1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tết ở Nhật

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi Jap4viet, 10/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jap4viet

    Jap4viet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Tết ở Nhật

    Ngày Tết ở Nhật Bản
    Tác giả: Taeko Shiota
    Người dịch: Tôi YÊU?( Diễn đàn Tiếng Nhật

    Năm mới là 1 trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm ở Nhật. Thời thơ ấu của tôi ở Ôsaka trước chiến tranh thế giới thứ Hai, nơi cha mẹ tôi có một cửa hàng bán đồ trẻ em và các tiện nghi gia đình, những phong tục và truyền thống cũ vẫn rất được tôn kính, vào khoảng giữa tháng 12 thì mọi người rất bận rộn với việc chuẩn bị cho các lễ hội và các hoạt động ?ochia tay năm cũ? và chào đón năm mới.
    Với những đứa trẻ như chúng tôi thì dấu hiệu để nhận biết một năm mới sắp đến là khi mẹ của chúng tôi lấy những bộ Kimônô lễ hội của chúng tôi ra, ướm thử cho chúng tôi và thường thì sửa chữa lại fần vai vai và thắt lưng cho vừa vặn với cơ thể đã lớn hơn của chúng tôi để chắc chắn chúng tôi có một bộ Kimônô thật vừa vặn và đẹp!!! Cùng lúc ấy thì cha tôi và các người giúp việc ở cửa hàng rất bận rộn trong việc lập hoá đơn và chi trả các khoản chi phí, với mục đích là giữ gìn truyền thống ?o Không để nợ qua năm?. Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi người bắt đầu viết thiệp Chúc Tết cho bạn bè, ngườI thân , thầy cô, và cả cấp trên nói chung là với tất cả mọi người có quen biết ( kể cả các khách hàng của ba tôi). Những cái thiệp này dù được viết trước ngày tết nhưng có một điều chắc chắn là nó sẽ đưa đến tay ngườI nhận đúng vào sáng ngày mồng 1 tết. Những cái thiệp của những đứa trẻ chúng tôi thường là các bức vẽ tay có hình của các con vật mà thường là các hình có liên quan đến năm mớI ( vd: năm 2002 là con ngựa, và năm 2003 là con dê ?)
    Theo truyền thống của đạo Shinto, đạo giáo của đất nước chúng tôi, sẽ có một ?oKAMI? ( một vị thần) vào nhà chúng tôi và dịp đầu năm. Như vậy, việc lau chùi sạch sẽ ngôi nhà từ đầu đến cuối - kể cả trần, sàn nhà và cả mặt dưới sàn nhà (tatami mats) cũng phải được làm sạch để chào đón ?oKAMI?. Và trẻ con luôn giúp mẹ của chúng việc này!!!
    Chúng tôi được nghỉ học vào ngày 25-12 ( giống VN quá :D !!!) không phải vì đó là Giáng Sinh mà là vì đó là ngày mà mọi người, mọi đứa trẻ được huy động vào các công việc chuẩn bị cho năm mới. Một trong nhữ công việc được yêu thích nhất là được đi chợ cuối năm để mua thức ăn, đồ trang trí, và đồ chơi trong năm mới của chúng tôi: Hagoita ( Cầu long với quả cầu làm bằng gỗ, giống trong truyện DORAEMON í) dành cho con gái, và diều cho các cậu trai. Hagoita được tô vẽ ở một mặt, và mẹ tôi thường hay nổi cáu với tôi trong những lần dắt tôi đi chọn mua , vì cái nào cũng đẹp và thật khó để quyết định chọn mua cái nào.
    Ngày 28-12, ?oKADOMASTU?, vật trang trí đuợc làm bằng tre và cành thong non, đã được đặt trước nhà của chúng tôi để chào đón Thần TOSHIGAMI ( thần năm mới ), người được xem là mang điều may mắn đến cho chúng tôi. Bánh bột gạo, làm bằng bột gạo giã nhuyễn và hấp, cũng được làm để chào đón thần năm mới.
    Người đàn ông sẽ làm công việc giã nhuyễn gạo bằng cái chày gỗ, trong khi những ngừơi phụ nữ lấy số bột gạo này làm ẩm hoặc tiếp thêm gạo vào trong cối cho người đàn ông. Những người đứng xem thì hát vang một giai điệu được gọi là ?ogiai điệu giã gạo? và chờ đợi những cái bánh thơm ngon được lấy ra khỏi nồi hấp và được phết lên một lớp đậu ngọt.
    Trong 3 ngày cuối năm thì mẹ luôn là người bận rộn trong việc chuẩn bị các món ăn cho suốt các ngày tết. Theo truyền thống, vị thần năm mớI không muốn bị làm phiền bởi tiếng nấu nướng trong 3 ngày đầu năm, và tất cả các cửa hàng đều đóng cửa một tuần lễ đầu năm, vì vậy cần fảI nấu rất nhiều thức ăn. Hầu hết các món ăn được dung trong năm mới đều có nghĩa mang đến điều tốt lành, trong số đó có KUROMAME (một loại đậu đen ngọt), KAZUNOKO ( Trứng cá trích) và KOBUMAKI ( tảo cuốn). Tôm cũng được dùng trong năm mới : bởi vì nó có cái vỏ nhăn nheo, nhìn giống da người già, nên được ví như sự ao ước được sống lâu.
    Việc dọn dẹp cửa hàng của ba tôi fải đợi đến khi của hàng đóng cửa vào buổi chiều ngày 31 ?"12. Khi mọi thứ đã sạch bong thì cha của tôi lúc này sẽ đi khắp nhà và đặt lên các ?oSHIMENAWA? ( các sợi dây thừng với các mẩu giấy màu trắng để chào đón thần năm mới) kể cả cửa trước và các nơi khác. Mẹ thì trang trí ở TOKONOMA ( các góc thụt vào của dây thừng) băng những lá bùa mang điềm lành và miêu tả theo hình dánh núi Phú Sĩ cùng hai cái bánh bột gạo với một số thứ khác cũng với mong muốn được nhiều may mắn như trái Cam, trái Hồng khô, và tảo khô.

    Chiều tối ngày 31-12, khi mà mọi việc chuẩn bị đã hoàn tất, mọi người sẽ được ăn 1 bát mì bột kiều mạch có tên là: TOSHIKOSHIKOBA ( mì qua năm) và lắng đợi tiếng chuông chùa, nó sẽ được đánh 108 lần vào đúng nữa đêm. Âm thanh của tiếng chuông được người ta cho rằng nó có sức mạnh làm thanh khiết tinh thần của những người nghe nó giúp họ thoát khỏi những đam mê tội lỗi và cái ác mà con người luôn chứa đựng.
    Vào buổi sáng đầu năm, chúng tôi sẽ được mặc bộ KIMÔNÔ lễ hội và tụ tập ở phòng khách để ăn bữa ăn đặc biệt đầu năm . Chúng tôi dùng những cái dĩa và chén được tô vẽ rất đẹp, và tất cả được đặt trên một cái bàn nhỏ dành riêng cho mỗi người . Mỗi thành viên trong gia đình đều phải dùng những đôi đũa bằng gỗ đặc biệt dành riêng cho bữa ăn đầu năm. Được coi là ?olời chúc phúc từ những ngọn núi?
    Sau khi chúc nhau, chúng tôi sẽ ăn thức ăn của Năm mới, thường là loại súp đặc biệt gọI là ?oOZONI?, trong đó có bánh bột gạo xay. Những thành phàn khác trong ?oOZONI? rất đa dạng, tuỳ thuộc vào từng địa phương và từng gia đình. Mẹ tôi thường làm theo kiểu Kyoto, với đậu nạp trắng, và bây giờ tôi cũng nấu như thế. Sau bữa ăn sáng, mọi thành viên trong gia đình kể cả người giúp việc trong của hàng, ngồi trước mặt cha tôi, đợi đến lượt mình nói về những việc mà họ quyết đạt được trong năm mới, và nhận một món quà truyền thống của chúng tôi đó là một ít tiền gọi là ?oOTOSHIDAMA?. Trong lúc này thì người phát thư phải làm việc cật lực để phân phát những cái bưu thiếp đầu năm.
    Nhiều người thường đến thăm ngôi đền ở địa phương trong đêm giao thừa, nhưng chúng tôi thì thường đến đó vào buổi sáng hôm sau, sau bữa ăn sáng, khi ngôi đền đã vắng hơn. Ở đền chúng tôi thường cầu nguyện và tung một đồng xu để xem thời vận. Chúng tôi cũng có thể đem đổi những lá bùa cũ của năm trước để lấy cái mới.
    Ngày đầu năm truyền thống là cả gia đình phải ở cùng nhau và cả họ hàng thân thuộc. Trong gia đình tôi, thì tất cả các dì, cậu và anh em họ đều tập trung ở nhà bà nội cùng ăn, uống, nói chuyện, và chơi. Đây là một trong rất ít những khoảng thời gian chúng tôi có thể tập họp tất cả các anh em họ lại. Có gần 20 đứa trẻ, chạy vòng vòng, chơi đùa, và cả đánh lộn.
    Truyền thống của chúng tôi cho rằng vào ngày mùng hai, nếu chúng tôi làm một việc gì đó thì trong năm chúng tôi sẽ có một kết quả tốt hơn trong công việc đó. Vì vậy vào ngày này chúng tôi thường tập viết chữ và đưa cho cha mẹ chúng tôi xem. Cha chúng tôi sẽ gánh nước thật tinh khiết từ giếng để hòa vào với đá mực và mài cho chúng tôi viết chữ. Mùi mực mới làm cho tôi nghĩ đến những kế hoạch mà mơ ước trong năm mới . Chúng tôi thường viết các từ may mắn, mang điềm tốt lành, những quyết tâm trong năm mới , hay chỉ là những chữ chúng tôi thích và treo trong nhà đến tận ngày 15 tết, ngày đánh dấu kết thúc mọi lễ hội đón chào năm mới.
    Sau khi viết xong chúng tôi được phép đi chơi với các bạn trong khi người lớn thì đi thăm hàng xóm, chúc nhau những lời chúc tốt lành đầu năm. Những đứa trẻ như chúng tôi thì chơi ?oHAGOITA? và thả diều?.
    3 ngày tết trôi qua thật mau, mau đến nỗi chúng tôi chưa kịp nhận thấy điều này!!! Chúng tôi lại đến trường, và người lớn thì trở về với những công việc hàng ngày. Ngày nay, mọi âm thanh, hình ảnh chuẩn bị cho ngày tết đã không còn như xưa nữa. Những món ăn trong ngày tết đã được bày bán trong các Siêu thị và trở nên rất quen thuộc bởi vì phụ nữ ngày nay thường không có nhiều thời gian hoặc không có ham muốn chuẩn bị những thức ăn cho ngày tết nhưng vẫn muốn có những món ăn đặc biết trong ngày tết. Siêu thị và cửa hàng ngày nay mở cửa ngay từ mồng 2 hoặc 3. Ở thành phố thật là khó thấy cảnh giã gạo, và đồ trang trí ?oKADOMATSU? đã trở nên lỗi thời .
    Tuy nhiên tôi vẫn tin là không khí và sức hút của năm mới vẫn còn mãi ở Nhật Bản. MọI người trong gia đình vẫn tụ họp với nhau, tạ ơn năm cũ với thái độ và cảm giác thật chân thật. Tôi ao ước con của tôi sẽ nhớ mãi và lưu giữ cho các thế hệ sau những ngày năm mới với những phong tục, truyền thống mà tôi dạy cho chúng. Và tôi ao ước được các con, các cháu thăm viếng trong những ngày đầu năm và cả gia đình sum họp cùng nhau thật đông vui như bà tôi đã có?

Chia sẻ trang này