1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tết Hà Nội, đặc sắc nhất là gì?

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi mocmienvuong, 28/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. resurrection

    resurrection Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    575
    Đã được thích:
    0
    nhớ ngày còn bé cả nhà chuẩn bị cho tết, có năm chị và mẹ làm mứt, ngon dễ sợ, nhớ nhất là món mứt quất chị làm. oai, ngon hơn ngoài hàng 1 tỉ lần. đối với mình tết luôn rất vui nhg vui nhất vẫn là ngày bé. sau này chị đi học xa, tết buồn chết, chỉ như 1 cơ hội để đc nghỉ học dài ngày.
    đêm 30 luôn luôn thức khuya, rồi thì sáng mồng 1 lại ngủ nướng. hehe. bảo sao cả năm lúc nào cũng chỉ nhăm nhăm ngủ nướng uhm, vậy nên ko có đc cái cảm giác sáng mồng 1 mở toang cửa sổ ra tận hưởng ko khí của 1 năm mới như Nora. nhớ ngày bé cứ tết là đi chợ hoa và đi chùa, phủ Tây Hồ với bố mẹ. lẵng nhẵng đi theo, thích lắm. để rồi lớn lên thì chả mấy khi đặt chân đến phủ Tây hồ nữa, hehe, toàn chỉ bố mẹ đi thôi.
    ko hiểu sao mình luôn có rất nhiều kỷ niệm hay những chuyện đặc biệt, vui có, buồn có, xảy ra vào dịp tết. hix, giá tết này đc về nhà, năm nay chị về rồi.... buồn quá :(
  2. chuoi_in

    chuoi_in Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Mấy ngày chuẩn bị cho Tết thì tất bật kinh khủng ,nhưng vẫn có cảm jác háo hức ....Đêm 30 Tết ...yên bình ...thanh thản ....Năm nào cũng một cái Tết như thế .....nhưng sao vẫn thấy nhớ và mong nó đến thật nhanh ...........
    Tết Hà Nội ...yên bình ....
  3. tnyleung

    tnyleung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2004
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Điều mình nhớ nhất của Tết HN, đó là buổi sáng 30 tết trời rét lạnh cóng tay, rét hơn tất cả những cái rét mình đã từng trải qua, rét hơn hẳn cái rét của những cơn bão tuyết miền bắc nước Mỹ nổi tiếng kinh hoàng... Sáng 30, rét lắm, vừa rét vừa sương mù, chợ 30 Tết trên đường đê Yên Phụ, chợ tạm thôi nhưng đầy đủ những gì đặc trưng của tết, lác đác vài cành đào hồng phai, gá tạm trên yên sau xe đạp của cô gái Đông Anh tranh thủ đem vào Hà Thành bán nốt, vài cây quất, một yên xe toàn những đoá cúc vàng rực, mấy xe lá rong, bên này là vài cái bu gà, trong đó là những chú gà trống tơ sắp bị hoá kiếp cho đêm 30, trở thành miếng mồi ngon lành cho anh em sáng mồng một...Tôi rất nhớ những cái chợ như thế, những buổi sáng 30 như thế... vì bao giờ vào những buổi sáng tinh mơ như thế cũng là lúc tôi và Bố trêb đường về quê nội...Hà nội những sáng 30 như thế thật đặc biệt đáng nhớ với tôi, những khoảnh khắc ấy ngắn lắm, vì theo những vòng quay của bánh xe , HN cũng xa dần, thay vào đó là những con đường, những chợ quê của ngoại thành HN....Đi suốt 1 ngày về quê để rồi đến tối mịt mới về lại HN thân yêu, đi trên những con đường quốc lộ tối 30 vắng hoe và đen như mực, gió vẫn thổi rét căm căm, cánh đồng thăm thẳm bên đường vắng lặng, lòng lại mong chóng trở về HN, về với những đường phố đầy ánh đèn và đông vui với những đôi trai gái đã bắt đầu đi đón giao thừa...HN của tôi đây rồi, chợ buổi sáng đã tan hết, đường đê Yên Phụ đã vắng người lắm, những ngôi nhà bên đường đã đỏ đén, thoảng trong không gian một huơng vị đặc biệt không thể nào tả được, huơng vị của Tết HN....
  4. Ngumo

    Ngumo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    10.072
    Đã được thích:
    12
    Tết, cứ nghe đến lịa vừa thích lại vừa có cái gì đấy gai gai sống lưng. Tết đến, một quá trình hùng hục chuẩn bị lại ra đời, kéo theo nó là những cái phờ phạc, mệt mỏi vào những ngày sau giao thừa. Nhưng, Tết, với mình, là những chuỗi ngày khá hạnh phúc vì mình có tiền lì xì(hê hê, lớn ỏìa mà vẫn tham) từ những người lớn tuổi, đến tận bây giờ vẫn mong có tiền lì xì, tuy nhỏ nhưng rất ý nghĩa. Và, Tết đến, vì đặc tính của tớ là không đi đâu bao giờ nên đấy là những ngày đc ngủ thoả thích, không phải dậy lúc 6h30, chuẩn bị quần áo để chậm nhất 7h30 là phải có mẹt. Hê hê.
  5. puss

    puss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2005
    Bài viết:
    1.462
    Đã được thích:
    0
    Nhiều nét vẽ lắm.....
    nhưng nếu phải chọn ra nét đặc trưng nhất...thì đó là con đường đào quất vào những ngày giáp tết....................
    ...........và không gian hà nội vào những ngày xuân......................lành lạnh mà vẫn ấm áp!!!
  6. o0_NORA_0o

    o0_NORA_0o Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    chòi oi ! nhắc tới tết thấy thèm quá !! hic hic .... lau nay ko còn đưọc dốt pháo nữa thấy nhớ mùi pháo đốt , sáng mồng một tớ ấn tượng bởi khung cảnh yên lặng với xác pháo bay đầy đường thật là đẹp !
    giờ đây ko còn pháo thay pháo chị em tớ thường mua bóng bay về thổi treo 1 trùm trước cổng nhà rùi giao thừa lấy kim ra đâm nổ thay tiếng pháo nghe cũng vui tai lắm !!1
    nhớ tết HÀ NỘi quá !! huhu
  7. chuckle_over

    chuckle_over Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.635
    Đã được thích:
    0
    Bạn này giống tớ thế 28 Tết bố mẹ đèo về quê ở ngoại thành, đi trên đường Yên Phụ, bên phải là con đê xanh lơ thơ mấy bông cúc dại trái mùa, bên trái là một dải đào quất được mùa đang mềm mại chuyển động ngược chiều ra thành phố. Giáp Tết là dịp người nhà quê tất bật nhất thì phải.
  8. o0_NORA_0o

    o0_NORA_0o Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0


     
    GIAO THỪA HỒ GƯƠM
    Cứ mỗi độ xuân về, Tết đến, người Hà Nội lại bâng khuâng, náo nức trước nhịp quay của thời gian, sự chuyển vần, giao hoà của trời đất. Thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người đều hướng về chốn linh thiêng của đất Thăng Long nghìn năm, đó là hồ Hoàn Kiếm hay thường gọi là hồ Gươm. Không chỉ người Hà Nội mà người ở mọi miền của Tổ quốc đang ở bốn phương ngoài biên giới đều chung nỗi khắc khoải hướng về Hồ Gươm, về Hà Nội...
    Sự phân định của thiên nhiên, địa lý cho miền Bắc cái rét về mùa đông với những cánh đào thắm; cái nắng nồng ở phương Nam với mai vàng khoe sắc. Cũng thiên tạo mà giao thừa ở Hà Nội, giao thừa ở Hồ Gươm mang một sắc thái, phong vị rất riêng không giống bất cứ nơi đâu.
    Hồ Gươm - nơi trả kiếm (hoàn kiếm) cho thần Kim Quy (Rùa vàng) của người anh hùng dân tộc - vua Lê Lợi, sau chiến thắng giặc Minh đã trở thành một hồ huyền thoại, linh thiêng với đầy ắp sắc màu của huyền tích, lịch sử, văn hoá... Hồ Gươm ngày nay qua thăng trầm của lịch sử, biến thiên của trời đất, con người còn lại rất nhỏ so với thời vua Lê trả kiếm (chu vi hiện nay khoảng gần 2km). Cũng không biết tự bao giờ Hồ Gươm thành trung tâm, trái tim của Hà Nội, là một vùng không gian mở để vào khu phố cổ Hà Nội. Cũng bởi là trung tâm của trung tâm mà mọi ngả đường của đất nước, của Hà Nội cũng đều đổ về đây và từ đây toả đi bốn phương. Người Pháp thời trước và ngày nay chúng ta đều lấy mốc cây số 0 bắt đầu từ Hồ Gươm mà tính. Mọi ngả phố của Hà Nội cũng được đánh số nhà bắt đầu từ Hồ Gươm mà lớn dần, vươn xa... Ngày nay, bao quanh Hồ Gươm có gần 20 đường phố đổ về và từ đây toả đi, với những phố: Tràng Tiền, Tràng Thi, Hàng Bài, Bà Triệu, Lê Thạch, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Hàng Dầu, Lò Sũ, Ðinh Tiên Hoàng, Ðinh Lễ, Hàng Ðào, Lương Văn Can, Hàng Gai, Hàng Khay, Bảo Khánh, Hàng Trống, Lê Thái Tổ...
    Cũng bởi vậy, đêm giao thừa ở Hồ Gươm mang một ý nghĩa rất thiêng liêng, nhuốm màu tâm linh, lễ hội với mọi người dân Hà Nội. Người Hà Nội đi đón giao thừa, chơi giao thừa đồng nghĩa với đến Hồ Gươm.
    Những ngày trước Tết, Hồ Gươm đã được trang hoàng lộng lẫy. Các hàng cây ven hồ được khoác tấm áo muôn sắc bởi các sắc đèn toả sáng. Khi tấm voan sương mùa đông bắt đầu buông bóng, cả không gian Hồ Gươm hiện lên rực rỡ, lung linh, huyền ảo đến ngỡ ngàng. Tháp Rùa lộng lẫy mà tao nhã bồng bềnh như trong mơ, xa xa hướng Bắc rực rỡ mà trang nghiêm hiện lên một quầng ánh sáng là đảo Ngọc Sơn với đình Trấn Ba và đền Ngọc Sơn. Vắt như dải lụa cong, như vành trăng khuyết, như chiếc lược mềm chải vào mái tóc - nước hồ là dáng đỏ đến thổn thức, lay động của cầu Thê Húc... cả một không gian huyền ảo như mơ mà có thực mà náo nức vẫy gọi người Hà Nội đến với giao thừa Hồ Gươm.
    Cái giá rét của mùa đông không làm vợi đi lòng người đến với Hồ Gươm vào thời khắc trời đất giao hoà, trái lại như một chút men say khiến lòng người thêm rộn rã, lâng lâng... Sau bữa cơm Tất Niên chiều tối 30 của đại gia đình với nhiều thế hệ: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu... Sau mọi lo toan của công việc làm ăn trong năm với những tất bật mua sắm những ngày giáp Tết, người Hà Nội thảnh thơi, ung dung đi đón giao thừa, chơi giao thừa. Cái rét xứ Bắc mang theo cả mùa xuân ẩm ướt vào dịp chớm xuân khiến thời khắc của đêm giao thừa Hồ Gươm mỗi năm mỗi khác: năm thì khô ráo, se se lạnh; năm vừa mưa phùn vừa rét đậm đến cắt da cắt thịt... Nhưng cho dù thời tiết thế nào, người Hà Nội đã trở thành một phong tục văn hoá đều đổ về Hồ Gươm đón giao thừa. Khoảng 8-9 giờ tối, người Hà Nội với những trang phục đẹp, lịch sự, sang trọng nhất từ mọi nơi, mọi nẻo phố như những dòng sông người chảy về Hồ Gươm. Ðông nhất trong dòng người vẫn là lớp trai gái trẻ tuổi, nhiều gia đình cả vợ chồng con cái trên chiếc xe máy trôi về Hồ Gươm. Trên các vỉa hè không thiếu các cụ ông, cụ bà ăn vận sang trọng lững thững đi bách bộ đến với Hồ Gươm đêm giao thừa để "ôn cố tri tân", để được sống trong không khí lễ hội mà thiêng liêng mỗi năm chỉ có một lần... Khoảng 10 giờ (22 giờ), xung quanh Hồ Gươm, người đã đông như nêm đủ mọi lứa tuổi, thành phần, không phân biệt sang hèn... gương mặt ai cũng rạng rỡ, hồ hởi và phơi phới nét xuân. Người Hà Nội ung dung thả bộ ngắm nhìn, hít thở thật sâu, cảm nhận thật đầy đủ cái không khí, cái hơi thở của đất trời, của lòng người ở chốn linh thiêng tích tụ hồn khí núi sông... Người Hà Nội đi đón giao thừa, chơi giao thừa mỗi năm lịch sự hơn, tao nhã hơn; không mấy còn những cảnh thiếu văn hoá, quậy phá của lớp người mới bước vào đời...
    Năm nào Hà Nội cũng tổ chức rất nhiều hoạt động văn hoá, lễ hội xung quanh Hồ Gươm trong đêm giao thừa và những ngày Tết. Mấy năm nay, mỗi độ giao thừa, Hồ Gươm là biểu tượng, là đầu cầu truyền hình về thủ đô đón giao thừa. Năm nay, cùng nhân loại chào đón thế kỷ mới, giao thừa Hồ Gươm mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Khởi đầu thời khắc của thế kỷ 21, từ Hồ Gươm tiếng trống của dàn trống Thăng Long, tiếng đàn của dàn nhạc giao hưởng và những lời ca điệu múa, những lời chúc đất nước vào xuân sang thiên niên kỷ mới của *************... cùng lòng người Hà Nội cất lên trong bản hoà tấu thiêng liêng mùa xuân...
    Kim đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện thành phố đang nhích dần, năm mới đang đến. Nhiều đôi trai gái hối hả giục nhau mà trong lòng đầy nuối tiếc phải về nhà trước giao thừa (theo tập tục cũ). Không giờ đã điểm. Cả không gian Hồ Gươm tĩnh lặng đi giây lát rồi bừng lên sống động hơn, nhộn nhịp hơn, náo nức hơn... Ai cũng muốn hít thật sâu và thả tâm hồn vào cái không khí hữu tình và vô hình đầy huyền hoặc cuả giao thừa Hồ Gươm. Mưa, nếu có, mặc mưa; rét mặc rét! Sức ấm từ con người, từ chiều sâu lịch sử - văn hoá - văn hiến, từ không khí hoà nhập cộng đồng được toả lan và trào lên sức xuân một năm mới...
    Hồ Gươm đêm giao thừa, nếu chưa một lần được tận hưởng e rằng trong cõi tâm linh, tâm hồn vẫn còn trống, thiếu.
    www.nguoihanoi.net
    Được o0_NORA_0o sửa chữa / chuyển vào 16:33 ngày 28/12/2005
  9. atsuki

    atsuki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Ko biết mọi người thế nào, Tết Hà nội đối với em là đêm giao thừa bố đốt pháo . Em sợ nghe tiếng pháo toàn nép vào goc giường nhưng tết nào cũng đòi bố mua pháo đốt. Sáng mùng 1 tết dậy sớm nhìn ra đường thấy bình yên quá. Thỉnh thoảng lại thấy bọn trẻ con trong phố xúng xính quần áo mới ra ngoài chơi. Trên đường vương đầy xác pháo, cả mấy cành lộc đêm giao thừa nữa. Đấy là Tết ngày xưa, bây h em ko thấy ko khí Tết như hồi đó nữa. Hồi trc nhớ mỗi mùng 1 tết em phải rửa mấy chồng bát, lao động nhiều => đói=> ăn nhiều, hôm đó em ăn hết 1 cái bánh chưng to mà chưa hết buổi sáng. H nghĩ lại vẫn thấy ghê.
  10. cres

    cres Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2002
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Hic hic. Mệt quá. Chỉ muốn khóc. Really need a shoulder to cry on. :(.
    Năm nay sẽ được ăn Tết Hà nội đây. Mà không biết rồi có vui không hay lại để cái Qual này làm hỏng cả thời gian ở nhà. I''m crying crying crying...
    Vài dòng hồi ức Tết viết theo đặt hàng của đặc san Việt Mỹ năm ngoái (có chỉnh sửa). Theo cres biết thì bài này có đăng rồi mà chưa thấy nhuận bút đâu hết cả....
    --------------------------------------------------
    Những ngày cuối tháng 1, Charlottesville cựa mình thoát khỏi vẻ trầm lặng buồn tẻ của những ngày nghỉ đông. Một học kỳ mới đã bắt đầu. Lại những ngày bận rộn với bài tập lớn, báo cáo hàng tuần. Lại những bữa cơm trưa ăn vội trong phòng làm việc. Mùa giáng sinh, mùa nghỉ lễ quan trọng nhất của nước Mỹ, đã đi qua. Trên trang lịch trực tuyến của nhà trường không còn dòng chữ đánh dấu ngày đặc biệt. Với những sinh viên du học như chúng tôi, Tết chưa đến mà kỳ nghỉ Tết thì đã qua rồi. Ngày Tết cổ truyền cũng chỉ là một ngày bình thường như bao ngày khác. Thế nhưng, liệu có thật bình thường như bao ngày khác? Sẽ không được nghỉ học, không có pháo hoa bờ Hồ, không có không khí náo nức đêm giao thừa, nhưng sao mình vẫn cứ đếm ngược từng ngày một?
    30 Tết năm nay rơi đúng vào ngày thứ 3, tôi có lớp học đúng 12h trưa, tức 12h đêm giờ Hà Nội. Lớp học kéo dài đến 4h chiều. Vậy là cái ao ước rằng sẽ nhấc máy điện thoại lên, gọi về nhà, để là người đầu tiên chúc tết Mẹ, được nghe Mẹ nói: năm mới con thêm một tuổi, mẹ chúc con thật khỏe, thật nhiều thành công, như đã từng nghe Mẹ nói hai mươi mấy năm qua, cũng không thành hiện thực được. Cũng chẳng thể lên mạng xem ké chương trình truyền hình giao thừa trực tuyến, để hưởng ké không khí Tết. Tết đầu tiên xa nhà, chắc sẽ có nhiều kỷ niệm.
    Thật ra, Tết châu Á ở một trường đại học lớn của Mỹ cũng không phải là một ngày bình thường. Một ai đó đã nhận định rằng các trường đại học Mỹ hoạt động dựa trên nguồn nhân công rẻ mạt là sinh viên sau đại học quốc tế, vì vậy, dân châu Á rất đông. Trong số 30 sinh viên sau đại học mới nhập học năm vừa rồi của khoa tôi, có đến quá nửa là người Trung Quốc. Khu nhà tôi trọ, một khu nhà giá cả phải chăng nhất thành phố, cũng toàn là dân đầu đen. Các dịp lễ như trung thu, năm mới, hội sinh viên châu Á và hội sinh viên Trung Quốc đều tổ chức tiệc tùng rất long trọng. Trung thu năm vừa rồi, tôi và người bạn Việt Nam duy nhất trong khoa cũng đến ăn trung thu ké với hội sinh viên châu Á. Nhưng trong các buổi họp mặt này, họ nói tiếng Anh thì ít, mà tiếng Tàu thì nhiều, tôi thành ra người câm điếc. Bánh trung thu thì cũng mang nhiều hương vị Trung Hoa, khác xa vị bánh nướng bánh dẻo quê nhà. Thế nên, dịp Tết này, tôi dự định sẽ cùng bạn tôi tổ chức tiệc tất niên cho riêng mình. Một cái Tết Việt Nam trên đất Mỹ, tuy nhỏ nhưng phải đúng kiểu Tết Việt Nam, một cái Tết có đủ: Bánh chưng,chân giò hầm măng, nem rán, gà luộc, giò lụa, giò thủ...
    Chúng tôi có lẽ là may mắn hơn các bạn lưu học sinh ở các nước khác, vì thực phẩm Việt khá dễ kiếm ở Mỹ. Chỉ trừ các món quá cầu kỳ như cốm, chè, thịt chó, còn lại từ nước mắm đến lòng lợn hình như đều có cả. Ở các vùng đông Việt kiều như California, Washington DC, bánh chưng bán đầy các khu chợ Việt. Một cậu bạn ở DC đã hứa mua bánh chưng và măng khô rồi gửi xuống cho tôi qua bưu điện. Phần trên của chân giò, chặt khoanh dày khoảng 2cm, cứng như đá, hôm nọ tôi đã tìm thấy ở chợ Tàu (nói là chợ Tàu nghe cho oai, ở cái thành phố miền núi chỉ có vỏn vẹn 50000 dân, trong đó 18000 là sinh viên này, chợ Tàu là một cái cửa hàng bé xíu, nhưng bán đủ trăm thứ bà rằn). Giò lụa và giò thủ còn rẻ hơn xúc xích. Nguyên liệu làm nem cũng đã có đủ. Mẹ tôi lại vừa gửi cho cân mứt sen, gói trà ướp hoa nhài và mấy gói ô mai, thế là thành cái Tết to rồi. Danh sách khách mời cũng đã lên xong, gồm các bạn trong cùng phòng thí nghiệm của tôi và bạn gái Việt Nam kia. Món ăn Việt nam ngon, nên dù qua tay con bé chẳng lấy gì làm khéo như tôi, cũng đủ làm hài lòng các bạn Mỹ. Lần trước tôi làm nem, mời họ đến ăn, đĩa nào cũng sạch veo. Lần này, kế hoạch đã sẵn sàng, chỉ đợi giờ xuất phát. Thế mà sao tôi vẫn thấy thiếu thiếu cái gì đó.
    Ừ đúng rồi, bánh đa nem ở đây dày quá, tấm nem thành ra hơi cứng chứ không giòn tan như ở nhà. Giò lụa bọc ni lông trong ngoài, không còn vị thơm ngai ngái của lá chuối non như giò Ước Lễ. Gà công nghiệp thì bở bùng bục, mà chả kiếm đâu ra nụ hoa hồng chúm chím xinh xinh để cài lên mỏ. À, còn thiếu cả khói hương nghi ngút bàn thờ gia tiên. Hôm giáng sinh lên New York, tôi đã thấy cả hương trầm, nhưng chả dám mua vì nếu thắp hương lên thì hệ thống báo cháy nó sẽ kêu cho mất Tết. Còn thiếu gì nữa không? Thiếu dưa hành trắng muốt, thiếu cành đào phai hồng lợt, thiếu chậu quất vàng rực một góc nhà. Và hơn hết, là thiếu không khí quê hương.
    Những ngày giáp Tết, Hà nội nô nức người và người. Đường Nghi Tàm năm nào cũng tắc vì chợ đào, chợ quất. Đã năm, sáu năm rồi, từ ngày tôi đủ lớn để đi xe máy không cần người kèm, năm nào cũng như năm nào, cứ đúng ngày hăm bảy, hăm tám, mấy người bạn học từ thủa bé bọn tôi lại tụ tập, kéo quân lên tận vuờn đào Nhật Tân. Bọn tôi đi ngắm hoa và ngắm người mua hoa nhiều hơn là tự mình mua hoa, nên mấy đứa cứ nhẩn nha nhẩn nhơ đi dạo. Đi giữa khu vuờn rộng mênh mông toàn màu nâu của đất, màu nâu sẫm của cành đào, màu hồng bất tận của hoa đào, lòng chúng tôi thấy phơi phới hơn. Mùa xuân chưa đến hẳn, nhưng đã ngấp nghé gần lắm bên vuờn đào ấy.
    Rồi đến sáng 30, lại vẫn hội bạn đấy, bọn tôi lọ mọ dậy từ 4h sáng, bất chấp cái rét cóng tay và những ngọn gió mùa đông bắc cắt da cắt thịt, mấy anh chị em chúng tôi ngược triền đê Nghi Tàm lên chợ hoa Quảng Bá. Ông mặt trời chưa ngủ dậy, sương phủ đầy trời, nhưng góc chợ Chương Dương vẫn lao xao tiếng người nói. Mấy năm gần đây, đi chợ hoa đêm xuân đã thành mốt của giới trẻ Hà Thành thì phải. Bãi để xe của chợ không còn một chỗ trống nào. Trong chợ, người chen vai với người và hoa. Hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa huệ,... đến cả hoa loa kèn trái mùa, hoa lyly quý phái, tất cả đều được bán theo mớ với những cái giá rẻ bất ngờ. Trời càng gần sáng tỏ, chợ càng tấp nập. Những chuyến xe máy, xe đạp cũng theo nhau rời chợ, chở theo từng ôm hoa như chở mùa xuân về phố.
    Đêm giao thừa, người Hà Nội có phong trào đón giao thừa ở bờ Hồ, chờ xem pháo hoa. Không khí giao thừa ở bờ Hồ thật đầm ấm, đã qua một lần thì khó mà quên được. Thật ngạc nhiên là người Mỹ cũng có tập quán tương tự như vậy: họ cũng tụ tập đón năm mới ở quảng trường thời đại. Tết dương lịch vừa rồi, tôi có may mắn được đến New York và dự buổi lễ đón năm mới ở đó. Ấn tượng cũng thật khó phai. Theo thông báo của một kênh truyền hình Mỹ, hơn 200000 người đã có mặt ở quảng trường vào đêm 31-12 này, cùng nhau đếm ngược từng giây, cùng reo vang khi quả cầu vàng trên đỉnh tháp rơi xuống báo hiệu một năm mới bắt đầu, cùng ngắm pháo bông và công phét ti bay ngợp trời. Cũng như nguời Hà nội phải ra đường từ 9h tối hòng có một vị trí chính giữa hồ Gươm, chỉ hơn 5h chiều, mọi nẻo đường vào khu quảng trường đã chật cứng. Đúng 12 giờ đêm, ở quảng trường cũng có nhiều chai champaigne được bật nắp như ở bờ Hồ, mọi người cũng nắm tay nhau chúc mừng năm mới, không kể người quen hay người lạ. Vì thế mà, vào phút giây giao thừa long trọng ấy, tôi lại có cảm giác như mình đang đứng giữa lòng Hà nội thân yêu.

Chia sẻ trang này