1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TẾT TẾT TẾT ĐẾN RỒI,....MỌI NGƯỜI CẨN THẬN NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NHÉ!

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 14/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    TẾT TẾT TẾT ĐẾN RỒI,....MỌI NGƯỜI CẨN THẬN NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NHÉ!

    NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

    A. Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ?

    Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học, các chất độc hại hóa học, độc hại vật lý có thể gây ngộ độc nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.



    1. Các tác nhân sinh học chính gây ô nhiễm bao gồm: vi khuẩn, nấm mốc, vi rút và ký sinh vật

    · Vi khuẩn có ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Phân nước thải, rác bụi, thực phẩm tươi sống là ổ chứa của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Trong không khí và ngay ở trên cơ thể người cũng có hàng trăm loại vi khuẩn, cư trú ở da (đặc biệt là ở bàn tay), ở miệng, ở đường hô hấp, đường tiêu hóa, bộ phận sinh dục, tiết niệu. Thức ăn chín để ở nhiệt độ bình thường là môi trường tốt cho vi khuẩn trong không khí xâm nhập và phát triển rất nhanh, đặc biệt các thức ăn còn thừa sau các bữa ăn chỉ cần một vài giờ là số lượng vi khuẩn có thể sinh sản đạt đến mức gây ngộ độc thực phẩm.

    · Nấm mốc thường gặp trong môi trường sống, nhất là ở trong các lợi ngũ cốc, quả hạt có dầu dự trữ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm, một số loại còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Aflatoxin là độc tố vi nấm được biết rõ nhất do nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu và lạc ẩm mốc có thể gây ung thư gan.

    · Vi rút gây ngộ độc thực phẩm thường có trong ruột người. Các nhuyễn thể sống ở vùng nước ô nhiễm, rau quả tưới nước có phân tươi hoặc các món rau sống chuẩn bị trong điều kiện thiếu vệ sinh thường hay bị nhiễm vi rút bại liệt, vi rút viêm gan.

    - Virút có thể lây truyền từ phân qua tay người tiếp xúc hoặc từ nước bị ô nhiễm phân vào thực phẩm, với một lượng rất ít virút đã gây nhiễm bệnh cho người. Virút nhiễm ở người có thể lây sang người khác trước khi phát bệnh.

    · Ký sinh vật thường gặp trong thực phẩm là giun sán. Người ăn phải thịt có ấu trùng sán dây trong thịt bò (sán dây bò), trong thịt lợn (thịt lợn gạo) chưa nấu chín, khi vào cơ thể thì ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành ký sinh ở đường tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa.

    - Khi ăn cá nước ngọt như cá diếc, cá rô, cá chép, cá trôi? có nang trùng sán lá gan nhỏ chưa nấu chín thì nang trùng chuyển tới ống mật, lên gan và phát triển ở gan thành sán trưởng thành gây tổn thương gan mật

    - Nếu ăn phải tôm, cua có nang trùng sán lá phổi chưa nấu chín hoặc uống nước có nang trùng thì chúng sẽ xuyên qua thành ruột và qua cơ hoành lên phổi, phát triển thành sán trưởng thành gây viêm phế quản, đau ngực, ho khạc ra máu nguy hiểm. Bệnh do giun xoắn cũng bởi tập quán ăn thịt tái, nem bằng thịt sống, ăn tiết canh có ấu trùng gây nhiễm độc, dị ứng, sốt cao, liệt cơ hô hấp có thể dẫn đến tử vong.

    2. Những độc hại hóa học thường gây ô nhiễm trong thực phẩm như:

    · Các chất ô nhiễm trong công nghiệp và môi trường như: các dioxin, các chất phóng xạ, các kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, asen, cadimi?)

    · Các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp: thuốc bảo vệ thực vật, động vật, thuốc thú y, chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ giun sán và chất hun khói.

    · Các chất phụ gia sử dụng không đúng qui định: các chất tạo màu, tạo mùi, tạo ngọt, tăng độ kết dính, ổn định, chất bảo quản, chất chống ôxy hóa, chất tẩy rửa? và các hợp chất không mong muốn trong vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

    · Các chất độc hại tạo ra trong quá trình chế biến thịt hun khói, dầu mỡ bị cháy khét, các hợp chất tạo ra do phản ứng hóa học trong thực phẩm, sự sản sinh độc tố trong quá trình bảo quản, dự trữ bị nhiễm nấm mốc (độc tố vi nấm) hay biến chất ôi hỏng.

    - Các độc tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như mầm khoai tây, sắn, đậu mèo, măng, nấm độc, cá nóc, cá cóc?

    - Các chất gây dị ứng trong một số hải sản, nhộng tôm? các độc hại nguồn gốc vật lý như các mảnh thuỷ tinh, gỗ, kim loại, đá sạn, xương, móng, lông, tóc và các vật lạ khác lẫn vào thực phẩm cũng gây nguy hại đáng kể như gãy răng, hóc xương, tổn thương niêm mạc dạ dày, miệng?

    B. Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm

    TÓM TẮT MỘT SỐ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM THƯỜNG GẶP


    NGUYÊN NHÂN

    THỰC PHẨM

    TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC



    NGUYÊN NHÂN: Salmonella
    THỰC PHẨM: Trứng, thịt gia cầm nấu chưa chín.
    TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC: Sốt, tiêu chảy, đau bụng, nôn.

    NGUYÊN NHÂN: Campylobater
    THỰC PHẨM: Sữa tươi, nước chưa khử trùng hoặc đun sôi, thịt gia cầm nấu chưa chín
    TRIỆU TRỨNG NGỘ ĐỘC: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, phân có máu.

    NGUYÊN NHÂN: V. cholerae (phẩy khuẩn tả)
    THỰC PHẨM: Sử dụng nguồn nước ô nhiễm để làm kem, đá hoặc tưới rửa rau quả. Nấu chưa chín hoặc ăn sống cá, nhuyễn thể sống ở nguồn nước bị ô nhiễm.
    TRIỆU TRỨNG NGỘ ĐỘC: Tiêu chảy phân lỏng nhiều nước kèm theo nôn và đau bụng.

    NGUYÊN NHÂN: Clostridium botulinum (vikhuẩn kị khí)
    THỰC PHẨM: Thực phẩm đóng hộp bị ô nhiễm trong quá trình chế biến: cá, thịt, các loại rau.
    TRIỆU TRỨNG NGOỘ ĐỘC: Giảm trương lực cơ, đặc biệt là ở mắt (nhìn mờ) và ở phổi (gây khó thở).

    NGUYÊN NHÂN: Escherichia Coli
    THỰC PHẨM: Thịt, cá, rau, sữa tưới, nước bị ô nhiễm phân người.
    TRIỆU TRỨNG NGỘ ĐỘC: Tiêu chảy, có loại gây triệu chứng giống hội chứng lỵ hoặc phân có máu, bệnh tả.

    NGUYÊN NHÂN: Staphylococcus aureus (tụ cầu)
    THỰC PHẨM: Sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm nấu chưa chín. Nhiễm trùng từ mũi, tay và da lây sang thức ăn chín.
    TRIỆU TRỨNG NGỘ ĐỘC: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, không sốt, mất nước nặng.

    NGUYÊN NHÂN: Shigella (lỵ)
    THỰC PHẨM: Sữa và thực phẩm bị ẩm ướt, nhiễm phân.
    TRIỆU TRỨNG NGỘ ĐỘC: Tiêu chảy, phân có máu, sốt trong những trường hợp nặng.

    NGUYÊN NHÂN: Bacillus cereus
    THỰC PHẨM: Ngũ cốc, rau, sữa, thịt quay hoặc rán.
    TRIỆU TRỨNG NGỘ ĐỘC: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.

    NGUYÊN NHÂN: Thuốc bảo vệ thực vật
    THỰC PHẨM: Các loại rau quả tươi, chè
    TRIỆU TRỨNG NGỘ ĐỘC: Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ. Tổn thương não gây hội chứng nhiễm độc não do thuỷ ngân, photpho hữu cơ và clo hữu cơ. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, máu, tiết niệu, nội tiết, tuyến giáp và có thể dẫn đến tử vong.

    NGUYÊN NHÂN: Độc tố vi nấm (Aflatoxin)
    THỰC PHẨM: Đậu, lạc, vừng, hạt hướng dương và các loại ngũ cốc.
    TRIỆU TRỨNG NGỘ ĐỘC: Gây rối loạn chức năng gan có thể dẫn đến ung thư.

    NGUYÊN NHÂN: Ngộ độc sắn
    THỰC PHẨM: Sắn
    TRIỆU TRỨNG NGỘ ĐỘC: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, các trường hợp ngộ độc nặng có biểu hiện rối loạn thần kinh, co cứng cơ giống như bệnh uốn ván và có thể dẫn tới tử vong sau khoảng 30 phút.

    NGUYÊN NHÂN: Ngộ độc nấm
    THỰC PHẨM: Nấm độc màu vàng sáp (Gyromitra)
    TRIỆU TRỨNG NGỘ ĐỘC: Ngộ độc xảy ra 8-10 giờ sau khi ăn nấm. Đau bụng, nôn, sau đó xuất hiện vàng da và có thể dẫn đến tử vong.

    THỰC PHẨM: Nấm độc màu nhạt (Amanita phalloides)
    TRIỆU TRỨNG NGỘ ĐỘC: Xảy ra 9-11 giờ sau khi ăn, gây rối loạn dạ dày, ruột kèm theo đau bụng, vô niệu, gan to, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong.

    THỰC PHẨM: Nấm đỏ (Amanita muscaria)
    TRIỆU TRỨNG NGỘ ĐỘC: Xảy ra sau 1-6 giờ sau khi ăn, gây toát mồ hôi, chảy dãi, nôn mửa, tiêu chảy, co đồng tử, trường hợp nặng có thể hôn mê, co giật.



    C. Một số biện pháp xử trí thông thường trong ngộ độc thực phẩm

    Khi có trư­ờng hợp nhiễm độc, ngộ độc do thức ăn hoặc nghi ngờ bi ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, n­ước tiểu? để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người bị ngộ độc. Xử trí cấp cứu trư­ớc tiên là phải làm cho ng­ười bị ngộ độc nôn ra cho hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá huỷ độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    Loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể:

    · Gây nôn: thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay vào họng để kích thích nôn.

    · Rửa dạ dày: rửa dạ đày càng sớm càng tốt, chậm nhất là tr­ước 6 giờ. Có thể dùng nư­ớc ấm, nư­ớc muối sinh lý để rửa.

    · Tẩy ruột: nếu thời gian ngộ độc lâu trên 6 giờ thì có thể dùng thuốc tẩy magie sulphat, natri sulphat.

    · Gây bài niệu bằng cách truyền dịch.

    Giải độc:

    · Dùng phư­ơng pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt.

    · Trung hòa chất độc

    · Giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây ngộ độc.

    Nói chung khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm cần đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời những biện pháp thông thường.
  2. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Ngộ độc rượu

    Biểu hiện lâm sàng bằng triệu chứng kích thích, sau đến triệu chứng ức chế rồi hôn mê, hơi thở toàn mùi rượu, thở nhanh nông, tim đập nhanh, huyết áp hạ...

    Xử trí

    - Điều trị các rối loạn về tri giác, nếu rối loạn cao độ có thể gây liệt hô hấp.
    - Chống toan chuyển hóa.
    - Đề phòng hạ đường huyết thứ phát.
    - Rửa dạ dày bằng dung dịch natri bicarbonat, không dùng apomorphin.
    - Cho uống từ 1-2 giọt amoniac trong một cốc nước muối (hay cà phê) hoặc cho hít amoniac.
    - Trợ tim mạch.
    - Lợi tiểu: Lasix tiêm tĩnh mạch.
    - Nếu vật vã: cho an thần (cần thận trọng).
    - Trường hợp nặng: thở oxy, hô hấp hỗ trợ và cho thở nhiều để loại nhanh cồn ethylic.
    - Truyền glucose 10% 500ml, luân chuyển với dung dịch bicarbonat 14%o - 2 giờ 1 lần.
    - Đề phòng viêm phổi nếu hôn mê (kháng sinh).
  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Ngộ độc dứa
    Ngộ độc dứa là do dị ứng với nấm Candida trepicalis nắm ở những mắt dứa, nhất là những quả dập nát. Ngộ độc dứa là do dị ứng với nấm Candida trepicalis nắm ở những mắt dứa, nhất là những quả dập nát.
    Triệu chứng
    - Nôn mửa, ỉa chảy, ngứa, nổi mề đay, có khi khó thở như hen do co thắt phế quản.
    - Trạng thái sốc: da lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ...
    Xử trí
    - Truyền dịch tùy theo tình trạng mất nước do nôn mửa và ỉa chảy, nhưng cần lưu ý trụy mạch còn do sốc dị ứng, có khi không mất nước mà vẫn trụy mạch. Nếu cần, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương mà truyền dịch.
    - Điều trị sốc dị ứng.
  4. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Ngộ độc sắn

    Chất gây độc trong sắn là acid cyanhydric, sắn càng đắng càng nhiều acid cyanhydric không nên Zn. Vỏ và đầu củ chứa nhiều chất độc.
    Triệu chứng chính- Đau bụng, nôn, ỉa chảy.
    - Nhức đầu, chóng mặt, nóng bừng mặt, ù tai, ngứa, tê chân tay...
    - Ngộ độc nặng: vật vã, run, co giật, chết.
    Chất gây độc trong sắn là acid cyanhydric, sắn càng đắng càng nhiều acid cyanhydric không nên Zn. Vỏ và đầu củ chứa nhiều chất độc.
    Triệu chứng chính
    - Đau bụng, nôn, ỉa chảy.
    - Nhức đầu, chóng mặt, nóng bừng mặt, ù tai, ngứa, tê chân tay...
    - Ngộ độc nặng: vật vã, run, co giật, chết.
    Điều trị
    - Rửa dạ dày với dung dịch KMnO4 1%o.
    - Xanh methylen (Coloxyd, Glutylen) dung dịch 1%, ống 10ml tiêm tĩnh mạch chậm. Nếu nặng: cách 10-15'' tiêm 1 ống, có thể tiêm 5-6 ống trong 24h cho người lớn.
    - Có thể thay xanh methylen bằng natri nitrit 1% 10ml tiêm tĩnh mạch chậm, sau đó tiêm natri hyposulfit 20% 10-20ml tiêm tĩnh mạch chậm.
    - Truyền dung dịch glucose 30% 500ml và dung dịch glucose đẳng trương. Cho nạn nhân uống nước đường.
    - Trợ hô hấp và tim mạch: tiêm long não, cafein. lobelin.
    - Thở oxy, hô hấp hỗ trợ nếu cần.
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Ngộ độc thịt cóc
    Triệu chứng chính: mệt mỏi, lạnh, nhức các chi, chướng bụng, buồn nôn. Đặc điểm là tim đập rất chậm: 40 lần/phút, có khi chậm hơn hoặc loạn nhịp hoàn toàn.

    Xử trí

    Gây nôn, rửa dạ dày bằng dung dịch tanin 2%.
    Cho uống nước cam thảo, nước luộc đỗ xanh, lòng trắng trứng.
    Điều trị triệu chứng.
    Không được dùng Adrenalin, Ouabain.

  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    10 loại thực phẩm lành mạnh cần có trong nhà bạn

    Bạn chuẩn bị đi tới một hòn đảo hoang vắng trong vòng một tháng và được mang theo 10 loại đồ ăn lành mạnh, có khả năng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn sẽ chọn những gì?
    Bác sĩ Joey Shulman, chuyên gia dinh dưỡng của Canada, sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. 10 loại "siêu thực phẩm" mà nữ bác sĩ đề xuất có thể được tìm thấy ở hầu hết các cửa hàng thực phẩm.
    1. Đậu tương
    Nghiên cứu cho thấy đậu tương chứa các chất nguồn gốc thực vật tên là isoflavone, giúp đẩy lùi bệnh tim mạch, ung thư và chứng loãng xương. Loại hạt bé nhỏ này là nguồn cung cấp protein tuyệt vời; nó chứa ít hoặc không chứa cholesterol và chất béo bão hòa.

    2. Xúp lơ xanh (broccoli)

    Thứ rau này rất giàu chất dinh dưỡng. Nó chứa các thành phần hóa học giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u và kích thích hệ miễn dịch của bạn. Đây là cũng là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt hảo.
    3. Cá hồi
    Rất nhiều người ở Bắc Mỹ

    Cá hồi giàu omega-3.
    thiếu một chất béo thiết yếu là omega-3. Dầu của cá hồi và các loại cá nước lạnh khác (cá ngừ, cá thu, cá bơn...) chứa nhiều chất béo có ích này. Omega-3 giúp bảo vệ động mạch của bạn khỏi bị tấn công bởi những mảng xơ vữa, và rất hiệu quả trong giảm hàm lượng cholesterol xấu.
    4. Gạo lức
    Nếu muốn giảm cân, ruột khỏe mạnh và giảm cholesterol máu, hãy chọn gạo lức thay cho gạo trắng. Gạo này giàu chất xơ và vitamin B, axit folic, sắt, kali, kẽm và các yếu tố vi lượng.
    5. Nước
    Về kỹ thuật thì đây không phải thức ăn, nhưng cơ thể phụ thuộc hoàn toàn vào nuớc để sống sót. Mất nước là một trong những nguyên nhân chính của sự mệt mỏi và cứng cơ. Nếu uống đủ 6 cốc nước loại 200 ml mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy hoạt bát hơn nhiều. Da và tóc cũng được cải thiện rõ rệt.
    6. Các quả mọng (berry)
    Các loại quả sặc sỡ như dâu tây (strawberry), mâm xôi (raspberry), nam việt quất (cranberry) chứa nhiều chất bảo vệ

    Quả nam việt quất.
    bạn khỏi bệnh ung thư, các vi khuẩn có hại như E.coli và bệnh nhiễm trùng tiết niệu.
    7. Trứng omega-3
    Ăn trứng này ở mức độ vừa phải, không quá 5 quả mỗi tuần, là cách tuyệt vời để đưa thêm chất béo có lợi vào cơ thể qua chế độ ăn. Loại trứng này hiện đã có bán ở phần lớn các cửa hàng thực phẩm của Canada.
    8. Khoai lang
    Đây là loại thực phẩm lành mạnh, dùng rất tốt để thay thế khoai tây trắng. Khoai lang chứa nhiều caroten, giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tim và ngăn ngừa sự phát triển của khối u. Để thu được nhiều caroten, có thể dùng các thực phẩm có màu da cam hoặc xanh khác như cà rốt, mơ, bí xanh, rau bina (spinach) và xúp lơ xanh.
    9. Các loại hạt
    Rất giàu omega-3, kẽm và sắt. Để có giá trị dinh dưỡng cao nhất, nên dùng hạt này ở dạng sống. Vừng, hạt bí ngô và hạt hướng dương là những thứ rất ngon có thể rắc lên trên món salad.
    10. Tỏi
    Tuy có thể gây mùi khó chịu, tỏi là một chất chống nấm, chống vi khuẩn và virus rất mạnh. Nghiên cứu cho thấy tỏi làm giảm cholesterol và huyết áp. Để thu được nhiều lợi nhất, cần nghiền nát tỏi trước khi ăn.
  7. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Ăn hàn the, chết người từ từ
    Hàn the là một chất phụ gia không được phép sử dụng vì gây độc cho cơ thể. Thế nhưng, trên thực tế, chưa bao giờ hàn the lại được sử dụng rộng rãi như bây giờ. Ngay trong Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm này, hàn the vẫn được bày bán công khai tại các chợ. Hơn thế, muốn mua cả tấn để cho vào thịt, cá?cũng có.
    Tại các điểm trung chuyển hàn the lớn nhất Hà Nội như chợ Hàng Da, chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, chợ Hôm, một số phố như phố Hàng Buồm, Hàng Đường?, hàn the Trung Quốc được bán với giá 4.000-5.000 đồng/kg, hàn the Mỹ(?) giá cao hơn, khoảng 8.000 đồng/kg.
    "Yên tâm đi!"
    Tại chợ Đồng Xuân, hàng được bầy bán thoải mái tại các sạp bán đồ khô. Những người bán hàng ở đây cho biết, dân buôn cá từ các tỉnh về hoặc đánh cá từ Hà Nội đi đều phải dùng hàn the. Do trời nóng, chỉ nửa ngày là cá ươn, nên họ thường lấy hàn the hoà với nước, tưới lên cá. Làm như vậy, 1 tuần sau cá vẫn tươi như mới. Mà đâu chỉ có cá, cả giò, chả, nem... cũng cần đến sự "trợ giúp" của hàn the.
    Điều đáng lo ngại là hầu hết những người bán và sử dụng hàn the đều không hiểu hết tính chất độc hại của chất này. Tại chợ Hàng Da, người ta công khai pha hàn the để "bảo dưỡng" thịt, tôm, cá? Một bà bán hàng giải thích hết sức dân dã: "Nếu muốn tôm không bị nhũn nhanh, để đến chiều bán thì cho nhiều hàn the, còn nếu bán ngay thì cho ít". Khi được hỏi hàn the có độc không bà hồn nhiên trả lời: "Độc có mà chết hết!". Một chủ sạp khác thì trấn an khách mua: "Ngày nào tôi chả bán hàng chục gói cho các cửa hàng làm mọc, giò chả, nem chua ở Hà Nội. Yên tâm đi!".
    Khó bị đào thải
    Hàn the có tên hoá học là natri borat, ở dạng tinh thể có màu trắng. Hoà tan trong nước thành chất không mùi vị, trong suốt, có tính sát khuẩn nhẹ. Hàn the làm cho thực phẩm trở nên giòn, dai, làm chậm lại quá trình phân rữa thực phẩm, khiến thịt cá giữ được vẻ tươi lâu hơn.
    Trong cuốn sách "Hỏi đáp về vệ sinh an toàn thực phẩm" do Bộ Y tế phát hành vào tháng 3/2001, có viết: "Hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính cho người sử dụng với liều lượng thấp. Liều từ 5 g trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, tác động của hàn the chủ yếu là mạn tính. Hàn the ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận, gan, gây biếng ăn, suy nhược cơ thể? Khi vào cơ thể, hàn the khó bị đào thải mà tích tụ ở gan, khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây bệnh mạn tính".
    Tiến sĩ Khánh Trâm, Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết, hàn the không nằm trong danh mục 247 chất phụ được Bộ Y tế cho phép lưu hành. Đây là chất bị cấm sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Như vậy, sự thiếu hiểu biết của cả người bán hàng và người sử dụng đang dẫn đến những hậu quả trầm trọng: Hàng triệu người tiêu dùng đang "ngày đêm" tích tụ bệnh tật, có thể gây chết người từ từ.
    (Theo Lao Động, 16/4)
  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Thực phẩm chức năng là gì?
    Đó là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác.
    Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu tiên là những thực phẩm mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lượng lớn. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gene để tăng hàm lượng một số chất có lợi.
    Có thể dễ dàng nhận biết những thực phẩm chức năng ở dạng tự nhiên được sử dụng hằng ngày. Nhưng với những thực phẩm có bổ sung và biến đổi, bạn phải biết cách đọc nhãn bao bì thực phẩm (với điều kiện chúng phải qua kiểm duyệt một cách nghiêm túc và được sản xuất bởi những công ty uy tín.
    Ở Mỹ, hiện nay, thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống như những thực phẩm thông thường và trên bao bì cung cấp 2 loại thông tin: xác nhận có lợi cho sức khỏe (health claims) và xác nhận về cấu trúc/chức năng? (structure/function claims). Những thực phẩm được xác nhận có lợi cho sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Còn những thực phẩm có xác nhận về cấu trúc/chức năng dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) của loại thực phẩm đó đối với sức khỏe con người. Ví dụ ?ocó thể giúp hỗ trợ tiêu hóa? là nội dung thuộc dạng thứ hai, không đòi hỏi có xác nhận của Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), nhưng nhà sản xuất phải xuất trình đầy đủ tài liệu để chứng minh khi đăng ký sản phẩm.
    Hiện nay, các nước tiên tiến như Nhật, Anh và Mỹ vẫn đang nỗ lực để ngày càng hoàn thiện hệ thống phân loại, quản lý và phân phối thực phẩm chức năng đến người tiêu dùng. Tuy nhiên đến nay, thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chung về nó vì còn một số thực phẩm muốn dán nhãn với định danh này nhưng không trải qua một thử nghiệm hoặc tuân theo tiêu chuẩn nào. Mặt khác, cũng có một số kiểu ?oluồn lách?, ví dụ như các thực phẩm chức năng gắn tên ?othực phẩm chữa bệnh? (medical foods) sẽ tránh được quy định của FDA, hoặc có trường hợp nhà sản xuất bổ sung thêm một số chất có lợi cho sức khỏe vào các sản phẩm giàu chất béo, cholesterol, đường... để bán ở dạng thực phẩm chức năng. Trên thực tế, mỗi năm ở Mỹ vẫn có hàng nghìn người tiêu dùng than phiền về chất lượng và tính an toàn của chủng loại thực phẩm này.
    Do đó, điều quan trọng là phải phân biệt những thực phẩm chức năng có ích đã được khoa học chứng minh khá đầy đủ với những loại cần nghiên cứu thêm. Không nên vội vàng sử dụng khi mới chỉ có kết quả của một vài nghiên cứu ban đầu.
    Dựa trên mức độ tin cậy của các bằng chứng khoa học từ nhiều đến ít, Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Mỹ đã xếp loại các thực phẩm chức năng như sau:
    Nhóm thực phẩm có bằng chứng đáng tin cậy nhất
    - Kẹo nhai không đường và kẹo cứng làm từ loại đường có gốc rượu (không gây sâu răng).
    - Những loại làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Trong đó có sản phẩm chế biến thô của yến mạch giàu chất xơ không tan và stanol ester; thực phẩm có chất xơ psyllium hòa tan; những thực phẩm chế biến thô từ đậu nành và từ đạm đậu nành có hoạt chất stanol ester, saponins, isoflavones, daidzein và genistein; bơ thực vật có bổ sung stanol thực vật hoặc sterol esters.
    Nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy
    - Cá nhiều mỡ chứa acid béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
    Nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải
    - Tỏi có các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như diallyl sulfide làm giảm cholesterol máu...
    - Nước ép trái cranberry chứa proanthocyanidins làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
    Nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy, cần nghiên cứu thêm
    - Trà xanh chứa catechins làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa.
    - Lycopene trong cà chua và các sản phẩm từ cà chua giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.

    Nhóm còn tranh cãi nhiều

    - Rau có lá màu xanh đậm chứa lutein làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa võng mạc.
    - Thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa acid béo CLA (conjugated linoleic acid) rất có ích cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ ung thư.
    - Các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải bẹ...) chứa hoạt chất sulphoraphane có tác dụng trung hòa các gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
    - Probiotics (ví dụ vi khuẩn lactobacillus) có lợi cho đường tiêu hóa và chức năng miễn dịch.
    Như vậy, theo trình tự từ trên xuống thì các nhóm xếp đầu tiên được xác định là có lợi ích rõ ràng. Còn những nhóm sau đòi hỏi chúng ta thận trọng, cân nhắc giữa mục đích phòng chống bệnh tật hoặc tăng cường sức khỏe với tình hình tài chính. Có thể tranh thủ ?ocơ hội khác? để phòng chống bệnh tốt hơn.
    Có phải dùng càng nhiều thực phẩm chức năng thì càng tốt? Thực ra, một chế độ ăn cân đối sẽ có lợi hơn một chế độ ăn có nhiều thực phẩm chức năng nhưng không cân đối. Chính việc quan trọng hóa vai trò phòng chống bệnh của loại thực phẩm này đã gây bối rối và nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
    Như vậy, bạn nên chọn mua những thương hiệu sản phẩm có uy tín và đọc kỹ các thông tin xác nhận về lợi ích cho sức khỏe. Tốt hơn hết là tự xây dựng cho mình một chế độ ăn cân đối và tạo một nếp sống năng động, lành mạnh.
    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    THỨC ĂN NGÀY TẾT, ÐỪNG QUÊN RAU QUẢ
    Tác giả : BS. HỒNG VIÊN
    Vào những dịp lễ tết, các phụ nữ nội trợ thường có khuynh hướng mua trữ các loại thức ăn nhiều chất đạm như lạp xưởng, giò chả, jambon, chả giò (nem rán), thịt đông... mà xem nhẹ các loại rau quả trong bữa ăn. Thật ra mọi rau quả, dù là loại rẻ tiền như rau dền, mồng tơi, rau muống, cóc, ổi, mận... đều rất cần thiết cho cơ thể vì chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất.
    CÁCH PHÂN LOẠI CHẤT XƠ
    Người ta phân loại chất xơ dựa vào khả năng phân tán trong nước:
    Loại phân tán mạnh trong nước gồm có pectin (có trong cam, quít, bưởi...), chất nhầy (rau đay, mồng tơi, mướp, thanh long, bột năng, sương sâm, sương sáo, hột é, lười ươi, thạch...).
    Loại ít phân tán trong nước như cellulose (bắp chuối - hoa chuối), gạo lứt, ngũ cốc, trái cây.
    Ðặc biệt, thức ăn loại hạt còn nguyên như bo bo có chứa tinh bột bền, không phải là chất xơ nhưng rất khó tiêu hóa và có thể bị vi khuẩn ở ruột già phân hủy, cho tác dụng tương tự chất xơ. Vì thế, người ta thường xay nhuyễn bo bo trước khi nấu để dễ hấp thu và tiêu hóa.
    VAI TRÒ CỦA CHẤT XƠ
    Trước kia, người ta cho rằng chất xơ chỉ là chất bã không tiêu hóa được, nhưng hiện nay các nhà khoa học nhận thấy nó có nhiều vai trò quan trọng.

    Cải thiện chức năng ruột già

    Chúng ta đều biết nếu không ăn hoặc ăn ít rau quả sẽ dễ bị táo bón, nghĩa là chất xơ có tác dụng nhuận trường, làm tăng khối lượng phân và tăng tốc độ vận chuyển trong ruột nên giúp đi tiêu dễ dàng. Hơn nữa, hệ vi khuẩn trong ruột già cần có chất xơ để phát triển và chuyển hóa.
    Những người khó đi tiêu (do bệnh tim mạch, trĩ, sau mổ, phụ nữ mang thai...), bị bệnh đại tràng (hội chứng đại tràng kích thích, túi thừa đại tràng... cần ăn đủ 20g chất xơ mỗi ngày (trong phần ăn được của rau quả có chứa từ 0,9-5% chất xơ tùy loại). Tác dụng thấy rõ sau 24 giờ, đạt mức tối đa sau vài ngày sử dụng liên tục. Ðối với người bình thường, để tránh táo bón, mỗi bữa ăn cần khoảng 1 chén rau, không kể nước canh. Lưu ý nên ăn hơn là uống. Thí dụ ăn rau má có lợi hơn là uống nước rau má, ăn cà rốt tốt hơn là uống sinh tố cà rốt, ăn chè đậu xanh còn nguyên vỏ hơn là uống sữa đậu xanh...
    Các chất xơ phân tán mạnh trong nước có tác dụng làm giảm cholesterol máu và chống xơ mỡ động mạch nhờ ba tác dụng:
    - Ngăn cản sự hấp thu chất béo và cholesterol. Chúng ta đều biết trong ruột non, các acid mật và phospholipid cần cho quá trình nhũ tương hóa chất béo để tiêu hóa và hấp thu; Các chất nhầy, pectin cản trở quá trình nhũ tương hóa và sự tái hấp thu acid mật, đồng thời tăng thải ra phân. Do đó gan lại phải tổng hợp acid mật từ cholesterol nên làm giảm cholesterol trong máu. Bản thân chất xơ phân tán mạnh trong nước khi bị lên men sẽ sinh ra các chất ức chế sự tổng hợp cholesterol và mỡ trong cơ thể.
    Ngược lại, chất xơ ít phân tán thì ít hoặc không có tác dụng đó.
    Như vậy, những người bị bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu và xơ vữa động mạch cần ăn nhiều các loại trái cây như cam, quít, bưởi, thanh long, rau đay, mồng tơi, thạch, sương sâm, sương sáo, hột é...
    Hỗ trợ điều trị tiểu đường Về chất xơ có tính nhớt, tại dạ dày sẽ làm thức ăn xuống chậm, tạo cảm giác no lâu. Tại ruột non, sẽ làm dưỡng chất (dưỡng trấp - chyle) đặc hơn, khó hấp thu. Tính nhớt còn cản trở thức ăn trộn lẫn với men tiêu hóa, làm chậm tiêu hóa tinh bột, chậm hấp thu glucose và các chất dinh dưỡng khác. Như vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường, ngoài việc dùng thuốc, chất xơ cũng hỗ trợ cho sự ổn định đường huyết.
    Như vậy, trong bữa ăn ngày Tết, các bạn đừng quên rau quả, có thể ăn với số lượng nhiều và thoải mái theo ý thích, chứ không nên chỉ dùng toàn thịt cá.
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    BIA & SỨC KHỎE
    Tác giả : DS. TRƯƠNG TẤT THỌ
    Không phải ngẫu nhiên mà trên một tờ báo nước ngoài có bài viết với tựa đề khá hấp dẫn: "Mỗi ngày uống một lon bia sẽ khỏi cần đi khám bác sĩ" (Beer a day keep doctor away), như vậy nghĩa là bia có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên trên các lon bia, người ta lại đọc thấy hàng chữ "don?t litter" (đừng uống trên 1 lít), tức uống bia nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Vậy, thật ra mối quan hệ giữa bia và sức khỏe như thế nào?
    BIA CÓ TỰ BAO GIỜ?
    Thật đáng ngạc nhiên khi bia đã có từ thời... ông Bành Tổ, hay chính xác là cách đây 8.000 năm trước Công nguyên. Lúc này người ta đã biết làm men để chế ra loại thức uống này, đó là những công dân thành Babylone. Ðến 2000 năm sau, người Ai Cập cũng đã biết cách lên men bia và chứa trong những bình lớn.
    Nhà bác học Antonius Van Leeuvenkoek (1680) là người đầu tiên quan sát các yếu tố cấu tạo nên bia. Nhà bác học Pháp Louis Pasteur (1822-1895) đã thành công trong việc chứng minh sự lên men bia không phải chỉ là phản ứng hóa học, mà còn có sự tham gia của các sinh vật cực nhỏ sống kỵ khí, đó chính là men bia. Những phản ứng lên men rượu từ đường cần phải có sự xúc tác của các enzyme, đó là các loại men sinh học.
    Men bia có tên khoa học là Saccharomyces cerevisia, là loại nấm đơn bào đa công dụng dùng sản xuất bia, rượu, rượu vang, bánh mì...
    Trong công nghệ di truyền, nếu cho men bia vào gen tổng hợp albumin hay hémoglobine của người thì các tế bào men bia cũng sản xuất ra albumine hay hémoglobine người. Ngoài ra người ta còn đưa vào trong men bia một loại vaccin chống bệnh viêm gan siêu vi B, nhằm tránh việc nhiễm virus, dù đã được làm yếu đi vẫn có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Trong lĩnh vực di truyền, men bia cũng đóng vai trò quan trọng khi được dùng làm nhân chuyển đổi gen tế bào.
    TÁC DỤNG CỦA MEN BIA ÐỐI VỚI SỨC KHỎE
    Men bia sống thường được sử dụng làm thuốc trong các trường hợp cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, thiếu máu, kém ăn, chậm tăng trưởng, stress, rối loạn thần kinh.
    Kết hợp với selenium để tạo thành phân tử selenium hữu cơ, có tác dụng gia tăng hiệu năng chống các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và là một yếu tố quan trọng trong nhóm các chất chống oxy hóa cần thiết cho sức khỏe. Selenium là chất bảo vệ tế bào gan, gia tăng biến dưỡng những chất mỡ thừa nên đồng thời cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch, cải thiện các bệnh ngoài da do gan suy yếu.
    Men bia sống còn có tác dụng chống nhiễm trùng bằng cách tăng cường hệ miễn nhiễm. Các loại thuốc uống chứa men bia thường kết hợp men bia 400mg với men bia - selenium 75mg, silice 25mg, giúp tăng cường sức khỏe, chống nhiễm trùng (trong các trường hợp bị cảm, ho, nóng sốt) làm hệ miễn nhiễm suy yếu. Men bia còn được dùng làm thực phẩm bổ sung cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
    Men bia sống dùng làm thuốc thường có khoảng 20 tỷ tế bào sống Saccharomyces cerevisiae/1g, chứa trong hai viên nang với hàm lượng 16 acid amin, 17 vitamin, 14 muối khoáng; Ðược xem như loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là véc-tơ dẫn đường cho sự hấp thu các loại vitamin khác vào cơ thể.
    Men bia cũng giúp tái tạo những vi khuẩn cần thiết cho sự tiêu hóa ở đường ruột nên thường được dùng cùng lúc hay sau một đợt điều trị bằng kháng sinh, hoặc khi bị rối loạn các vi khuẩn hữu ích ở đường ruột.
    - Men bia còn có tác dụng lên da, tóc và móng.
    VÌ SAO UỐNG BIA NHIỀU LẠI BỊ SAY?
    Uống bia nhiều dứt khoát sẽ say vì trong bia chứa một hàm lượng cồn thay đổi tùy theo loại. Nếu uống bia tươi thì lại càng mau say hơn. Sau đây là tác dụng của nồng độ rượu trong máu:
    - 0,05% rượu trong máu (R/M): Mất khả năng xét đoán, suy nghĩ, tính chủ động, huyết áp tăng.
    - 0,08% (R/M): Huyết áp tiếp tục tăng, khó kiềm chế cử chỉ, cử động không bình thường.
    - 0,10% (R/M): Mất tự chủ, hay đi đi lại lại, miệng nói lắp bắp lung tung.
    - 0,20 (R/M): Thần kinh bị tác động nghiêm trọng, đi bắt đầu lảo đảo, nói to, không mạch lạc, nếu lái xe dễ gây ra tai nạn.
    - 0,30% (R/M): Vùng não bị tổn thương tạo nên nhiều ý nghĩ sai lầm.
    - 0,40% (R/M): Nếu ngủ, khó đánh thức; Không chủ động trong hành động.
    - 0,50% (R/M): Ngất, trung khu thần kinh điều khiển sự hô hấp và tuần hoàn tim bị ngưng lại, dẫn đến tử vong.
    Vì thế khi uống đến lúc nồng độ rượu/máu lên đến 0,2%, con người thường dễ bị "bổ ngửa" là vậy.
    - Uống bia nhiều dễ bị "nở vòng eo" vì tích mỡ ở bụng do thừa năng lượng.
    - Khi đã quá chén lại ham sinh hoạt ********, sẽ dễ ảnh hưởng đến bào thai do tác hại của rượu. Ðó là chưa kể nhiều ông chồng hay "đòi hỏi" khi đã say xỉn dễ tạo tâm lý ức chế nơi người vợ, dẫn đến tình trạng lãnh cảm, làm cuộc sống lứa đôi mất hạnh phúc.
    - Ngoài ra uống bia nhiều cũng dễ bị "bổ ngửa" vì "viêm... màng túi".
    Tóm lại, bia không thể thiếu trong cuộc sống, là phương tiện giao lưu bạn bè hoặc kết hợp công việc, cũng là nguồn cung cấp chất bổ dưỡng hàng ngày nếu dùng đúng mức. Nhưng nếu quá lạm dụng, không biết kiềm chế sẽ dễ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Chia sẻ trang này