1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tết tây hay Tết ta

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi cocsku, 06/01/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Giá mà VN cho đón tết Ta, tết Tây rồi ,giờ cho đón thêm tết Lào, tết Thái, tét Hồi giáo.....nữa thì hay quá. Vì cứ Tết là được nghỉ ,được chơi, được vui vẻ chả thích lắm sao .
    Tiếc thay mơ ước chỉ là ước mơ
  2. HoaiBach_83

    HoaiBach_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề ở đây chỉ là thời gian ăn Tết thay đổi theo âm lịch hay là dương lịch, chứ không phải chúng ta thay đổi tập tục ăn Tết .
    Dương lịch lấy chu kỳ mặt trời làm mốc (theo năm), còn âm lịch lấy chu kỳ mặt trăng (theo tháng)
    Tết là định nghĩa cho một thời gian giao thời giữa năm cũ và năm mới, theo chu kì 1 năm. Vì thế, theo tôi thì ăn tết theo Dương Lịch là đúng khoa học hơn vì cứ 365 ngày chúng ta lại đón tết 1 lần. Còn ăn tết theo âm lịch thì sự chênh lệch qua lớn, có năm ta chỉ chờ 355 ngày, có năm đến 385 ngày. (12 tháng hoặc 13 tháng).
    Bởi vậy, dựa trên khoa học thì nó đã không chính xác, nhưng vì do chúng ta ăn Tết theo âm lịch của người Trung Quốc đã quen, nên giờ có thay đổi cũng không phải dễ. Tuy nhiên, không phải là sẽ không thay đổi.
    Vâng, chúng ta chỉ mới bàn đến là thời gian ăn tết chứ chưa phải là thay đổi truyền thống và tập tục ăn Tết; mặc dù những tập tục truyền thống thì cũng không phải là không thay đổi . Nhìn lại 100 năm thì ta thấy người mình đã thay đổi quá nhiều. Nếu các bạn nói ăn Tết dương lịch là mất gốc, ăn uống bằng dao và nĩa là mất gốc thì ... chúng ta đã mất gốc từ lâu. Kể từ khi chúng ta cắt tóc dài thành ngắn, bỏ khăn đống, mặt đồ Tây, quần Jeans, hát nhạc Pop, Funk, Rock ... thì cũng đã là những thay đổi rất lớn. CÓ thể nói những thay đổi đó còn lớn hơn cả việc thay đổi thời gian ăn Tết.
  3. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Tết đổi theo lịch Tây thì ta tiện thể đổi cả các lễ hội sang lịch tây cho tiện nhỉ! Chứ tết lịch tây mà hội làng, hội chùa lịch ta thì ăn tết xong đợi mấy tháng mới có lễ hội, lâu lắm
    Rồi lễ hội lịch tây thì cúng bái giỗ chạp đổi sang lịch tây hết cho tiện nhớ nhỉ, tây học như anh em mình đỡ mất công tra lịch.
    Trên đà đó ta phăng luôn ngày rằm, mồng một sang lịch Tây rồi cứ 15 với ngày 1 tây hàng tháng ta đi chùa cho tiện
    Convert các thuật tướng số, tử vi sang lịch Tây luôn thể
  4. HoaiBach_83

    HoaiBach_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Đã gọi là văn hóa thì có giao thoa . Cái gì hay, phù hợp, đúng khoa học thì ta cũng nên học; cái gì của ta hay thì người ta cũng sẽ học thôi. Còn cứ ôm khư khư truyền thống không đúng khoa học và bảo thủ thì đôi khi lại rơi vào trường hợp hủ lậu và tụt hậu. Nếu không học tiếng Anh, không dùng hệ đo lường phương Tây, không cắt tóc ngắn cho gọn, không mặc sáo sơ mi, không đeo dây nịt ... thì bạn cứ tưởng tượng bạn sẽ như thế nào?
    Ngày rằm và mồng 1 mà đổi theo Tây lịch thì mới là một việc sai trái, vì rằm và mồng một tính theo âm lịch (lịch theo chu kỳ mặt trăng). Truyền thống này tất nhiên phải giữ. Chẳng những giữ mà những hội trăng rằm, cúng bái mồng một cần phải phát huy quảng cáo cho người ta thấy hay mà theo. Hay áo dài chẳng hạn, làm sao để có thể biến nó thành một trang phục dạ tiệc, lễ lộc lớn không phải chỉ người mình thấy hay mà còn người nước khác.
  5. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Cũng không phải mất gốc đâu cái này gọi là tiếp thu những cái hay cái tốt của nền văn hoá khác mà thôi.còn cái nào thấy k cần thiết thì cứ giữ lại thì gọi là truyền thống văn hoá đó màkeke
  6. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Theo tây thì sướng lắm bác ạ,các sếp bây giờ cũng sính đồ tây,Bây giờ đi quà mà mang chai Làng Vân có mà bị chửi ....dông cả năm hehe.bây giờ mấy đại gia xài đồ tây không,thậm chí rau phải là đồ nhập mới chịu ăn cơ chứ đừng nói tới mấy đồ khác,hic...hic ước gì em cũng nhiều tiền như người ta.....
    -To bạn: ....82 Nhuộm tóc vàng thì không phải là mất gốc đâu...nó chỉ hơi lai căng 1 tí thôi hehe Tây không ra tây,tàu không ra tàu.....ra đường chơi thì được ,cứ thử bước chân vào công sở hoặc công ty thử xem...keke
  7. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Bác nộp đơn xin đi làm cho Bộ Du Lịch đi. Rồi vận động cho thêm Tết, thêm cơ hội cho người nước ngoài đến thăm Việt Nam. Phát triển kinh tế trong lúc ăn chơi nhé ....
    Tôi thì thấy Tết Ta có một ý nghĩa thiêng liêng lắm, nhất là phút giao thừa.
    Vì dân Việt dùng Âm Lịch, tính theo chu kỳ của Trăng, nên phút giao hòa của vũ trụ lúc ấy mới thực sự đúng nghĩa chữ "Tiết" của Tết.
    Tôi cũng nghĩ truyền thống này đã thấm sâu vào toàn dân tộc, nên khi cả nước cùng thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên trong phút giao thừa, thì cái Hồn Nước của chúng ta thật là linh hiển.
    Tôi mong chúng ta luôn giữ được sợi dây nối giữa hiện tại và quá khứ hiển linh của Ông Bà, Tiên Tổ, để bước vào tương lai một cách vững vàng, tự tin, và phát triển tốt đẹp hơn.
  8. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Thế mà có nhiều người lại không nghĩ được như Bác,chán quá.mình nói ra thì bảo là cực đoan dân tộc,lạc hậu...không hòa mình với thế giới ,bảo thủ
  9. cocsku

    cocsku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Thì đúng là như vậy còn gì! Có ai bảo nước Nhật không tôn trọng truyền thống đâu? người Nhật vẫn nhớ ông bà tổ tiên đấy chứ, họ vẫn cảm đuợc "hồn dân tộc" họ đấy chứ! Nhưng họ biết chuyển những giá trị tinh thần ấy vào thời điểm thích hợp là ngày 1/1 hàng năm.
  10. so_khanh_

    so_khanh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Tết ta mượn của Tiết Tầu
    Đ. ta thì cũng đất Tầu lập ra (1)
    Gặp thời khói lửa can qua
    Anh Thống(2), anh Tắc (3) nước ta sang Tầu
    Bao giờ Tầu học tết Âu
    ....
    1: Hongkong thuộc Tàu
    2: Lê Chiêu Thống
    3: Trần Ích Tắc
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này