người con gái đang sẵn sàng bước vào giai đoạn yêu đương:

    Hỏi chàng quê quán nơi nao
    Sao mà chàng biết vườn đào có huê
    Anh là khách lạ đường xa
    Biết đây có gái đào hoa tới tìm

    Sự ngỏ lời của chàng trai trở nên vô cùng ý nhị khi anh ta muốn gửi gắm tình yêu của mình tới cô gái bằng hình ảnh xin gửi cây lan, cây huệ tới trồng ở vườn đào:

    Vườn đào có đám đất không
    Anh có cây lan cây huệ đưa vào trồng tốt chăng?

    Hình ảnh vườn đào đầy xuân sắc hấp dẫn biết bao **** ong qua lại giống như sự tấp nập kẻ ra người vào của chốn "lầu hoa" nơi có người con gái đẹp đang tuổi kén chọn ********:

    - **** vàng, **** trắng, **** xanh
    Bay qua lượn lại quấn quanh vườn đào
    **** lớn **** nhỏ lao sao
    Tung tăng vườn đào hút nhụy đưa hoa
    - Dừng xa khoan kéo ai ơi
    Hình như ong **** dạo chơi vườn đào

    Chốn vườn đào là hình ảnh tượng trưng cho nơi gặp gỡ của các cô thôn nữ và các chàng nho sĩ mà không nhất thiết phải có một vườn đào thực ngoài đời:

    - Vườn đào vừa tốt vừa tươi
    Mời chàng nho sĩ vào chơi vườn đào
    - Trăm hoa đua nở vườn đào
    Mời chàng nho sĩ bước vào thăm hoa

    Vẫn chỉ là chuyện muôn thuở của các chàng trai khi thể hiện quyết tâm của mình trong tình yêu. Các thi sĩ dân gian đã tưởng tượng ra hình ảnh vườn đào quyến rũ nhưng lại có vô vàn khó khăn ngăn trở đòi hỏi người con trai phải có quyết tâm lớn để chiếm được tình yêu của người con gái:

    Lầm nghe núi cả non Bồng
    Dạ cam mà chỉ ngọt bòng, ngon sao
    Ra tay bẻ khóa vườn đào
    Rẽ mây gạt gió, lọt vào kết duyên

    Vẫn là biểu tượng vườn đào nhưng khi vườn đào ấy vắng bóng **** ong qua lại là lúc người con gái đã phai má đào mà vẫn không có tình yêu:

    Chồng còn mô có anh nào
    Em còn lận đận vườn đào sớm trưa

    Cũng vẫn trong vườn đào yêu đương ấy hình ảnh Sen ngó đào tơ lại là hình ảnh của mối tình đầu lãng mạn thuở mới lớn:

    - Duyên còn sen ngó đào tơ
    Khách tình xin sẽ qua vô vườn đào
    - Ðào tơ sen ngó xanh xanh
    Ngọc lành còn đợi giá lành đẹp duyên

    Không chỉ biểu tượng vườn đào mà biểu tượng hoa đào nói chung đã thể hiện rất nhiều trạng thái tình cảm khác nhau của tình yêu đôi lứa. Sự lo sợ của người con gái trước khi trao gửi tình yêu được thể hiện thông qua hình ảnh mong manh của hoa đào trước nắng gió cuộc đời:

    - Vóc bồ liễu e dè gió bụi
    Ðóa hoa đào sợ hãi nắng sương
    - Em biết đâu là khách đài chương
    Ngãi nhân giữ được bực thường vậy chăng

    Hoa đào héo nhụy biểu tượng cho người con gái đã qua thời xuân sắc nhưng không phải là đã hết duyên:

    Hoa đào héo nhụy anh thương
    Anh mong bẻ lá che sương cho đào

    Tuổi xuân của người con gái rồi cũng đến lúc nhạt phai như tuổi của một đời hoa. Lời trách móc của người con gái đối với người ******** không chung thủy nghe thật chua xót:

    Thân thiếp như cánh hoa đào
    Ðang tươi đang tốt thiếp trao cho chàng
    Bây nhờ nhụy rữa hoa tàn
    Vườn xuân nó kém sao chàng lại chê

    Hoa đào trong vai trò biểu tượng cho tình yêu được ca dao sử dụng nhiều theo từng cặp biểu tượng cho đôi ********. Cặp biểu tượng thường gặp nhất và cũng quen thuộc nhất với người Việt Nam là mận - đào qua những lời ca dao tỏ tình nổi tiếng:

    - Bây giờ mận mới hỏi đào
    Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
    - Ðêm qua mận mới hỏi đào
    Vườn xuân đã có ai vào hái hoa?

    Sự quấn quít của mận - đào đã thể hiện mơ ước về một tình yêu đôi lứa hạnh phúc.

    Muốn cho mận ở với đào
    Tình ở với tính lúc nào chẳng vui.

    Sự trách móc, hờn dỗi trong tình yêu được ca dao thể hiện rất đặc sắc thông qua lời tự tình của cặp ********: đào - mận:

    Vì đào nên mận chẳng quên
    Vì đào nên mận ngậm phiền nhớ mong
    Vì đào nên mận long đong
    Xin đào chớ ở ra lòng Bắc Nam

    Cặp biểu tượng mận đào cũng có lúc không trong vai trò là đôi ******** mà chỉ đơn thuần biểu tượng cho con người, nhất là người con gái. Ca dao dùng hình ảnh Khi xưa cành mận khi nay cành đào để nói đến người con trai không chung thủy:

    Xin chàng hãy bỏ tay ra
    Ðến mai về cửa về nhà sẽ hay
    Chàng đừng cầm lấy cổ tay
    Khi xưa cành mận khi nay cành đào.

    Cũng xuất hiện khá nhiều trong ca dao là cặp biểu tượng lựu - đào hầu hết mang ý nghĩa của sự trắc trở, chia xa trong tình yêu để lại nỗi nhớ thương da diết cho đôi ********:

    - Sen xa hồi sen khô hồ cạn
    Lựu xa đào lựu ngả đào nghiêng
    Vàng trên tay rớt xuống không phiền
    Phiền người bội nghĩa biết mấy niên cho hết sầu.

    - Lời em phân gan thắt ruột bào
    Vì đâu xui khiến lựu với đào xa nhau

    - Mấy lâu cách lựu xa đào
    Cây cao xa bóng biết ngày nào gặp nhau.

    Lựu lại gặp đào là chuyện vô cùng hiếm hoi trong ca dao được dùng diễn tả những sự kiện khó có thể xảy ra kiểu như dân gian ta thường nói Rồng đến nhà tôm vậy:

    Bữa nay lựu lại gặp đào
    Cựu tình tương hội lẽ nào chẳng vui.

    Lựu và đào luôn biểu tượng cho sự cách trở trong tình YÊU CỦA ÐÔI ********. Ý nghĩa này phải chăng xuất phát từ thực tế hoa đào nở vào mùa xuân, hoa lựu nở vào mùa hè. Khi hoa đào đã tàn hết, quả đào đã xanh mướt thì hoa lựu mới nở. Khi quả đào đã được hái hết khỏi cây vào mùa hè thì quả lựu mới bắt đầu lơ lửng như những chiếc đèn ***g mùa thu trên cây. Ðào và lựu luôn nối tiếp nhau theo thời gian mà không gặp được nhau, không tồn tại cùng nhau trong một mùa. Sự xa cách này không khác lắm so với những sự chia xa của tình yêu đôi lứa, có tình với nhau nhưng do rất nhiều lý do không thể đến được với nhau.

    Khác với cặp biểu tượng lựu - đào, cặp biểu tượng đào - lý (mận) mang nhiều ý nghĩa hơn. Khi là đôi ******** đã chia xa:

    Ðã chích phụng loan chia màn uyên thúy
    Ðào đà cách lý cúc nọ xa lan
    Kiếng kia đã vỡ khó hàn
    Khuyên anh nhớ tiếc hãy lo đàng thất gia.

    Khi lại không phải là đôi ******** mà chỉ biểu tượng cho một phía:

    Thấy đó nói ra em đà hiểu ý
    Muốn cho đào lý hiệp với trúc mai
    Quản chi biển rộng sông dài
    Ôm duyên em đợi khách chương đài bấy lâu.

    Có khi tác giả dân gian dùng biểu tượng đào - lý để nói đến người con gái ở độ tuổi xuân xanh có nhiều nơi ướm hỏi, đánh tiếng:

    - Ði qua trước cửa vườn đào
    Thấy hoa thiên lý muốn vào hái chơi.

    - Chiều chiều vãn cảnh vườn đào
    Hỏi thăm thiên lý rơi vào tay ai.

       Ý nghĩa của cặp biểu tượng đào lý trong ca dao khác hẳn trong thơ ca bác học. Ðào lý trong các tích cổ cũng như trong thơ ca cổ thường mang ý nghĩa của sự quyền quý, của các bậc hiền tài. Nguyễn Du dùng sân đào lý trong Kiều để chỉ sân của nhà quyền quý. Trong Cung oán đào lý được dùng để chỉ những bậc hiền tài:

    Sân đào lý râm ***g man mác
    Nền đỉnh chung nguyệt gác mơ màng.

    Ngoài các cặp biểu tượng trên, đào còn đi với liễu thành một cặp biểu tượng cũng thường thấy trong ca dao. Ðào - liễu cũng là đôi ******** nhưng là đôi ******** son sắt, gắn bó mật thiết với nhau trong sự hội ngộ:

    - May mô may, khéo mô khéo
    Cơn cỏ héo gặp trộ mưa rào
    Mối tình duyên hội ngộ liễu với đào ta kháp nhau

    - **** xa hoa **** khô hoa tẻ
    Liễu xa đào liễu ngẩn đào ngây
    Ðôi ta tình nặng nghĩa dày
    Dù xa nhau đi nữa cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

    Ðào và liễu trong một vài lời ca dao lại được dùng theo kiểu cấu trúc hình tượng song song (mà không phải đối lập) để nói đến người con gái:

    Hai bên bên liễu bên đào
    Mặc tình mặc ý thương bên nào thì thương.

    Ðào biểu tượng cho tình yêu đôi lứa là ý nghĩa chủ đạo nhưng bên cạnh ý nghĩa đó đào còn biểu tượng cho tình vợ - chồng:

    Ðôi ta như cánh hoa đào
    Chồng đây vợ đấy ai nào kém ai.

    Trong thực tế hoa đào được coi là dấu hiệu, là biểu tượng của mùa xuân nhưng trong ca dao ý nghĩa này hầu như không xuất hiện. Trong hơn một trăm lời ca dao nhắc đến hoa đào thì chỉ có duy nhất một lời nhắc tới hoa đào gắn với mùa xuân.

    Chào chàng tới cả đình trung
    Chào mừng sẽ hỏi anh hùng tài cao
    Rằng đây thu cúc, xuân đào
    Mơ xe mận lại gió chào trăng thu.

    Như vậy ý nghĩa biểu tượng của đào trong ca dao chủ yếu là biểu tượng cho người con gái, cho tình yêu đôi lứa và tình cảm vợ chồng. Ðào trong ca dao chủ yếu là hoa đào, quả đào và cây đào cũng xuất hiện nhưng chỉ chiếm phần trăm rất nhỏ. Ðiều này khác với ý nghĩa của đào trong các loại hình nghệ thuật khác cũng như trong thơ ca bác học. Ðào rất ít xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt Nam, trong các tác phẩm điêu khắc, trang trí họa tiết cây đào, hoa đào đôi khi cũng xuất hiện nhưng không mang ý nghĩa đặc biệt. Trong tranh dân gian hoa đào xuất hiện nhiều hơn chút ít, chủ yếu là ở tranh Hàng Trống, rất hiếm trong tranh Ðông Hồ và các dòng tranh khác. Tiêu biểu là tranh Thất đồng với những trái đào căng tròn thể hiện cho sự trường thọ, sung túc, tranh Ngũ quả với cành đào rực rỡ đặc trưng của ngày tết. Ðây đó trên đồ gốm mỹ nghệ hoa đào cũng là những mô típ khi tìm miêu tả theo mùa, khi thì đơn thuần là họa tiết hoa lá trang trí. Nhìn chung trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam đào ít xuất hiện và ý nghĩa biểu tượng cũng đơn giản hơn so với các loại thực vật khác như sen, cúc...




    ...​
  2. chobe

    chobe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    994
    Đã được thích:
    0
    Vẻ đẹp của hoa đào là đề tài muôn thuở trong thơ ca bác học từ cổ đến kim. Từ trong những tuyệt tác của thơ Ðường cổ hoa đào đã là đối tượng trữ tình đặc biệt: Hình ảnh hoa đào trôi theo dòng nước trong thơ của Trương Húc còn mãi được thi nhân ngàn ca tụng. Hoa đào biểu tượng cho người con gái đẹp trong thơ Thôi Hộ:
    Tích niên kim nhật thử môn trung
    Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Ðào hoa y cựu tiếu đông phong
    (Năm ngoái hôm nay trong cổng này
    Mặt người và hoa đào ánh lẫn nhau
    Giờ đây mặt người không biết đã đi đâu
    Chỉ còn hoa đào vẫn cười trước gió đông như cũ)
    Hoa đào, gió đông đã trở thành điển tích trong thơ của các thi nhân đời sau: Hoa đào năm cũ còn cười gió đông (Kiều). Ðặc biệt là trong Kiều của Nguyễn Du ông đã dùng rất nhiều hình ảnh hoa đào với đa dạng các nghĩa biểu tượng khác nhau. Má của người thiếu nữ hồng như hoa đào, nói má đào là nói đến người con gái đẹp:
    Số còn nặng nợ má đào
    Người dù muốn quyết trời nào có cho.
    Phòng xuân hay phòng đào là nơi ở của người con gái đẹp:
    Phòng xuân trướng rủ hoa đào
    Nàng Vân nằm bỗng chiêm bao thấy nàng.
    Cây đào non (dịch từ câu "đào chi yêu yêu") cũng được ví với người con gái đẹp đang thì mơn mởn:
    Vẻ chi một đóa yêu đào
    Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.
    Còn nhiều biểu tượng đào nữa trong Kiều như Nhị đào biểu tượng cho vẻ đẹp thanh tân của người phụ nữ, thơ đào biểu tượng cho thân phận yếu đuối của người phụ nữ...
    Trong thơ Nguyễn Trãi hoa đào đồng nghĩa với mùa xuân, đồng nghĩa với vẻ đẹp kín đáo, thanh cao:
    Một đóa đào hoa khéo tốt tươi
    Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười
    Ðông phong ắt có tình hay nữa
    Kín tiễn mùi hương dễ động người
    Sau này trong thơ ca bác học cận hiện đại cũng như thơ ca hiện đại hoa đào chủ yếu biểu tượng cho mùa xuân, điều này khác hoa đào trong ca dao. Hoa đào, mùa xuân, ngày tết và người thiếu nữ trở thành một mô - típ đặc biệt trong thơ ca:
    Hôm nay là xuân mai còn xuân
    Một cánh đào rơi nhớ cố nhân
    (Nguyễn Bính - Nhạc xuân)
    Anh hiểu sức vươn của những cành đào
    Qua gió rét vẫn đỏ hoa ngày tết
    (Phạm Tuyên - nhạc phẩm Gửi nắng cho em)
    Như vậy ý nghĩa của biểu tượng hoa đào ở thơ ca bác học được mở rộng hơn và nó có một số ý nghĩa khác với cùng biểu tượng này ở ca dao. Nhưng cả ca dao và thơ ca bác học biểu tượng đào đều chung một ý nghĩa nổi trội nhất là biểu tượng cho người phụ nữ. Theo chúng tôi, nếu như cùng biểu tượng cho người phụ nữ nhưng nhìn chung trong văn học nghệ thuật hoa sen mang một vẻ tươi tắn, tràn đầy sức sống; hoa cau - lá trầu tượng trưng cho vẻ đẹp thanh khiết, đầy đặn; hoa hồng chính là cái đẹp cao quý, quyến rũ, rực rỡ thì hoa đào lại tượng trưng cho một vẻ đẹp đượm buồn, xa xăm và có một chút bạc phận.
    Cũng như loài hoa của thế giới phương Ðông nhưng ý nghĩa của hoa đào dường như không gắn nhiều tới yếu tố thiêng của tôn giáo mà nó gắn bó thân thiết với dân chúng. Cây đào được trồng ở khắp các làng quê Việt Nam với rất nhiều các chủng loại khác nhau và ở Việt Nam cũng có những vùng chuyên trồng đào. Với Trung Quốc, Nhật Bản cũng như vậy, đặc biệt ở Nhật Bản còn có mùa lễ hội hoa đào rất đặc sắc. Vào mùa đào nở rộ người dân nước này nô nức đi đến những công viên, những vườn hoa, những nơi có phong cảnh đẹp và nhiều hoa đào nở để ngắm hoa, người ta còn làm lều bạt nghỉ lại để thưởng thức hoa. Không phải ngẫu nhiên người ta nói Nhật Bản là đất nước của hoa đào. Mùa hoa đào rất ngắn ngủi ở từng vùng của nước Nhật nhưng chúng nở nối tiếp nhau ở từng vùng tạo nên mùa hoa trải dài đến vài tháng trên khắp nước này.
    Trong cuộc sống hôm nay hoa đào vẫn là loài hoa quý không thể vắng mặt trong mỗi gia đình Việt Nam dịp tết đến xuân về và những ý nghĩa biểu tượng của nó được lưu giữ nhiều trong thi ca nhạc họa, đặc biệt là trong những lời ca dao xưa.
    ...​
  3. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông
  4. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    chị chobe quả am hiểu về đào.nhất là về những vần thơ ,những câu ca dao về đào thì miễn bình luận .
    em cũng xin góp vào trong vườn đào này ,một số câu thơ và ý hiểu khác nữa của mình .
    bài thơ :"
    Tích niên kim nhật thử môn trung
    Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Ðào hoa y cựu tiếu đông phong
    câu thơ "
    Đào hoa lưu thuỷ y nhiên tại
    Bất kiến đương thời quán tửu nhân ."
    (Nước vẫn êm trôi đào vẫn nở
    Đâu người thuở ấy chuốc ly bôi "
    ....&những câu thơ trong bài :"Ông đồ ":
    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    .......
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu "...
    em nghĩ ngoài những ý nghĩa mà chị chobe đã nói ra ,Đào còn là một biểu tượng ,một thi liệu tượng chưng cho sự trường tồn ,lặp đi lặp lại ...khi so sánh với một sự ngắn ngủi ,đổi thay .....nhất là trong chia ly ,từ biệt .

    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông
  5. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Tết xuân Trung hoa​
    Cách đây 3, 4 nghìn năm, Trung Quốc phát minh ra phép tính lịch theo chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất, gọi là Âm lịch. Căn cứ vào độ tròn và độ khuyết của mặt trăng và nhiệt độ khí hậu thay đổi. Âm lịch mỗi năm lại chia ra làm 24 tiết khí để tiện cho nhà nông sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Những ngày tết cổ truyền của Trung Quốc gắn liền với mặt trăng và tiết khí. Tết xuân là ngày tết cổ xưa nhất và trọng thể nhất trong dân gian Trung Quốc và cũng là ngày lễ chung của dân tộc Hán và rất nhiều dân tộc khác. Ðúng giờ tý (12 giờ đêm) ngày 30 tháng chạp là lúc bắt đầu Tết xuân và là ngày đầu tiên của năm Âm lịch.
    Nó vào khoảng trước hoặc sau ngày "lập xuân" thuộc tiết thứ nhất trong một năm. Lúc đó, cảnh vật trên đời bắt đầu đổi mới. Cấy chiêm và gieo hạt cũng sắp bắt đầu. Bởi thế, các đời vua thời cổ đều hết sức coi trọng tiết này, thường hay dẫn dắt các quan làm lễ trọng thể đón mừng năm mới. Trong dân gian, ăn tết bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp. Trước ngày Tết xuân, nhà nào nhà nấy đều làm tổng vệ sinh, quét dọn sân vườn sạch sẽ, cắt hoa giấy dán cửa sổ, dán tranh tết và tấp nập sửa soạn các thức ăn trong ngày tết. Gia đình nào cũng viết những đôi câu đối bằng giấy màu đỏ dán hai bên và trên cửa nhà với nội dung chúc mừng năm mới gặp nhiều may mắn ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống tốt đẹp.
    Ðêm giao thừa ngày 30 tháng chạp là cao trào Tết xuân. Giao thừa có nghĩa là năm cũ đã qua, năm mới bắt đầu. Ðêm hôm ấy, ai nấy đều phải giữ năm (thủ tuế), nhà nào cũng thắp đèn sáng trưng. Những người đi xa đều phải trở về nhà ăn tết, ăn "bữa cơm đoàn tụ". Trong lúc này, mọi người chúc tết lẫn nhau đón năm mới và tiễn đưa năm cũ. Ở miền Bắc, bữa cơm đêm giao thừa, nói chung là ăn bánh "chẻo chừ". Ðốt pháo hoa là một nội dung ăn mừng Tết xuân. Tục đốt pháo thịnh hành vào đời Ðường. Hồi ấy người ta ném ống tre, nứa vào đống lửa, cho nổ đì đùng để xua cái đen tối, đón cái sáng sủa. Ðến đời Tống phát minh ra thuốc súng. Người ta làm ra pháo hoa thay thế cho pháo bằng ống tre.
    Mồng một tháng giêng bắt đầu năm mới, hoạt động của mọi người lại càng thêm sôi nổi. Người ta đi thăm hỏi thân nhân, bạn bè, chúc tết lẫn nhau hoặc kéo nhau đi trẩy hội, lễ chùa và cùng tham dự các hoạt động vui xuân. Nam nữ hớn hở, vui tươi, giắt nhau vào tình trường. Trong các đám hội xuân, người ta có đủ các trò chơi như múa rồng, múa sư tử, đi cà kheo, múa "ương ca" v.v.. Ðâu đâu cũng tràn ngập một bầu không khí sôi nổi, vui mừng cho tất cả mọi người. Lại có cả chọi gà, đánh cờ...
    Hoạt động của tết kéo dài đến ngày 15 tháng giêng. Ðó là ngày cuối cùng của Tết xuân. Nhưng đêm ngày 15 tháng giêng lại là đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới. Cho nên, đêm hôm rằm lại náo nhiệt lạ thường. Ca dao nói: Đêm rằm vui "Nguyên Tiêu". Tết Nguyên Tiêu, người thân lại sum họp với nhau, ăn bánh, xem rước đèn, múa đèn. Trên khắp các phố, người đông như nêm. Ðâu cũng là đèn thắp sáng và hoa. (TBDL)
    Được olympic sửa chữa / chuyển vào 07:36 ngày 20/01/2003
  6. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
  7. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
  8. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Tiểu phẩm:
    Siêu thị ngày Tết đông kinh khủng. Chân T đã đi tới quầy hàng "Thức ăn chế biến sẵn" mà tay anh chàng vẫn kẹt ở quầy "Đồ dùng gia đình". Sau bao nhiêu tiếng đồng hồ chen lấn, giành giật, kể cả mắng chửi, T đã lê được thân xác nặng nề của mình đến chỗ tính tiền.
    Hai tay chàng cầm hai lọ mắm tôm, vài ba ký xà phòng. Còn trên cổ, T treo lủng lẳng một gói cá hồi đông lạnh. Sở dĩ có tình trạng này vì toàn bộ xe đẩy và giỏ xách của siêu thị đã bị bà con quơ sạch. Mỗi quầy tính tiền đều ùn tắc như cảnh kẹt xe. Cô bán hàng cầm chiếc que điện tử của máy đọc mã số, vung lên như Tôn Ngộ Không vung gậy. Chiếc que quệt vào ai thì ngay lập tức phát ra những tia đỏ lập lòe.
    Đến lượt T, sau khi được cái que chọt hai cái, đâm ba cái và đánh bốn cái, cô bán hàng tuyên bố: "Hai trăm sáu mươi bảy ngàn bốn xu!" T rút chiếc bóp tiền dẹp lép, đẫm mồ hôi ra, đưa cho cô hai trăm sáu mươi bảy ngàn mười xu. Cô bán hàng gạt một cái. Số tiền của T rơi vào chiếc két khổng lồ có mồm há ra như con cá nóc mắc cạn. Thấy cô ta không để ý đến mình, T ấp úng: "Cô ơi, cô còn thiếu tôi sáu xu".
    Cô ta lườm một cái, tưởng như T là kẻ keo kiệt nhất trần gian: "Làm gì có sáu xu? Đẹp trai thế mà hà tiện". Tuấn tức nghẹn thở. Anh vừa định mở mồm nói thì một bà to béo như dưa hấu đã huých tới, khiến anh văng ra đường trong tiếng cười. T lảo đảo đứng dậy. Lòng muốn nổ tung vì giận.
    Mặc dù sáu xu đối với anh không phải là to, nhưng anh không đồng ý cách cư xử của siêu thị. Nếu cứ mỗi người, họ ăn chặn vài xu, thì cứ hỏi cả triệu người đi chợ Tết, họ với được bao nhiêu? Vừa bước vừa lẩm nhẩm, T về tới phòng mình lúc nào không hay
    Anh xếp thức ăn xuống bàn, xếp những bịch ny-lông phẳng phiu lại, chờ cân ký bán ve chai. Dự định cởi áo ra nằm nghỉ, bỗng T sững lại. Chiếc áo khoác này là của siêu thị. Lúc mua nó, vì không có chỗ để nên anh đã mặc vào người.
    Cô bán hàng quệt chiếc que lên tất cả những món anh đang xách, đang bê, đang đeo, đang vác nhưng lại trừ đang mặc. A ha, thế là T có lãi! Thế là Tuấn đã trả thù được chỗ sáu xu. Nhưng còn những người khác thì sao? T phải trả thù cho họ. Anh lao tới siêu thị. Chàng chọn một đôi đẹp nhất, đắt nhất ở quầy bít-tất.
    Nhìn trước nhìn sau không có ai, T liền xỏ chân vào tất, vào giày. Sau đó, chàng vớ một nửa quả táo và đi ra quầy tính tiền. Cô bán hàng chỉ bắt T trả tiền cho nửa quả táo mà không để ý gì đến chân anh. T reo lên vì đắc thắng. Anh nện gót trên vỉa hè, khiến ai nấy đều quay lại nhìn đôi giày mới với vẻ kính phục, kể cả một thiếu nữ tuyệt đẹp đang đứng trước cửa.
    Quá kích động, T lao về nhà. Anh thay vội chiếc quần đã rách sáu miếng và chiếc áo vá nhiều lớp ở khủyu tay... rồi xông tiếp ra một cửa hàng to lộng lẫy. Thực ra, về bản chất, T là người lương thiện. Nhưng, nỗi căm thù bị tước mất sáu xu cộng với nỗi an ủi "mình chỉ làm một lần vào dịp cuối năm"... khiến T thêm dũng khí.
    Vào cửa hàng, T chọn một chiếc quần có thêu ở đầu gối, một chiếc áo sơ mi bằng lụa tốt, một chiếc cà-vạt kiểu Pháp và một chiếc mũ đội đầu bằng thổ cẩm. Ôm đống đồ sang trọng thơm phức, T nhìn trước nhìn sau. Tất cả các phòng thay đồ đều chật cứng. Mà nếu có vào đó thì làm sao thủ tiêu mớ đồ cũ trên người?
    Trong cái khó ló cái khôn, T phát hiện ra bức tượng khổng lồ bằng thạch cao. Thế là đã có chỗ an tòan cho anh thực hiện mưu đồ. Bước ra cửa hàng, T ngạc nhiên khi tất cả khách hàng đều nhìn anh vỗ tay. Mấy bà già xông tới khen anh có thân hình lực sĩ. Thì ra cửa hàng có gắn camera trong bưc tượng. Và cảnh T thay đồ vừa truyền hình trực tiếp cho cả ngàn người.
    (Theo Báo Lá Cải)
  9. chobe

    chobe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    994
    Đã được thích:
    0
    Những phong tục trong lễ giao thừa​
    Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu hay kết thúc cũng là lúc giao thừa. Theo từ điển Hán Việt, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hằng năm vào lúc chuyển giao năm cũ năm mới có lễ trừ tịch.
    Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ với ý nghĩa đem bỏ những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", được cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.
    Cúng ai trong lễ giao thừa
    Theo truyền tụng, mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời bởi các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
    Sửa lễ giao thừa
    Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Đến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.
    Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.
    Tục lệ trong đêm trừ tịch
    Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm. Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
    Hái lộc: Đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất thần, Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
    Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
    Xông nhà: Thường người ta kén một người dễ vía trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía, người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mùng 1 đến xông nhà trước khi có khách tới chúc Tết.
    (Theo Phong tục Việt Nam)
    ...​

Chia sẻ trang này